DỰ BÁO TƯƠNG LAI
Nước Việt xưa nay có nhiều nhân vật đặc biệt biết trước được sự việc sẽ xảy ra thế nào trong tương lai. Như cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bác Hồ và Tổ sư Minh Đăng Quang.
Trong bộ Chơn Lý tổ Minh Đăng Quang có nhiều bài viết nói về sự kiện này. Hoặc trước ngày vắng bóng, ra đi mãi mãi tổ có cho vài vị sư biết về tương lai của Phật giáo ngày sau. Nhưng đặc biệt nhất, mà ít có người lưu ý. Đó là ba chữ Minh Đăng Quang mà tổ được thọ ký. Quang nên hiểu là ánh sáng rực rỡ của hào quang từ tổ sư phát ra. Nghe đồn rằng tấm ảnh mà chúng ta thấy trước mặt thì sau khi chụp trên đầu tổ có vầng hào quang sáng rực. Mọi người đem ảnh đến nói với tổ sự việc quá lạ lùng này. Nhưng tổ nói đó là ma cảnh, đừng nên tin và chấp chặt vào đó. Đăng nghĩa là lên, bước lên. Minh là ánh sáng của mặt trời khi soi rọi sẽ làm cho cảnh vật trở nên sáng sủa, bóng tối do đó sẽ tiêu tan, lặn mất. Nhưng minh cũng là ám chỉ cho thời đại Hồ Chí Minh.
Như vậy, với ba chữ Minh Đăng Quang được thọ ký qua đó tổ sư cho biết trước tổ sẽ trở lại và làm cho hệ phái Khất sĩ hưng thịnh, phát triển, sáng rực rỡ ngay trong thời đại Hồ Chí Minh này.
Vậy chúng ta kiên nhẫn chờ xem những dự báo trước tương lai của vị tổ Khất sĩ từng dương cao khẩu hiệu Nối truyền Thích Ca Chánh pháp này thế nào nhé.
Nói thêm đoạn. Chỉ bắt đầu từ khi tổ Minh Đăng Quang xuất hiện cùng với màu vàng của tấm y bá nạp giải thoát, hai tay ôm chiếc bình bát đi khất thực xin ăn khắp các nơi. Thì cũng từ đó người Việt mới biết thế nào là Phật giáo qua hình ảnh mang bát xin ăn truyền thống của Đạo Phật mà Đức Phật Thích Ca đã dựng lập và thể hiện cùng tăng đoàn xưa kia. Chứ hình ảnh nghiêm trang, đạo hạnh của hạnh tu giải thoát lõi cây này từ khi Đức Phật và các vị thánh tăng ra đi từ hơn 2500 năm về trước đã vắng bặt, không còn gì nữa. Cho dù đó là tại Ấn Độ, quê hương của Đức Phật, của Phật giáo. Hoặc đó là ở các xứ Nam tông như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia...
Chúng tôi sở dĩ nói như vậy là tại các xứ Nam tông các vị sư nguyên thủy này tuy cũng có hình thức mang y bát xin ăn nhưng họ lại toàn xin cá thịt, máu huyết của chúng sanh về nuôi thân mạng cho mập béo, hồng hào. Không phải họ xin cơm rau, bánh trái, đồ thực vật trong sạch, thơm ngon hương vị đồng nội quê hương như Đức Phật ngày xưa và tổ Minh Đăng Quang đã từng thân giáo thực hành tại nước Việt để làm gương cho hậu thế mai sau. Các vị sư Nam tông lại còn to gan lớn mật khi dám sửa, thêm vào trong tạng kinh Nikaya bài kinh ăn Không thấy-Không biết-Không nghe để hợp thức hóa việc ăn uống máu thịt khổ đau của các loại chúng sanh mà họ nói do Đức Phật cho phép thực hành. Thiết nghĩ đây là việc làm vô cùng ác độc, tội lỗi của hệ phái Nam tông khi dám bày biểu ra những hành động, việc làm không hề có trong kinh sách Phật giáo để từ đó họ mới có thể tự do, thoải mái ăn uống hoặc cúng dường thực phẩm bằng máu thịt chúng sanh của tín đồ, cả chính quyền của các xứ Nam tông.
Tội lỗi và tội ác ngập trời này biết rửa mấy sông, mấy biển cho hết của tu sĩ các hệ phái Nam tông?
Tóm lại. Trong bài viết ngắn này nếu lưu ý các bạn sẽ thấy sự liên hệ rất chặt chẽ, logic giữa Phật giáo và chính trị, tức lịch sử văn sử học của đất nước, dân tộc. Cho nên, do căn cứ vào những sự thật từng xảy ra này nên chúng tôi mới dám khẳng định rằng. Một người khi bước chân vào Phật giáo, từ tu sĩ, cư sĩ mà không hiểu gì về văn sử học đất nước, dân tộc thì chắc chắn người ấy tu hành sẽ rất khó thành công. Đây là điều đã từng xảy ra xưa nay tại các nước mà đạo Phật từng xuất hiện, trong đó có Việt Nam, cả các nước Nam tông. Đọc các sách luận giải của các nhà sư Nam tông chúng tôi không hề thấy họ nói, nhắc đến nền văn sử học của đất nước và dân tộc họ chút nào cả. Vì thế các sư Nam tông không bao giờ tu hành chứng đạo, chứng thiền gì được. Mà họ chỉ chứng các pháp thiền tưởng do chính họ sáng lập, như pháp thiền Minh sát tuệ phồng xẹp cơ bụng, pháp thiền của Mahashi, Achancha, Goenka, vvv...
Bốn niệm xứ