Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

NGHIÊNG NGHIÊNG ĐÔI NÉT MỰC XANH TRONG LƯU BÚT NGÀY XƯA...

NGHIÊNG NGHIÊNG ĐÔI NÉT MỰC XANH
TRONG LƯU BÚT NGÀY XƯA ANH ĐÃ VIẾT TẶNG TÔI . . .

Nghề làm gián điệp theo mô tả trong các sách, truyện trinh thám được xem là một nghề hết sức nguy hiểm, cái chết rình rập, bao quanh chủ thể từng giờ, từng phút, từng giây, từ khi thức đến lúc ngủ, chưa biết tử thần tìm đến hỏi thăm, thộp cổ vào lúc nào. Có thể sơ khởi, tóm lược như thế về nghề gián điệp, những người hoạt động, nằm vùng với hành tung bí ẩn, xuất quỷ nhập thần, khó biết khó đoán, xâm nhập địa giới dễ như trở bàn tay dưới mọi hình thức hòng moi móc, lấy tin tức ngay trong lòng địch, trong các tổ chức phía bên phe đối lập.

bìa nhạc

𝗛𝗼𝗮 có âm đọc là họa. Họa mở ra âm đọc, viết là hồ.
𝗩𝗮̂̃𝗻 cũng đọc là vấn. Vấn mở ra âm đọc, viết là miễn. Miễn đọc là minh.
𝗡𝗼̛̉ tiếng Nôm đọc là nhứ. Nhứ đọc là tự. Tự bắt, chuyển qua tiếng Hán có âm đọc là thực. Thực mở ra âm đọc, viết là chí.

 

Với những cách chiết tự, chơi chữ thiết nghĩ hết sức "đang giỡn" như thế, tác giả HVNTĐQH đã lồng, cài, nén ba chữ Hồ Chí Minh vào trong 7 chữ Hoa Vẫn Nở Trên Đường Quê Hương thiệt tài tình, độc đáo. Đó chẳng khác nào những cài nén, ẩn giấu những bí ẩn lịch sử trọng đại của thi hào Nguyễn Du trong từng câu chữ truyện Kiều mà chúng tôi từng giải thích qua một số bài viết từ mấy năm nay.

 

Nhạc phẩm Hoa Vẫn Nở Trên Đường Quê Hương như bìa sau bản nhạc cho biết được BTT (bộ thông tin) và PHNT (phối hợp -hoặc phát hành- nghệ thuật) Sài Gòn phát hành năm 1972, giấy phép số 807, ngày 23/3/1972. 1972 là năm Nhâm Tý. Trước giải phóng 75 ba năm. Hồi ấy, khi HVNTĐQH vừa được phát hành, phát trên đài phát thanh vào mỗi trưa nghe hay quá. Chị H. chúng tôi và mấy người chị trang lứa trong xóm, cùng các bà cô, dì ở gần nhà, liền ghi tên bản nhạc, kèm một lô tên những người yêu thích, có cả mấy cu tí cu tèo, cu anh cu em, con mấy bà cô, bà dì nhà ở gần nhau, trong đó có chúng tôi, vvv... gởi vào Sài Gòn, cho chương trình Nhạc yêu cầu phát mỗi tuần một ngày, vào buổi trưa, lúc nhà nhà đang ăn cơm. Thư gởi đi rồi, thì ở nhà mọi người cứ thấp thỏm chờ tới ngày "nam tào bắc đẩu" cầm sổ bộ kêu, đọc từng tên trước khi nhạc phẩm được hát với những giọng ca mình yêu thích, say đắm, như Duy Khánh, Chế Linh, Thanh Tuyền, Hương Lan, Giao Linh, Phương Dung, Hoàng Oanh, vvv... từng được đám con nhang nam phụ lão ấu bất kể lập trang thờ cúng kính cẩn trên đầu cổ như thần Phật không khác. Lạ lắm. Miền Nam này từ xưa đến giờ vẫn thế. Vẫn dành tất cả mọi ưu ái cho giới ca nhạc sĩ, những người mà mình hâm hộ, tôn làm thần tượng. Mang theo hết cả một kiếp người. Không đùa được đâu. Rồi vào cái ngày, giờ mà tên của mình vừa được xướng, đọc trên sóng phát thanh, đầu trên xóm dưới ai cũng biết, cũng nghe, bỗng nhiên ai cũng thấy tâm hồn mình bay bổng, lâng lâng, thăng lên chín tầng mây. Nhất đám cu tí cu tèo, cu anh cu em, sắp nhỏ chúng tôi thuở ấy. Đã quá. Cái sướng râm ran hết cả người. Từ đầu xuống chân. Nó kéo dài cũng cả tháng chớ không ít đâu. Lạ lắm.

bìa nhạc

Cũng chưa nói, chữ Hương cuối tựa đề nhạc phẩm, cũng tương đương, đồng nghĩa với chữ vị. Vị là chi thứ tám trong 12 chi. Vị ở đây chỉ có nghĩa, chỉ vào ngày vị , tức hương, của tháng 3 dương lịch năm 1972, năm nhạc phẩm HVNTĐQH được cấp giấy phép xuất bản, in ấn. Trong tháng 3 dương lịch năm 1972 có hai ngày vị , 1/là ngày 5 dương lịch, nhằm ngày 20 Ất Mùi tháng 2 (Hai) âm lịch. 2/là ngày 17 dương lịch, nhằm ngày 3 Đinh Mùi tháng 2 (Hai) âm lịch. Như vậy, qua chữ Hương, tác giả nhạc phẩm cho biết ông sáng tác Hoa Vẫn Nở Trên Đường Quê Hương vào ngày 5 tháng 3 dương lịch năm 1972, nhằm ngày 20 tháng Giêng âm lịch.

 

Khi xác định như thế là do căn cứ vào chữ Trên thứ tư, khi ở dưới cùng là chữ Hương, tức chi vị như đã nói. Khi viết ra tựa đề như thế, sắp xếp thứ tự các chi trên dưới, tác giả đã có chủ ý ngầm muốn cho ai đó biết nhạc phẩm HVNTĐQH được ông sáng tác vào ngày tháng năm nào. Nếu người đó hiểu được ẩn ý của ông qua mấy chữ tựa đề. Từ đây sẽ có đường vào, sẽ lột phăng ra những mật mã ông cài nén, giấu trong từng câu chữ nhạc phẩm. Nguyên tắc của nghề gián điệp (nằm vùng) tuyệt đối không cho nói dài dòng, phải vắn tắt, cô đọng, gọn chừng nào tốt chừng ấy.

lịch âm dương
Ô tô màu cam là ngày phát hành nhạc. Ngày Chín Quý Sửu 癸丑 âm lịch năm Nhâm Tý 1972

Đó là cũng chưa nói, chữ Quê, chữ thứ sáu tựa đề, tiếng Nôm đọc là que . Que cũng đọc là quế. Quế mở ra âm đọc là quý. Quý tiếng Hán là tháng cuối một mùa, đó là tháng 3, tháng nhạc phẩm HVNTĐQH được cấp giấy phép phát hành, in ấn. Đồng thời, quý là can quý, can thứ 10 trong thập can. Truy ra, thì ngày 23 của tháng 3 dương lịch năm 1972, là ngày nhạc phẩm HVNTĐQH được phát hành, nhằm ngày 9/Chín Quý Sửu 癸丑 tháng Hai âm lịch.

chân dung
Cố nhạc sĩ tài hoa Phạm Thế Mỹ 15/1/1930-16/1/2009.

Với những gì vừa được giải thích qua tựa đề nhạc phẩm Hoa Vẫn Nở Trên Đường Quê Hương của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, quê ở Bình Định, sinh 15/1/1930, mất 16/1/2009, lấy ra ba chữ Hồ Chí Minh, là người lãnh đạo, vận động quân dân miền Bắc đứng lên phất cờ khởi nghĩa, kháng chiến, dẹp loạn cát cứ, đánh đuổi ngoại xâm thời ấy. Cũng với bấy nhiêu giải thích ngắn gọn, thì căn cứ, dựa vào đây, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là chiến sĩ điệp báo nằm vùng, hoạt động trong lòng địch, ngay tại Sài Gòn, thủ đô của hai nền Đệ Nhất, Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa trước năm 75 trước sau vẫn một lòng, một dạ trung thành, sắt son với người miền Bắc, với chủ nghĩa cộng sản, con đường mà ông đã chọn và đã sống cho đến cuối đời. Cũng không được biết tại sao sau năm 75, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ lại bị người miền Bắc lạnh lùng, quay lưng, ghét bỏ, không ngó ngàng, đếm xỉa gì tới? Theo đó, như những gì chúng ta được biết, tác giả Hoa Vẫn Nở Trên Đường Quê Hương từ đó đã sống âm thầm trong sự cô độc, bơ vơ, nghèo khổ, bệnh tật, thui thủi một bóng một hình như thế cho đến ngày ra đi. Có nhẽ người miền Bắc cho những nhạc phẩm của ông gồm Trăng tàn trên hè phố, Những ngày xưa thân ái, Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Đường về hai thôn, vvv... sến quá, vàng quá, lụy quá, nó sặc mùi đồi trụy, phản cách mạng, khác nào Tây tiến, Đôi bờ, Mắt người Sơn Tây của Quang Dũng chăng?

 

Khuya nay anh đi rồi,
làm sao tôi ngăn được.
Thà vui đi cho trót đêm nay.
Nhiều lần mình trắng bàn tay,
nhưng chuyện xa xưa ấy thôi đừng nhớ hay buồn.
Đôi ta không sống vì nhau,
khi kẻ ở người đi,
thôi thương tiếc mà chi.
Đường về ngõ tối hai nơi,
có vài vì sao rơi,
đêm hò hẹn hết rồi.
(CHUYỆN CHÚNG MÌNH-Trúc Phương)
https://www.youtube.com/watch?v=dSQxAghgjq4
https://www.youtube.com/watch?v=Ze2EiAL1C74

 

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang