Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

TAN SƯƠNG ĐẦU NGÕ VÉN MÂY GIỮA TRỜI...

TAN SƯƠNG ĐẦU NGÕ VÉN MÂY GIỮA TRỜI...
Thi hào Nguyễn Du thật ra đã quá lo xa khi chậc lưỡi than rằng: "Chẳng biết ba trăm năm nữa, Thiên hạ ai người khóc Tố Như?"

Ba trăm năm nữa rồi đây,
Ai người tâm sự vơi đầy Tố Như?

Ngày nay, chẳng những có người hiểu rõ Nguyễn Du là người thế nào qua tập truyện dài hơi tình sử chốn quan trường là thôi. Mà người đó còn biết Trịnh Công Sơn chính là sự tái sanh, trở lại của cụ. Và tiếng hồ cầm trác tuyệt, bất tử của Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai đã bất chợt hóa ra -hóa sanh- giọng ca não nùng, sầu thảm Thanh Thúy để rửa hận giết chồng mất nước khi xưa...

Một cung gió thảm mưa sầu,
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay.
Ve ngâm vượn hót nào tày,
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.
Hỏi rằng: "Này khúc ở đâu?
Nghe ra muôn oán nghìn sầu lắm thay?"
Thưa rằng: "Bạc mệnh khúc này,
Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ.
Cung cầm tập những ngày xưa,
Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây!"
Nghe càng đắm, ngắm càng say,
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình...

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Nhưng sự việc không chỉ dừng tại đó. Người đó còn biết tỏng tòng tong, tất tần tật rằng Kỳ -không phải Từ- Hải Nguyễn Huệ đã hô biến thành Hồ Chí Minh trước là dẹp và đuổi sạch đám con cháu ăn nhờ ở đậu, phản dân hại nước Nguyễn Gia Miêu biến ra khỏi đất nước. Sau là dẹp sạch nạn cát cứ phương Nam để thống nhất đất nước, gom giang sơn về một mối như hoài bão, chí nguyện từng ôm ấp 200 năm về trước. Đồng thời Hồ Chí Minh cũng trả được mối hận đã từng bị ông anh cùng cha khác mẹ của mình là Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc -đang ẩn, thủ trong vai diễn, tuồng tích mới là Ngô Đình Diệm- và đám loạn tướng đã phục kích ám hại mình chết đứng trơ trơ giữa trời tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường vào tháng Bảy năm Nhâm Tý 1792...

Kỳ công hờ hững biết đâu,
Đại quan lễ phục ra hầu cửa biên.
Hồ Tôn ám hiệu trận tiền,
Ba bề phát súng, bốn bên kéo cờ.
Đang khi bất ý chẳng ngờ,
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng đành.
Tử sinh liều giữa trận tiền,
Dạn dày cho biết gan tiền tướng quân,
Khí thiêng khi đã về thần,
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng...

Thần tiếng Hán cũng có nghĩa là Thìn , và Thìn là giờ Thìn. Giờ Thìn là từ 7-9 giờ sáng. Nguyễn Du Khiêm Trọng đã cho lịch sử biết chính xác Kỳ Hải Nguyễn Huệ chết đúng vào giờ Thìn qua câu mật mã 2519 "Khí thiêng khi đã về thần". Tra thông tin trang mạng, chúng tôi cũng được biết Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi đúng vào giờ Thìn là từ 7-9 giờ sáng ngày 2 tháng 09.

Tiếp theo. Câu bát 2520 "Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng" là mật mã của chữ Trung 4 nét.

Như vậy, xét ra, toàn bộ những nhân vật và câu chuyện lịch sử xa xưa được thi hào Nguyễn Du tái hiện, xây dựng thành tập tình sử chốn quan trường KIM VÂN KIỀU TRUYỆN hầu hết đã trở lại trong những vai diễn và tuồng tích mới để thực hiện, nối tiếp hoặc nói khác đi chính là để xác định lại vai trò và giá trị thật sự của từng người, từng người đối với câu chuyện dang dỡ, lắm nỗi bi hài của nước Việt dấu yêu...

Trong hào ngoài lũy tan hoang,
Loạn quân vừa dắt tay nàng tới nơi.
Trong vòng tên lửa bời bời,
Thấy Kỳ còn đứng giữa trời trơ trơ.
Khóc rằng: "Trí dũng có thừa,
Bởi nghe lời thiếp ra cơ hội này!
Mặt nào trông thấy nhau đây?
Thà liều sống chết một ngày với nhau".
Dòng thu như xối cơn sầu,
Dứt lời nàng cũng gieo đầu một bên.
Lạ thay oan khí tương triền,
Nàng vừa phục xuống, Kỳ liền ngã ra...

Than ôi!

Vì thế, từ đó chúng tôi mới có điều kiện để dám nói rằng cụ Nguyễn Du đã quá lo xa khi dự báo chẳng biết ba trăm năm về sau hỏi trong đám thiên hạ khùng khùng điên điên kia có ai là người khóc Tố Như chăng?

Xin thành kính chắp tay, cúi đầu tạ lỗi trước anh linh cụ Nguyễn vậy.

Bốn niệm xứ

 
 

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang