Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

MÀ NAY ÁO VẢI CỜ ĐÀO...

MÀ NAY ÁO VẢI CỜ ĐÀO...*

Người về từ một hôm nào,
Trăm năm bến mộng còn sao những là.
Người đi từ độ quê nhà,
Ngút ngàn lửa khói ngập tà binh đao.
Tìm trong cát bụi lao xao,
Dư âm ngày cũ lối vào diệu thơ.
Tặng người sương gió ơ hờ,
Tình ai ai bớ ngại bờ sương thăm.
(TRĂM NĂM BẾN CŨ)

 

Xưa nay, ít có người biết được rằng, Bác Hồ chính là sự trở lại của Hoàng đế Quang Trung thủa xưa để thống nhất đất nước, nói đúng hơn là lấy lại đất nước đã mất từ thời còn cai trị chung với anh của mình là vua Thái Đức Nguyễn Nhạc. Sau này là sự chen ngang của triều Nguyễn, nên công cuộc thống nhất phải kéo dài thời gian mất non gần 150 năm với nhà Nguyễn.

 

Có nhiều người sau khi đọc được các bài viết dạng này của chúng tôi họ cũng có khởi lên những thắc mắc, rằng Hoàng đế Quang Trung nhân tướng oai phong lẫm liệt, hiên ngang, còn Bác Hồ lại nhỏ con, thư sinh, ốm yếu quá. Nói như vậy là người ta chẳng hiểu gì về tái sanh cả. Trong tái sanh chúng ta nên biết là có hóa sanh trong đó. Hóa sanh là từ một hiện tượng này sẽ hóa sang một hiện tượng khác để cho phù hợp, thích ứng với môi trường, điều kiện trong thời điểm hiện tại. Ví dụ, ngày xưa khi ra trận thì vua quan phải đi đầu, dẫn đường, quân lính đi sau. Nhưng ngày nay thì các vị tướng chỉ huy mặt trận phải đi sau, ở sau, không thể dẫn đầu, đi trước như thời đánh giặc bằng đao kiếm, cung thương được.

 

Có hiểu ra được như vậy thì những ý niệm nghi ngờ, phân vân, mù mờ mới từ từ bị quét, loại bỏ dần, để nhường chỗ cho những ý niệm soi sáng, dẫn đường sẽ lần hồi xuất hiện đầy đủ. Riêng bộ óc về chính trị, quân sự của Quang Trung-Nguyễn Huệ vẫn còn đó qua những hành động, việc làm của Bác Hồ đối với cục diện, tình hình chính trị của đất nước và nhân dân trong suốt thời gian người còn trong cương vị nhiếp chính, cai trị. Đơn cử như việc phong chức Đại tướng cho người đồng chí Võ Nguyên Giáp vậy. Có thể nói việc phong tướng này duy nhất chỉ có, thuộc đặc quyền của vua chúa đối với quan quân trong kỳ phong kiến mà thôi. Có thể các bạn cũng chưa bao giờ biết được rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là sự trở lại, tái sanh của danh tướng Võ Văn Dũng khi xưa. Nếu nghi ngờ, mời các bạn vào trang w bonniemxu.com đọc bài "Kim thiền thoát xác" là sẽ nắm được đầu đuôi vụ việc. Trong các văn bản sử học hiện còn lưu lại tích khi đang đi sứ bên Tàu, năm 1792, lúc đang ở cung điện triều đình nhà Thanh, bất chợt tướng Võ Văn Dũng nghe tin Hoàng đế Quang Trung ra đi liền té xỉu. Giây lâu tỉnh lại, ngài có làm bài thơ cảm thán rằng:

 

Năm năm dấy nghĩa tự thân nông,
Thời trước thời sau khó sánh cùng.
Trời để vua ta thêm chục tuổi,
Anh hùng Đường Tống hết khoe hùng.

 

Với tích sự tuy ít ỏi thế này cũng đủ cho chúng ta biết danh tướng Võ Văn Dũng ngày ấy cũng còn rành, giỏi về văn thơ nữa. Cũng giống như trường hợp chuyên nghiên cứu sách vở và viết văn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hôm nay vậy.

 

Nói chung là có quá nhiều những vấn đề trong lịch sử xưa nay chưa bao giờ có người nào có thể hiểu tới nơi tới chốn cho nổi, như câu chuyện sử học về cuộc đời, sự liên hệ của Quang Trung Nguyễn Huệ và Bác Hồ, danh tướng Võ Văn Dũng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nếu chúng tôi hôm nay không nói ra điều này thì có nhẽ mãi về sau cũng chả ai hay biết chuyện gì cho ra chuyện gì. Họ mãi mãi cũng chỉ hiểu những gì đã đang xảy ra trong hiện tại, còn sự thật thì yêu cầu cần phải được thấy, hiểu qua ba thời quá khứ-hiện tại-vị lai. Tuyệt đối không được cắt, xén không gian, thời gian ra để hiểu riêng với một khía cạnh nào đó theo địa phương tính tướng, tập quán áp đặt của vùng miền, tổ chức, đoàn thể, cả của thể chế, chính trị và tôn giáo, hệ phái.

 

Dưới đây là một số tư liệu về Bác Hồ và Hoàng đế Quang Trung, mời các bạn đọc qua, và kiểm chứng lại xem sao:

 

1- Hoàng đế Quang Trung và Bác Hồ cùng ra đi vào giờ Thìn, là từ 7 đến 9 giờ sáng, chứng minh là câu Kiều 2519 "Khí thiêng khi đã về thần...". "Thần " tiếng Hán cũng là Thìn. Thìn là giờ thìn, từ 7 đến 9 giờ sáng như đã nói.
2- Bác Hồ quê Nghệ An, Hoàng đế Quang Trung quê cũng ở Nghệ An, thuộc huyện Hưng Nguyên, gần mạch núi Đại Hải.
3- Hoàng đế Quang Trung sinh năm Bính Dần 1746. Bác Hồ cũng tuổi Canh Dần, sinh năm 1890. Chỉ có tuổi này, mạng này mới làm được quan vua tướng, chứ nói Quang Trung Nguyễn Huệ mà sinh năm 1753 là trật lất rồi.
4- Hoàng đế Quang Trung ra đi tháng 09, Bác Hồ cũng ra đi tháng 09.
5- Hoàng đế Quang Trung đọc Chiếu lên ngôi vào tháng 09 năm Mậu Thân 1788. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 02/09/1945. Thậm chí, Hoàng đế Quang Trung đọc Chiếu lên ngôi đúng vào ngày 02 của tháng 09 luôn. Nếu thắc mắc, các bạn chờ đọc bài viết "Trống trường thành lung lay bóng nguyệt" kỳ cuối là sẽ hiểu đầu đuôi vụ việc liền thôi.
6- Hoàng đế Quang Trung ngày xưa sử dụng lá quốc kỳ gọi là cờ đào, tức màu đỏ như máu đào. Bác Hồ hôm nay cũng cho sử dụng lá cờ màu đỏ máu đào, không khác gì.
7- Bác Hồ sống cuộc đời đạm bạc, thanh bần, không tư túi, dành dụm gì cho cá nhân mình, Hoàng đế Quang trung ngày xưa cũng vậy, như hai câu thơ mà Bắc cung Hoàng hậu nói thế này về người chồng mà mình hằng thương yêu, quý kính trong bài thơ khóc chồng Ai tư vãn:

 

Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình...

 

Ẩn ý hai câu này Hoàng hậu muốn cho chúng ta biết chồng của bà là người không hề tư túi, góp nhặt riêng tư gì cho mình cả, tất cả là vì cuộc sống no cơm ấm áo của nhân dân cùng với những công trình xây dựng cũng với mục đích phục vụ cho nhân dân, đất nước, con người. Rất tiếc là những công trình xây dựng, phát triển quê hương, đất nước của ngài sau đã bị Nguyễn Ánh và quan binh tìm mọi cách đập phá sạch sẽ, tan hoang. Như triều đình của ngài xây dựng tại Phú Xuân được Nguyễn Du nói ám chỉ trong Kiều là Vô Tích: đập phá không còn dấu tích.

 

8- Quang Trung luôn nhớ về miền Nam và phần đất nước chưa được thống nhất trọn vẹn do sự cai trị ở giữa của ông anh Nguyễn Nhạc. Bác Hồ cũng luôn đau đáu về miền Nam và đồng bào ruột thịt của mình. Chính những tâm tư, hoài niệm, niềm khắc khoải, ưu tư tình quê hương vô cùng mãnh liệt này của Ngài mà sau này triều đình Tây Sơn đã đặt linh cữu của Ngài đầu xoay về hướng Nam yêu dấu. Như câu khai đề thứ nhất trong bài thơ cuối cùng Khâm vãn Đan Dương Lăng Ngô Thì Nhậm cũng có cho chúng ta biết rõ như sau về vị trí đầu xoay về hướng Nam của linh cữu Hoàng đế:

 

Long ngự Nam quan tử dục đường...

 

Quan tài, linh cữu Hoàng đế -long- hiện nằm -ngự- trong căn nhà màu đỏ -tử- không chút ánh sáng mặt trời -dục- đầu xoay về hướng Nam là hướng quê cha đất tổ và phần đất nước chưa được thống nhất.

 

9-Quang Trung Nguyễn Huệ khi xưa ra đi được triều Tây Sơn ướp xác bảo quản lâu dài, không bị hư hoại. Bác Hồ nay cũng được nhà nước và nhân dân quyết định ướp xác, bảo quản lâu dài. Đây là điều mà chúng ta cần phải thấy, hiểu như thật, đừng nên bỏ qua những chi tiết được người khác khơi lên, đánh động như thế.

 

Những tư liệu góp nhặt này chúng tôi đưa ra ai đọc qua tin hay không tin thì tùy họ, chứ chúng tôi chỉ làm trách nhiệm người cung cấp thông tin, tài liệu, không một ẩn ý gì trong này cả. Hiện cũng còn rất nhiều những điểm tương đồng giữa Bác Hồ và Quang Trung Nguyễn Huệ, không phải chỉ có bấy nhiêu. Nhất những người cánh Bắc hiện đang nắm giữ nhiều tư liệu về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ trong thời chiến là hiểu điều này hơn ai hết, nếu họ đọc được các bài viết dạng này của chúng tôi, mang ra so sánh thì tất cả sự thật sẽ tuần tự được phơi bày ra trong một ngày không xa.

 

Chú thích: *Mà nay áo vải cờ đào trích trong Ai tư vãn của Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai.

 

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang