Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

1- ẤN CHỨNG CỦA ĐỨC PHẬT

1- ẤN CHỨNG CỦA ĐỨC PHẬT

"Này các Tỷ kheo, ai thấy khổ, người ấy cũng thấy khổ tập, cũng thấy khổ diệt, cũng thấy con đường đưa đến khổ diệt. 
Ai thấy khổ tập, người ấy cũng thấy khổ, cũng thấy khổ diệt, cũng thấy con đường đưa đến khổ diệt.
Ai thấy khổ diệt, người ấy cũng thấy khổ, cũng thấy khổ tập, cũng thấy con đường đưa đến khổ diệt. 
Ai thấy con đường đưa đến khổ diệt, người ấy cũng thấy khổ, cũng thấy khổ tập, cũng thấy khổ diệt."

"Này các Tỷ kheo, đây là điềm đi trước, đây là tướng báo trước mặt trời sắp mọc, tức là rạng đông. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, đây là điềm đi trước, đây là tướng báo trước sự giác ngộ như thật Tứ Thánh Đế, tức là Chánh Tri Kiến."

(Tương Ưng 5, trang 441-447)

 

Đọc lại lời Đức Phật trong tạng kinh Nikaya, chúng ta biết được rằng. Nếu người nào cho mình là người tu chứng trong Phật giáo, tất những gì người ấy khi viết về Tứ Diệu Đế sẽ hoàn toàn nghiêm túc, đúng đắn và chính xác vậy.

 

Nhưng khi chúng tôi đọc qua rất nhiều những tập sách, những bài viết của nhiều tác giả từ trong nước, ngoài nước xưa nay tuyệt nhiên chúng tôi không thấy có tác giả với các bài viết nào viết đúng như thật về giáo lý Tứ Diệu Đế!

 

Như vậy, căn cứ vào những lời Phật dạy khi xưa, đúng hơn là lời tiên đoán hay ấn chứng, bảo chứng cho người tu chứng sau này trong Phật giáo. Thì chúng tôi chưa thấy có một hiện tượng nào cho biết đó là người tu chứng trong Phật Giáo. Bởi như đã nói là những bài viết, những tập sách theo chúng tôi khi viết về Tứ Diệu Đế của rất nhiều tác giả trong Phật giáo hầu như đã rớt ngoài lề, tức chả ăn nhập, liên hệ gì đến mảng giáo lý vi diệu, tuyệt hay này!

con đường
Hạnh phúc là con đường. Chứ hạnh phúc không phải ở đây và bây giờ. Lưu ý! 

Nếu có thì có chăng những kiến giải loanh quanh của người này nối đuôi, đạp dẫm chồng chéo, ngang dọc, quần quanh xuôi ngược ngược xuôi quanh quần lên lối mòn của người kia... Rồi cứ thế thế cứ rồi nó bỗng chốc đã trở nên một định kiến, thành kiến buộc bắt mà nếu ôm đọc riết riết càng đâm ra phát chán cho sự đời kỳ dị. Và tâm hồn cùng những sáu căn này từ dạo đó thôi đã trở nên cỗi cằn, đá sỏi đến tội nghiệp làm sao!

 

Đây là một sự thật mà không thể có một ai trên đời có thể bắt bẻ chúng tôi cho nổi cách nào. Bởi những chứng cứ, tức những tác phẩm thuộc diện trí tuệ của người tu theo Phật giáo hiện đã và đang được phơi bày sờ sờ ra đó trước tất cả mọi con mắt trần gian xưa nay rồi mà!

 

Vậy chúng ta, những người tu theo Phật giáo có bao giờ lưu ý hoặc chịu tin những chuyện vô lý nhưng có thật này hay không?

 

 

thất
Thất độc cư là nơi chứng đạt bốn sự thật Khổ Tập Đạo Diệt của một tu sĩ chân chính Phật giáo.

Chúng tôi cũng xin viết thêm đoạn nữa. Lời ấn chứng của Đức Phật ở trên còn có nghĩa là. Người tu chứng trong Phật giáo phải đi qua, tức phải thông suốt mảng giáo lý đặc thù vi diệu pháp là Tứ Diệu Đế thì mới có thể chứng đạo. Chứ không phải đợi đến lúc tu chứng xong rồi thì mới bắt đầu trình bày, soạn thảo bài pháp Tứ Diệu Đế ra trên văn bản. Hiểu như thế này là không đúng với con đường dấn thân, trải nghiệm, thực tu thực chứng của một tu sĩ chân chính trong Phật giáo. Cũng như không đợi đến lúc thi đậu đại học rồi mới học, mới biết những chương trình của đại học. Ai cấm các bạn đọc và hiểu các bài học của chương trình đại học trước khi vào đại học?  

 

Lại sau khi chứng đạo, người tu chứng ấy phải trình bày giáo lý Tứ Diệu Đế ra trước thanh thiên bạch nhật. Vì chính bản thân Đức Phật khi xưa sau khi viên mãn con đường tu tập, bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật cho năm anh em ông Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển chính là bài pháp TỨ DIỆU ĐẾ.

 

Sự công bố của Đức Phật sau thời gian độc cư tu hành cũng giống như các nhà bác học trình bày các phát minh, định lý khoa học của mình sau những tháng năm dài miệt mài trong phòng thí nghiệm vậy.

 

Vậy người nào khi viết hoặc tuyên bố gì đó sau thời gian nhập thất, cho mình là chứng thiền này chứng định nọ mà không đúng, mà không nói gì về Tứ Diệu Đế tất người ấy đã đi sai con đường Đức Phật đã đi khi xưa.

 

Đây được xem là cách kiểm tra phương pháp tu tập tuyệt vời giữa một rừng giáo pháp như lá rụng mùa thu được Đức Phật trao cho tứ chúng đối với những ai sau này cho mình là người chứng thiền, chứng thánh vậy.

Tuy Phước, 22h ngày 11 tháng 05 năm 2017
Kính bút.
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang