CHÁNH TƯ DUY LÀ GÌ?
Theo định nghĩa trong tất cả các loại kinh sách, băng đĩa thuyết giảng, giải trình của tất cả các hệ phái Phật giáo từ trong nước, ngoài nước xưa nay thì Chánh tư duy mang nghĩa là sự suy nghĩ, tính toán chân chánh, không mang tính tà vạy, gian hiểm. Nói tóm gọn. Chánh tư duy là sự suy nghĩ, nhớ tưởng chân chánh.
Đây là những kiến tưởng giải hết sức bậy bạ, tào lao bí đao, trật cù chìa của các tu sĩ và các loại kinh sách, cả tạng kinh PàLi gốc của các hệ phái Phật giáo. Chúng tôi dám nói như thế mà không sợ bất cứ một ai sẽ cho mình nói bậy bạ, lung tung. Khi nói, xác định như vậy bởi Bát chánh đạo không phải là phương pháp tu tập, hành trì gì ráo trọi, mà Bát chánh đạo chính là kết quả của sự tu tập, hành trì. Kết quả tu tập ở đây chính là để chỉ cho trạng thái giải thoát hoàn toàn trên thân tâm của Đức Phật đã được ngài ngồi hệ thống, triển khai thành tám cái chánh, gọi là Bát chánh đạo sau ngày chứng đạo, viên mãn con đường tu tập, miệt mài trong bao lâu.
Bạn có biết. Một người đã chứng thánh quả, nhập được các loại thiền định, làm chủ được bốn sự đau khổ của kiếp làm người sanh già bệnh chết như Đức Phật và các bậc Alahán thời đó hễ mỗi khi họ muốn gì, làm gì thì họ sẽ tự tại, ung dung sử dụng pháp Ứng lý tác ý, nhập vào trí tuệ Tam minh-Lục thông là họ sẽ biết tất tần tật, từ a đến z, không sai, không sót một ly hào nào hệt như khi thò tay móc đồ trong túi ra vậy. Chứ người tu chứng đạo, có Tam minh-Lục thông không phải như hạng đang còn mài miệt tu tập với nội tâm tham sân si thù hận, hãm hại ngút trời hễ mỗi khi muốn làm gì thì đầu óc phải khởi lên tính toán, suy nghĩ, áp đặt, dựng diễn ra đủ kiểu cách này nọ rồi mới bắt đầu tiến hành, thực hiện. Ai từng cho như vậy, nghĩ như vậy về Bát chánh đạo, về người tu chứng đạo là hoàn toàn sai lầm, lệch lạc, bậy bạ. Những người nào từng ôm ấp, cưu mang những loại tư tưởng, hiểu biết mù mờ, thui chột như vậy là chứng tỏ họ chưa biết gì về Bát chánh đạo và con đường tu tập của Phật giáo chút nào cả.
Tóm lại. Trong Bát chánh đạo không hề có cái chánh nào gọi là Chánh tư duy cả, mà nó do người sau thêm thắt, đưa vào, và như thế, theo đó, cái chánh thực thụ của Bát chánh đạo từ đó cũng đã bị loại, mang ném đi đâu mất tiêu. Khiến chỉ còn cái chánh tào lao bí đao, trật cù chìa thường được gọi là Chánh tư duy cùng với nhiều lối, cách kiến tưởng giải sai lạc của các thầy tổ, các tu sĩ của các hệ phái Phật giáo từ ấy đến nay. Xưa nay vẫn thường được xúm cho là, gọi là sự suy nghĩ, tư duy, tưởng nghĩ chân chánh. Kinh sách và những thầy tổ, tu sĩ nào từng cho Chánh tư duy là sự suy nghĩ, phân tích, nhớ tưởng chân chánh thì đó chính là ma, là tà giáo, chớ không phải là người, là thần thánh hay chánh giáo gì cả. Lưu ý giùm cho. Khổ lắm. Nói mãi.