Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

MẶT TRỜI VÀ BÓNG TỐI

MẶT TRỜIBÓNG TỐI
Trong tập sách mỏng, chỉ có 39 trang, tựa đề Ba mươi bảy phẩm trợ đạo của thầy Thông Lạc, Viện chủ Tu viện Chơn Như được NXB Tôn Giáo ấn hành vào Quý III năm 2009 chúng tôi phát hiện có muôn vàn những cái sai. Nhưng những cái sai này thì đám đệ tử cóc nhái Tu viện Chơn Như không thể biết. Và bởi vì không thể biết cho nên đám đệ tử cóc nhái này luôn cho những gì thầy của mình nói ra đều đúng, đều hay, đều phù hợp với chân lý, sự thật.

 

Vậy để chứng minh cho lời nói, xác định của chúng tôi khi cho rằng thầy Thông Lạc viết sai, nói sai. Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những cái sai đó trong tập sách mỏng có tựa đề Ba mươi bảy phẩm trợ đạo để cho tất cả mọi người cùng thấy, cùng hiểu sau khi đọc qua phần trình bày, giải thích của chúng tôi đối với giáo lý tu hành Nguyên thủy có phần đặc biệt qua bài pháp còn có tên khác là Các món ăn nhưng đã bị thầy Thông Lạc kiến giải sai lệch hoàn toàn.

 

Mời các bạn bỏ chút đỉnh thì giờ đọc qua xem sao.

 

Câu thứ nhất thầy Thông Lạc viết như sau, chúng tôi chép lại nguyên văn:
"Trước khi muốn biết rõ 37 phẩm trợ đạo là những pháp môn nào chúng ta hãy đọc bài kinh Thức ăn cho các pháp, đức Phật đã giới thiệu: "Này các Tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho Minh giải thoát (Tam Minh)? Bảy Giác Chi, cần phải trả lời như vậy.

 

Lời dạy trên đây rất rõ ràng, nhưng chúng ta phải hiểu nghĩa của những danh từ này: Minh giải thoát, Bảy giác chi. Vậy Minh giải thoát nghĩa là gì?

 

Minh giải thoát tức là Tam minh. Tam minh gồm có:
1-Túc mạng minh 
2-Thiên nhãn minh 
3-Lậu tận minh 

 

a- Túc mạng minh nghĩa là gì?
Túc mạng minh là một trí tuệ phi thời gian, vì thế người tu tập có Túc mạng minh là biết được nhiều đời nhiều kiếp của mình trong thời gian quá khứ và thông suốt những điều sắp xảy ra cho mình trong tương lai.
b-Thiên nhãn minh nghĩa là gì?
Thiên nhãn minh là một đôi mắt phi không gian, vì thế người tu tập có Thiên nhãn minh là thấy suốt cả vũ trụ không có chỗ nào trong vũ trụ mà không thấy, thấy biết sự vật như những sự vật đang đặt ở trước mắt. Đôi mắt Thiên nhãn minh đó thấy biết nhân quả của từng người và của từng thời gian.

 

c-Lậu tận minh nghĩa là gì?
Lậu tận minh là một trí tuệ luôn luôn thấy biết tâm Vô lậu không còn một chút xíu tâm Hữu lậu nào xen vào cả, tức là tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự".

sách

Ở trên là phần chúng tôi trích lại những kiến giải, tưởng giải của thầy Thông Lạc với câu tự hỏi và tự trả lời thứ nhất của Đức Phật với bài pháp có tên là Các món ăn hay Thức ăn cho các pháp.

 

Trong câu hỏi kiêm trả lời thứ nhất này có những cái sai lệch, vô nghĩa rất trầm trọng, nguy hiểm mà chỉ những người chuyên tu tập độc nhất một lộ trình, một con đường như chúng tôi mới có thể phát hiện ra những cái tầm bậy, tào lao thiên tướng trong bài kinh xưa cùng những kiến giải, tưởng giải trật cù chìa của thầy Thông Lạc, Viện chủ Tu viện Chơn Như. Cái sai ấy là chỗ này đây.

 

Thưa các bạn, không phải Đức Phật nói hay xác định: "Cái gì là thức ăn cho Minh giải thoát...", mà là: "Cái gì là thức cho Chánh giải thoát!"

 

Vậy Chánh giải thoát là gì? Thưa các bạn Chánh giải thoát là sự giải thoát ra khỏi tất cả mọi ràng buộc, hệ lụy của nhân quả, dù sự ràng buộc, nhân quả ấy chỉ nhỏ nhiệm như một hạt bụi cũng không còn tác động cách nào được nữa lên thân tâm của người đã đi tới cái đích cuối cùng của con đường giải thoát Phật giáo. Chứng thánh quả Alahán. Nếu một người đi tới cái đích cuối cùng của con đường tu tập 37 phẩm trợ đạo, nói ngắn gọn là lộ trình Tứ niệm xứ thì gọi là Chánh giải thoát. Còn nếu chưa chứng được quả vị cao nhất là Alahán thì không thể gọi, nói là Chánh giải thoát. Mà đó chỉ gọi, nói là giải thoát từng phần, từng chặng, từng đoạn. Ví dụ một con đường dài 100km, thì người này mới chỉ đi được 10km, 20km hay 30, 40km. Muốn đi tiếp tục trên lộ trình này thì người này cần phải tái sanh trở lại trần gian này nhiều đời, nhiều kiếp nữa thì may ra. Do đó, trong sự tu tập của Phật giáo mới có loại quả gọi là quả Nhất lai, Thất lai, tức tái sanh trở lại trần gian một lần hay phải bảy lần thì mới chứng được quả vị cuối cùng là Alahán.

 

Như vậy, khi chúng ta đã hiểu con đường tu tập của Phật giáo và cái đích cuối cùng của con đường giải thoát này là phải chứng được phẩm vị giải thoát được Đức Phật xác định là Chánh giải thoát. Chứ không phải là Minh giải thoát. Đây là cái sai trong kinh sách Nguyên thủy, trong tạng PàLi, kèm theo là cái sai từ kiến giải, tưởng giải của thầy Thông Lạc trong tập sách mỏng Ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

 

Sở dĩ chúng tôi dám xác định thầy Thông Lạc nói sai, hiểu sai là do sự xác định tiếp theo của câu nói Đức Phật. Câu tiếp theo đó như sau: "Tam minh, cần phải trả lời như vậy". Tại đây, chúng tôi xin cắt ngang, chắp nối câu hỏi và trả lời này lại từ đầu như sau để cho các bạn dễ hiểu, dễ nhớ hơn nữa.

 

"Này các Tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho Chánh giải thoát? Tam minh, cần phải trả lời như vậy".

 

Các bạn đã hiểu chuyện gì là chuyện gì hay chưa khi đọc lại câu chỉnh của chúng tôi? Chưa à? Sao lạ thế? Nghĩa là một người qua tu tập theo Phật giáo nếu muốn đi tới cái đích cuối cùng của con đường, tức đạt sự giải thoát hoàn toàn, còn gọi là Chánh giải thoát như đã nói thì người này phải chứng được Tam minh! Chưa chứng được Tam minh thì chỉ gọi là giải thoát từng phần, từng chặng, từng đoạn...

 

Và Tam minh thưa các bạn không phải là Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh như thầy Thông Lạc đã cà tửng kiến giải, tưởng giải tào lao ra như thế! Mà Tam minh theo chúng tôi là Ý thức minh, Tưởng thức minh và Thức uẩn minh! Nói khác đi, Tam minh là chỉ cho não bộ, tư tưởng của con người vốn hay ưa du nhập đủ mọi thứ, đủ loại niệm, đủ hình ảnh từ hình ảnh ác, niệm ác đến hình ảnh thiện, niệm thiện, nhưng phần nhiều những niệm ác, hình ảnh ác lại nhiều hơn hình ảnh thiện và niệm thiện. Sau do qua một quá trình cải tạo, học tập, nếu người nào quét sạch tất cả mọi lậu hoặc tham sân si mạn nghi hận hại trong đầu óc, tư tưởng thì lúc này sẽ đạt trạng thái gọi là Minh. Chưa đạt trạng thái Minh thì đó gọi là si, là vô minh, dù tham sân si còn rất ít.

 

Như vậy, muốn đi tới sự giải thoát được Đức Phật xác định là Chánh giải thoát thì một người cần phải chứng được trí tuệ Tam minh. Chứ không phải là Bảy giác chi. Tại sao chúng tôi dám xác định như vậy? Tại vì Bảy giác chi chỉ là trạng thái, chứ Bảy giác chi không phải là não bộ con người? Trong khi, như mọi đều biết, tất cả mọi lậu hoặc, mọi niệm thiện ác của con người hầu như đều tập trung tất tần tật vào trong não bộ, vào trong cái gọi là tư tưởng này đây! Chứ không phải lậu hoặc tham sân si đều tập trung, dồn hết vào trong Bảy giác chi! Nói khác đi, Bảy giác chi không phải là nơi tập trung những niệm thiện ác! Mà Bảy giác chi chỉ là trạng thái của giải thoát! Các bạn hiểu chưa?

 

Nói tóm lại. Tam minh là từ ngữ dùng để chỉ cho trạng thái Minh của não bộ, tức những lậu hoặc tham sân si lúc này đã bị quét ra khỏi não bộ con người thì gọi là Minh hay Tam minh/Ba minh. Nếu lậu hoặc vẫn còn, dù còn rất ít thì chỉ được gọi là giải thoát từng phần, từng chặng, từng đoạn, chứ không thể gọi đó là Chánh giải thoát.

 

Trường hợp giải thoát này trong Phật giáo cũng xem như trên lộ trình học hành bên ngoài xã hội vậy. Không phải bất cứ ai khi bắt đầu cắp sách đến trường, vào học từ lớp mẫu giáo thì những tháng năm sau đó sẽ thi đậu đại học rồi ra làm bác sĩ, kỹ sư, nhà bác học, vvv... Số người thi đậu, có bằng cấp này nọ thành danh, thành công trong xã hội, trên đường đời có thể đếm trên đầu ngón tay. Còn số người thất bại, gãy cánh giữa đường công danh sự nghiệp ôi thôi lại quá nhiều, nhiều như cát sông Hằng không thể lấy con mắt phàm phu tính đếm mà bạn hay tôi ai cũng đều biết rõ chuyện này. Có khi những người này lại chính là bạn, bạn bè của bạn hay những người trong gia đình bạn cũng nên.

 

Qua nội một câu trong bài kinh Thức ăn cho các pháp mà thầy Thông Lạc đã kiến giải, tưởng giả sai lệch hoàn toàn so với sự thật tu hành trong Phật giáo sau khi các bạn đọc qua phần giải nghĩa của chúng tôi. Bao nhiêu đó đủ chứng tỏ thầy Thông Lạc chưa chứng quả Alahán như đám đệ tử cóc nhái Chơn Như nhầm tưởng bao lâu về thầy của mình. Đó là chúng tôi chưa nói, chưa giải thích trạng thái Bảy giác chi tiếp theo trong câu. Nói chung tất cả các câu hỏi và trả lời của Đức Phật trong tập sách mỏng này được thầy Thông Lạc mang ra kiến giải, tưởng giải đã sai lệch hoàn toàn. Và chuyện đúng sai này lại không nằm trong phạm vi hiểu biết của đám đệ tử cóc nhái bám bu sau lưng thầy Thông Lạc.

 

Sau đây chúng tôi xin ghi lại câu thứ nhất trong bài kinh này qua sự dẫn giải của Đức Phật và chỉnh lại của chúng tôi:
1/"Này các Tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho Chánh giải thoát. Tam Minh, cần phải trả lời như vậy".

 

Nói đến Chánh giải thoát thì các bạn phải hiểu đó là quả vị Alahán, là một trong Tứ thánh quả, gồm Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và Alahán. Những quả trước Alahán không thể gọi là Chánh giải thoát, mà đó chỉ là trạng thái giải thoát từng phần, từng chặng, từng đoạn như đã nói. Chỉ khi nào một người đủ duyên phước thì người này sẽ thực hiện được Tam minh, Đức Phật gọi là Chánh giải thoát như chúng tôi đã giải thích ở trên. Và Tam minh thì gồm Ý thức minh, Tưởng thức minh, Thức uẩn minh, chứ Tam minh không phải là Thiên nhãn minh, Túc mạng minh và Lậu tận minh như thầy Thông Lạc đã cà tửng tưởng giải, kiến giải tầm bậy, tào lao thiên tướng ở trên.

 

Xin nói thêm đoạn này. Khi một người chứng được trí tuệ Tam minh, thì lúc này đồng thời họ cũng sẽ sở hữu, tức thực hiện được sáu loại thần thông là 1-Thiên nhãn thông 2-Thiên nhĩ thông 3-Tha tâm thông 4-Thần túc thông 5-Túc mạng thông 6-Lậu tận thông.

 

Các bạn có cần chúng tôi giải thích, phân tích cặn kẽ, chi tiết từ, chữ MinhThông để xem nó khác nhau thế nào hay không?

 

Ví dụ. Sáng nay người ta giao cho các nhân viên Công trình đô thị đi giải quyết chuyện nghẹt cống ở tại giao lộ Nghuyễn Thái Học-Lý Thái Tổ, thành phố Quy Nhơn. Sau khi làm xong, thì các nhân viên này về báo cáo với ban chỉ đạo công tác thế này, mời bạn nghe qua xem sao:

 

-Chúng tôi đã tìm ra đoạn tắt nghẽn dưới cống tại giao lộ X, và đã làm cho nước chảy Minh rồi.

 

Câu thứ hai:

 

-Chúng tôi đã tìm ra đoạn tắt nghẽn dưới cống tại giao lộ X, và đã làm cho nước chảy Thông rồi.

 

Trong hai câu báo cáo sự việc này câu nào đúng, câu nào sai xin bạn cho biết ý kiến?

 

Đúng ra chúng tôi chỉ giải thích nội một câu thứ nhất, và sẽ khóa bài viết lại tại đây. Nhưng nếu viết ngắn như thế, chỉ một câu nhiều khi sẽ làm cho nhiều người thêm bất mãn, bực mình, hoang mang, nhất sự bực tức của đám đệ tử cóc nhái của thầy Thông Lạc. Vả lại, ở trên chúng tôi có đề cập đến trạng thái Bảy giác chi, nhưng trong câu thứ nhất cũng có nói đến Bảy giác chi là thức ăn của Minh giải thoát. Do đó, buộc bắt chúng tôi phải giải thích tiếp câu thứ hai để thử xem món ăn nào là món ăn của câu tiếp theo. Bởi đây là bài pháp đi theo quy trình ngược, từ cao xuống thấp do Đức Phật đang ở tại vị trí giải thoát tột đỉnh này chỉ ra, nói ra. Còn khi một người bắt đầu tu tập là phải đi từ thấp đến cao. Có khi người này sẽ đi hết con đường giải thoát, và nếu được như vậy thì người này cũng sẽ nói, diễn tả như Đức Phật là đi theo quy trình ngược. Nhưng nếu người này bị gãy cánh, hoặc ra đi ở một quãng nào đó của tuổi đời hữu hạn thì người này tất nhiên không thể biết hay nói theo quy trình ngược được. Bởi họ chỉ đi được một đoạn ngắn trên con đường dài thăm thẳm để thực hiện cho được mục đích cuối cùng. Chứng Tam minh.

 

Câu thứ hai như sau:
2/"Này các Tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho Tam minh, Bốn niệm xứ, cần phải trả lời như vậy".

 

Ở trên chúng tôi đã giải thích Tam minh là gì rồi. Đó chính là não bộ của con người, trong đó gồm các tế bào mà trong Ngũ Uẩn Đức Phật gọi là, xác định là Ý thức, Tưởng thức, và Thức uẩn. Riêng trong câu thứ hai này thì thức ăn của Tam minh là Bốn niệm xứ, chứ không thể một loại thức ăn hay một danh từ nào khác lạ có thể xen ngang vào đây được. Bởi như đã nói đây là một quy trình, cho dù nghịch hay thuận thì nó cũng vẫn là một quy trình, là một trật thứ tự logic, không thể có chuyện sai lệch, nhập nhằng vào trong sự vận hành đã thông suốt, mạch lạc thế này trên thân tâm giải thoát của một người nào đó được. Có hiểu và có định nghĩa, xác định được như vậy thì bạn mới có thể thấy ra những cái sai trong bài pháp này trước hết là sự kết tập kinh điển từ rất xa xưa. Sau là cái sai qua kiến giải, tưởng giải của thầy Thông Lạc.

 

Thức ăn của Tam minh là Bốn niệm xứ. Vậy Bốn niệm xứ là gì? Bốn niệm xứ khỏi nói thì ai cũng biết đó là Thân-Thọ-Tâm-Pháp. Nhưng đây là sự sắp xếp, ghi chép tào lao trong kinh sách. Riêng chúng tôi thì chỉnh sửa Bốn niệm xứ lại trật thứ tự logic như sau Thân-Pháp-Tâm-Thọ.

 

Thân niệm xứ gồm mắt tai mũi miệng thân ý. Pháp niệm xứ là chỉ chung cho sáu trần sắc thanh hương vị pháp tưởng. Tâm niệm xứ là chỉ cho tưởng, tức nghiệp đi tái sanh luân hồi. Thọ niệm xứ là chi cho các trạng thái như nóng lạnh, đau, nhức hay thích thú, khoan khoái, ưa muốn, nói chung đó là các trạng thái hỷ lạc, buồn khổ của thân và tâm.

 

Các bạn lưu ý. Thân niệm xứ là nói chung cho đầu mình, tứ chi của con người. Trong đó có phần đầu. Đầu chắc khỏi nói các bạn cũng đã quá biết, đây là nơi dung chứa não bộ của con người. Não bộ con người thì tất cả đều như nhau, nó chỉ khác ở chỗ đó là não bộ của kẻ khôn hay người ngu, người thông minh, sáng suốt hay người si mê, dại dột. Mà não bộ khỏi nói thì bất cứ ai cũng đều biết hiểu như thật rằng đây là tổng hành dinh, là cơ quan tối cao, là nơi điều khiển toàn bộ mọi hành vi nhất cử nhất động của thân thể, tứ chi một con người.

 

Vì vậy, do căn cứ vào sự thật hiển nhiên này của quy luật vận hành tất yếu con người, nói khác đi, của loài động vật có xương sống thì chúng tôi dám nói thức ăn của Tam minh chính là Bốn niệm xứ! Chứ không thể là một loại thức ăn nào khác, một danh từ nào khác có thể chen ngang vào giựt giành phần hơn, phần thắng ở chỗ này được. Còn nếu nói như sự ghi chép trong kinh sách, theo kiến giải lệch lạc, tào lao thiên địa của thầy Thông Lạc thì sai hoàn toàn! Không thể chấp nhận. Các bạn nên đọc lại hai câu 1 và 2 trong bài kinh ghi chép và kiến giải sai lệch xưa nay mà chúng tôi dám nói là vô cùng quan trọng này xem sao:

 

1/"Này các Tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho Minh giải thoát? Bảy Giác Chi, cần phải trả lời như vậy".
2/"Này các Tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho (Năng lực) Bảy Giác Chi? Bốn Niệm Xứ, cần phải trả lời như vậy".

 

Chúng tôi đã có nói rồi, đây là bài pháp đi theo một quy trình từ cao xuống thấp rất trật thứ tự, logic, chặt chẽ vô cùng được chính người đang ở vị trí giải thoát cao tột đỉnh nói, chỉ ra thì nó phải đúng đắn, chính xác hoàn toàn. Nhưng bài pháp quan trọng này đã bị ghi chép sai lệch từ rất lâu của những người không chuyên về tu tập, hoặc đó không phải là những người đã tu chứng, dù chưa chứng đến quả cao tột của con đường giải thoát là Tam Minh. Và hôm nay là qua kiến tưởng giải tầm bậy, trật cù chìa của thầy Thông Lạc. Người tự vỗ ngực xưng danh mình là đã chứng Alahán. Và đám đệ tử cóc nhái bu bám, vác cờ khiêng kiệu gõ trống nhảy múa chập cheng cheng chập sau lưng thầy Thông Lạc lâu nay cũng đều cho như vậy. Thiệt là trò buồn cười quá chớ mà cười sao cho nổi cách nào!

 

Sở dĩ chúng tôi dám xác định thức ăn của Tam minh là Bốn niệm xứ là bởi còn có ý nghĩa này đây. Tứ Thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm và Alahán chính là bốn loại thiền định để làm chủ bốn chỗ Thân-Pháp-Tâm-Thọ, tức Bốn niệm xứ chứ không gì khác!

 

Chúng tôi cũng xin chưa nói Bảy giác chi mà thầy Thông Lạc kiến giải ở trên, hay trong các kinh sách của Phật giáo ghi chép cũng toàn tào lao thiên địa cả. Vậy chỉ khi nào chúng tôi viết, nói, giải thích Bảy giác chi là gì thì từ đó mọi người mới có thể hiểu, rồi cùng xúm ồ lên một tiếng khoái trá, ồ, thì ra là như vậy! Còn hiện tại thì không có một bài kinh nào, quyển kinh nào trong tạng PàLi ghi chép đúng lời Phật giảng dạy khi xưa. Kể cả những luận giải của thầy Thông Lạc hôm nay. Bằng chứng là qua hai câu 1-2 trong bài kinh Thức ăn cho các pháp được chúng tôi chỉnh lại và các bạn khi đọc qua cũng liền thấu hiểu đúng hay sai so với kiến tưởng giải của thầy Thông Lạc trong tập sách Ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

 

Tóm tiếp. Với một người giác ngộ chân lý, sự thật thì chúng tôi duy nhất chỉ thờ cúng kính cẩn trên đầu cổ hình ảnh đất nước, dân tộc và ông bà, cha mẹ, anh chị em, tổ tiên của mình mà thôi. Nhất hình ảnh, nhân tướng và việc làm của Quang Trung và Bác Hồ xưa nay. Bởi đây là người thật, việc thật từng xuất hiện, từng xảy ra trên nước Việt mà lịch sử xưa nay còn ghi chép. Chứ tuyệt đối chúng tôi không tin, không thờ cúng thần thánh tiên phật, bồ tát cùng các loại kinh sách này nọ, lung tung như thiên hạ từ bao lâu. Bởi thần thánh tiên phật, bồ tát hôm nay sao có quá nhiều hình tướng với tóc tai râu ria dị hợm, biết đâu thật đâu giả mà đi suy tôn, thờ cúng kính cẩn như thế? Lại kinh sách thì đủ loại, đủ thứ, biết tin vào kinh sách nào là lời của Phật nói, lời của ma nói?

 

Do đó, tất cả cần phải được kiểm chứng, rà soát, đồng thời cũng phải can đảm đập sập hết xuống, nhất phải tu chứng quả cuối cùng trong Phật giáo thì lúc đó bạn mới có thể biết thật giả, thực hư thế nào. Còn hiện tại thì dẹp qua hết một bên nào thần thánh tiên phật, nào kinh sách lung tung, loạn xà ngầu như lá đỗ muôn chiều trong khu rừng âm u, mù mịt của Phật giáo xưa nay...

 

Bài pháp này hy vọng sau khi đọc qua sẽ có một số người giác ngộ, chợt hiểu sự thật hồi giờ không phải như mình đã tự mặc định bao lâu trong đầu như thế. Bởi cái gì dù đúng dù sai thì chỉ cần có người khơi, vạch ra thì rồi ai ai cũng sẽ thấy, sẽ hiểu như nhau cả. Cho dù đó là những hạng người cứng đầu, bướng bỉnh nhất. Vả lại, chúng tôi là người từng ở Tu viện Chơn Như nên khi nói ra là phải nói đúng sự thật, tức có ở trong chăn thì mới biết chăn có rận. Còn những người ở bên ngoài không thể biết những đúng sai trong kinh sách thế này, nhất những hạng trong bụi mới nhảy ra cứ tưởng chạy vô tu viện ăn ngày một bữa, không cất giữ bạc tiền là sẽ chứng Alahán ngay liền!

 

Điều này không bao giờ xảy ra!

 

Vì sự tu chứng đã được Đức Phật xác định chính là phương pháp và kỹ thuật quét lậu hoặc tham sân si hận hại trong não bộ để chứng đạt giải thoát Toàn phần, còn gọi là Chánh giải thoát, chấm dứt luân hồi sinh tử. Chứ không phải ăn ngày một bữa, không cất giữ tiền bạc là chứng Alahán. Xin những ai từng tu tập theo lộ trình 37 phẩm trợ đạo của Phật giáo Nguyên thủy cần phải hiểu rốt ráo ở chỗ này.

 

Miền trung thương nhớ, 
lúc 8h42 ngày 04 tháng 04 năm 2019 
Bốn niệm xứ

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang