Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

1-CÂU CHUYÊN NGÔI MỘ TRÊN ĐỒI CÁT...

1-CÂU CHUYỆN NGÔI MỘ TRÊN ĐỒI CÁT:
TRĂM NĂM BIA ĐÁ THÌ MÒN,
NGÀN NĂM BIA MIỆNG VẪN CÒN TRƠ TRƠ...
HAY PHẠM ĐỨC BÁ LÀ GIỚI TÍNH NAM HAY GIỚI TÍNH NỮ?

Người dân xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam xưa nay đều cho ngôi mộ này (ảnh) là mộ bà Phạm Đức Bá, vợ của vua Quang Trung. Đó được xem là dạng nhận định, hiểu biết rất sai lầm, ngớ ngẩn đối với những loại chữ nghĩa, hình thức mang tính ngụy trang, đánh tráo khái niệm hòng che đậy những sự thật, bí mật gì đó của người xưa, thời con người và xã hội vẫn còn sử dụng loại chữ tượng hình hội ý của người Trung Hoa và chữ Nôm biến thể của người Việt. Những ai thường hay đọc các bài giải thích truyện Kiều của chúng tôi lâu nay ít nhiều cũng đều hiểu, cũng như nắm bắt được nguyên tắc viết, nén, ẩn giấu mật mã lồng trong từng câu, chữ của hình thức, của cái gọi là chiết tự chữ nghĩa Hán Nôm này rồi của thi hào Nguyễn Du, cả các tác giả khác, như Ngô Thì Nhậm (Khâm vãn Đan Dương Lăng, Đề Thiên Thai Sơn), Bà Huyện Thanh Quan (Thiên Thai Hoài Cổ, Qua Đèo Ngang), Bắc cung Hoàng hậu (Chinh phụ ngâm, Ai tư vãn)...

mộ người chết 
Ngôi mộ Giả vương Phạm Công Trị do vua Quang Trung dựng lập tại xã Bình Đào

Thực chất, ở đây là căn cứ vào mớ chữ nghĩa chỉ còn lại là sự truyền tụng mơ hồ, mất gốc cội qua nhiều năm tháng trong dân gian, làng xã, bởi tấm văn bia khắc, tạc tên người chết với ba chữ Phạm Đức Bá cùng những chữ nghĩa, nội dung gì kế tiếp cũng làm gì còn đâu. Chớ chẳng lẽ trên tấm bia của người chết người ta chỉ ghi, tạc duy nhất mỗi ba chữ Phạm Đức Bá hay sao? Làm gì có chuyện quá vô lý như thế? Đúng không? Sở dĩ mãi về sau, cả thời trước, người ta chỉ đem câu chuyện, ngôi mộ trên đồi cát với ba chữ Phạm Đức Bá ra bàn luận, đàm đạo bên chén trà, ly rượu những khi hữu sự, lúc rảnh rỗi công việc, rằng đó là ngôi mộ của người chết, có tên là Phạm Đức Bá. Đó là nói vắn tắt, cô đọng cho dễ nhớ dễ hiểu. Chớ có ai ngồi lôi, đọc vanh vách ra từng chữ nghĩa ghi trên tấm bia ngôi mộ ấy để làm chi. Mà cũng làm sao nhớ để đọc, nói trong câu chuyện. Nếu có, đó là những cuộc bàn tán bí mật của vài ba người, nhóm người nào đó thuộc dòng họ Phạm, hoặc những người yêu nước, kính trọng triều đại cũ xưa đã từng một thời chăn dân trị nước với chính sách, chủ trương phù hợp với lòng dân, đã để lại niềm tin sâu sắc, lòng biết ơn thiết tha, chính đáng trong nhân dân, chưa bao giờ họ quên được những nghĩa cử, ân tình sâu đậm đó đối với triều đại, với người lãnh đạo. Có thể nói, đây chính là điều kiện tiên quyết, tuyệt đối để ngôi mộ trên đồi cát kia với quá nhiều những bí ẩn chưa có lời giải thích nào thỏa đáng qua bao năm tháng nằm phơi mình giữa trời mưa nắng, trong nhang tàn khói lạnh, không người viếng thăm, hỏi han cũng vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nếu không, thì nó, ngôi mộ trên đồi cát, đã bị quật phá tan hoang, hài cốt bị hốt đổ sông biển sạch sành sanh rồi sau khi chính quyền, nhà nước Quang Toản bỏ chạy khỏi Phú Xuân từ tháng 5 năm Tân Dậu 1801. Tiếp đó, là bắt đầu sự cáo chung chính thức của nhà Tây Sơn vào năm Nhâm Tuất 1802 với việc lên ngôi, xưng vương của Nguyễn Ánh/Gia Long, đất nước từ đó đã được triều Nguyễn cai trị đến gần non thế kỷ rưởi. 1802-1945. Nếu như chính quyền triều Nguyễn biết ngôi mộ trên đồi cát chính là của nhân vật giả vương Phạm Công Trị do kẻ thù không đội trời chung từ Phú Xuân lặn lội về xây dựng lập bia. Sau đã được con cháu họ Phạm cạy tấm bia ghi rõ tên tuổi, năm sinh năm mất, công lao người chết do kẻ thù dựng lập mang đi chôn giấu chỗ khác, thế vào tấm bia có ba chữ Phạm Đức Bá hòng che đậy, qua mặt chính quyền lâm thời.

 

Chúng ta trở lại với câu chuyện chính. Như đã nói, đây là ngôi mộ của nhân vật Giả vương Phạm Công Trị, là em hoặc anh của Bà Chánh cung Phạm Thị Doanh, vợ lớn của vua Quang Trung, và người em Phạm Thị Ngọc Dẫy. Ba chữ Phạm Đức Bá 范惪伯 có ý nghĩa thâm trầm, ẩn khuất như sau. Phạm là họ Phạm. Chữ Đức được ghép từ bộ tâm và chữ trực ra chữ Đức . Tâm là phần ở bên trong con người, chỉ để cảm nhận, mắt không thấy, tay không rờ tới được. Nên tâm dùng để chỉ bên trong. Tâm cũng là điểm ở giữa, như tâm điểm: điểm ở giữa, nên tâm cũng tương đương với chữ trung nghĩa ở giữa. Trên bộ tâm là chữ trực . Trực có âm đọc là trị. Trị là tên cúng cơm, tên trong sổ bộ gia đình, tộc họ của nhân vật Giả vương Phạm Công Trị. Bá là anh, bốn vị trí anh em trong nhà thời xưa, tính theo thứ tự là bá /trọng /thúc /quý . Lại bá cũng là tước bá, đời xưa chế ra năm tước là công /hầu /bá /tử /nam . Cũng còn có chữ bá với nghĩa là một vua chư hầu giỏi. Ở đây, bá nghĩa vua chư hầu giỏi mà những người trong dòng họ Phạm xã Bình Đào sử dụng mục đích chính là để là ám chỉ vị trí của vua Quang Trung trong thời điểm ấy. Cũng có thể bá là chữ để ám chỉ cho chức tước, địa vị làm việc của nhân vật Phạm Công Trị trong triều đình Phú Xuân ngày ấy chăng?

người cỡi ngựa
Giả vương nhập cận Phạm Công Trị, ảnh do họa sĩ triều Thanh vẽ năm Canh Tuất 1790

Tóm lại. Bá ở đây, của ba chữ Phạm Đức Bá 范惪伯, nên hiểu, là dùng ám chỉ cho vua Quang Trung, người đã đứng ra lập ngôi mộ trên đồi cát ở xã Bình Đào cho nhân vật Giả vương Phạm Công Trị. Đồng thời, cũng có thể, bá còn để chỉ cho vị trí là người anh -anh rể- trong dòng họ, gia đình của vua Quang Trung đối với Giả vương Phạm Công Trị. Nhưng, để xác định điều này, vua Quang Trung là anh hay em của Giả vương Phạm Công Trị, căn cứ vào ba chữ bia miệng truyền tụng, còn ba chữ bia đá thì làm gì còn như đã nói, Phạm Đức Bá, thì chỉ khi nào mà điều kiện cho phép, đúng nhân duyên thời tiết, chúng tôi tiến hành đào lấy lên được tấm bia ngày ấy đích thân vua Quang Trung từ Phú Xuân về xây mộ lập bia cho người chết là người từng có công lao rất lớn với triều đình, với Ngài trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước do dòng họ Phạm cạy mang chôn giấu để bảo vệ, che đậy sự thật, bảo vệ di tích cha ông khi Quang Trung bất ngờ ra đi vào năm 1792, triều Tây Sơn bắt đầu suy yếu, Nguyễn Ánh chưa biết đánh ra Phú Xuân lúc nào. Chỉ đến lúc ấy mọi việc mới được sáng tỏ, khi tấm bia chôn giấu 200 năm cùng với nhiều món đồ gia bảo dòng họ và triều đình cấp phát, ban tặng, cả những món đồ quốc bảo hết sức đặc biệt được ban tặng từ vua Thanh Cao Tông vào năm Canh Tuất 1790 khi Phạm Công Trị được triều Phú Xuân đặc cách vào vai trò Giả vương, thế Quang Trung dẫn phái bộ ngoại giao triều đình qua Tàu chúc thọ vua Càn Long, được lấy lên. Còn ngôi mộ trên đồi cát mà người dân xã Bình Đào nói là của bà Phạm Đức Bá, chúng tôi xin khẳng định, ngôi mộ này do đích thân vua Quang Trung từ Phú Xuân về dựng lập cho người chết, là ông Phạm Công Trị, người từng đóng giả Quang Trung qua Tàu chúc thọ vua Càn Long năm ngài tròn 80 tuổi, gọi là Bát tuần khánh thọ. Chớ không có cha mẹ nào sinh con là gái mà lại đặt tên con theo giới tính nam như thế bao giờ cả, nhất đó là thời phong kiến, với tập quán, phong tục trọng nam khinh nữ của người Á đông. Không phải như thời nay, nam nữ đặt tên không cần phân biệt giới tính, tức không có chữ thị ở giữa để xác định đó là ai.

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang