Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

3- ẤN CHỨNG CỦA ĐỨC PHẬT

3- ẤN CHỨNG CỦA ĐỨC PHẬT
Tứ diệu đế được phân ra làm hai, gồm Bờ bên này và Bờ bên kia. Bờ bên này là bờ khổ đau, bờ của chúng sanh, hay bờ của người đang còn tu tập, tức trạng thái Khổ đế và Tập đế.

 

Bờ bên kia là bờ giải thoát, bờ của người đã thoát ra khỏi luân hồi sinh tử, đi tới đích cuối cùng của sự tu hành, tức chứng được trí tuệ Tam minh, còn gọi là Alahán. Vậy Đức Phật là người đang ở bờ bên kia, tức trạng thái Diệt đế và Đạo đế.

 

Đời sống của một con người là một hành trình, một con đường...

 

Có những con đường đi ra đại dương biển lớn. Có những con đường đi lên rừng sâu núi cao. Có những con đường đi về hậu phương. Có những con đường đi ra tiền tuyến. Có những con đường đi vào nhà máy, xí nghiệp. Có những con đường đi ra công trường, nông trường. Có những con đường đi vào giảng đường, bước lên bục giảng, lên đỉnh vinh quang. Có những con đường đi vào bóng tối, ngồi sau song sắt với tiếng thở dài não nuột, u buồn. Có những con đường đi tới, có những con đường đi lui. Có những con đường vinh, có những con đường nhục. Có những con đường bất tử, có những con đường phi nghĩa...

 

Nói chung thế gian này nói cho nhiều là có nhiều con đường, nhiều hành trình của những hạng người nhưng thực ra. Con đường nào, hành trình nào cũng chỉ có hai điểm: xuất phát và chung cuộc. Tức sanh và chết, hay còn gọi là Khổ đế, Tập đế như đã nói ở trên mà thôi...

 

Rồi cứ thế thế cứ rồi sanh và chết đã và đang đang và đã tiếp diễn mãi không thôi của tha nhân, của tôi anh chị trên những con đường, những hành trình vạn dặm...

 

Đây là một sự thật mà không một ai trên đời có thể bắt bẻ, phủ nhận cho nổi cách nào.

thất tu
Sơn cốc tịnh cư

Sau ngày Đức Phật chứng đạt chân lý, sự thật thì thế gian này từ đó mới có, mới biết và mới nghe đến danh từ Bờ bên kia. Tức các danh từ Diệt đế và Đạo đế. Còn trước đó, thưa các bạn thế gian này chỉ có, chỉ duy nhất biết có Bờ bên này, là bờ của sanh và chết, tức trạng thái đã được Đức Phật đặt cho một danh từ, tên gọi là Khổ đế và Tập đế.

 

Như vậy, trên lộ trình giải thoát, người nào muốn chấm dứt khổ đau, đi ra khỏi luân hồi sinh tử, bước qua Bờ bên kia như Đức Phật thì người đó phải tu, phải học hiểu 37 Phẩm trợ đạo thì ước nguyện đó mới có thể thành tựu, đạt được mục đích. Ngoài 37 Phẩm trợ đạo ra thì không còn một pháp nào ở thế gian có thể giúp cho con người, loài người chấm dứt được khổ đau, phiền não hết cả.

 

Xin các bạn lưu ý. Khi các bạn tu tập 37 Phẩm trợ đạo thì các bạn phải dùng ý thức để tu tập. Các bạn tu đến khi nào ý các bạn đạt trạng thái bất động, không còn chạy đuổi theo sáu trần thì lúc ấy các bạn đã ở Bờ bên kia. Tâm các bạn lúc bấy giờ sẽ an trú trong trạng thái an lạc, vô sự. Tức trạng thái Diệt đế, nơi Đức Phật đang an trú. Nói đúng hơn đó là trạng thái của Từ Bi Hỷ Xả đã đang phủ trùm lên vạn loại chúng sanh.

 

Rồi lúc này, ngay tại đây, các bạn chỉ cần kéo dài trạng thái bất động này ra, từ một phút đến một giờ, mười giờ hoặc hơn như thế nữa. Sự giải thoát này gọi là tâm vô lậu, hay Diệt đế. Ở trạng thái này thưa các bạn có đầy đủ tám chi phần gọi là Chánh kiến, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, vvv...

 

Chứ các bạn khi tu tập lại lấy Bát chánh đạo ra hành trì, thực hiện là sai, bậy rồi đó! Vì Bát chánh đạo cũng như Tứ niệm xứ tuyệt đối không phải là phương pháp tu tập, mà Bát chánh đạo chỉ là những danh từ cụ thể hóa từ trạng thái giải thoát của thân tâm Đức Phật. Nói khác đi cho dễ hiểu, dễ nhớ. Thân tâm giải thoát của Đức Phật đã được Ngài triển khai, cụ thể hóa ra các danh từ gọi là Chánh kiến, Chánh mạng, Chánh định, vvv...

 

Vậy khi các bạn đã quyết tu theo Phật, đi theo con đường của Phật, yêu cầu các bạn phải tu tập 37 Phẩm trợ đạo, chứ không phải tập trung đám người xúm lấy Bát chánh đạo hay Chánh tư duy, cả Chánh niệm, Chánh định ra để tu tập, hành trì. Vì Bát chánh đạo hay Chánh niệm, Chánh định như đã nói là kết quả của sự khổ luyện, tu tập, chớ Bát Chánh đạo không phải là phương pháp tu tập!

 

Cũng có thể nói thế này cho dễ hiểu, dễ nhớ hơn nữa. Các bạn muốn thân tâm rặt ròng Bát tà đạo của mình rồi đây cũng có, cũng giống y khuôn Bát chánh đạo của Đức Phật thì chỉ có một con đường duy nhất. Đó là tu tập 37 Phẩm trợ đạo. Là lộ trình của Tứ niệm Xứ vậy.

 

Nếu các bạn hiểu và tu tập được như vậy thì các bạn sẽ biết tại sao chúng tôi dám nói trong Bát chánh đạo không thể có cái chánh nào gọi là Chánh tư duy cả! 

 

Đây là sự lầm lạc vô cùng tai hại của những người tu theo Phật giáo xưa nay mà giờ rất khó sửa đổi cho nổi cách nào!

 

Tóm lại. Tứ Diệu đế xưa nay được các hệ phái Phật giáo thuyết giảng và viết ra ôi thôi rất nhiều như lá rụng mùa thu nhưng thiết nghĩ. Chưa có một bài viết, lời giảng nào của một tác giả nào viết đúng như thật lời dạy của Đức Phật khi xưa. Chúng tôi dám nói như vậy là do chắp nối tất cả những bài pháp liên hệ còn sót lại trong bốn bộ kinh Nguyên thủy do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tạng Pàli qua Việt ngữ. Nhưng nhất vẫn là quan sát, theo dõi chính trên thân tâm của chính mình và nhiều những đối tượng chung quanh qua những khi gặp gỡ, xúc chạm, làm việc. Bởi toàn bộ giáo lý của Đức Phật là chỉ vào ngay chính trên con người này, chớ không ra khỏi phạm vi hoạt động và hiểu biết của cơ thể con người. Nếu các bạn hiểu được điều cốt lõi này thì các bạn sẽ thấy Phật giáo là đạo rất cụ thể, hiện thực, không mơ hồ, trừu tượng một chút nào cả như các tôn giáo từng có mặt trên hành tinh này mang ra vận dụng, phổ biến từ xưa nay.

 

Bờ bên này, bờ bên kia
"Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia.
Còn số người còn lại,
Xuôi ngược chạy bờ này.
Những ai hành trì pháp, 
Theo chánh pháp khéo dạy.
Sẽ đến bờ bên kia"
(Tăng Chi Bộ Kinh, tập 4, trang 557)

 

Dịch thơ:
Đôi bờ
Nhân loại ít quá những người,
Đặt bàn chân lặp cung đường người xưa.
Rất đông còn lại nắng mưa,
Quần quanh xuôi ngược, ngược xuôi quanh quần...
Những ai thiền định thì thiền,
Thiền ba bảy phẩm pháp đây ắt là.
Thiền trượt trồi tuột trôi trôi...
Trách ai? Ai trách? Trách đời? Trách ta?
(Bốn niệm xứ)

 

Xin dừng bút tại đây.

 

Tuy Phước, 19h22 ngày 16 tháng 05 năm 2017
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang