NHỮNG ĐIỂM TỰA ĐỂ BẨY TUNG QUẢ ĐẤT
Dưới đây là hình ảnh, thư từ của những vị tu sĩ Phật giáo từng giúp đỡ chúng tôi rất nhiệt tình trong thời gian bắt đầu khởi hành đi tìm lại dấu tích lịch sử xa xưa của Nhà Tây Sơn và Quang Trung Nguyễn Huệ hiện còn lại những gì trên đất thần kinh cố cựu mộng mơ hay không?
Ảnh 1 là Ôn Chơn Trí, trụ trì chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ thành phố Huế. Địa chỉ này là nơi tọa lạc Cung điện Đan Dương của Hoàng đế Quang Trung thời xưa.
Ảnh 2 là Hòa thượng Thích Giác Đạo, trụ trì chùa Kim Tiên, ở hẻm Thích Tịnh Khiết đi vào. Chùa này cũng ở gần chùa Thiền Lâm. Chùa Kim Tiên là ngôi chùa mà ngày xưa Bắc Cung Hoàng Hậu Hoàng Thị Thu Mai đã ở khi mới từ Đàng Ngoài vào Phú Xuân cùng với Bắc Bình vương Nguyễn Huệ vào đầu năm Đinh Mùi 1787. Trong truyện Kiều Nguyễn Du gọi chùa Kim Tiên là Quan âm các: "Sẵn Quan âm các vườn ta..."
Ảnh 3 là Hòa thượng Giác Trí, trụ trì Tịnh xá Ngọc Sơn xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước. Nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của Hòa thượng Giác Trí để chúng tôi lưu trú với thời gian 2 năm tại đây thì chắc chắn lá thư gởi cho TBT Nguyễn Phú Trọng không thể đến tận tay của ông được.
Ảnh 4 là Đại đức Giác Trực, trụ trì Tịnh xá Ngọc Nhơn ở 999 Trần Hưng Đạo-Quy Nhơn. Chúng tôi từng cư ngụ tại đây nhưng thời gian không bao lâu, sau đó phải di chuyển qua ở nhờ nhà một người quen bên sông Hà Thanh, bên kia cầu chữ Y. Đại đức Giác Trực cũng rất thích công việc chúng tôi đang làm. Đại đức gốc người ở Bình Thuận. Còn tu sĩ ở Quy Nhơn-Bình Định lại chống vấn đề chúng tôi đang làm rất quyết liệt. Như thầy trò của tu sĩ Thích Nguyên Phước, trụ trì chùa Long Khánh ở Trần Cao Vân-Quy Nhơn. Cả các cán bộ ủy ban tỉnh và công an tỉnh Bình Định, Sở Văn hóa như Vũ Hoàng Hà, Lê Hữu Lộc, Hồ Quốc Dũng, Mai Thanh Thắng, vvv... cũng tìm mọi cách chống lại chúng tôi. Chỉ đến khi TBT Nguyễn Phú Trọng nhận được thư chúng tôi gởi ra, sau đó cử cán bộ BTG vào làm việc, thì lúc này đám ký sinh trùng ở Sở Văn hóa mới nghe lời Công an xúi nên chạy lên nhà chúng tôi tra hỏi về nhân thân và gia đình. Nhưng lúc này thì muộn quá rồi, ai cần gì nữa, phải không các bạn?
Ở Quy Nhơn chỉ duy nhất có cô Trần Thị Như Hoa, Chủ tịch Mặt trận thành phố đã tìm đến nơi ở sau khi chúng tôi gọi tới nói chuyện. Thêm nữa là ông Nguyễn Thanh Trà, xếp chi bộ Đảng khối các doanh nghiệp thành phố Quy Nhơn đã tiếp chúng tôi để nghe trình bày câu chuyện như thế nào. Cũng có một số cư sĩ phật tử ở Quy Nhơn cũng giúp chúng tôi rất nhiệt tình cho công việc. Chớ nếu không có những chỗ dựa này từ các cư sĩ phật tử -đại thừa- thì chúng tôi không thể tìm đâu ra chỗ tạm trú tại Quy Nhơn trong thời gian các năm 2015-2016.
Chúng tôi có mượn Đại đức Giác Trực 3.000.000đ để góp thêm mua camera thả xuống quay đường hầm sau khi khoan các điểm nghi ngờ trong khu vực chùa Thiên Thai. Sự việc sau đó bị dang dở do thầy trụ trì chùa Thiên Thai là Chánh Phụng bất ngờ đổi ý, không cho khoan tiếp tục các điểm nghi ngờ, nhất khoan trước cửa chánh điện, và ngay tại Tháp mộ, đường dẫn xuống Cung điện ngầm dưới chùa.
Ảnh 5 là thư giới thiệu của Hòa thượng Giác Đạo để chúng tôi có điều kiện mở cuộc họp tại chùa mời các cá nhân, các ban ngành liên quan ở Huế về dự họp để nghe chúng tôi trình bày những phát hiện lịch sử Tây Sơn của mình. Dự định này chúng tôi chưa thực hiện được.
Ảnh 6 là thư giới thiệu của Ôn Chơn Trí và các đệ tử để chúng tôi có điều kiện dễ làm việc hơn. Còn thực chất chúng tôi chưa bao giờ cầm những lá thư này đi quyên góp bất cứ ai trong công việc đội đá vá trời này cả. Mà chỉ có đi mượn thì có. Mượn rồi hẹn khi nào nhà nước bắt tay làm việc thì sẽ xin tiền hoàn trả lại. Ngày tháng mượn, và mượn của ai chúng tôi còn ghi trong sổ.
Tuy việc làm của chúng tôi chưa đi đến thành công trọn vẹn do có quá nhiều những cản trở nhưng thực chất, những phát hiện của chúng tôi là hoàn toàn chính xác 100/100, không hề sai lệch một lỗi nhỏ. Bây giờ, chỉ chờ có người có duyên phước lớn họ sẽ bắt tay làm nốt công việc là cho tiến hành thăm dò và khai quật là xong. Còn trong hiện tại đám người lộn xộn đủ các thành phần, ban ngành do bản chất ngu si muôn đời của họ đã cản ngăn họ rớt ra ngoài rìa sự việc vô cùng quan trọng này của lịch sử đất nước.
Như đã nói, nếu không có sự giúp đỡ đầy nhiệt huyết của các vị Hòa thượng, Đại đức ở nhiều nơi chắc chúng tôi sẽ khó làm được gì trong suốt thời gian mấy năm vừa qua, tính từ tháng 05 năm 2013 đến nay. Đó là chưa nói sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Đại đức Giác Ấn ở Tịnh thất Kim Châu-Cát Lợi-Nha Trang và Sư cô Ân Liên ở Tịnh xá Ngọc Cát dưới chân dốc Tịnh thất. Đây là hai nơi khởi đầu cho công việc lội ngược dòng lịch sử cứ tưởng chừng như một giấc chiêm bao của chúng tôi từ những ngày đầu tháng 05 năm 2013.
Miền trung thương nhớ,
lúc 06h50 ngày 11 tháng 09 năm 2019
Bốn niệm xứ