Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

THỜI GIAN BÁC VIẾT DI CHÚC VÀ SỰ TRÙNG HỢP LINH THIÊNG KHI...

THỜI GIAN BÁC VIẾT DI CHÚC
VÀ SỰ TRÙNG HỢP LINH THIÊNG KHI QUA ĐỜI
Chủ Nhật, 01/09/2019, 19:59 [GMT+7]

Khi đi nói chuyện về Di chúc của Hồ Chủ tịch, GS-TS Hoàng Chí Bảo (người nổi tiếng kể những câu chuyện xúc động về Hồ Chủ tịch) cho biết, giữa khoảng thời gian Bác viết di chúc và thời gian Người về cõi vĩnh hằng có sự trùng hợp linh thiêng.

 

Trong cuốn hồi ký “Bác Hồ viết di chúc” của ông Vũ Kỳ (1921-2005, Thư ký riêng của Bác Hồ) được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1989, đã kể rất chi tiết về thời gian Bác dành để viết di chúc mà ông là người duy nhất được chứng kiến.

 

Theo hồi ký của ông Vũ Kỳ, vào sáng ngày 10/5/1965, ông được Bác dặn khi lên làm việc, lấy cho Bác mươi tờ giấy trắng và chiếc phong bì to. Buổi sáng hôm đó, sau khi ngồi nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải báo cáo về con đường chiến lược qua Lào, Bác đã căn dặn một số vấn đề.

ảnh Bác Hồ

Đúng 9 giờ sáng, Bác ngồi chăm chú viết những dòng đầu tiên vào tài liệu “Tuyệt đối bí mật” để dặn lại mai sau. Hôm đó Bác viết những dòng mở đầu của di chúc. “Chọn một ngày tháng Năm, nhân dịp sinh nhật của mình; chọn đúng vào lúc 9 giờ, giờ đẹp nhất trong một ngày; chọn đúng vào lúc sức khỏe tốt nhất trong những năm gần đây…để viết về ngày ra đi của mình, sao mà thanh thản, ung dung đến thế!”, hồi ký của ông Vũ Kỳ viết.

 

Khi đi nói chuyện Di chúc của Bác, GS Hoàng Chí Bảo đã có lời bình rất đặc sắc về chi tiết này. “Không ai trên đời này ngoài Bác, viết di chúc vào dịp sinh. Không ai như Bác, viết di chúc lại vui. Không ai như Bác, viết và sửa di chúc mỗi năm một lần trong giờ cố định là 9 giờ sáng vào dịp sinh nhật. Tất cả những điều đó nói lên bản lĩnh văn hóa của Bác. Viết di chúc mà vui bởi viết trong dịp sinh nhật, sinh nhật là biểu tượng của sự sống, di chúc tức là dấu hiệu báo hiệu cái chết đến nơi. Như vậy Bác đã lấy sự sống vượt lên cái chết, lấy niềm vui át đi nỗi buồn đau”, GS Hoàng Chí Bảo nói.

 

Mở đầu bản viết, Bác ghi rõ “Nhân dịp sinh nhật 75 tuổi”, phần phía trên bên trái, hơi chếch ra ngoài lề, Bác ghi thêm hàng chữ “Tuyệt đối bí mật”. Sau một tiếng ngồi viết, Bác gấp những trang giấy “Tuyệt đối bí mật” lại, cẩn thận cho vào phong bì rồi để vào ngăn trên giá sách.

 

Sang ngày 11/5/1965, sau khi làm một số công việc, đúng 9 giờ sáng, Bác lại thong thả, ung dung lấy chiếc phòng bì đựng tài liệu “Tuyệt đối bí mật” trên giá sách xuống, ngồi vào bàn chăm chú viết. Hôm đó, Bác viết về Đảng, về đoàn kết và đạo đức cách mạng.

 

Đến ngày 12/5/1965, đúng 9 giờ, Bác tiếp tục ngồi viết tài liệu “Tuyệt đối bí mật”. Hôm đó, Bác viết dặn dò những điều về Đoàn viên thanh niên, nói về nhân dân, dặn dò Đảng phải có kế hoạch thật tốt để chăm lo cho đời sống nhân dân…

 

Bước sang ngày 13/5/1965, khi viết tiếp tài liệu “Tuyệt đối bí mật”, Bác viết những điều liên quan đến phong trào cộng sản thế giới.

 

Sáng ngày 14/5/1965, Bác đi thăm bà con nông dân ở xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm (nay xã này đã là phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), đến 10 giờ mới về. Sau đó họp Bộ Chính trị nên khoảng thời gian từ 9 đến 10 giờ hôm đó, Bác không viết tiếp được tài liệu “Tuyệt đối bí mật”.

 

Buổi chiều hôm đó, Bác dành gấp đôi thời gian từ 14 giờ đến 16 giờ để viết tài liệu “Tuyệt đối bí mật”. Bác viết trong mục mà Bác cho là việc riêng. Đúng 16 giờ ngày 14/5/1965, Bác đánh máy xong tài liệu “Tuyệt đối bí mật”. Nhưng Bác đánh máy dòng chữ Hà Nội ngày 15/5/1965 trước chữ ký Hồ Chí Minh.

 

Đến 21 giờ cùng ngày, sau khi làm việc, tiếp khách Bác và Thư ký Vũ Kỳ trở về nhà sàn. Tại đây Người đã giao cho ông Vũ Kỳ chiếc phong bì to và dặn “Chú cất giữ cẩn thận cho Bác, sang năm, mồng 10 tháng 5 nhớ đưa lại cho Bác”.

 

Cứ như vậy, cứ vào dịp sinh nhật Bác, Thư ký Vũ Kỳ đã đưa lại tài liệu “Tuyệt đối bí mật” để Người xem sửa chữa, bổ sung. Theo hồi ký của ông Vũ Kỳ, đến ngày 10/5/1969, Bác đã viết xong toàn bộ Di chúc, bắt đầu từ ngày 10/5/1965. Trừ phần cuối vẫn giữ nguyên như năm 1965, không có thêm bớt hoặc sửa chữa gì, còn phần đầu , phần giữa đều được Bác thêm bớt, sửa chữa qua 4 năm nghiền ngẫm. Riêng năm 1968, Bác viết bổ sung thêm nhiều đoạn quan trọng nhưng giống như một bản phụ lục.

 

Theo GS-TS Hoàng Chí Bảo, Bác tâm sự 9 giờ là giờ minh mẫn, sáng suốt nhất của ngày làm việc. Bác dành giờ đó cho dân cho Đảng để dặn lại những điều cuối cùng, những điều sâu sắc, công phu và cao quý nhất.

 

“Bác qua đời cũng vào khoảng giờ đó, khoảng 9 giờ sáng ngày 2/9/1969, trái tim Bác ngừng đập. Còn thông báo Lễ tang của Đảng và Nhà nước nói là 9 giờ 47 phút, nhưng theo giải thích của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đó là cộng cả giờ cấp cứu, 47 phút cấp cứu nhưng tim Bác không đập lại…Bàn tay các thầy thuốc rời ngực Bác, kim đồng hồ chỉ 9 giờ 47 phút, Đảng và Nhà nước lấy giờ đó để thông báo. Còn thực ra 9 giờ, đúng với giờ viết di chúc là giờ tim Bác ngừng đập. Đây là sự ngẫu nhiên, nhưng sự trùng hợp này linh thiêng bởi vì xảy ra ở một vĩ nhân”, GS-TS Hoàng Chí Bảo cho biết như vậy tại một buổi nói chuyện về Di chúc của Hồ Chủ tịch.
Lương Kết (Dân Việt)

 

Bình luận bốn niệm xứ 
Chúng tôi từng nói rất nhiều trên một số bài viết rằng Bác Hồ chính là sự trở lại của Hoàng đế Quang Trung nhưng có rất ít người đặt niềm tin cho xác nhận này của chúng tôi. Những người không tin là bởi do chính họ, chứ không phải do chúng tôi, sự thật có sao thì chúng tôi nói vậy, tin hay không là quyền của mọi người. Như bài viết này chúng tôi lấy trên trang mạng, phần cuối bài cho biết Bác ra đi đúng vào lúc 9h sáng của ngày 2 tháng 09 năm 1969. Đây là những con số 9 đặc biệt liên hệ đến cuộc đời Bác Hồ.

 

Còn đây là trong truyện Kiều, là phát hiện của chúng tôi trong hành trình đi tìm lại giá trị lịch sử về những bí mật liên quan đến cái chết của Hoàng đế Quang Trung vào tháng 9 năm 1792 tại Phú Xuân, đoạn nói về cái chết của Từ Hải, tức Hoàng đế Quang Trung. Đoạn này, câu 2519 cho biết "tướng giặc" Từ Hải chết đúng vào lúc 9h sáng như sau:

 

Khí thiêng khi đã về thần...

 

"Khí thiêng" là chỉ cho phần linh hiển bên trong của con người. Thần tiếng Hán cũng là Thìn . Thìn là giờ Thìn . Giờ Thìn là từ 7 giờ đến 9 giờ sáng. Trong văn bản ở trên cho biết Bác Hồ ra đi đúng vào lúc 9 giờ sáng, là giờ Bác viết di chúc. Còn trong Kiều, câu 2519 Nguyễn Du cũng cho biết chính xác Từ Hải, tức Hoàng đế Quang Trung ra đi đúng 9 giờ sáng. Câu này cũng có con số 9. Số 9 này như đã nói nó có một sự liên hệ rất chặt chẽ, khắn khít lạ kỳ đến cuộc đời của Bác Hồ.

 

Tất cả những bài viết của chúng tôi từ văn sử học cho đến Phật giáo rất chính xác, đúng đắn, không sai chỗ nào cả. Chỉ có điều các bạn có chịu từ bỏ bản chất tham sân si hận hại muôn đời của mình xuống để đặt vào đó một niềm tin bất động hay không mà thôi. Việc này như đã nói là do ở các bạn, chứ chúng tôi không liên quan gì đến chuyện tin hay không tin này của bạn cả.

 

Chào các bạn

 

Bốn niệm xứ

 

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang