Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

BỐN NIỆM XỨ LÀ GÌ?

BN NIM X LÀ GÌ?
Những tư tưởng lớn... khó gặp nhau.
Bốn niệm xứ là bốn nơi chốn ở trên mỗi một con người. Bốn niệm xứ nói cho đầy đủ, cụ thể là Thân-Pháp-Tâm-Thọ. Hằng ngày, trên bốn chỗ này của bạn hay của ai đó luôn có ác pháp bao quanh, xâm chiếm và ngự trị. Một người muốn chấm dứt khổ đau, phiền não, đi ra khỏi luân hồi sinh tử vô tận thì phải biết cách quét ác pháp ra khỏi bốn chỗ này. Ngoài cách này ra thì không còn một pháp nào nữa để quét ác pháp cho nổi. Người nào hữu duyên, phước báo lớn, nhiều đời tích góp thì sẽ gặp pháp Tứ niệm xứ chân chánh của Đức Phật.

 

Bốn niệm xứ chúng tôi phân tích ra như sau:


Thân
: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý.
Pháp: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Tâm: tức là tưởng, tưởng chuyện này, chuyện kia, chuyện nọ, đủ thứ chuyện tào lao thiên tướng trên đời để con người, tức tôi anh chị ngồi tượng tưởng ra. Tưởng cũng là nghiệp. Khi một người dứt hơi thở thì lúc này ý thức cũng không còn, chỉ còn lại cái tưởng, tức nghiệp đi tái sanh luân hồi. Chúng ta cần phân biệt tâm và ý. Hai lĩnh vực khác nhau.
Thọ: là những cảm thọ xảy ra, gây ra trên cơ thể, từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài, như nóng lạnh, đau nhức, hoặc buồn vui, giận hờn, thương ghét. Nói chung cảm thọ có thể hiểu là cảm xúc.

Cảm thọ hoạt động hai nơi, tâm và ý. Trên tâm gồm hỷưu. Trên ý là lạckhổ.

 

Sự tu hành của Phật giáo cốt làm sao tu đến chỗ ý bất động là giải thoát. Ý bất động là khi ý không còn chạy nhảy theo sáu trần (Pháp). Khi ý đã bất động thì tâm sẽ đạt trạng thái gọi là vô sự. Tu đến đây thì không còn một pháp nào có thể dẫn dụ, cuốn lôi tâm, lôi cuốn con người được nữa. Chúng ta từ đó sẽ an nghĩ vào niết bàn giải thoát.

thất ở
Thất độc cư được xem là lá chắn vững chắc của người tu sĩ Phật giáo để bảo vệ Tứ Niệm Xứ.

Bốn niệm xứ hiện nay trong các kinh sách của Phật giáo, kể cả bộ kinh gốc tạng Pàli của hệ Nam Tông ghi chép và xếp đặt không đúng với lộ trình, đường đi của cái gọi là nhân quả. Sự ghi chép, xếp đặt tào lao thiên địa, trật đường rầy ấy như sau: Thân-Thọ-Tâm-Pháp!

 

Bốn niệm xứ mà xếp đặt như thế là sai, quá sai! Do đó, chúng tôi đã phải chỉnh và xếp đặt lại đúng như ở trên là: Thân-Pháp-Tâm-Thọ.

 

Chúng tôi đã từng nói rằng. Một người nếu thiếu hoặc không có, không đủ khả năng suy luận và óc điều tra phá án, phiêu lưu mạo hiểm thì khó có thể bước vào lĩnh vực văn sử học. Nay xin nói thêm. Kể cả lĩnh vực tu hành giải thoát theo Phật giáo chánh gốc. Không phải Phật giáo phát triển, tức Phật giáo Đại thừa.

 

Đức Phật có nói bài kinh tóm tắt, ngắn gọn rằng: "Khi sáu căn xúc chạm với sáu trần thì năm dục tăng thịnh". 

 

Sáu căn, sáu trần các bạn đã từng đọc, từng hiểu rồi. Riêng Năm Dục thì chưa.

 

Năm Dục gồm có Sắc (sắc dục, tình yêu nam nữ), Lợi (vàng bạc, vật chất, nhà cửa, đất đai), Danh (địa vị, tên tuổi, quyền hạn), Thực (ăn uống), Thùy (ngủ nghĩ).

 

Bài hay lời kinh ngắn gọn này xét ra vẫn còn thiếu một vế, tức một câu sau nữa. Vì trong thời Đức Phật có thể người ta chưa ghi chép những lời Phật dạy vào trong kinh điển. Chỉ mãi về sau, khi Đức Phật đã đi rồi thì lúc đó người ta mới bắt đầu kết tập, ghi chép những lời Phật dạy, được gọi, đặt là kinh. Lúc này, người ta nhớ lời Đức Phật tới đâu thì họ ghi chép đến đó. Do đó, trong các tạng kinh này, gồm bốn bộ là Trung Bộ-Trường Bộ-Tăng Chi Bộ-Tương Ưng Bộ có muôn vàn những cái sai, nhất từ khi các bộ kinh này chẳng hiểu vì sao được mang qua các xứ Nam Tông thì lại bị các vị tu sĩ ở đây xúm đè chỉnh sửa thêm cũng khá nhiều nữa.

 

Chúng tôi xin chỉnh lại bài -câu- kinh ngắn gọn ở trên như sau:

 

"Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì Năm DụcThất tình tăng thịnh".

 

Các bạn đã hiểu năm Dục. Thất Tình các bạn phải hiểu như sau:
Dục-Nộ-Ái-Đố-Mạn-Hận-Hại. 

 

1/Dục: Là lòng tham, tâm tham của con người và các loài động vật.
2/Nộ: Là tâm sân giận, hung dữ của con người và các loài động vật.
3/Ái: Là tâm si, tức trạng thái mê mờ, không phân biệt rõ trắng đen, phải quấy, thiện ác của con người và các loài động vật.
4/Đố: Là tâm đố kỵ, tị hiềm, hơn thua của con người và các loài động vật. Kể cả thực vật.
5/Mạn: Là tâm cống cao, hiu hiu, ngã mạn, xem thường mọi người, mọi vật, mọi việc của con người và các loài động vật.
6/Hận: Là tâm ghim ghút, hận thù dai dẳng của con người và các loài động vật.
7/Hại: Là tâm mưu hại, sát hại của con người và các loài động vật.

 

Bảy chữ này thuộc tiếng Hán, chúng tôi dịch qua Việt ngữ cho dễ hiểu như sau:
Muốn-Giận-Mê-Ganh ghét-Tự cao-Căm thù-Mưu sâu kế độc.

 

Bạn chỉ cần lưu ý tất cả mọi hiện tượng đã và đang xảy ra từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội bạn sẽ biết chúng tôi chỉnh lại bài -câu- kinh ngắn gọn, cô đọng ở trên đúng hay sai liền thôi.

 

Như khi chỉ cần cọ quẹt, một va chạm rất nhẹ trên con đường di chuyển của hai đối tượng tham gia giao thông thì liền xảy ra một vụ đâm chém, giết người khủng khiếp ngay lập tức tại các giao lộ, hoặc các điểm dừng khi đèn đỏ, vvv... Hoặc bạn nói lỡ lời với ai đó một câu thôi. Nhưng người đó sẽ nuôi lòng hận, thù bạn đến rất lâu, có thể kéo dài đến 5-10 năm không chừng. Và khi có cơ hội, chắc người đó sẽ không bao giờ buông tha mối hận năm xưa đã từng khắc sâu vào trong tâm khảm.

 

Còn nếu nói thất tình là hỷ-nộ-ái-ố-ai-lạc-dục thì chúng tôi e không bao giờ đúng với sự thật. Sự thật ở đây là sự thật xảy ra như cơm bữa, từ bên ngoài xã hội và trong gia đình của bạn, cả trong thâm tâm các bạn. Bởi giáo lý của Đức Phật chỉ vào đâu nếu không chỉ vào trong con người của đám khùng khùng điên điên, của tôi anh chị này đây?

 

Nói đúng hơn là như thế này để cho các bạn dễ hiểu, dễ nhớ hơn nữa. Khi năm dục, tức bản ngã to lớn, vĩ đại của các bạn, của tôi anh chị bị kẻ nào đó to gan lớn mật sờ đụng tới thì tôi anh chị liền phùng mang trợn mắt, nổi sân ầm ầm, rồi xách nào dao búa, nào gậy gộc xông tới ăn thua đủ với kẻ đó ngay lập tức. Tới đâu thì tới, mặc. Tao chấp hết!

 

Tóm lại. Nếu các bạn biết liên tưởng, chắp nối bài, câu, lời kinh ngắn gọn, cô đọng ở trên với những gì được chúng tôi vạch lá tìm sâu, mét moi chòi chẹt ra đầy đủ trên bài viết thì các bạn sẽ biết tại sao chúng tôi dám khẳng định. Bốn niệm xứ là Thân-Pháp-Tâm-Thọ. Chớ Bốn niệm xứ tuyệt đối không phải là Thân-Thọ-Tâm-Pháp!

 

Các bạn đã hiểu chuyện gì là chuyện gì chưa? 

 

Dục các bạn phải hiểu trong đó gồm có hỷ và lạc. Vậy chỉ một chữ dục là đã có hỷ và lạc trong đó rồi. Nếu các bạn xúm nhồi nhét, đem hỷ-lạc vào trong thất tình cho đủ bảy điểm, thì hận-hại mang ném đi đâu?

 

Tóm tiếp. Nếu khi bạn kiểm tra thân tâm của bạn không từng có cái gọi là tư tưởng, ý niệm hận-hại thì chúng tôi là người ăn ở không viết bậy, nói bậy. Còn nếu thân tâm bạn đã đang có đầy đủ, thậm chí thừa mứa, lúc nào cũng muốn trào tuôn những niệm dục ôi thôi là hôi tanh, nhờm tởm hận-hại. Thì chứng tỏ các loại kinh sách và băng giảng như lá đổ muôn chiều kia trên thị trường văn học Phật giáo từ Đông sang Tây, từ hơn 2500 năm nay hầu hết đã đang nói sai, viết sai. Trong hai phải chọn một. Bạn không thể một chân bước tới một chân bước lui. Thế thôi.

 

"Hận nước chưa xong đầu đã bạc,
Mài gươm mấy độ dưới trăng thâu..."

 

Chào các bạn.

 

Tuy Phước, lúc 12h44 ngày 27 tháng 03 năm 2017
Kính bút
Bốn niệm xứ.

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang