Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

CON NGƯỜI HƠN NHAU LÀ Ở TRÍ TUỆ, KHÔNG PHẢI Ở ĐỊA VỊ...

CON NGƯỜI HƠN NHAU LÀ Ở TRÍ TUỆ,
KHÔNG PHẢI Ở ĐỊA VỊ, LỚN TUỔI, TU LÂU,
CHÙA TO PHẬT LỚN, BẠC VÀNG CHẤT ĐỐNG

(Mời các bạn đọc hai bài viết, một của thiền sư Thích Thanh Từ, nhà lãnh đạo hệ phái thiền tông Trúc Lâm gốc Trung Quốc, một của chúng tôi, một bần tăng, pháp thiền nguyên thủy Bốn niệm xứ gốc Ấn Độ xem thế nào, ai đúng ai sai, ai có lý ai vô lý?)

 

XUÂN MIÊN VIỄN  
Thiền sư Mãn Giác, trước tịch làm kệ dạy chúng:
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

 

"Xuân khứ bách hoa lạc" nghĩa là Xuân đi trăm hoa rụng.
"Xuân đáo bách hoa khai" là Xuân đến trăm hoa nở.

"Sự trục nhãn tiền quá" là sự việc cứ trôi qua trước mắt.
"Lão tùng đầu thượng lai"
là cái già đã đến trên mái đầu rồi.

 

Ngài diễn tả mùa Xuân theo thời gian, Xuân đi rồi lại Xuân đến, cứ tuần hoàn qua lại như thế. Sự vật cũng theo thời gian sanh diệt đổi thay.

người ngồi
Thiền Trúc Lâm sẽ dẫn con người đi về đâu khi trí tuệ mờ mịt do tu ức chế vọng tưởng, diệt thiện pháp?

Mỗi khi Xuân đến thì thấy hoa nở, Xuân đi thì thấy hoa rụng. Hoa rụng hoa nở theo thời gian thì sanh diệt, diệt sanh liên tục không ngừng. Vạn vật bị thời gian cuốn trôi đi. Nhìn lại con người, chúng ta cũng cùng chung số phận đó, vì tóc đã bạc trắng cả mái đầu rồi. Như vậy, thời gian chi phối cả vạn vật lẫn con người, không có cái gì tồn tại mãi với thời gian. Tất cả chúng ta rồi đây cũng sẽ tuần tự ra đi, kẻ đi trước người đi sau, không ai là không chết. Ngài chỉ rõ cuộc đời vô thường biến chuyển theo thời gian, cả vật lẫn người không thoát khỏi cái sanh diệt của vô thường.

 

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

 

Ngài nói chớ bảo mùa Xuân qua là hoa rụng hết, vì đêm qua trước sân vẫn còn cành mai nở. Theo kệ thường, thời gian cuốn trôi con người lẫn vạn vật, khiến cho tất cả tàn phai hoại diệt. Nhưng trong cái hoại diệt đó có một cái bất diệt, thời gian không hủy hoại được. Ý Ngài nói trong cõi đời này, ngay thân năm uẩn sanh diệt vô thường của chúng ta có cái thường hằng bất diệt. Ngài biểu trưng bằng một cành mai nở không rụng khi Xuân đã qua.

 

Là người tu, chúng ta phải biết cái tạm bợ vô thường là cái nhân luân hồi sanh tử khổ đau để xa lìa, hằng sống với cái chân thật bất tử. Đây là điều phải nhớ để thực hiện, chớ nói khó, không làm được.

 

Nhân ngày Tết Nguyên đán, tôi chúc tất cả Tăng Ni, Phật tử hưởng một mùa Xuân miên viễn.

 

Hiểu biết sai lạc sẽ chúng ta đi về đâu? 
Hai câu kết của bài thơ Cáo tật thị chúng của thiền sư Mãn Giác ghi là:

莫謂春殘花落盡,
庭前昨夜一枝梅.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

 

Theo chúng tôi, qua cái nhìn thiền quán, hai câu này đã bị chỉnh sửa, có thể do sự cố ý của ai đó trong giới thiền học từ trước kia ở xứ Đàng Ngoài, lâu lắm, vì thế, từ đó nó đã không còn đúng với câu nguyên bản gốc của thiền sư Mãn Giác. Hai câu này, hầu hết được giới thiền học, như Hòa thượng thiền sư Thích Thanh Từ, viện chủ Thiền viện Trúc Lâm, cả các nhà thơ trước kia, như Ngô Tất Tố, Tản Đà đều dịch ra thơ là:

 

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một cành mai.
(Thiền sư Thích Thanh Từ)

 

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua, sân trước một nhành mai.
(Ngô Tất Tố)

 

Chờ cho xuân hết hoa tàn,
Đêm qua sân trước nở vàng cành mai.
(Tản Đà)

người ngồi
Nay xưa trên bước du phương, Lẻ loi chỉ có một mình đường xa...

Ngày xuân, còn gì hơn, xin mời các bạn bỏ chút đỉnh thời giờ vàng ngọc đọc qua phần chỉnh sửa, phục hồi chữ nghĩa, trả lại sự thật văn bản gốc hai câu cuối Cáo tật thị chúng của chúng tôi. Hai câu nói trên cần phải viết như sau thì mới đúng với nguyên bản gốc của tác giả, các bạn đọc qua xem sao:

 

瘼未春残年臘示,
庭痤在夜一詩開.
Mạc Vị xuân tàn Niên Lạp Thị,
Đình Tòa Tại dạ nhất Thi Khai.

 

Mạc ở đây mang ý nghĩa là ách nạn, sự khổ bệnh của thân tâm. Vị  là Mùi, chi thứ tám trong Thập nhị chi Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, vvv... Mạc Vị 瘼未 là năm Mùi, năm mang nhiều khổ bệnh của thân tâm chủ thể câu chuyện. Xuân là mùa xuân. Tàn là tàn dư cáu cặn, hay tàn là sắp hết, sắp cạn, là cuối cùng, đoạn cuối một đời người, một con đường, cuối một mùa xuân. Niên  là năm. Lạp  là ngày lễ tất niên. Xưa, vào cuối năm tế tất niên, nhà Chu gọi là đại lạp. Hay Lạp  là tuổi của nhà sư, những người tu theo Phật giáo. Theo quy định, tăng (ni) sĩ Phật giáo vào hằng năm đi dự trọn khóa an cư kiết hạ sẽ được tính là một tuổi, gọi là lạp hay hạ lạp 夏臘. Thị  là nói, bảo, thông báo, trình bày cho mọi người đã đang tập trung ngồi trước mặt kia biết về sự việc gì đó.

 

Đình là sân trước. Tòa  là chỗ ngồi. Tại  là ở đâu, chỗ nào, tức chỗ, nơi chốn đã đang đi đứng nằm ngồi của chủ thể sự việc gì đó. Dạ là ban đêm, buổi tối. Nhất là một. Thi  là văn, thơ, là lời nói, tư tưởng của con người được chép, ghi ra sách, thành văn bản có vần điệu, bằng trắc, cao thấp, khoan nhặt, vvv... Khai  là mở ra, bày ra hay nói ra sự việc gì đó được ấp ủ, chất chứa, chôn chặt trong lòng tự bao lâu của chủ thể câu chuyện cho mọi người hay biết, hiểu rõ.

 

Hai câu "Mạc Vị xuân tàn Niên Lạp Thị, Đình Tòa Tại dạ nhất Thi Khai" được dịch nghĩa ra như sau:
1-Cuối xuân năm Quý Mùi 1103 thiền sư Mãn Giác nói cho đại chúng biết mùa an cư kiết hạ năm nay là năm an cư cuối cùng của ngài do thân tâm mang nhiều bệnh khổ, khó qua khỏi.
2-Bài thơ Cáo tật thị chúng được ngài nói ở sân trước chùa, trên tòa ngồi soạn sẵn, vào một đêm tối.

 

Nhập hai câu lại, chúng ta có câu văn như sau:
Vào một đêm cuối xuân năm Quý Mùi 1103, đầu mùa an cư kiết hạ hằng năm, ngay tại sân chùa, trên tòa ngồi soạn sẵn, thiền sư Mãn Giác đã khai thị, giảng nói ý nghĩa bài thơ Cáo tật thị chúng, cho mọi người biết rõ đây là mùa an cư cuối cùng của ngài do tình trạng bệnh khổ của thân tâm chắc khó qua khỏi.

 

Sở dĩ chúng tôi nói chính xác năm Quý Mùi là năm thiền sư Mãn Giác sáng tác và giảng nói bài thơ Cáo tật thị chúng là do căn cứ vào tài liệu sử đã cho biết năm ngài ra đi là năm 1096. Năm 1096 là năm Bính Tý. Theo đó, tính tới, thì năm 1103 là năm Quý Mùi (Mạc Vị 瘼未). Vậy năm Quý Mùi 1103 (Mạc Vị 瘼未) là năm thiền sư Mãn Giác ra đi. Lúc này ngài vừa tròn 53 tuổi, không phải là 45 như tài liệu sử ghi chép, để lại từ bấy đến nay.

 

Nhưng hai câu kết quan trọng, mang ý nghĩa như đã nói sau đã bị cố ý chỉnh sửa theo ý chủ quan của ai đó trong thời kỳ nào đó, lâu lắm, và từ đó nó đã trở thành hai câu dị dạng, tào lao, bậy bạ, vô nghĩa là:

 

莫謂春殘花落盡,
庭前昨夜一枝梅.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một cành mai)

 

Nếu những ai sau khi đọc qua bài viết ngắn này, cho chúng tôi là người ăn ở không sinh nhiều chuyện bậy, nhàn cư vi bất thiện, chuyên viết bá láp bá xàm, mắc mớ gì văn thơ của người ta lại cà tửng đè cứng ngắc chỉnh sửa lung tung ra hết như thế? Nếu có ai quả tình nghĩ vậy, thôi thì hãy lấy hai câu kết đã bị chỉnh sửa, nhập vào với các câu trước thì sẽ thấy ló ra cái tào lao thiên tướng của bài thơ thuộc dạng đầu gà đít vịt bụng con bò tót liền ngay ấy mà. Không lâu đâu.

 

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.

 

(Bài viết này viết từ năm trước, nay thấy có bài viết Xuân miên viễn của thiền sư Thanh Từ nên mới chép lại, để gần nhau, để mọi người xem và đánh giá, cho biết trong hai bài bài nào đúng, bài nào sai, pháp tu nào giúp cho con người mở mang được trí tuệ?)

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang