Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

AI THẤY LÝ DUYÊN KHỞI LÀ THẤY PHÁP. AI THẤY PHÁP LÀ THẤY PHẬT

AI THẤY LÝ DUYÊN KHỞI LÀ THẤY 


PHÁP. AI THẤY PHÁP LÀ THẤY PHẬT.

Kinh Pháp Cú, phẩm Song yếu có hai bài kệ như sau:

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.

Bài kệ thứ hai:

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng không rời hình.

Hai bài kệ này chỉ khác nhau ở các từ, chữ đối nghịch để chỉ ra hai dòng suy tư cùng những việc làm ác hay thiện của chủ thể. Chỗ này thì khi đọc qua bất cứ ai cũng có thể hiểu được dễ dàng, không cứ gì đó là những người có bằng cấp Phật học này nọ hoặc những tu sĩ, cư sĩ của các hệ phái trong Phật giáo.

Nếu bài kệ này đã được tất cả mọi người hiểu dễ dàng như vậy rồi thì hôm nay chúng tôi đem ra bàn luận, mổ xẻ để làm gì? Vô ích. Bởi chúng tôi từng quan niệm. Nếu khi cầm bút viết hay nói thì nên nói, nên viết những đề tài mà xưa nay chưa ai nói, viết. Có như vậy thì mới làm sáng tỏ và giải quyết được nhiều vấn đề trong đời sống của con người và xã hội. Nhất những vấn đề tu tập trong Phật giáo, kể cả văn sử học. Chứ những đề tài đã được mọi người tham gia bàn luận cùng viết đi viết lại đã quá nhiều rồi, như lá rụng mùa thu mà hôm nay mình còn cặm cụi ngồi viết để làm chi nữa! Quá thừa. Hãy để thời gian và công sức ấy làm những việc nào có ích lợi hơn cho con người, gia đình, chùa chiền và xã hội là hơn, chẳng hạn ra tay quét dọn nhà cửa, phòng ốc, chùa chiền, lượm rác đường phố, giặt quần áo, đi chợ và nấu cơm nước phụ giúp vợ con, cha mẹ, vv...

Nếu tất cả mọi người đều có ý thức, trách nhiệm như vậy thì bản thân và gia đình, xã hội cùng đất nước chắc sẽ có sự đổi thay, cải cách rất lớn. Nhất tuyệt đối không còn tình trạng lãng phí thời gian và tài sản chung riêng từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội, cả trong các tổ chức đoàn thể cùng các tôn giáo tín ngưỡng tâm linh.

Tóm lại. Chúng tôi tuyệt đối không nói, không viết và cũng không bao giờ dẫm lên lối mòn mà triệu triệu, lớp lớp người đã đi qua như sóng vỗ trùng khơi liên hồi bất tận. Vì vậy, bài viết này hôm nay là một trong những bài viết chúng tôi muốn chia sẻ để mọi người cùng thấy ra những cái sai trong hệ thống giáo lý của Phật giáo. Đó là hệ thống Bát chánh đạo. Hai bài kệ phẩm Song yếu nêu ở trên trong kinh Pháp Cú được Đức Phật chỉ vào hệ thống Bát chánh đạo nhưng tuyệt đối xưa nay không có một người nào chịu để ý và tìm hiểu cho cặn kẽ, thấu đáo hai bài kệ này. Vì thế, sự sắp xếp trong Bát chánh đạo của các hệ phái Phật giáo trong nước, ngoài nước xưa nay đã hoàn toàn sai bét đến tội nghiệp làm sao!

Đây là những cái sai trong Bát chánh đạo. Mời các bạn đọc qua cách khai mở tư duy của chúng tôi xem sao.

Câu thứ ba bài kệ là chỉ ngay chong chóc, trúng phong phóc vào sự tư duy, suy nghĩ của một chủ thể, tức ý thức. Nói khác đi, đó là Chánh tư duy hay Tà tư duy. Chánh hay Tà tư duy là cái chánh được xếp thứ nhất trong Bát chánh đạo. Xin các bạn khắc xương ghi cốt cho định nghĩa này của Đức Phật chứ không phải của chúng tôi. Chúng tôi chỉ là người làm sáng lại con đường mà Đức Phật và các thánh tăng đã đi qua trong quá khứ nhưng đã bị lịch sử xô ngã, chà đạp, ném vào sọt rác không thương tiếc những lời dạy vàng ngọc, kinh điển của người sáng lập Phật giáo.

Câu thứ tư là câu được Đức Phật xác định cái chánh nào được xếp sau cái CHÁNH THỨ NHẤT chứ không phải CHÁNH KIẾN như các hệ phái Phật giáo trong nước, ngoài nước đã xúm đè cứng ngắc mặc định quá buồn cười mà cười sao cho nổi cách nào như thế! Thưa các bạn cái chánh thứ hai trong Bát chánh đạo chính là CHÁNH NGỮ!

Bởi qua câu kệ thứ tư Đức Phật đã cho biết quá rõ đường đi của nhân quả là như thế nào. Ở đây, các bạn cần nên hiểu. Đức Phật không phải là người sáng lập ra thế giới hay vũ trụ rồi chế định điều này, điều kia và buộc bắt mọi người phải y cứ theo đó, không được hiểu, nói sai khác. Mà Đức Phật chỉ là người phát hiện ra sự thật, chân lý. PHÁT HIỆN SỰ THẬT KHÁC VỚI SÁNG TẠO, SINH ĐẺ SỰ THẬT CỦA RẤT NHIỀU CÁC TÔN GIÁO THẦN QUYỀN-MÊ TÍN-LẠC HẬU-NGU DỐT TỪNG MẶC ĐỊNH, DỤ DẪN TÍN ĐỒ NGOAN ĐẠO DỄ NÓI DỄ NGHE XƯA NAY. Xin các bạn đọc và hiểu rõ lại những danh từ này giùm cho chút.

Riêng ở đây là sự thật trên một con người.

Câu kệ thứ tư như sau:

"Nói lên hay hành động". "Nói lên" là chỉ cho khẩu ngữ, và "hành động" là chỉ cho những cái chánh nối tiếp, kế tục khác trong Bát chánh đạo. Như vậy, CHÁNH NGỮ hay TÀ NGỮ là cái chánh đi sau, tức xếp sau cái chánh thứ nhất là ý thức chứ không phải CHÁNH KIẾN như các hệ phái Phật giáo đã xúm đè cứng ngắc mặc định như vậy từ sau ngày Đức Phật nhập diệt.

Nói như vậy cũng có nghĩa là. Kể từ khi Đức Phật nhập niết bàn cho đến nay là đã hơn 2500 năm thì trong Phật giáo chưa có người nào chứng được trí tuệ TAM MINH thấu suốt vũ trụ và lịch sử thế giới. Kiêm lịch sử hình thành cùng với sự thăng trầm, chuyển biến của đất nước và dân tộc qua bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước. Bởi nếu như có người nào đó đã chứng được loại trí tuệ siêu việt TAM MINH thì họ đã thấy và chỉnh lại toàn bộ những cái sai trong hệ thống giáo lý Phật giáo mà do qua nhiều lần kết tập kinh điển đã không còn đúng với nguyên bản lời Đức Phật thuyết giảng, giáo dục khi xưa rồi. Điển hình, cụ thể là khi xếp CHÁNH NGỮ đi sau CHÁNH KIẾN.

Nếu các bạn xúm cho chúng tôi ăn ở không nói bậy bạ, chả sao cả. Các bạn nên kiểm tra lại chính trên thân tâm và những hành động của chính mình trong mỗi lúc đi đứng nằm ngồi, ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc thì các bạn sẽ thấy lời Đức Phật dạy không hề sai. Bởi toàn bộ giáo lý của Đức Phật là chỉ ngay vào thân tâm một con người. Chứ không chỉ đâu xa xôi ở bên ngoài con người. Riêng ở đây là những chỉnh sửa của chúng tôi về những cái sai trong hệ thống giáo lý cơ bản của Phật giáo. Như sự xếp đặt, đảo lộn lại sự mất trật tự, rối rắm trong Bát chánh đạo ở trên vậy.

Đọc đến đây các bạn đã hiểu chuyện gì là chuyện gì chưa? Chưa à? Lạ thế?

Nghĩa là tất cả các kinh sách khi viết về giáo lý cơ bản, đặc thù giải thoát của các tu sĩ thuộc các hệ phái Phật giáo trong nước, ngoài nước từ Nam tông, Khất sĩ, Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông, Thiên Thai tông, vv... Kể cả những tập sách viết về Tứ Diệu Đế của nhiều tác giả, trong đó có tác giả được cả thế giới tôn thờ, kính ngưỡng và mệnh danh là vị Phật sống Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, 15 gì đó hầu như đều rớt ngoài lề sạch sành sanh hết cả!

Bởi Đạo đế, tức Bát chánh đạo là con đường giải thoát của mọi tu sĩ, cư sĩ tu theo Phật giáo mà đã bị hiểu sai, trật cù chìa như thế thì những vấn đề, hệ thống giáo lý nhân quả khác cũng sẽ bị hiểu sai, viết sai theo. Chúng tôi chưa nói hiện trong Bát chánh đạo có những cái chánh không phải nguyên bản gốc nhưng vẫn được ai đó đem nhồi nhét, xếp đặt vào để học hỏi, hành trì. Còn những cái chánh nguyên bản, có thật đã bị tất cả xúm rinh ném vào quên lãng từ rất lâu.

Thế là từ đó con đường giải thoát của nhân loại đã không còn nữa bởi một mớ chữ nghĩa nhập nhằng, thập cẩm, loạn xà ngầu xưa nay tàng ẩn, hoành hoành trong Bát chánh đạo nói riêng và Tứ Diệu Đế nói chung.

Đây là chuyện khó tin nhưng có thật. Đồng thời đây cũng là sự thách đố khắc nghiệt với chính bạn có dám làm một cuộc cách mạng lật đỗ, dẹp bỏ những cái sai trong Phật giáo hay không? Tức Phật giáo bây giờ cần phải có sự thay... máu, nói đúng hơn là tẩy chay những cái sai, cái không đúng để dựng lại nguyên bản những gì Đức Phật đã khổ công gầy dựng từ xa xưa. Có như vậy thì con đường giải thoát chân chính của Phật giáo mới đến trong vòng tay của con người và nhân loại trong thời điểm được gọi là thế giới phẳng hôm nay.

"Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non còn nước hãy còn thề xưa.
Non cao đã biết hay chưa?
Nước đi ra biển lại mưa về nguồn..."
(THỀ NON NƯỚC - Tản Đà)

Lời cuối. Bạn nên kiểm tra lại các sách, kinh nào mà viết, mà xếp CHÁNH NGỮ sau CHÁNH KIẾN hoặc cái chánh cuối cùng là CHÁNH ĐỊNH, cái chánh đầu tiên là CHÁNH TƯ DUY thì những kinh, sách cùng các tác giả đó đã viết và hiểu sai lời Phật dạy. Tức những người này không có loại trí tuệ cần thiết của Phật giáo. Trí tuệ để đoạn diêt lậu hoặc, nhập các loại CHÁNH ĐỊNH, chấm dứt luân hồi sinh tử. Mà đó chỉ là TÀ ĐỊNHTÀ TUỆ!

Tóm lại. Một người khi bước chân vào tu tập trong Phật giáo mà không hiểu gì về các mảng giáo lý đặc thù của con đường giải thoát thì người đó rất dễ bị lầm lạc trước một rừng kinh sách, giáo lý mơ hồ, trừu tượng như lá đỗ muôn chiều do các học giả và hành giả hành sai pháp viết và thuyết giảng, hướng dẫn.

Một ông thầy mù chống gậy, quờ quạng dẫn một đám người đui rồi biết đi về đâu?

Các bạn khắc xương ghi cốt cho lời nói này.

Tuy Phước, lúc 10h02 ngày 22 tháng 01 năm 2018
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang