Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI

TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI! 
Câu nói ở trên của Đức Phật đã được hay đã bị tất cả những ai tu theo Phật giáo từ cư sĩ đến tu sĩ các hệ phái xưa nay hiểu rất lầm lạc, tai hại, hệt như tàu lửa chạy trật đường rầy vậy. Chúng tôi sẽ không nhắc lại sự hiểu biết sai lệch, mù mờ này của những người đã đang theo tu theo Phật giáo. Trước hết, xin mời các bạn nghe câu chuyện sau đây rồi chúng ta hãy nói, bàn chuyện kia sau.

 

Có một ông thầy đồ nọ một hôm đi ăn giỗ dẫn đứa học trò ôm tráp lẽo đẽo bước theo sau. Trước khi đi ông có dặn đi dặn lại đứa học trò hễ khi tới đám giỗ tao làm sao thì mày cứ bắt chước làm y theo vậy kẻo bà con cô bác cười chê đó. Nghe chưa.

 

Khi đến đám giỗ, lúc ngồi vào bàn, ông thầy đưa tay gắp miếng thịt, kẹp lát khế bỏ vào miệng nhai rồi nhắp miếng rượu, khen ngon quá ngon quá thì đứa học trò cũng làm y như vậy, nói y như vậy khiến vài người muốn cười mà cười chưa được. Tiếp đó, ông thầy đưa tay cầm cái đùi gà cắn một miếng, xong để vào chén, rồi đứng dậy trịnh trọng đưa hai tay nâng ly rượu tỏ ý mời mọi người miệng nói tứ hải giai huynh đệ xin mời xin mời. Bên này đứa học trò cũng làm y như ông thầy không khác. Nhiều người trong bàn tiệc lúc này không nhịn được nữa ôm bụng cười ngặt nghẽo. Đến lúc ông thầy ăn cari bị sặc khiến sợi bún theo đường khí quản thò lòng thòng ra lỗ mũi làm đứa học trò tái mặt nhưng nó vốn là đứa nhanh trí. Bèn thò tay lấy cọng bún nhét liền vào lỗ mũi cho giống với ông thầy của mình bên kia. Khỏi nói thì bạn cũng biết trong bàn tiệc ai nấy đều được dịp cười một trận té đái ra quần, nước chảy lênh láng.

người

Tứ diệu đế là đường đi của mỗi một tha nhân, mỗi người phải tìm ra cách đi cho riêng mình, không được sao chép

Và đây là câu chuyện thứ hai. Trong các cuộc thi hát bolero trên các sóng phát thanh tuy đã được các vị giám khảo nhắc nhiều lần rằng các em phải hát theo cách của riêng mình, không được bắt chước, nhái giọng của ca sĩ này, ca sĩ kia. Nhưng rất lạ vẫn có một số ca sĩ trẻ vẫn tật ấy chứng nào khi ưa bắt chước, nhái theo giọng ca, điệu bộ của thần tượng mà mình hằng thờ cúng kính cẩn trên đầu cổ bao lâu khiến các giám khảo chấm điểm nhiều khi cũng phì cười...

 

Chúng tôi đọc được quá nhiều trên mạng xã hội, và phát hiện chẳng những chỉ cư sĩ mà còn của cả những tu sĩ các hệ phái Phật giáo vẫn thường hay bê nguyên những lời dạy của Phật hay thầy tổ của mình đưa trọn vào bài viết, nhất đệ tử thầy Thông Lạc. Hễ thầy tổ của mình viết gì, nói gì thì họ cũng viết đó, nói theo đó. Như nhóm đệ tử Khất sĩ, Thiền tông hễ khi ngồi là xúm ngồi một loạt, đi cũng xúm kéo đi một loạt. Riêng nhóm đệ tử Tịnh độ tông khi một người ê a giọng cao giọng thấp thì y như rằng cả nhóm cũng liền ê a giọng cao giọng thấp theo liền một bên, không sai trật nhịp cách nào cho được. Chính những cung cách, hành động bắt chước, rập khuôn biểu lộ công khai này của các tín đồ Phật giáo từ trong nước, ngoài nước hữu ý vô tình đã cho chúng tôi biết rõ một điều là họ không có khả năng tu tập và cũng không hiểu được gì lời Phật dạy cả, họ chỉ được cái mà người ta gọi là ăn theo nói leo

 

Đúng như vậy. Các tu sĩ và cư sĩ của Phật giáo xưa nay toàn là những người ăn theo nói leo chứ không hề có khả năng tu hành độc lập-trung lập theo hiểu biết riêng, nhân quả riêng mỗi người mà Đức Phật đã từng cảnh giác, nói đúng hơn là cảnh cáo khi xưa qua câu nói bất hủ:

 

Mỗi người hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi!

 

Vậy bạn là người thuộc dạng nào? Ăn theo nói leo hay tự mình thắp đuốc lên mà đi?

Miền trung thương nhớ,
lúc 7h00 ngày 26 tháng 07 năm 2019
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang