KHÔNG NÓI THEO SỐ ĐÔNG
Trong 12 danh hiệu Phật, không phải 10, như các dạng kinh sách Phật giáo từng xác định, mặc định, có danh hiệu Thiên Nhân Sư. Thiên 天 là trời. Nhân 亻 là người. Sư 师 là thầy, gọi đủ là thầy giáo. Thầy giáo là người có năng lực dạy dỗ và chỉ dẫn cho người khác hiểu về những sự việc gì đó liên quan đến đời sống con người và môi trường chung quanh trong xã hội. Ba chữ Thiên Nhân Sư 天亻师 nên hiểu rốt ráo là thầy dạy của trời người.
Như chúng ta đã biết hay chưa biết gì cả, trong xã hội, dám chắc chắn xác định, tất cả các loại ngành nghề đều có liên quan mật thiết, chặt chẽ, khắn khít với nhau, hầu như không thể tách rời, đứng riêng, hoạt động tách bạch ra một cõi. Như người làm nông phải nhờ người thợ lò rèn cung cấp các vật dụng gồm cuốc, xẻng, rựa, cào cỏ, phản, mác, cúp, lưỡi cày thì từ đó mới có thể cày sâu cuốc bẫm trên các cánh đồng, đồi nương để tạo ra năng xuất, sản vật vụ mùa, cung cấp cái ăn, cái mặc cho con người và xã hội. Trước đó, người thợ rèn cũng phải cậy nhờ vào thợ khai thác quặng mõ cung cấp sắt thép, kim loại thì từ đó mới có thể lấy đó đập, rèn ra dao, rựa, cuốc, cày, xà beng, cúp, chĩa để cung cấp cho người làm nông nghiệp, vụ mùa. Chưa nói người thợ rèn còn phải nhờ người đốt than cung cấp than đốt lò quay bễ nữa.
Rồi người thợ may cũng phải nhờ vào người sản xuất, chế biến dao kéo, bàn máy may, phấn vẽ, thợ dệt kéo chỉ quay tơ, thợ nhuộm, làm ra vải vóc, tơ lụa, các loại chỉ may để phục vụ cho nghề may vá, cung cấp áo quần, mũ nón, vật trang sức cho tất cả mọi thành phần thượng vàng hạ cám trong xã hội sử dụng.
Chúng ta đặt ví dụ, nếu con người mà không có áo quần mặc trên che dưới, mà để trần truồng như thời nguyên thủy xa xưa, thì đó có còn là con người nữa hay không?
Đưa ra các lĩnh vực ngành nghề cùng với sự liên quan mật thiết hữu cơ của nó như thế, chúng ta thấy trong xã hội không có một ngành nghề, lĩnh vực nào mà có thể đứng một mình độc lập, chẻ riêng ra để làm nên được việc gì đó cho nổi. Như nghề dạy học chẳng hạn. Nghề dạy học nếu không có người làm nghề sản xuất phấn viết, bút mực, giấy, vở thì liệu những thầy cô giáo có thể thực hiện trọn vẹn, đầy đủ được chức năng, nghề nghiệp cao quý của mình hay không?
Do đó, có thể nói, nếu xưa nay trên lĩnh vực giáo dục vẫn thường hay gọi, đặt những người làm nghề nghiệp truyền đạt kiến thức, chữ nghĩa cho học sinh bằng tên gọi, danh từ là thầy hoặc cô thiển nghĩ không đúng chút nào cả. Bởi xét cho thấu đáo nếu gọi những người chỉ làm được mỗi loại nghề nghiệp là truyền đạt kiến thức, chữ nghĩa cho người đến học hỏi bằng danh từ hết sức cao quý, trọng vọng là thầy hoặc cô. Thì kia, trong xã hội còn có rất nhiều những con người khác, làm đa dạng ngành nghề, trên nhiều lĩnh vực, để cung cấp cho thầy cô, những người chỉ ngồi tại chỗ, ở trong mát, những vật dụng cần thiết như phấn, giấy, vở, bút mực, đồ dùng, thiết bị văn phòng phẩm, vvv... sao không được gọi là thầy cô? Đó là chưa nói những người sản xuất ra vải vóc, tơ lụa, và những người thợ may đã may ra các loại áo quần cung cấp cho thầy cô sử dụng, thì thầy cô từ đó mới có thể dùng nó mặc vào để che chắn những chỗ không nên, không được bày ra lộ liễu, trần trụi, trơ trẽn bên ngoài để tự do, mạnh dạn đi lại các nơi chốn, tiếp xúc với mọi người.
Xét ra, giữa chữ nghĩa và áo quần thì cái nào, bên nào là cần thiết hơn, đáng trọng hơn cho con người?
Cho nên, đứng trên quan điểm tích cực vừa khơi, gợi, chúng tôi dám nói, danh từ thầy cô mà người ta đặt, gọi, gán cho những người làm, thực hiện công việc truyền đạt kiến thức, chữ nghĩa cho con người trong xã hội xưa nay như thế thuộc về thời phong kiến lạc hậu, mê tín. Hễ vua chúa chỉ định, nói cái gì, bày ra cái gì thì người dân phải phục tùng, nghe theo, tuyệt đối không được cãi, chống lại.
Riêng trong Phật giáo, đức Phật có đưa ra danh hiệu Thiên Nhân Sư 天亻师 như đã nói ở trên. Thiên Nhân Sư 天亻师 nghĩa là thầy dạy cho trời người những gì nên làm và không nên làm. Nhưng để được xác nhận đây là thầy dạy của trời người, thì người đó phải sống đúng giới luật, không được vi phạm một lỗi nào, dù chỉ là những lỗi nhỏ nhặt, từ 5 luật, 10 luật, 250 luật, 348 luật. Ví dụ, một người để được gọi là thầy hoặc cô, như những người trên lĩnh vực truyền đạt kiến thức, chữ nghĩa cho người đến học hỏi, thì người đó phải sống đúng năm giới, không được vi phạm vào năm luật.
Năm giới gồm: 1-Đức hiếu sinh. 2-Đức ly tham. 3-Đức chung thủy. 4-Đức chân thật. 5-Đức minh mẫn. Năm luật gồm 1-Sát sinh. 2-Trộm cướp. 3-Tà dâm. 4-Vọng ngữ. 5-Uống rượu.
Nếu bất cứ một người nào trên lĩnh vực truyền đạt kiến thức, chữ nghĩa mà sống, mà thực hiện đúng năm đức hạnh và không hề vi phạm vào năm luật như đã liệt kê thì đó đúng là thầy cô giáo, để cho học sinh chắp tay cúi đầu vâng dạ, nghe lời dạy bảo. Những người như vậy thật xứng đáng để người đời cung kính gọi là thầy cô vậy. Còn nếu người nào mà chưa sống đúng năm đức hạnh đã nói, lại hay vi phạm vào năm luật, thì thôi, những người đó không thể được gọi là thầy cô gì cả. Mà đó chỉ nên gọi là cô, dì, thím, bác hay chú, bác, và anh chị. Như các em học sinh cấp I khi gặp người đứng lớp, dạy mình thì chào thưa dì, thím, chị, chú, bác, dượng, không nên thưa là cô hay thầy. Xưng hô, gọi như thế vì những người này không sống đúng giới luật đức hạnh làm người. Ngược lại, họ lại còn hay vi phạm vào những tiêu chuẩn làm người, và như thế, họ đã tự đánh mất đi những tiêu chuẩn cơ bản, vốn sống cao quý, thiện lành để được gọi là con người cho đúng nghĩa, đúng cách như Đức Phật đã xác định qua nền tảng giới luật cơ bản. Thế thì làm sao những người này được gọi là thầy cô đúng như danh hiệu Thiên Nhân Sư 天亻师: thầy dạy của trời người mà Đức Phật đã xác định?
Chúng ta trở lại với gút thắt của câu chuyện. Vì thế, do đó, có thể nói, nếu đã gọi những người làm công tác, nghề nghiệp truyền đạt kiến thức, chữ nghĩa cho người đến học hỏi là thầy cô, thì những người làm việc trên các lĩnh vực khác, như nghề rèn, nghề nông, nghề may, thợ cơ khí, phu hầm mỏ, thợ xây dựng, thợ mộc, vvv... như đã nói tất cả cũng được gọi là thầy cô hết cả. Vì giữa họ, và giữa các ngành nghề nhiều lĩnh vực rõ ràng có mối tương tác, liên quan mật thiết, chằng chịt lẫn nhau, không thể tách rời. Mà nếu chỉ cần một bộ phận, lĩnh vực nào đó bị đình trệ, không hoạt động thì tất cả cũng đành phải đứng, dừng lại ngay tức khắc. Đó được xem là hệ thống dây chuyền của một cỗ máy vận hành sản xuất ra vật dụng tiêu dùng gì đó của xã hội mà chỉ cần một bộ phận bị hỏng hóc thì cỗ máy dừng hoạt động ngay liền.
Tóm lại. Ai là những thầy cô xưa nay đứng trong lĩnh vực, môi trường truyền đạt chữ nghĩa, kiến thức cho con người đến học hỏi nên tự xét lại mình có xứng đáng với danh từ Thiên Nhân Sư 天亻师: thầy dạy của trời người, mà Đức Phật đưa ra trong 12 danh hiệu hay không? Hay đó là danh từ sử dụng trong thời phong kiến lạc hậu xa xưa do vua chúa áp đặt lên trên lĩnh vực cai trị độc quyền, buộc trói của mình?
Xưa nay, phần nhiều người ta sống trong thế giới tưởng tri, ngày nay gọi là tự sướng trong cõi, vị trí, chỗ đứng của mình, mà mọi người lại không biết, tự cho mình là thầy cô giáo là điều sai lắm. Mà tất cả đều là thầy cô, học trò của nhau hết cả. Vì như đã nói tất cả đều phải phụ thuộc, tương tác vào nhau để mà cùng hình thành, dựng xây lên hình ảnh, sự việc gì đó trên các lĩnh vực, ngành nghề của xã hội và đời sống con người.