Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

TỪ LÂU, TÔI BIẾT CÂU THỜI GIAN LÀ THUỐC TIÊN...

TỪ LÂU, TÔI BIẾT CÂU THỜI GIAN LÀ THUỐC TIÊN...

Người [Em] ơi,
khi cố quên là khi lòng nhớ thêm.
Dòng đời là [G] chuỗi tiếc nhớ,
[Am] Mơ vui là lúc ngàn đắng [B7] cay xé tâm hồn.
Tàn [Em] đêm,
tôi khóc khi trời mưa buồn hắt hiu.
Lòng mình thầm [G] nhớ dĩ vãng,
[Am] Đau thương từ lúc vừa bước [B7] chân vào đường [Em] yêu.
ĐK: Đêm ấy mưa [D] rơi nhiều [Bm],
Giọt mưa tan tác mưa mùa [Em] ngâu.
Tiễn chân người [Am] đi,
Buồn che đôi [D] mắt thấm ướt khi biệt [G] ly.
Nghe tim mình giá [Em] buốt,
Hồi còi xé nát không [Am] gian.
Xót thương vô [D] vàn,
Nhìn theo bóng [Bm] tàu dần khuất trong màn [B7] đêm...
(SẦU LẺ BÓNG-Anh Bằng)

 

Anh Bằng là một nhạc sĩ người Bắc, sinh năm 1926, tại huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, di cư vào Nam từ năm 1954, định cư tại Sài Gòn. Sáng tác của ông tuy không nhiều, nhưng có những bản rất hay, trong đó có những bản nổi bật, hay lạ lùng một cách, như Sầu lẻ bóng, Lẻ bóng, Đôi bóng... Có thể nói, những ca sĩ nào hát những bản nhạc này của ông rồi cũng sẽ nổi tiếng, thành danh cả. Dù là ca sĩ sau năm 75. Không phải trước 75, như Trúc Mai, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Thanh Thúy...

 

Sầu lẻ bóng là nhạc phẩm thuộc điệu bolero, chơi với tiết điệu chậm (mau hơn vẫn được), mang tính kể lể, tâm sự giọt vắn giọt dài của người trong cuộc là một cô gái nào đó buồn vì bị tình phụ sau khi đã đánh mất những gì cao quý nhất của đời con gái. Thì đối tượng chiếm đoạt kia liền ngoảnh mặt, lạnh lùng ra đi, bỏ lại sau lưng khung trời cũ một bóng hình cô đơn, sầu tủi, ngồi trong xó tối ngày đêm than khóc cho số phận không may. Bây giờ người ta sẽ sống làm sao, ăn nói thế nào với trăm ngàn dư luận trong ngoài vây bủa, bao quanh, đập vào tấm thân nhỏ bé liên hồi bất tận, cùng với những ý niệm khi mê lúc tỉnh, tất cả đã liên hợp nội công ngoại kích, dắt đưa chủ thể rời xa phút giây hiện tại, có chăng là cái xác không hồn này đây...

 

Lòng mình thầm nhớ dĩ vãng,
đau thương từ lúc vừa bước chân vào đường yêu...

 

Nhạc phẩm Sầu lẻ bóng tính ra có năm đoạn, gồm hai đoạn đầu, đoạn điệp khúc ở giữa, và hai đoạn cuối. Nhạc phẩm được tác giả xây dựng, nói đúng hơn, là được cấu tứ, trên nền hợp âm Em (mi-la-si7) thứ. Có mấy đoạn lắc qua tông trưởng (G,D/Sol và Rê trưởng), nhằm tạo ra âm thanh chỏi, nghe cho lạ tai. Thực chất, nếu đệm từ đầu đến cuối bản nhạc toàn các hợp âm thứ thì cũng không sao, tuy không được hay lắm. Đây là điểm đặc sắc, khác lạ (giữa ca từ và âm thanh) để tạo ra sự khác biệt cho người nghe của Sầu lẻ bóng, cũng như cho sự thẩm thấu, biến tấu của âm nhạc. Mục đích nhằm tránh sự nhàm chán, đơn điệu, đơn tuyến cho người nghe chớ không gì cả khi các đoạn trùng lặp hồi tống lại nhiều lần.

chân dung người
Như đã nói, nội dung của Sầu lẻ bóng chính là tâm sự u hoài, đau khổ của một cô gái trinh nguyên bị tình phụ khi lần đầu tiên bước vào con đường thơ mộng thời xuân sắc, thì người yêu liền bỏ ra đi sau khi đã chiếm hữu được những gì cao quý, trong sáng nhất của đời một người con gái. Ai nắm bắt được tâm sự, tình trạng này của chủ thể câu chuyện thì người đó cũng sẽ tuần tự lột tả, diễn và phơi bày được những ẩn ý sâu kín của tác giả bản nhạc. Nói khác đi, người hát phải hóa thân thành cô gái bị tình phụ với bao nỗi cay đắng cào cấu, rạch, xé nát tâm tư vào thời điểm hiện hữu. Còn nếu hát, diễn với tính cách kể chuyện là không đúng chút nào với nội dung bản nhạc, với ẩn ý tác giả. Vì thế, yêu cầu trước tiên đối với các ca sĩ khi hát, diễn bất cứ nhạc phẩm nào thì cũng phải đọc thật kỹ nội dung bản nhạc, cả thuộc nằm lòng ca từ, không được hát sai chữ. Sau đó hãy tính tới chuyện biểu diễn, trình bày.

 

Đây là nói nghe cho vui tai vui miệng theo âm nhạc, dựa theo ca từ, ý nghĩa, sự cấu tứ, xây dựng nội dung câu chuyện và sự liên kết âm thanh của nhạc sĩ trong nhạc phẩm, trên sân khấu lúc biểu diễn của ca sĩ và dàn nhạc cụ trống kèn đờn. Còn sự thật cuộc đời, của cuộc sống con người thì không diễn như vậy. Những câu chuyện bi ai cuộc đời không phải để cho người ta vỗ tay sau khi nghe trần tình sự việc. Cuộc đời này từng có rất nhiều người đã ngã quỵ khi lâm tình cảnh đau thương, tan nát như cô gái bị tình phụ trong Sầu lẻ bóng. Có những người vì quá hận tủi, không còn thiết tha đến sự sống, đã tìm đến cái chết, mong chấm dứt nỗi khổ đau dằn xé khôn nguôi. Có điều, họ chết mà tâm tư không hề căm thù, oán hận gì kẻ phụ mình, họ chỉ trách mình sao quá dại dột, ngu khờ, để giờ này phải ôm hận trong bóng đêm. Có rất nhiều những trường hợp như vậy, xảy ra rồi, từ xưa nay. Song, đó chỉ là thiểu số, đã từng có rất nhiều những cô gái ôm theo mối hận ngàn thu đi vào lòng đất lạnh, với lời thề sẽ tìm mọi cách trả thù kẻ gian dối, phụ tình kia.

 

Theo đó, với niệm tác ý bằng mọi cách sẽ trả thù, rửa hận kẻ lừa dối, phụ tình, hữu ý vô tình từ đó niệm tác ý kia sẽ trở thành cái lực rất mạnh, như dòng bộc lưu trên cao đổ xuống. Rồi cái lực, dòng bộc lưu cực mạnh đó nó sẽ tự động dẫn dắt chủ thể đi theo lộ trình tái sanh (đã chọn) để thực hiện ước nguyện, lời thề. Có hai cách để thực hiện lời thề, những lời ước nguyện của các chủ thể các câu chuyện. Thứ nhất, các chủ thể sẽ tìm đến mặt giáp mặt, nói chuyện trực tiếp với kẻ phụ tình, gây án ngày ấy. Trường hợp này trong Phật giáo gọi là chánh báo: sự đối đầu trực tiếp giữa kẻ gây nợ và người mang nợ. Trường hợp thứ hai. Đó là khi kẻ đi đòi nợ do quá ốm yếu, nhu nhược, mỏng manh, thế lực, bè phái, phe nhóm cũng không có. Khi đã ở trong trường hợp thế này, thì chủ thể câu chuyện sẽ hóa, biến thành người thân thích, ruột rà, trà trộn trong gia tộc, dòng họ, gia đình hoặc tổ chức, đoàn thể kẻ gây án. Từ đó chủ thể câu chuyện mới có đủ điều kiện đòi món nợ ân oán trước kia. Bẵng đi một thời gian, tới một lúc nào đó, chủ thể câu chuyện sẽ xuất hiện công khai giữa thanh thiên bạch nhật, khi đó thì sự việc đã ngã ngũ, đâu vào đấy, kẻ mang nợ, gây án hoặc sẽ bị kết liễu mạng sống từ người đòi nợ hoặc sẽ bị pháp luật còng tay với nhiều lý do. Trường hợp thứ hai này gọi là y báo: sự dựa nương vào thực lực, con người, tổ chức, gia đình, dòng họ của chính kẻ gây ác để thực hiện ý đồ, kế hoạch. Trường hợp thứ hai này nó cũng tương tự như tình cảnh Việt Vương Câu Tiễn và tướng quân Phạm Lãi ngày xưa không khác. Để thực hiện mưu đồ phục quốc, lấy lại đất nước từ tay Ngô Phù Sai, Việt Vương Câu Tiễn và Phạm Lãi ngày ấy đã hạ mình thật thấp, một chủ một tớ lặn lội sang Ngô, còng lưng làm thân trâu ngựa cho Ngô Phù Sai thời gian dài. Nghe nói, hễ Ngô Phù Sai ra lệnh Việt Vương và Phạm Lãi làm gì thì cả hai phải làm theo đó, thậm chí, Ngô Phù Sai biểu Việt Vương nếm cứt (của mình) thì Việt Vương Câu Tiễn cũng không dám nệ hà, chậm trễ. Thực hiện ngay trước mặt Ngô Phù Sai. Đến mức độ Ngô Phù Sai tin tưởng hoàn toàn Việt Vương và Phạm Lãi sẽ không còn tư tưởng, ý chí, sức mạnh phục quốc, chống lại mình, từ đó đã thả lõng cho hai kẻ nô lệ. Lúc này, khi sức nhẫn nhục đã chín mùi, thành thứ vàng ròng nguyên khối, thì Việt Vương và Phạm Lãi mới lật ngược thế cờ...

 

Câu chuyện trả thù bằng y báo cũng từng xảy ra trên đất nước ta. Như sau. Đó là sự tái sanh, trở lại của người đẹp nghiêng nước nghiêng thành Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai trong vai trò, tấn tuồng: làm người ca sĩ với chất giọng khói sương, liêu trai, ru hồn, ru khuya lúc 0 giờ từng làm chao đảo, nghiêng ngửa cả một miền Nam, từ đám dân đen đến chính quyền các cấp, đến cỏ cây cũng phải héo úa sầu thảm mỗi khi giọng hát của nàng cất lên. Giọng ca Thanh Thúy. Đúng như thế, ca sĩ Thanh Thúy chính là sự trở lại của người đẹp Thúy Kiều với mục đích đem tiếng hát sầu não, ai oán của mình được hóa, biến từ tiếng đàn hồ điêu luyện, trác tuyệt mà ngày xưa đã từng làm điên đảo, chết lên chết xuống, chết mê chết mệt chàng thư sinh Kim Trọng Nguyễn Du. Để rồi từ đó thư sinh Kim Trọng chỉ còn là cái xác không hồn, sống vật vờ, lây lất như bóng ma trơi. Nghe nói Nguyễn Du từng có giai đoạn 10 năm dài lang bạt kỳ hồ, văn học Việt Nam gọi là 10 năm gió bụi, chớ ít ai chịu hiểu đó là hậu quả câu chuyện tình lỡ làng, bẽ bàng kể từ khi Kim Trọng bất ngờ nghe được tiếng đàn tuyệt hay của người đẹp chim sa cá lặn, khuynh nước khuynh thành dạo họ mới gặp đầu tiên. Cũng trong thời gian ấy chiến cuộc xảy ra, khói lửa rung trời khi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ kéo quân tấn công Bắc Hà lần thứ nhất năm 1786.

chân dung
Ca sĩ Thanh Thúy chính là sự trở lại của người đẹp Thúy Kiều Thu Mai để rửa hận mất nước giết chồng khi xưa

Về sau, khi người đẹp Thúy Kiều Thu Mai ra đi vào năm Kỷ Mùi 1799. Thì 21 năm sau, năm 1820 Kim Trọng Nguyễn Du cũng nối gót sau khi đã làm xong những việc cần phải làm với người xưa, với lịch sử với cú nhảy "tái vị trường" trên sông Tiền Đường, ngay tại vị trí người xưa từng nhảy sau khi bị gã vua tặc Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc bức hiếp khi gã đã cùng với đám loạn tướng phục kích, hại được phu quân của nàng là tướng giặc Từ Hải, tức vua Quang Trung. Chớ không phải thi hào đất nước chết vì bệnh dịch như ghi chép của sử triều Nguyễn. Cũng không phải vua Quang Trung chết vì bệnh tật như ghi chép các dạng sách vở, tài liệu truyền thừa. Như đã nói, khi trở lại, thì Thúy Kiều, bây giờ là ca sĩ Thanh Thúy, đã đem tiếng hát sầu thảm, ai oán, não nùng được hóa, biến từ tiếng đàn hồ trác tuyệt ngày xưa của mình để làm nên thứ vũ khí ru hồn ảo diệu, làm mềm nhũn, bại liệt tư tưởng, ý chí chiến đấu của binh sĩ chế độ VNCH rất hữu hiệu mỗi khi nàng cất tiếng hát lên. Thời đó người ta gọi tiếng hát của nàng là tiếng hát ru khuya, tiếng hát liêu trai, tiếng hát khói sương, vvv... Biết bao nhiêu danh mỹ từ đẹp đẽ, cao quý được người miền Nam thời ấy khoác, tặng cho tiếng hát hết sức lạ lùng, kỳ hoặc ấy vào lúc bấy giờ. Có mấy ai biết được nguồn gốc tiếng hát liêu trai, khói sương ấy là được hóa, biến từ tiếng đàn hồ điêu luyện, sở trường của người đẹp nghiêng nước nghiêng thành Thúy Kiều trước kia, mà thi hào Nguyễn Du từng miêu tả (đoạn đầu) và đúc kết chỉ với bốn câu ngắn gọn thế này về tiếng đàn của người trong mộng đầu đời "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, nghìn năm hồ dễ đã ai quên:

 

Rằng: "Hay thì thật là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào.
Gảy chi những khúc tiêu tao,
Dột lòng mình cũng nao nao hồn người..."

 

Với chất giọng não nùng, ai oán, sầu thảm của mình như thế, ca sĩ Thanh Thúy đã cùng với các giọng ca khác nữa, của giòng nhạc bolero được du nhập từ nước ngoài vào nước Việt khoảng đầu thập niên 50, đã làm cho hai nền chính trị Đệ nhất, Đệ nhị VNCH phải sụp đổ tan tác bởi nội dung các nhạc phẩm thuộc thể loại thời sự, ký sự chiến trường, xã hội, con người của các nhạc sĩ tài danh ngẫu hứng sáng tác trong thời gian ấy. Nếu sự việc đúng như thế, thì ca sĩ Thanh Thúy, sự trở lại của người đẹp Thúy Kiều, hiện đã đang trả thù, rửa hận cho ai ở đây? Xin thưa, đó chính là rửa mối hận mất nước giết chồng đối với nhân vật quyền lực tột đỉnh thời ấy là Tổng thống Ngô Đình Diệm. Chúng tôi từng nói khá nhiều, Tổng thống Ngô Đình Diệm là sự trở lại, tái sanh của Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc. Trong khi, ở bên kia chiến tuyến, ngoài miền Bắc thì nhân vật Hồ Chí Minh chính là sự trở lại của người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Với sự tình diễn bày thế này, thì có thể nói, hầu hết những nhân vật lịch sử từng xuất hiện, có mặt vào hậu bán kỷ 18 đều đã trở lại trong thời kỳ này, kỷ 19, không ngoài mục đích để tái xác định, cũng như để làm sáng tỏ, ai mới là người làm chủ nước Nam? Miền Nam hay miền Bắc? Hồ Chí Minh hay Ngô Đình Diệm?

 

Và sự việc đã xảy ra như chúng ta biết hiện nay với mùa xuân đại thắng 1975 của người miền Bắc.

chân dung

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những nữ ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đến nền Tân nhạc Việt Nam trước năm 1975, Thanh Thúy là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, bà được các nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn truyền hình nổi tiếng… ca ngợi hết lòng với rất nhiều mỹ danh, trong đó nổi tiếng nhất là Tiếng hát liêu trai, Tiếng hát khói sương, Tiếng hát lúc 0 giờ, …

Nhắc tới đỉnh cao nhất của Bolero, không thể không nhắc tới Thanh Thúy-một huyền thoại từng được mệnh danh là Nữ hoàng Bolero. Một tài năng với nhan sắc sương khói, giọng ca trầm buồn, vừa hát vừa đưa tay vuốt làn tóc buông rơi. Nhà thơ Hoàng Trúc Ly đã tán tụng:

Từ em tiếng hát lên trời,
Tay xoa dòng tóc, tay vời âm thanh.
Giọt buồn nhỏ xuống tim anh,
Lắng nghe da thịt tan tành khói xương…                                                                                  
(Trích từ bài viết Tiếng hát liêu trai Thanh Thúy và những điều chưa kể, trên trang nhacvang, tác giả Trọng Văn)

 

Ở trường hợp thứ nhất này, như đã nói, đó là sự đối đầu, mặt giáp mặt để giải quyết câu chuyện ân oán xưa kia, hậu bán kỷ 18, với cái chết đứng có một không hai trong lịch sử nhân loại của tướng giặc Từ Hải ngay tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường vào tháng 9 năm Nhâm Tý 1792 do Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc và các loạn tướng gây ra, giữa hai vị trí của hai nhân vật quyền lực tột đỉnh của hai vùng chiến ngoài trong. Phật giáo xác định, gọi trường hợp rửa hận đó là chánh báo. Cuộc đời này từng có nhiều trường hợp trả thù rửa hận như thế: mặt đối mặt để giải quyết câu chuyện ân oán. Như những cuộc đấu súng tay đôi của các tay anh chị cao bồi miền viễn tây texas nước Mỹ mà bộ môn phim ảnh của họ dựng, chiếu khá nhiều. Hoặc những trận đụng độ một mất một còn, diễn ra tại một khu rừng núi hoang vu, tịch tĩnh, nhiều khi có cả sự chứng kiến, mục sở thị của đám quần hùng các môn phái của các tay kiếm khách Trung Hoa cũng chỉ để rửa mối thù hận đeo đẳng. Hoặc để xác định giữa hai bên ai mới là đệ nhất cao thủ võ lâm từng được viết, nói khá nhiều trong các truyện chưởng, kể cả phim ảnh, của các nhà văn, đạo diễn màn bạc Trung Hoa, được chuyển qua Việt ngữ bởi các nhà dịch thuật người miền Nam từng làm say mê như điếu đổ, chết lên chết xuống những ai từng đọc nó thời trước 75.

 

Trong câu chuyện trả thù rửa hận thuộc trường hợp y báo là dựa vào sức mạnh, thực lực của đối phương để thực hiện mưu đồ, kế hoạch hòng dễ dàng chiến thắng đối phương mà không tốn chút công sức, hòn tên mũi đạn nào. Thì ngay trong hiện tại xã hội Việt Nam đã đang xảy ra câu chuyện, trường hợp như thế. Như chúng tôi có nói cách đây mấy ngày, trên một bài viết, rằng câu chuyện hành hình của vua Gia Long diễn ra vào năm Giáp Tý 1804 đối với vợ chồng nữ tướng Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và đứa con gái tuổi hãy còn bé bỏng, thơ ngây, chưa từng biết thù với oán là gì, đó là chuyện của người lớn. Thế mà Gia Long vẫn nhất quyết hành hình đứa bé tội nghiệp, thơ ngây ấy cho bằng được mới thôi. Chắc Gia Long với chủ trương nhổ cỏ phải nhổ tận gốc chớ gì?

 

Theo các dạng ghi chép lịch sử, ngày nay chúng ta được biết, lúc ấy Gia Long đã cho voi chà, đạp hai mẹ con nữ tướng Bùi Thị Xuân. Riêng chồng nữ tướng là Trần Quang Diệu chắc bị chém rơi đầu cùng với nhiều quan binh, tướng tá, trong đó có anh em vua Cảnh Thịnh-Bảo Hưng và nhiều người trong dòng họ của ba anh em Tây Sơn tam kiệt. Riêng tập sách Lịch sử chùa Am của tác giả Thích Thông Lạc, viện chủ tu viện Chơn Như, ở xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh, thì cho rằng hai mẹ con nữ tướng Bùi Thị Xuân bị tứ mã phanh thây.

 

Dưới đây là đoạn trích của câu chuyện hành hình thảm khốc mà Gia Long từng thực hiện đối với tướng tá bên thua cuộc, ở đây là hai mẹ con nữ tướng Bùi Thị Xuân:

 

Vị trụ trì đầu tiên của chùa Am là Hòa thượng Thích Minh Không, tục danh là Lê Văn Tâm, một võ tướng của Tây Sơn, dưới trướng của vua Quang Trung như chúng tôi đã tường trình sơ lược ở trên (theo gia phả của dòng họ Lê ghi lại rõ ràng).

 

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ là một danh tướng của Việt Nam; ông thường đánh Nam dẹp Bắc để thống nhất giang sơn tổ quốc. Trong trận đánh quân nhà Thanh tại Hà Nội, với chiến lược, chiến thuật thần tốc của vua Quang Trung thì Lê Văn Tâm lãnh một đạo quân, dưới quyền chỉ huy của vua Quang Trung, mở cuộc tấn công dũng mãnh vào phía nam đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh rút vào đồn lũy cố thủ, dùng đại bác và hỏa khí bắn xuống dữ dội, như mưa để cản bước tiến của quân Tây Sơn.

 

Trước chiến trận như vậy, vua Quang Trung ra lệnh cho đội xung kích gồm 600 dũng sĩ cảm tử, trong đó có ông sơ chúng tôi tình nguyện chiến đấu, lưng giắt dao ngắn, 200 người đi đầu khiêng 20 tấm ván dày, bện rơm thấm nước che súng đạn và lửa cho 400 dũng sĩ theo sau, làm cho súng đạn quân Thanh mất hiệu lực.

 

Lúc bấy giờ quân Tây Sơn hợp lại đông như kiến cỏ, khí thế lên ào ạt như thủy triều dâng, tấn công phá tan cửa lũy, mở đường cho kỵ binh và tượng binh tiến vào thành. Quân Tây Sơn tung hoành chém giết. Đồn Ngọc Hồi chìm trong khói lửa. Quân Thanh tan vỡ bỏ chạy tán loạn, lớp bị giết lớp chà đạp, chạy lên nhau mà chết, thây nằm lớp lớp.

 

Quân Tây Sơn phá tan cứ điểm Ngọc Hồi, tiêu diệt 3 vạn quân Thanh, trong đó có 3 danh tướng cao cấp của giặc. Trong trận đánh này, ông sơ của chúng tôi cũng được tham dự như trên đã nói, đập nát phòng thủ phía Nam, mở toang cánh cửa vào thành Thăng Long.

 

Trong khi đạo quân chủ lực đang quyết chiến ở mặt trận phía Nam thành Thăng Long, thì sáng ngày Mồng 5 Tết nguyên đán năm Kỷ Dậu 1789, quân Tây Sơn đã đập tan mộng cướp nước, đè bẹp ý chí xâm lược của quân nhà Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long và miền Bắc, bảo vệ độc lập tự do, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc. Chiến thắng Ngọc Hồi là một chiến công oanh liệt, làm vẻ vang cho tổ quốc, đã kết thúc sự xâm lược của (nhà nướcNV) phong kiến phương Bắc đối với nước Việt Nam.

 

Công việc đang tiến hành thuận lợi, thì vào ngày 29 tháng 7 năm 1792 âm lịch, phái bộ Đại Việt nhận được tin vua Quang Trung đã đột ngột từ trần. Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi, lấy hiệu là Cảnh Thịnh Hoàng đế. Vua Quang Trung chết là một nỗi đau của dân tộc Việt Nam. Vì đất nước chưa thống nhất hoàn toàn, nên vua Quang Trung chết là một thiệt thòi rất lớn cho vận mệnh quê hương, xứ sở này.

 

Khi vua Quang Trung mất, thì anh em của vua Quang Trung chia nhau đất nước cai trị. Trước đó, miền Nam do Nguyễn Lữ cai trị, nhưng do sự bất tài của Nguyễn Lữ, miền đất chiến lược không được Tây Sơn tổ chức cai trị chặt chẽ nên đã lọt vào tay Nguyễn Ánh từ tháng 8 năm 1788. Trên mảnh đất chiến lược này, Nguyễn Ánh ra sức phát triển kinh tế, xây dựng lực lượng và ngoại giao cầu viện thực dân Pháp, để mở màn cho một cuộc tấn công quy mô đối với quân Tây Sơn.

 

Sự lớn mạnh và những cuộc tấn công của lực lượng Nguyễn Ánh đã trực tiếp đe dọa sự tồn tại của triều đại Tây Sơn. Chính khi còn sống, vua Quang Trung đã nhìn thấy hiểm họa đó. Ông xem lực lượng phản động của Nguyễn Ánh là một tai họa lớn cho bước tiến thống nhất đất nước. 

 

Sau khi chiến thắng quân Thanh ở thành Thăng Long, khi về Phú Xuân, vua Quang Trung ra sức chuẩn bị lực lượng, chiến thuật chiến lược, vạch ra kế hoạch tấn công tiêu diệt Nguyễn Ánh. Nhưng kế hoạch chưa kịp thực hiện thì vua Quang Trung đã đột ngột từ trần vào năm 1792, như trên dã nói.

 

Cái chết của vua Quang Trung đã làm suy yếu toàn bộ phong trào Tây Sơn, và cuộc đương đầu với chúa Nguyễn có phần suy yếu. Đó là thế lợi cho Nguyễn Ánh. Nhất là trong nội bộ anh em của Tây Sơn tham quyền cố vị, chia rẽ và giết hại lẫn nhau nên đã làm lực lượng Tây Sơn vốn đã suy yếu lại càng suy yếu hơn.

 

Năm 1801, Nguyễn Ánh đem toàn lực lượng tấn công kinh thành Phú Xuân. Thành Phú Xuân bị Nguyễn Ánh chiếm. Vua Cảnh Thịnh phải chạy ra Bắc Hà, huy động quân đội các trấn Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc và quân Thanh-Nghệ chống lại với quân Nguyễn Ánh. Mặt trận chính xảy ra ở Nghệ An và Thanh Hóa. Nữ tướng Bùi Thị Xuân chỉ huy 5.000 quân cùng hàng vạn quân của Cảnh Thịnh chống trả quyết liệt cuộc tấn công của quân Nguyễn Ánh, khiến cho quân Nguyễn Ánh khiếp sợ. Lúc bấy giờ vua Cảnh Thịnh hèn nhát, sợ chết rút lui làm cho mặt trận Nghệ An tan vỡ. Trần Quang Diệu và ông sơ chúng tôi đem quân ra cứu viện, nhưng không kịp. Trần Quang Diệu, vợ là Bùi Thị Xuân và con gái bị quân Nguyễn Ánh bắt, còn ông sơ (tướng Lê Văn Tâm, tức Võ Văn Dũng NV) của chúng tôi chạy thoát.

 

Sau khi bắt Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân và con gái thì Nguyễn Ánh đem hành hình một cách thảm khốc. Hành động trả thù của Nguyễn Ánh rất thù vặt, mất nhân tính, ác độc. Lịch sử còn ghi lại những hành động ác này để chứng minh tập đoàn phong kiến vương triều Nguyễn là những nhà vua không lấy đức trị dân, mà toàn đàn áp, bóc lột nhân dân.

 

Trước sự hành hình Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân và con gái, vua Gia Long đang thị sát cuộc hành quyết, không bao giờ xúc động trước tiếng kêu cứu của một đứa bé vô tội, con gái Trần Quang Diệu, khi cháu kêu:
"Mẹ ơi, cứu con với!".

 

Tiếng kêu cứu làm đứt ruột nát lòng người mẹ. Nhưng lúc ấy, Bùi Thị Xuân cũng đang bị hành quyết như con, bị bốn ngựa xé xác, bà cất tiếng trả lời, an ủi con bằng nước mắt của người mẹ:
"Hãy gan dạ lên con! Đừng sợ hãi bọn giặc bán nước. Chỉ có cái chết mới đền ơn nợ nước, tình nhà. Chúng ta rất hãnh diện chết là vì quê hương, tổ quốc con ạ!".

chân dung
Ảnh mang tính minh họa. Lấy trong Dòng máu anh hùng

Một đứa trẻ vô tội có làm gì nên tội, mà phải bị xử tử, cho bốn ngựa xé xác như vậy, thật là tội nghiệp!

 

Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân là những tướng tá của vua Quang Trung, thì họ phải hết sức phò vua giúp nước, nhưng khi bị bắt thì chỉ còn đem cái chết để đền ơn nước tình nhà, mà gọi có tội là không đúng. Khi hai bên đánh nhau, ai vì vua nấy; ai thắng làm vua, ai thua làm giặc, đó là lẽ thường; cớ sao khi thắng làm vua thì lại thù vặt, giết người như vậy? Thật là hẹp hòi, ích kỷ, thiếu lòng nhân ái!

 

Bằng chứng khi vua Gia Long lên ngôi thì nhân dân khắp nước nổi lên chống chế độ phong kiến của ông...
(Trích Lịch sử chùa Am, trang 35-36-37-38-39-40-41-42-43)

chân dung
Bà rồng Trần Lệ Xuân, ông cố vấn Ngô Đình Nhu là sử trở lại của nữ tướng Bùi Thị Xuân và chồng là tướng Trần Quang Diệu

Đoạn trích trên trong sách Lịch sử chùa Am của tác giả Thích Thông Lạc, viện chủ tu viện Chơn Như đã cho chúng ta biết được sự tình trước khi chết của hai mẹ con nữ tướng Bùi Thị Xuân là thế nào. Đây là thông tin của một tu sĩ Phật giáo cung cấp, cho biết, nên có thể tin được, thông tin này không hề có trong các sách lịch sử nào cả. Các sách lịch sử chỉ nói chung chung, với xác định Bùi nữ tướng và con gái bị Gia Long cho voi chà chết. Chưa nói, có sách còn ghi chép, cho rằng Bùi nữ tướng từng bị Gia Long bắt trói vào một cây cột, dựng trên một chiếc xe, áo quần cởi hết ra, thân hình lõa lồ, xe được quân lính đẩy từ Phú Xuân vào đến quê hương Tây Sơn mục đích để làm nhục nữ tướng và những người theo Tây Sơn. Nghe nói xe kéo đến đâu thì người dân đóng cửa đến đó, không muốn nhìn thảm cảnh của nữ tướng Tây Sơn. Cũng nghe nói người dân còn lấy vải vóc các loại ném, quăng lên để che thân thể trần truồng của bà lại. Nếu sự việc này từng xảy ra, không phải chuyện hư cấu, nhằm thêm thắt, bêu xấu Gia Long, thì quả thật. Gia Long đúng là tên đồ tể, kẻ khát máu nhất trong lịch sử nhân loại, mà tầm cỡ nổi tiếng như Tần Thủy Hoàng, Thiết Mộc Chân Thành Cát Tư Hãn và Hít Le, Ponpot cũng còn thua xa bản chất vừa độc ác vừa hèn hạ, tiểu nhân, thù vặt của y.

 

Tóm lại. Với những gì từng xảy ra trong lịch sử qua nhiều dạng ghi chép của các sử gia, trong đó có thông tin của ngài Thích Thông Lạc với tập sách Lịch sử chùa Am với sự hành hình gia đình nữ tướng Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và đứa con gái hãy còn thơ ngây, bé bỏng của họ. Thì ngày nay "đứa bé" ấy đã trở lại trong vai trò, tấn tuồng là vợ của kẻ gây ác xưa kia, cho dù y đã tìm mọi cách đội mũ mang râu, cải trang đổi lốt ra người lạ hoắc rất khó nhận diện, song, làm sao y biết được, nhân quả, nghiệp báo vốn như cái bóng lẻo đẻo bám theo hình, như chiếc xe lăn theo chân con vật kéo xe, thì y trốn đi đâu cho khỏi? Có như thế thì "đứa bé" ấy mới dễ dàng thực hiện ý đồ, mưu kế hòng rửa sạch món nợ máu ngày xưa, trong Phật giáo gọi là trả thù bằng y báo như đã nói...

 

Sắp tới đây, thế nào kẻ thủ ác cũng sẽ đền tội, và người kết thúc mạng sống của kẻ gây ác có thể sẽ là đứa con gái bé bỏng, thơ ngây ngày ấy của nữ tướng Tây Sơn đã trở lại trong vai trò, tấn tuồng làm vợ của y. Hoặc y sẽ bị pháp luật kết tội với mức án nào đó đúng với tội ác từng gây ra, cả nay. Nhưng, cũng còn có giải pháp, kịch bản đặt ra, là biết đâu kẻ thủ ác sẽ tự kết liễu mạng sống của mình để trốn chạy tội lỗi thì sao?

 

Nói gì thì nói, chúng ta hãy chờ xem hồi sau kết cục diễn biến thế nào, thì mới rõ được sự tình. Còn trong hiện tại, tất cả chỉ là phỏng đoán. Nói thêm chỗ này, dù kẻ thủ ác nằm, lọt trong trường hợp nào đi nữa, thì đến lúc ấy, chúng ta sẽ căn cứ vào tháng hoặc mùa kẻ thủ ác bị xử lý, kết tội, đến lúc ấy sẽ biết được ngày xưa "đứa bé" thơ ngây, vô tội và cha mẹ của nó đã chết vào tháng nào, mùa nào trong năm (Giáp Tý 1804).

 

Ở trên chúng tôi có nói đến trường hợp, rằng không phải những cô gái nào khi bị tình phụ cũng đều khởi lên lòng thù hận với kẻ phụ mình bao giờ. Mà nhiều khi họ chỉ trách mình sao quá dại dột, khờ khạo, để cho kẻ kia dễ dàng gạt phỉnh mình như thế. Có những cô gái vì quá đau khổ, do lâm tình cảnh hết đường chống đỡ vì quá bi lụy, đau thương, đã tìm đến cái chết. Chết nhưng cũng không bao giờ hận trách gì kẻ phụ tình. Đây là điều rất lạ trong tình yêu trai gái, nam nữ. Có nhẽ chính vì từng chứng kiến, mục sở thị sự việc xảy ra rồi, nên tác giả Sầu lẻ bóng mới viết đoạn cuối nhạc phẩm mục đích để xác định, nói lên chỗ hết sức đặc biệt này của câu chuyện hay chăng?

 

Từ lâu,
tôi biết câu thời gian là thuốc tiên.

Đời việc gì đến sẽ đến,
Nhưng ai bạc bẽo mình vẫn không đành lòng quên.

 

Rõ ràng là với đoạn ca từ, chữ nghĩa: "nhưng ai bạc bẽo mình vẫn không đành lòng quên" chẳng phải người bị tình phụ chưa bao giờ quên người từng phụ mình trước kia phải không? Trước đó, người bị tình phụ cũng đã xác nhận, rằng "thời gian chính là liều thuốc thần tiên", tức ai đúng, ai sai rồi sẽ được thời gian trả lời sòng phẳng. Song, để chờ thời gian trả lời thì nhiều khi lâu quá, chết mất. Còn đâu. Còn trong phút giây hiện tại này đây, người bị tình phụ sẽ không bao giờ quên kẻ bạc bẽo kia bao giờ...

 

Nếu các ca sĩ nào nắm được điểm cốt lõi, ý đồ này của tác giả Sầu lẻ bóng ở đoạn cuối bản nhạc, thì có nhẽ họ sẽ hát, diễn Sầu lẻ bóng với tâm trạng bi nhưng không hề lụy. Nói khác đi, Sầu lẻ bóng sẽ được diễn, hát với tâm trạng tỉnh rụi, phớt lờ, tiết điệu đi mau, nhanh hơn, kèm theo tiếng cốc phở thả rải rác, xen kẽ kiểu tiếng rao ai ăn phở không? Phở đây, cốc cốc cốc, phở đây, cốc cốc cốc... Không phải hát kiểu kéo lê thê, lòng thòng với nét mặt bi lụy, bí xị như một số ca sĩ từng thể hiện xưa và nay. Chỗ này thì duy chất giọng của ca sĩ Duy Khánh làm được mà thôi. Song, Duy Khánh lại chủ động hát sai chữ cũng khá nhiều, như "buồn che đôi mắt" hát thành "thầm che đôi mắt", và "nghe tim mình giá buốt" lại hát "nghe tim mình buốt giá". Hoặc "hay duyên nồng thắm" thì hát " duyên nồng thắm" khiến mất đi phần hay đẹp của ca từ, ý nghĩa nhạc phẩm rất nhiều rồi vậy. Đó là cũng chưa nói, đoạn đầu tác giả nhạc phẩm đã dụng chữ không đúng trường hợp, chữ "lòng", thay vì đó phải là chữ "càng" thì mới đúng với (ngữ cảnh) tâm trạng chủ thể lúc bấy giờ:

 

Người ơi,
khi cố quên là khi lòng nhớ thêm...

 

Cũng chưa nói thêm. Chữ "vàn", "xót thương vô vàn" đoạn điệp khúc cần được xem là một tiếng nấc, đã là tiếng nấc thì nấc xong liền đóng nắp thanh quản lại. Chớ đó không phải chữ "vàng" có g để phải kéo dài nó ra. Xin nhắc lại, với ý nghĩa, ý đồ thâm trầm nằm ở cuối nhạc phẩm, ở các chữ "mình vẫn không đành lòng quên" thì người hát cần phải diễn, hát với tâm trạng phớt lờ, pha chất lạnh, đầu đội mũ (lát) sụp che hai mắt, khoanh hai tay, lưng dựa tường nhếch mép cười xem mọi việc không có gì, cho dù mình là kẻ bị tình phụ. Đau lắm. Lại khi hát đến chữ cuối, là xong, đừng hát thêm, nhắc lại làm chi nhiều lần. Hát, diễn xong, hai tay thọc túi quần đi thẳng. Mặc tụi đờn ca sáo thổi cốc phở nhấn nhá cao thấp, khoan nhặt, chậm mau, to nhỏ làm gì làm. Kệ tụi nó.

 

Ca sĩ nào hát, diễn được như thế, đúng ý đồ tác giả, đúng nội dung, ý chính câu chuyện được lót tận đáy tác phẩm. Thì dưới kia đám khùng khùng điên điên sẽ bật ngữa nằm thẳng cẳng máu miệng trào ra đống đống không còn một mạng cho mà xem.

 
Còn hát, diễn như lâu nay thì rõ là gãi ngứa ngoài giày. Chán lắm.
(Ảnh mang tính minh họa. Lấy trên trang nhạc xưa)

     

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang