VỌNG THIÊN THAI...
(Nhớ chùa xưa)
Hôm tháng 3 vừa rồi, trước ngày 25, lướt fb tình cờ phát hiện fb Thích nữ Liễu Hạnh có đăng tấm ảnh chụp ngài Thích Thông Lạc trụ trì chùa Am Chơn Như ngồi ở gốc xà cừ trong Đại Nội Huế. Cô còn cho biết cây xà cừ đó có con số 97. Có lẽ đó là số đánh dấu những cây xà cừ trong Thành Nội, cũng có thể bao gồm cả thành phố Huế. Lúc ấy, khi đọc bài viết, chúng tôi khởi lên dự định, có dịp ra Huế sẽ vào Thành Nội, tìm đến cây xà cừ mang số đánh dấu 97 để chụp ảnh làm tài liệu (cho bài viết) nếu thông tin của cô Liễu Hạnh là sự thật. Chờ mãi đến tháng 5 mới có dịp đi Huế. Đó là ngày 25.
Cố sự Thu Mai Hoàng hậu ký... Trích Vọng Thiên Thai Tự của Nguyễn Du. Đã qua chỉnh sửa, phục hồi.
Trên bài viết Giấc hương quan luống lần mơ canh dài hôm 31 tháng 3 (fb) chúng tôi có nói: "Làm gì có ai biết được hướng thầy tay chống cằm nhìn về chính là hướng tây, nơi tọa lạc ngôi chùa lịch sử Thiên Thai, là nơi chôn giấu thi hài, linh cữu người anh hùng áo vải Tây Sơn mà thầy gọi bằng ông ngoại, bởi ngài (đời trước) là con của Công chúa Ngọc Bảo, người mà thầy gọi "trại" là Bà Năm (do Công chúa NB là con đầu-thứ 2- của bà vợ sau, còn bà vợ trước là Bùi Thị Nhạn có ba người con trai, gồm Nguyễn Quang Thụy, Nguyễn Quang Toản và Nguyễn Quang Bàn), sách Lịch sử chùa Am, trang 44, là con gái đầu của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai và Hoàng đế Quang Trung. Nếu sự thật không phải như thế, thì hà cớ gì ngài Thông Lạc vốn người miền trong, tỉnh Tây Ninh, vốn chẳng họ hàng, bà con, ruột thịt, máu mủ gì, lại tìm vào Đại Nội, đến ngồi tại gốc cổ thụ mang con số 97 gợi nhớ gợi thương câu chuyện lịch sử tan nhà mất nước đẫm lệ mặn môi của Nhà Tây Sơn như thế để làm gì?
Đoạn trích trên (nhìn về hướng tây) thật ra chúng tôi chỉ phỏng đoán. Để làm sáng tỏ sự việc, chỉ có cách, phải ra Huế, vào Đại Nội, tìm đến gốc cây xà cừ 97 thì sự việc mới bày ra giữa thanh thiên bạch nhật. Đó chính là lý do để vào ngày 25 tháng 5 chúng tôi phải lên đường ra Huế, có mang theo máy ảnh, vào Đại Nội vậy.
Gốc xà cừ 97, chụp ngày 25 tháng 5 năm 2025, nơi ngài Thông Lạc ngồi năm 2006.
Đến Huế, vào kinh thành Phú Xuân tầm 10 giờ. Chúng tôi và người đánh xe chở đi (xe con 4 chỗ) tìm đến gốc cây xà cừ có số đánh dấu 97 mà đợt trước, ngày 7 tháng 5, cũng đã có đi, có đến, có chụp ảnh nhưng bằng điện thoại iphon 14 (cũng của người chở đi) nên ảnh không rõ lắm như máy cơ hiệu canon M10. 3 ảnh sau chụp bằng máy ảnh canon M10. Ảnh trước lấy trên fb Thích nữ Liễu Hạnh. Ảnh thứ 2 phía bên kia gốc xà cừ là nhà bán vé vào cổng tham quan, nằm lệch phải trước cổng Ngọ Môn 午門. Còn ảnh chụp ngài Thông Lạc là từ năm 2006, hồi ấy nhà bán vé vào cổng chưa có nên thấy trống trơn, bên kia gốc cây, xa xa là tường thành chạy bao quanh Thành Nội. Không rõ hồi ấy nhà bán vé tham quan nằm ở vị trí nào.
Ảnh 3 (dưới) chụp con số 97, là mặt bên kia so với vị trí ngồi của thầy Tư (gọi theo thứ tự trong gia đình) tại gốc xà cừ đánh dấu số 97 vào năm 2006. Cũng may con số 97 vẫn còn đó. Nếu không, vì lý do gì đó mà bảng số đánh dấu này bị bong tróc, thất lạc thì chắc cũng khó mà lấy nó (ảnh cây xà cừ mang số 97) ra để chứng minh, nói chuyện, bài viết do đó cũng khó mà thuyết phục người đọc.
Ảnh chụp cây xà cừ mang số đánh dấu 97. Chụp ngày 25 tháng 5 năm 2025.
Ảnh số 4 chụp cây xà cừ số 97 nhìn ra cột cờ kỳ đài kinh thành. Lệch cột cờ về bên trái, là đàn Nam Giao triều Nguyễn (nên biết từ cổng Ngọ Môn 午門 Đại Nội đến đàn Nam Giao theo một trục đường thẳng, khoảng cách hai nơi tầm 4km). Đó là lời xác định của những người thợ chụp ảnh trong Đại Nội khi chúng tôi hỏi hết người này đến người khác mục đích để xác định vị trí ngôi chùa lịch sử Thiên Thai, nhưng quan trọng nhất là hướng nhìn đầy vẻ trầm tư của ngài Thông Lạc có đúng là về hướng Thiên Thai hay không? Trên thực tế, kế bên đàn Nam Giao, (tức sau lưng chùa) khoảng cách không xa, tầm 150m-200m, là vị trí ngôi chùa lịch sử Thiên Thai tọa lạc, kiệt 15 Minh Mạng đi vô khoảng 70m-80m trở lại. Với các ảnh chụp hiện trường ngày 25 tháng 5, như thế, phỏng đoán, suy luận của chúng tôi hướng nhìn của ngài Thông Lạc là hướng tây-đàn Nam Giao là rất đúng, chính xác.
Ảnh thứ 4 chụp cây xà cừ số 97 nhìn lên hướng cột cờ kỳ đài-đàn Nam Giao. Chụp ngày 25 tháng 5 năm 2025.
Đoạn dưới là để giải thích việc ngài Thông Lạc tại sao trên đường ra Hà Nội (cùng với các đệ tử) lại tạt vào Huế, vô thẳng Thành Nội, tìm đến gốc xà cừ số 97 thể hiện dáng ngồi trầm tư sâu lắng như thế.
Người đọc nên biết, 97 là hai con số viết tắt của dãy số 1797. 1797 là năm Đinh Tỵ 丁巳. Đó là năm ban tham mưu Tây Sơn của kế hoạch di dời linh cữu, thi hài Hoàng đế Quang Trung từ Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, khu vực Thiền Lâm Tự 禪林寺 (cũ) về chôn giấu dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa lịch sử Thiên Thai 天台 trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn 陽春山. Như đã nói trên nhiều bài viết, ba nhân vật chính của kế hoạch di dời bí mật lịch sử gồm La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm, Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai. Chúng tôi xác định chắc chắn như thế là bởi trong hai tập Ngô Gia Văn Phái có rất nhiều bài thơ Ngô Thì Nhậm dùng ám chỉ, bật đèn xanh cho lịch sử biết rõ năm di dời thi hài, linh cữu chủ soái từ Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽 đi nơi khác chôn giấu là năm nào, về tại đâu, và ai là người chủ trương di dời? Chưa nói người ký sắc lệnh di dời chính là vua Cảnh Thịnh. Như bài thơ có tựa Phong Phạn Tự Tỵ Vũ này đây là một chứng minh hùng hồn nhất cho xác nhận của chúng tôi về câu chuyện lịch sử, về việc làm của ngài Thông Lạc vào năm 2006 khi trên đường ra Bắc lại chuyển hướng, vào cố đô xưa của Nhà Tây Sơn, tìm đến ngồi trầm tư ở gốc xà cừ mang số 97. Vậy năm chữ Phong Phạn Tự Tỵ Vũ có ý nghĩa gì đối với câu chuyện bí mật lịch sử Tây Sơn hay không?
.
Trưởng lão Thông Lạc và các đệ tử trong Đại Nội.
Phong Phạn Tự Tỵ Vũ
Phong 丰 ở đây chỉ lấy ra nghĩa duy nhất, cần thiết của câu chuyện, của bóng gió, ám chỉ của tác giả, ngoài ra những nghĩa khác chỉ dùng để đánh tráo khái niệm, mục đích sập bẫy, đánh lừa người đọc, nhất những kẻ phía đối lập, kéo theo kẻ rập rình lập công. Phong 峯/峰 là đỉnh núi, ngọn núi. Phong 風 thêm nghĩa là gió, bão. Phong 丰 còn được dùng để chỉ sự to lớn, kỳ vĩ, như công lao, sự nghiệp to lớn, vĩ đại.
Phạn cũng vậy, ngoài những nghĩa không cần thiết, thì phạn 梵 là phạn ngữ, tiếng nói, chữ viết của người Ấn Độ cổ xưa. Phạn 梵 cũng đọc là phạm 梵. Phạn 風 hay phạm 梵 là nói đến sự liên quan trong Phật giáo, như Phật giáo lấy sự thanh tịnh làm tông chỉ hành trì cho các tín đồ, từ tại gia đến xuất gia, như phạm cung: cung thờ phật; phạm chúng: chỉ bốn chúng, gồm tăng ni và cư sĩ nam cư sĩ nữ, phạm âm: tiếng phạn; Phạm vũ: ngôi chùa thờ Phật.
Tự 寺 là chùa. Tự 姒 qua nhiều lần mở âm (tự 姒-tỷ 芘-tý 子) cũng đọc là tý. Tý 子 là chi đầu trong 12 địa chi. Vua Quang Trung băng năm Nhâm Tý 壬子 1792. Tự 寺 còn là một chữ trong 14 chữ bên trái tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 nằm trước ngôi chùa lịch sử Thiên Thai 天台: Thiên Thai Tự Ứng Pháp Sa Di Ni Hiệu Như Đức Húy Pháp Thành 天台寺應法沙彌尼號如德諱法誠.
Tỵ 避 chỉ là chữ giả tá-vay mượn, dùng để chỉ, để lấy ra chữ/chi tỵ 巳, chi thứ 6 trong 12 địa chi tý sửu dần mẹo.
Vũ 雨 là mưa. Chữ vũ 雨 ghép với chữ phong 風 là mưa gió, ám chỉ cơn phong ba bão táp, gió mưa chập chùng. Vũ 宇 cũng là nhà ở, chỗ ở. Vũ 武 còn có nghĩa là võ, chỉ bộ môn võ thuật hay người biết võ, giỏi võ. Nói chung vũ 武 chỉ về quân sự, chiến tranh.
Ghép năm chữ Phong Phạn Tự Tỵ Vũ 峯梵寺巳武 lại, chúng ta có được nghĩa thâm trầm như sau:
Thi hài, linh cữu vua Quang Trung (vũ 武, vua Quang Trung còn được gọi là Vũ Hoàng đế) ngày ấy đã được ban tham mưu Tây Sơn quyết định di chuyển từ Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, khu vực chùa Thiền Lâm 禪林寺 cũ, cách đó 2km, về chôn giấu (ngay tại ngôi chùa Thiên Thai Nội 天台內) trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn 陽春山 vào năm Đinh Tỵ 丁巳 1797. Sau đó, ở bên trên mà bên dưới là Cung điện ngầm, người ta cho dựng lên một ngôi chùa, lấy tên là Thiên Thai Nội 天台內 hay Thiên Thai Thiền Tự 天台禪寺. 5 năm sau ngày người anh hùng áo vải dân tộc đất Tây Sơn huyền thoại bất ngờ ra đi vào tháng Bảy âm lịch năm Nhâm Tý 壬子 1792. Còn giải thích theo văn bản Ngô Gia Văn Phái, do căn cứ vào chữ nghĩa bài thơ, thì Phong Phạn Tự Tỵ Vũ 封飯寺避雨 (chữ trích nguyên văn trong sách Ngô Gia Văn Phái, tập I, trang 695) chỉ có nghĩa là vào chùa Phong Phạn tránh mưa. Giải thích thế này cũng đúng, không có gì sai, nhưng đấy chỉ là nghĩa ngụy trang, che đậy sự thật, đánh lừa người đọc nên không thể lột hết ý thâm trầm, ẩn khuất của tác giả muốn nói gì, nhắn gởi gì trong 5 chữ ấy, cả 12 câu toàn bài.
Chùa Phong Phạn, xã Hòa Lạc, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Tóm lại. Năm chữ Phong Phạn Tự Tỵ Vũ 峯(風)梵寺巳武, cả toàn bài 12 câu, tác giả cho lịnh sử biết rõ ngôi chùa (phạm vũ) nằm trên đỉnh đồi núi (phong 峯) Dương Xuân Sơn 陽春山 chính là nơi chôn giấu thi hài, linh cữu Hoàng đế Quang Trung dưới Cung điện ngầm-Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, dưới chánh điện ngôi chùa để tránh tất cả mọi phong ba mưa bão (phong vũ 風雨), hiểm nguy rình rập có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Đặc biệt, tác giả còn cho biết, kế hoạch di dời linh cữu người anh hùng áo vải dân tộc được tiến hành, thực hiện vào năm Đinh Tỵ 丁巳 1797. Đó chính là ý nghĩa thiết thực, cụ thể, thâm trầm mà tác giả Phong Phạn Tự Tỵ Vũ 峯(風)梵寺巳武 muốn nhắn gởi trong bài thơ ám chỉ-công khai bí mật lịch sử của mình đến với người nào hữu duyên với câu chuyện lịch sử Tây Sơn vậy.
Thiên Thai Nội. Đây mới là ngôi chùa chôn giấu thi hài, linh cữu Hoàng đế Quang Trung dưới Cung điện ngầm.
Giải thích vừa rồi về tựa đề bài thơ năm chữ Phong Phạn Tự Tỵ Vũ của Ngô Thì Nhậm trong Ngô Gia Văn Phái của chúng tôi chính là ý nghĩa thiết thực, cụ thể để ngài Thông Lạc trên đường ra Bắc vào năm 2006 cùng với các đệ tử lại bất ngờ chuyển hướng, tạt vào kinh thành Phú Xuân, tìm đến ngồi trầm tư ở gốc xà cừ đánh dấu số 97. Việc làm ấy của ngài như để xác định, lên tiếng cho biết phát hiện lịch sử của chúng tôi là không sai vào đâu được, rằng ngôi chùa lịch sử Thiên Thai Nội 天台內 trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn 陽春山, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế đi vô chính là nơi chôn giấu thi hài, linh cữu Hoàng đế Quang Trung, phát hiện còn chính xác cả năm di dời là Đinh Tỵ 丁巳 1797. Cũng nên biết là vào thời điểm này, năm Bính Tuất 丙戌 2006, chúng tôi hoàn toàn chưa biết gì về những bí mật lịch sử Tây Sơn từng tồn tại trên đất Thuận Hóa-Phú Xuân. Chúng tôi chỉ phát hiện bí mật lịch sử vào tháng 8 năm Quý Tỵ 癸巳 2013, sau khi tìm đường ra Huế, sau khi về ở tại tịnh thất Kim Châu vùng Cát Lợi thuộc thành phố Nha Trang từ tháng 2 dương lịch. Lúc này thì trưởng lão Thông Lạc đã ra đi. Ngài ra đi vào 12 giờ khuya ngày 1 tháng 1 năm Quý Tỵ 癸巳 2013, âm lịch là ngày 20 tháng 11 năm Nhâm Thìn 壬辰 2012.
Hai chữ Bính Tuất 丙戌 có ý nghĩa như sau. Bính 丙 là can thứ 3 trong 10 can. Hoàng đế Quang Trung sinh năm Bính Dần 丙寅 1746. Không phải 1753 như ghi chép sai lầm, suy diễn tùy hứng của các sách, tài liệu lịch sử. Chỉ có tuổi can chi này Ngài mới làm nên sự nghiệp lớn lao, vĩ đại như thế được. Bính 屏 có âm đọc là bình. Bình 平 là tên khác của vua Quang Trung, viết, gọi đầy đủ là Nguyễn Quang Bình 阮光平. Tuất 戌 ngoài nghĩa, ngoài chữ dùng để chỉ chi thứ 11 trong 12 địa chi, thì tuất 卹/恤 còn là lòng thương xót, là sự lo buồn, ưu tư, đoái nghĩ, quan tâm đến sự việc đã đang xảy ra ở đây kia của chủ thể (ở đây là ngài Thông Lạc). Bên trái chữ tuất 恤 là bộ tâm 心/忄, tâm 忄(ở giữa) cũng đồng nghĩa với trung 中 (ở giữa). Trung 中 là chữ, là tên, niên hiệu của vua Quang Trung 光中. Bên phải chữ tuất 恤 là chữ huyết 血. Huyết 血 là máu mủ, huyết thống, ám chỉ sự liên hệ của những người cùng chung huyết thống, ruột thịt, bà con, dòng tộc. Như chúng tôi có nói ở trên, ngài Thông Lạc gọi vua Quang Trung bằng ông ngoại, bởi ngài (đời trước) là con của Công chúa Ngọc Bảo. Công chúa Ngọc Bảo là con đầu của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai và vua Quang Trung. Ngọc Bảo còn một người em, là Hoàng tử Ngọc Đức, đã bị vua Gia Long giết chết ở Phú Xuân. Chúng tôi đã lấy được hài cốt của Hoàng tử Ngọc Đức và mẹ là Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai từ 2 Ngôi Tháp mộ ở kiệt 51 Minh Mạng thành phố Huế về chôn táng tại chùa Liên Trì ở huyện Vạn Ninh-Khánh Hòa vào năm 2016. Ảnh dưới. Bắc cung Hoàng hậu mất ngày Mồng Hai tháng Tám Quý Dậu 癸酉năm Kỷ Mùi 己未 1799. Xác định dựa theo ám chỉ của thi hào Nguyễn Du trong Kiều.
Có giải thích, viết ra như thế thì người đọc, ở đây là những người tu theo ngài Thông Lạc, là đệ tử của tu viện Chơn Như, mới biết tại sao ngài không chọn một năm nào khác, mà lại chọn năm Bính Tuất 丙戌 2006 để đi ra Bắc, rồi bất ngờ chuyển hướng, tạt vào Hoàng thành Phú Xuân, tìm đến ngồi trầm tư ở gốc xà cừ 97 như thế. Ai làm thì còn có thể nói là may rủi, chớ thầy Tư chùa Am Chơn Như khi đã làm gì, nói gì là thầy đã biết, đoán trước sự việc hết rồi. Khác nào như xem chỉ trong lòng bàn tay.
Ngôi Tháp mộ hai mẹ con Bắc cung Hoàng hậu và Hoàng tử Ngọc Đức. Chưa dựng bia.
Bài viết còn có ảnh thứ 5 cuối cùng. Dáng ngồi tay chống cằm lộ vẻ suy tư sâu lắng của thầy Tư chùa Am chính là dạng chiết tự tỷ sự 比事 dùng viết ra chữ Niệm 念 chớ không gì cả. Niệm 念 có cách viết khác, chữ này đây 𢗁. Chữ kim 今 ở trên giảm bớt nét nhất 一. Nghĩa giải thích (tiếng Hán) của Niệm 念/𢗁 là nhớ nghĩ, suy tư, lo lắng. Tóm lại. Ngài Thông Lạc đã mượn dáng ngồi suy tư của mình tại gốc xà cừ 97 để viết ra chữ Niệm 念. Nói khác đi, đó là dáng ngồi của chiết tự tỷ sự 比事. Tỷ sự 比事: so sánh, đối chiếu sự hơn thua của hai vật khi để cạnh nhau. Hoặc tỷ sự 比事 là dùng, mượn chữ viết hoặc hình ảnh, việc làm nào đó để nói, để gợi ý, để viết ra đoạn văn, câu thơ để người đọc, người xử lý văn bản sẽ dựa vào đó mà đoán ra ý đồ, tư tưởng của chủ thể câu chuyện, sự việc. Giải thích cụ thể, sát hơn nữa về dáng ngồi trầm tư sâu lắng của ngài Thông Lạc tại gốc xà cừ 97:
Có một (nhất 一) người (nhân 人) trong thời điểm hiện tại (kim 今) tìm về cố đô xưa của Nhà Tây Sơn, đến ngồi trầm tư (tưởng niệm 心念) tại gốc (chân) xà cừ số 97, nhìn về hướng ngôi chùa lịch sử Thiên Thai 天台, nơi chôn giấu thi hài, linh cữu người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa của ban tham mưu Tây Sơn vào năm Đinh Tỵ 丁巳 1797, là người mà (đời trước) vị ấy gọi bằng ông ngoại.
Trưởng lão Thông Lạc mượn dáng ngồi trầm tư của mình để viết ra hai chữ Chơn Niệm tỷ sự.
Lời cuối
Bí mật lịch sử, bí mật dấu tích, lăng mộ, thi hài, linh cữu Hoàng đế Quang Trung cho đến nay đã được phơi bày cụ thể, rõ ràng ra đó qua từng ngày qua từng bài viết của chúng tôi. Thiết nghĩ, bây giờ chính quyền, nhà nước Việt Nam có chịu bắt tay vào làm việc, xử lý cho đến nơi đến chốn để xem ngôi chùa Thiên Thai kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế có phải là nơi chôn giấu những gì như đã nói của Nhà Tây Sơn hay không qua phát hiện của chúng tôi mà thôi. Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm, bổn phận của một công dân đối với đất nước, đối với lịch sử đánh giặc cứu nước của cha ông, tổ tiên. Giả sử nếu có những gì đó không hay đã đang xảy ra đối với di tích, đối với bí mật lịch sử tại ngôi chùa Thiên Thai, thì đó là trách nhiệm của chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Chúng tôi được xem là người vô can.
Phụ lục:
Bài thơ Phong Phạn Tự Tỵ Vũ:
避雨封飯寺
僧柴燎客衣
禪床無障礙
佛火亦慈悲
鴻嶺九十嶺
藍江分三岐
車馬往來熟
玄門邂逅希
半日偷閒話
浮生樂可知
登程留一筆
姑記竹林師
Tỵ vũ Phong Phạn tự,
Tăng sài liệu khách y.
Thiền sàng vô chướng ngại,
Phật hỏa diệc từ bi.
Hồng Lĩnh cửu thập lĩnh,
Lam Giang phân tam kỳ.
Xa mã vãng lai thục,
Huyền môn giải cấu hy.
Bán nhật thâu nhàn thoại,
Phù sinh lạc khả tri.
Đăng trình lưu nhất bút,
Cô ký Trúc Lâm si (sư).
(PHONG PHẠN TỰ TỴ VŨ)
Phiên âm:
TRÁNH MƯA Ở CHÙA PHONG PHẠN*
Vào chùa Phong Phạn trú mưa,
Củi nhà chùa hong khô áo khách.
Giường Thiền không có gì trở ngại,
Lửa Phật cũng từ bi.
Dải Hồng Lĩnh* chín chục ngọn,
Sông Lam cũng chia ba nhánh.
Lối này, ngựa xe qua lại đã quen,
Nhưng ít khi được gặp gỡ nơi cửa "huyền*".
Nửa ngày được thong thả trò chuyện,
Cũng thấy được cái vui trong cuộc phù sinh.
Lúc lên đường lưu lại một nét bút,
Xin gửi vị Thiền sư Trúc Lâm*.
Dịch thơ:
Vào chùa Phong Phạn trú mưa,
Áo trần hãy mượn củi chùa hơ qua.
Giường sư chướng ngại chi mà,
Ai hay lửa Phật cũng là từ bi.
Non Hồng chín chín ngọn kia,
Sông Lam một dải cũng chia ba đường.
Ngựa xe qua lại ngày thường,
Mấy khi được dịp bén màng cửa không.
Nửa ngày trò chuyện thong dong,
Cuộc phù sinh cũng hả lòng bấy nay.
Ra đi để lại bài này,
Cậy ai gửi giúp tới thầy Trúc Lâm.
Chú thích:
*Chùa Phong Phạn: nguyên chú: "Chùa Phong Phạn ở hữu ngạn sông Lịch, cũng gọi sông Lam, thuộc xã Hòa Lạc, huyện Nghi Xuân" (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh).
**Hồng Lĩnh: Dải núi cao có tiếng ở Hà Tĩnh, tương truyền có 99 ngọn.
***Cửa huyền: Chỉ cửa pháp huyền diệu của nhà Phật.
****Trúc Lâm: do chữ "Trúc Lâm tinh xá", một ngôi chùa tinh khiết dựng trong rừng trúc của Ấn Độ, nơi thờ Phật và trụ trì của các sư, sau dùng để chỉ các ngôi chùa nói chung. Nhưng cũng có khi là tên riêng của một ngôi chùa nào đó.
(Trích Ngô Gia Văn Phái, tập I, trang 695-696-697. Tác giả Ngô Thì Nhậm. Đỗ Ngọc Toại dịch)