Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

MINH VÀ VÔ MINH

MINH VÀ VÔ MINH

Các hệ phái của Phật giáo xưa nay có những hiểu biết rất sai lầm về hệ thống giáo lý cơ bản trong vấn đề tu tập giải thoát. Như sự hiểu biết về pháp môn Tứ niệm xứ vậy.

 

Thật ra Tứ niệm xứ không phải là phương pháp tu tập nhưng các hệ phái Phật giáo, nhất Phật giáo các xứ Nam tông như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia lại xúm cùng nhau đưa Tứ niệm xứ vào trong 37 phẩm trợ đạo. Đây là một cái sai rất khó chấp nhận cho nổi cách nào đối với các tu sĩ của các hệ phái Phật giáo. Bởi Phật giáo lấy nền tảng là trí tuệ làm sự nghiệp cho giải thoát. Hiểu biết nhập nhằng, mơ hồ như vậy sao gọi là người có trí tuệ? Vậy giải thoát ở chỗ nào đâu?

 

Bài viết này chúng tôi xin phân tích rõ chỗ này để cho những ai từ bao lâu đã bị tổ trác, dẫn đi sai lạc nghìn trùng núi sông nhưng không hề biết chút mảy may nào.

 

Tứ niệm xứ gồm có bốn chỗ, gọi là Thân-Pháp-Tâm-Thọ. Riêng Thân niệm xứ thì gồm có mắt tai mũi miệng thân ý. Như vậy, bạn đã hiểu chuyện gì là chuyện gì chưa? Như con mắt, thưa các bạn con mắt không phải là phương pháp tu tập, hành trì gì ráo trọi. Mà con mắt chỉ là một công cụ, một phương tiện để cho bạn thực hiện một công việc nào đó cho dễ dàng, thuận tiện mà thôi. Nhưng nếu con mắt của bạn hay của ai đó bất chợt vì lý do gì đó đã bị mờ hoặc đui hẳn, thì bây giờ bạn muốn làm bất cứ công việc gì tất cũng rất khó mang lại thành công tốt đẹp, viên mãn.

Ảnh HT Thích Minh Châu thời còn là một học tăng
HT Thích Minh Châu thời còn là một học tăng

Với lỗ tai, cái miệng, lỗ mũi cũng vậy. Chúng tôi ví dụ tiếp về cái chân để cho các bạn dễ hiểu, dễ nhớ hơn nữa đối với sáu căn mà Đức Phật đặt cho một thuật ngữ chung riêng là Thân niệm xứ hay Tứ niệm xứ. Như đôi chân của một cầu thủ bóng đá chẳng hạn. Cầu thủ dùng đôi chân của mình để lừa bóng, đá bóng. Có khi họ đá bằng má trong hay má ngoài, hoặc vuốt bóng bằng mu bàn chân. Nói chung đôi chân của cầu thủ dùng để chạy và đá bóng. Thế thôi.

 

Nhưng nếu một người một trong hai chân bị hỏng thì người này rất khó thực hiện công việc đá bóng như những người bình thường khác. Đến đây, các bạn đã hiểu chuyện gì là chuyện gì rồi chứ gì?

 

Như vậy, đôi chân của một cầu thủ như đã nói không phải là phương pháp hay kỹ thuật, nghiệp vụ rèn luyện đá bóng. Mà đôi chân như đã nói chỉ là một công cụ, một phương tiện để dễ dàng cho người cầu thủ thực hiện việc đá và lừa bóng, chạy chỗ đó thôi. Mà phương pháp rèn luyện ở đây chính là ý đồ chiến thuật, kỹ thuật được huấn luyện viên áp dụng cho đội bóng và cho từng cầu thủ tập luyện để nâng cao thành tích tập thể và năng lực cá nhân. Có thể nêu ra chiến thuật 1-4-2-4, 1-3-5-2 được các nước như Anh, Ý, Ba Tây thường áp dụng trong thi đấu, hoặc chiến thuật tổng lực 1-10 còn gọi là cơn lốc màu da cam Hà Lan nổi lên vào thập niên 1970 chẳng hạn.

 

Vậy xin bạn đừng nên bao giờ đồng hóa phương pháp tập luyện với phương tiện và công cụ, dụng cụ nhé. Hai lĩnh vực này hoàn toàn khác biệt đến một trời một vực đấy!

sách
Luận án lấy bằng Tiến sĩ Phật học của Hòa thượng Thích Minh Châu năm 1961 tại Ấn Độ

Chúng ta nên trở lại với phương pháp tu tập. Khi bạn đã hiểu Tứ niệm xứ tuyệt đối không phải là phương pháp tu tập, rèn luyện rồi. Thì bây giờ yêu cầu bạn phải lấy gấp Tứ niệm xứ, tức 4 điểm ra khỏi 37 phẩm trợ đạo giùm cho chút. Chớ để như vậy thấy chướng tai gai mắt lắm! Đồng thời, các bạn phải nộp vào 4 điểm khác cho đủ 37 điểm của phương pháp tu tập.

 

Và 4 điểm đó là 4 điểm nào ấy là do các bạn tìm tòi, nghĩ suy và quyết định. Nhưng yêu cầu các bạn phải tìm ra cho bằng được 4 điểm chính xác, đúng đắn như nguyên bản trong kinh văn của Đức Phật đã tuyên bố khi xưa. Các bạn không được đưa vào 4 điểm mơ hồ, mông lung để cho đủ 37 điểm tào lao thiên địa như 2500 năm từng đã quơ quào, chụp giựt đấy!

 

Quê quá!

 

Đây là một bài viết lần đầu tiên sau thăm thẳm, ngút ngàn hơn 25 thế kỷ dâu bể tang thương với mục đích để cho các hệ phái Phật giáo trong nước, ngoài nước thấy ra đâu là đúng và sai vốn nằm ì trong não bộ của chính mỗi con người, chớ nó không phải xa xôi ở tận đây kia bên ngoài. Tức cách xử lý một văn bản của não bộ tôi anh chị.

 

Tóm lại. Tứ niệm xứ là một thuật ngữ được Đức Phật gọi hay đặt cho một con người. Thuật ngữ này chỉ có sau ngày Đức Phật đi tới đích của con đường tu tập gian khổ. Như vậy, Tứ niệm xứ không phải là phương pháp tu tập, hành trì, vì nó là để chỉ cho một con người như đã nói, Đức Phật đã đặt. Nói khác đi, trên một con người gồm có bốn chỗ là Thân-Pháp-Tâm-Thọ. Hàng ngày, trên bốn chỗ này luôn có ác pháp xâm chiếm và ngự trị. Muốn giải thoát, quét sạch ác pháp ra khỏi bốn chỗ này, bạn phải lấy 37 phẩm trợ đạo đặt lên trên Tứ niệm xứ, tức Thân-Pháp-Tâm-Thọ của con người bạn để tuần tự, thay phiên quét sạch ác pháp đã và đang xâm chiếm, ngự trị bốn nơi đây. Tu hành theo Phật giáo chỉ đơn giản bấy nhiêu.

 

Nhưng yêu cầu bạn phải hiểu chuyện gì cho chuyện gì trước cái đã!

 

Tìm không được bạn đường,
Bằng mình hay hơn mình.
Thà quyết sống một mình,
không làm bạn kẻ ngu.
(Kinh Pháp Cú)

 

Bốn niệm xứ 
Ngày 3 tháng 10 năm 2017

 

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang