Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

TẠI SAO GIÁO DỤC VIỆT NAM TẨY CHAY MÔN LỊCH SỬ?

TẠI SAO GIÁO DỤC VIỆT NAM TẨY CHAY MÔN LỊCH SỬ?
Nói tắt ngang. Chúng ta cũng xin cho ví dụ chỗ này. Trong giới nghiên cứu sử chuyên môn của đất nước qua các thời kỳ, từ cổ, trung và cận đại, nếu bất chợt một hôm nào đó mà trong khi thăm dò, khai quật các địa điểm từng được họ đặt nghi vấn hiện có các chứng di tích lịch sử tàng ẩn, bị vùi chôn, lấp chỗ này, chỗ kia. Tiếp đó, sau khi đã xác định các vị trí hiện vùi chôn các chứng di tích lịch sử thời trung đại, khi tiến hành đào xới, họ đã moi móc, lấy lên được một số hiện vật, gồm súng hỏa hầu, đạn lớn nhỏ, đao, kiếm, thuẫn, mâu, thương, kích, vvv... Nói chung có đủ cả các món ngũ nhung binh khí thời xưa. Chắc khỏi nói, chúng ta cũng đã biết, những người nghiên cứu sử các thời kỳ ấy đã nhảy cởn, vui mừng, hạnh phúc đến nhường nào trước các chứng di tích lịch sử quý giá mà mình vừa khai quật, moi lấy lên được. Thành quả của một quá trình nghiên cứu, xử lý văn bản chính xác, thông minh, dài lâu, không phải trong một sớm một chiều. Còn quyết định thăm dò, khai quật chỉ là chuyện phụ thuộc, đi sau.

người lính

Và, chắc cũng khỏi nói, công trình khai quật ấy thế nào cũng được họ, những người nghiên cứu sử tập trung, nhóm họp, mở các hội thảo chuyên ngành để trình bày và bàn bạc, thảo luận rôm rả suốt thời gian dài với những đánh giá, kết luận, xác định, cân đo đong đếm chính xác về niên đại các chứng di tích sử mà mình vừa phát hiện, lấy lên được từ các địa giới trọng điểm từng nằm trong tầm ngắm của họ, giới chuyên môn. Và cũng tất nhiên, sau đó công trình khai quật ấy sẽ được lập báo cáo, mang trình lên các tổ chức, các cấp chính quyền liên hệ của nhà nước sở tại. Theo đó, việc gì xảy ra sau đó chắc chúng ta khỏi nói dài dòng ra ở đây.

 

Chúng tôi đang nói về những ước mơ, suy tư, niềm khao khát cháy bỏng, rực lửa của giới nghiên cứu sử, kết hợp với bộ môn khảo cổ chẳng phải chỉ ở Việt Nam, mà còn ở khắp tất cả các quốc gia, đất nước nào đó nếu người ta, những người có chức quyền, luôn luôn đau đáu, trăn trở, thường đặt trong đầu ý niệm: nhớ về lịch sử, những thời kỳ và những sự kiện, những con số, những năm tháng không bao giờ quên đã từng đi qua trên đất nước, quê hương mến yêu của họ.

người lính

Sông mã gầm lên khúc độc hành... Trích thơ Quang Dũng

Nói đến đây, chúng ta có quyền cắt ngang đoạn này. Nếu chúng ta chấp nhận, những gì vừa nêu, nói chính là những tâm ý niệm từng khởi lên trong tư tưởng của các nhà nghiên cứu sử, bộ môn khảo cổ và các cấp chính quyền, cùng các tổ chức liên hệ môi răng của nhà nước sở tại, như Cục bảo vệ Di sản quốc gia, Bộ Văn hóa, Viện Hán Nôm. Thế thì, với những gì vừa mới rặt ròng trải qua trên đất nước của chúng ta, của tôi anh chị, không lâu đâu, đó là cuộc chiến của hai miền Nam Bắc mà các chứng nhân lịch sử, cùng các chứng di tích của một thời khói lửa cũng hãy còn bàng bạc, tàng ẩn hoặc nằm phơi bày khắp ở đây kia của các vùng chiến thuật, các địa giới trọng điểm từng xảy ra các cuộc giao chiến vô cùng khốc liệt, nghiệt ngã của hai bên. Ấy sao không thấy một ai đá động, hỏi han gì đến cả là sao từ sau chiến thắng 75 lịch sử của người miền Bắc, kẻ đã đang ngất ngưỡng trên men say chiến thắng mà chưa bao giờ họ quên được mùi hương ngạt ngào, đậm đà của nó? Dù chiến cuộc đã đi qua gần non nửa thế kỷ.

 

Nếu tấm ảnh này, giả dụ, là ảnh chụp những người lính của quân đội Thanh triều, xa hơn là Nguyên Mông, xa hơn nữa là quân Minh mà những nhà nghiên cứu sử trong những cuộc thăm dò, khai quật các địa giới trọng điểm từng xảy ra chiến cuộc giữa hai bên moi, lấy lên được thì sao? Chúng ta, giới nghiên cứu sử chuyên môn, cả các tổ chức, cùng các cấp chính quyền nhà nước sở tại, rồi sẽ nói, sẽ bình gì về những người lính chiến, trai thời loạn, đầy vẻ kiêu hãnh, phong sương, hiên ngang đến từ đất nước bên kia và đã gục ngã oanh liệt trên đất nước của chúng ta nhỉ?

 

Vì thế, xin chúng ta chớ bao giờ thắc mắc rằng tại sao giáo dục Việt Nam và học sinh các cấp hôm nay lại đồng loạt tẩy chay môn lịch sử như thế. Hình như nó đã bị người ta cương quyết tẩy chay từ lâu rồi...

 

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang