Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

HỒ CHÍ MINH, NGƯỜI LÀ AI?

HỒ CHÍ MINH, NGƯỜI LÀ AI?

"...Trong một quyển dã sử còn lại, có một vài nét về Nguyễn Huệ có vẻ thực lắm: "Tóc Huệ quăn, mặt mụn đầy, có một con mắt nhỏ, nhưng mà cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu...". Tóc quăn, mặt mụn, mắt không đều là dấu vết của thân xác. Nhưng câu chuyện tròng mắt có ánh sáng phát ra, ban đêm soi sáng chỗ ngồi là cảm tưởng của người nhìn khiếp sợ trước oai vũ của "Thượng công...".
(Trích Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến1802, trang 264/Tạ Chí Đại Trường)

 

"...Trong gia đình đó, Nguyễn Huệ thường gọi chú Thơm. Em thứ ba (?NV) dưới Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ. 

 

Thụ nghiệp Giáo Hiến anh em Nguyễn Huệ, từ trẻ, dắt nhau cùng đi học, được Giáo Hiến ngó bằng cặp mắt riêng.

 

Giáo Hiến? Một môn khách nhà Trương Văn Hạnh, ngọai hữu dưới triều Định Vương (1765-1778). Vì sợ vạ lây sau khi Hạnh bị Phúc Loan giết chết, Hiến phải trốn vào Quy Nhơn, mở trường ở ấp Yên Thái, dạy cả văn võ.

 

Thấy Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, can đảm, mắt như chớp sáng, tiếng như chuông vang Hiến biết ngay là một thanh niên lỗi lạc có cái tương lai phi thường!..."
(Trích Quang Trung, trang 24, Hoa Bằng Hoàng Trúc Trâm)

 

"...Cho đến nay, chúng ta chưa biết đích thực về diện mạo, thần thái của Hoàng đế Quang Trung, mà chỉ cảm nhận được một Quang Trung có thật qua sử sách. Đó là hình ảnh "Quang Trung giả" do một họa sĩ truyền thần được vua Càn Long sai vẽ nhân dịp giả vương Phạm Công Trị đến Bắc Kinh năm 1790.

 

Ảnh vẽ Quang Trung (giả) cưỡi ngựa trắng, mang binh giáp được in trong tập Mãn Châu cổ họa của Trung Quốc. Cũng nhân vật Phạm Công Trị đó, vào năm 1789 đã từng đóng giả vương Quang Trung ra Thăng Long nhận sắc phong của nhà Thanh. Khi trở về Trung Quốc, hai viên sứ thần mang sắc phong sang nước ta, đã viết thư cho Quang Trung có nhận xét rằng: "Tôi mơ màng vẫn thấy quy mô, khí tượng của quốc vương vượt hơn người thường, nhưng khi về bắt chước lệ người xưa mà tặng quốc vương bằng những lời nói kể trên".

 

Một nguồn tài liệu khác để chúng ta hình dung được thần thái của Quang Trung là những lời nói, nhận xét của đối phương đã từng trực tiếp diện kiến Quang Trung như các quan lại Lê-Trịnh, các giáo sĩ phương Tây đương thời hoặc các sử gia triều nhà Nguyễn mãi về sau. Nhưng dù sao đó cũng là nguồn tư liệu có ích nếu chúng ta biết gạn lọc, loại trừ những thiên kiến, chủ quan, những động cơ chính trị đối lập.

 

Sách Đại Nam chính biên liệt truyện của triều Nguyễn chép: "Huệ tiếng nói như chuông, mắt lập lòe như ánh điện, là người thông minh giảo hoạt, giỏi chiến đấu, người người đều kính sợ".

 

Một quan viết sử dưới thời Nguyễn cũng đã chép: "Huệ tóc quăn, mặt đầy mụn, có con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu, lúc lâm trận thì thế thắng uy dũng, anh hùng lẫm liệt, cho nên mới bình định được phương Nam, dẹp phương Bắc, tiến đến đâu thì không ai hơn được".

 

Óc thông minh đó sẽ làm nên sự nghiệp lớn, tiếng nói sang sảng như chuông sẽ là lệnh truyền hiệu nghiệm đầy sức thuyết phục, với đôi mắt như ánh điện, "thay được đèn" soi sáng cả chiếu vào lúc ban đêm có thể xuyên thấu tâm can sâu thẳm của mỗi con người, của đối phương nên đã làm "người người đều kính sợ". Cái "nhãn quan" đó cùng bộ óc thông minh của ông đã làm nên sự nghiệp phi thường như lịch sử đã ghi lại.

 

Trong một tờ dụ của vua Càn Long vào năm 1790 có nhận xét về Quang Trung như sau: "Nguyễn Quang Bình dụng tâm chu đáo có thể trấn thủ được phương Nam và thừa thụ hậu ân của Trẩm lâu dài thật đáng khen".

 

Các tác giả trong Hoàng Lê nhất thống chí đều phải thừa nhận Quang Trung là: "Người thông minh quyết đoán".

 

Hình ảnh Nguyễn Huệ ra Thăng Long diệt quân Trịnh vào năm 1786 được ghi lại trong Minh đô sử: "Văn Huệ mặc áo ngân giáp, đầu đội mão thêu đỏ, thúc hai đội quân thiết đột xông thẳng vào quân Phùng Cơ, quân Phùng Cơ đang ăn cơm không kịp sắp hàng ngũ, đành vỡ tan. Văn Huệ tiến quân đến bến Tây Long ngồi đỉnh đạc trên chiếc tấm ván cao trong thuyền, dung mạo hùng vĩ, nhung phục chỉnh tề. Các tướng sĩ đứng vòng hai bên tả hữu trông thấy ai cũng nói: "Bắc Bình vương là vị thần sống vậy. Rồi cùng nhau tấm tắc khen ngợi mãi không thôi".

 

Lúc Nguyễn Huệ vào kinh đô Thăng Long, vua Lê sai các quan lần lượt đến yến kiến. Thấy thần sắc của Bắc Bình vương rực rỡ, nghiêm nghị, ai cũng run sợ, hãi hùng. Ngô Cao Lãng có ghi chi tiết về Nguyễn Huệ vào năm 1786 như sau: "Vua Hiển Tông cho các quan văn thần Nguyễn Hoàn, Phan Trọng Phiên, Trương Đăng Quỹ, Uông Sĩ Lãng, Trần Công Xán và Nhữ Công Chẩn chầu hầu, tùy theo sự việc mà thù ứng với Huệ.

 

Chẩn từ chối lấy cớ có tật, bọn Hoàn, Phiên, mỗi khi gặp Huệ thì khiếp sợ nép xuống đất, - (khi hỏi) đối với mọi việc thì chỉ à uôm, không có ý kiến gì...".
(Trích Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung, trang 161-162-163, PGs-Ts Đỗ Bang)

 

Ở trên là những trích đoạn nói về nhân tướng Quang Trung Nguyễn Huệ, chủ ý tìm hiểu về đôi mắt sáng lập lòe như điện của nhân vật nổi tiếng lịch sử này. Riêng trong truyện Kiều Nguyễn Du, các câu 2165-2166-2167-2168-2169-2170-2171-2172-2173-2174 cũng có nói về con hai mắt sáng rất đặc biệt của Nguyễn Huệ, như thế này:

 

𝘓𝘢̂̀𝘯 𝘵𝘩𝘢̂𝘶 (𝘓𝘢̂̀𝘶 𝘤𝘢𝘰?𝘕𝘝) 𝘨𝘪𝘰́ 𝘮𝘢́𝘵 𝘵𝘳𝘢̆𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢𝘯𝘩,
𝘉𝘰̂̃𝘯𝘨 đ𝘢̂𝘶 𝘤𝘰́ 𝘬𝘩𝘢́𝘤𝘩 𝘣𝘪𝘦̂𝘯 đ𝘪̀𝘯𝘩 𝘴𝘢𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘰̛𝘪.
𝘙𝘢̂𝘶 𝘩𝘶̀𝘮 𝙢𝙖̆́𝙩 𝙣𝙜𝙝𝙞̣𝙘𝙝 𝘮𝘢̀𝘺 đ𝙞𝙚̂𝙪,
𝘝𝘢𝘪 𝘯𝘢̆𝘮 𝘵𝘢̂́𝘤 𝘳𝘰̣̂𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̂𝘯 𝙙𝙖̀𝙞 𝙧𝙤̂́𝙣 𝙘𝙖𝙤.
Đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 đ𝘢̂́𝘯𝘨 𝘢𝘯𝘩 𝘩𝘢̀𝘰,
𝘊𝘰̂𝘯 𝘲𝘶𝘺𝘦̂̀𝘯 𝘩𝘰̛𝘯 𝘴𝘶̛́𝘤 𝘭𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘵𝘩𝘢𝘰 𝘨𝘰̂̀𝘮 𝘵𝘢̀𝘪.
Đ𝘰̣̂𝘪 𝘵𝘳𝘰̛̀𝘪 đ𝘢̣𝘱 đ𝘢̂́𝘵 𝘰̛̉ đ𝘰̛̀𝘪,
𝘏𝘰̣ 𝙆𝙮̀ 𝘵𝘦̂𝘯 𝘏𝘢̉𝘪 𝘷𝘰̂́𝘯 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝙗𝙞𝙚̣̂𝙩 𝙢𝙤̂𝙣𝙜.
𝘎𝘪𝘢𝘯𝘨 𝘩𝘰̂̀ 𝘲𝘶𝘦𝘯 𝘵𝘩𝘰́𝘪 𝘷𝘢̂̃𝘺 𝘷𝘶̀𝘯𝘨,
𝘎𝘶̛𝘰̛𝘮 𝙩𝙞̀𝙣𝙝 𝘯𝘶̛̉𝘢 𝙘𝙝𝙞𝙚̂́𝙪 𝘯𝘰𝘯 𝘴𝘰̂𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘤𝘩𝘦̀𝘰...

 

Những chữ in đậm, nghiêng là chỉnh sửa, phục hồi chữ nghĩa trả lại sự thật cho văn bản gốc, cho tác giả, cho sự thật hiện trường lịch sử của chúng tôi. Sau đây là phần giải thích những chữ, từ khó hiểu đã chỉnh sửa ấy.

 

"𝘙𝘢̂𝘶 𝘩𝘶̀𝘮" là râu quai nón. "𝘙𝘢̂𝘶 𝘩𝘶̀𝘮" cũng còn có ý, Nguyễn Du cho biết rõ Nguyễn Huệ là người cầm tinh tuổi con cọp, Bính Dần 1746, không phải Quý Dậu 1753 như các sách, các dạng tài liệu ghi chép lịch sử xưa nay xác định sai lầm như thế. Vì chỉ là người sinh năm Bính Dần 1746 này thì Nguyễn Huệ mới làm nên những việc phi thường, vĩ đại, hết sức to lớn như chúng ta từng biết, mà nói như nhà sử học Phạm Văn Sơn, trung tá chế độ cũ từng viết, luận về tài cầm quân của Nguyễn Huệ như sau:

 

"... Vua Quang Trung là một nhân vật lịch sử có nhiều điểm khiến ta phải chú ý nếu chúng ta nghiên cứu rộng rãi sự nghiệp của ngài:

1-Diệt xâm lăng: Ngài đánh bại hai quân Tàu, Xiêm dễ dàng như xua gà.
2-Đuổi chúa Nguyễn: Ngài đẩy quân Nam Hà ra khỏi xứ Đồng Nai lẹ làng như trở bàn tay.
3-Hạ ba dòng họ Lê, Trịnh, Nguyễn: Những dòng họ này có uy thế trên ba thế kỷ ở nước nhà. Vậy mà ngọn cờ đào của Tây Sơn bay tới đâu các chính quyền Trịnh Nguyễn sụp đổ đến đó, sức chống đối gần như không đáng kể. Tính ra từ năm 1771 đến 1802, triều đại Tây Sơn cáo chung, vua Quang Trung chưa hề biết có chiến bại. Quả không có một danh tướng cổ kim nào được hiển hách như vậy.

 

Ba điểm trên đây chỉ mới nói lên cái tài đánh Đông dẹp Bắc của người anh hùng đất Tây Sơn, qua các thành quả vô cùng rực rỡ, nhưng các nhà quân sự ngày nay không nhìn vào các thành quả ấy để khen ngợi vua Quang Trung thôi mà còn nhìn kỹ các chiến pháp của Ngài để thán phục rất nhiều.

 

Chiến pháp của vua Quang trung thế nào? Xin thưa, đó là lối tốc chiến để tốc thắng, nhưng trong cái tốc chiến ấy có 3 yếu tố hết sức cần thiết, không thể bỏ qua được:

 

-Tin tức về địch lấy cho thật đúng, thật mau (tinh thần của địch, lực lượng của địch, vị trí của địch).
-Nắm vững tinh thần của quân đội bản bộ, tức là sự quyết tâm từ trên xuống dưới, muôn người như một, cương quyết diệt thù cứu quốc.
-Hành quân vào lúc bất ngờ của địch và đánh rất mạnh, rất nhanh cho địch không kịp đối phó.

 

Nếu chúng tôi không nhầm thì cũng vào hạ bán thế kỷ XVIII, người đồng thời của Nguyễn Huệ là Nã Phá Luân Hoàng đế cũng từng dùng chiến pháp trên đây nên đã nhiều phen thắng lớn trên khắp chiến trường Âu châu.

 

Lại có điều đặc biệt thêm nữa là Nguyễn Huệ không phải là người được học nhiều về văn cũng như võ, bởi ông thầy dạy học của Ngài là Giáo Hiến không hề có tiếng tăm lớn về hai môn kể trên. Như vậy, ta phải liệt kê người áo vải cờ đào đó vào loại "sinh nhi tri", tức là bậc thánh nhân vậy. Nói rộng ra, đất nước Việt Nam qua lịch sử thường cho ta thấy những vĩ nhân của chúng ta hay có những xuất xứ rất bất ngờ, rất khiêm nhượng mà làm nên những huân nghiệp vô cùng lớn lao dầu so sánh với cả danh nhân nước người. Tỷ dụ Lý Thường Kiệt xuất thân là một hoạn quan, dòng họ nhà Trần làm nghề chài lưới, Lê Lợi là một phú nông, anh em Nguyễn Huệ cũng không thuộc thành phần phần quý tộc nào...
(Trích Để so sánh các anh hùng trước Nguyễn Huệ với Nguyễn Huệ Nguyễn Huệ (Tập san sử địa), trang 141-142/Sử gia Phạm Văn Sơn)

tượng gỗ
Tượng gỗ Hoàng đế Quang Trung tại chánh điện chùa Thiên Thai. Ảnh chụp 2014 

Chúng ta trở lại với chuyện chữ nghĩa, văn thơ. Tiếp theo, "𝙢𝙖̆́𝙩 𝙣𝙜𝙝𝙞̣𝙘𝙝" là mắt lớn mắt nhỏ, Nguyễn Du nói, ghi như thế rất đúng, bởi các dạng văn bản khác trong sử học cũng có ghi, nói, tả như thế về cặp mắt hết sức đặc biệt của Nguyễn Huệ. Như các đoạn trích mà các bạn đã đọc qua. "M𝘢̀𝘺 đ𝙞𝙚̂𝙪" là dạng lông mày xếch ngược lên như thanh đao, đao cũng đọc là điêu. Chữ điêu viết ngược nét thế này.

 

Câu 2168 "𝘝𝘢𝘪 𝘯𝘢̆𝘮 𝘵𝘢̂́𝘤 𝘳𝘰̣̂𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̂𝘯 𝙙𝙖̀𝙞 𝙧𝙤̂́𝙣 𝙘𝙖𝙤" là chiết tự, dùng viết ra chữ Hạ . Hạ ở đây có hai nghĩa, thứ nhất, hạ là dưới, đối với thượng là trên. Thượng là ám chỉ cho vị trí, địa vị của vua Thái Đức, còn gọi là vua anh Nguyễn Nhạc. Hạ như thế ám chỉ cho vị trí khiêm nhượng của Nguyễn Huệ thời còn dưới quyền điều khiển, chỉ định của vua anh Nguyễn Nhạc. Hạ  đồng thời cũng gọi là bệ hạ, là vua, tiếng quan quân xưng tụng đối với đấng bề trên, người cai trị thiên hạ, là lúc Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đã dứt khoát, quyết định, tách ra khỏi sự điều động, áp đặt, kềm kẹp quyền hành của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, lập riêng triều đình mới tại Phú Xuân, lấy niên hiệu Quang Trung nguyên niên từ tháng 9 năm Mậu Thân 1788, cho quan quân đắp đàn tế cáo trời đất tại núi Bân, nửa đêm bước lên đọc Chiếu lên ngôi, kể tội Lê Chiêu Thống và giặc Thanh, trước khi Ngài kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn Bắc tiến, lên đường ra phục kích, chuẩn bị trận đánh một mất một còn với bọn giặc Thanh triều hiện đang chiếm đóng năm cửa kinh thành Thăng Long ngoài kia.

 

Với câu 2168 "𝘝𝘢𝘪 𝘯𝘢̆𝘮 𝘵𝘢̂́𝘤 𝘳𝘰̣̂𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̂𝘯 𝙙𝙖̀𝙞 𝙧𝙤̂́𝙣 𝙘𝙖𝙤" Nguyễn Du cho lịch sử biết rõ Nguyễn Huệ là người rất cao to, rộng chiều ngang, "𝘝𝘢𝘪 𝘯𝘢̆𝘮 𝘵𝘢̂́𝘤 𝘳𝘰̣̂𝘯𝘨: tượng trưng chiều ngang cơ thể tính từ hai vai", "𝘵𝘩𝘢̂𝘯 𝙙𝙖̀𝙞 𝙧𝙤̂́𝙣 𝙘𝙖𝙤: từ cổ đến bẹn, vùng háng gọi là thân, còn từ bàn chân đến vùng rốn là độ dài của hai chân". Qua câu 2168 này Nguyễn Du còn cho chúng ta biết ngày xưa khi đo may quần thợ may sẽ đo từ bàn chân lên đến ngang rốn, lấy chiều cao cơ thể, cũng như cách thợ may ngày nay lấy số đo để may quần khi ai đến đặt may đồ vậy. Nhưng câu được Nguyễn Du dùng ám chỉ, miêu tả, nói rõ nhân tướng, con người của Nguyễn Huệ thuộc tạng người cao to, đường bệ, hiên ngang về sau đã bị chỉnh sửa thành câu tào lao, vô nghĩa, hết sức bậy bạ là "𝘝𝘢𝘪 𝘯𝘢̆𝘮 𝘵𝘢̂́𝘤 𝘳𝘰̣̂𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̂𝘯 𝘮𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘤𝘢𝘰". Thiết nghĩ, hồi giờ làm gì có con người nào mà cao tới 10m, trong khi chiều ngang hai vai chỉ có 50cm đâu? Thế mà bộ môn văn học Bắc Trung Nam xưa nay lại cho là có đấy! Chỉ xin các bạn đừng cho đây là những chuyện nhỏ nhặt, tiểu tiết là được.

 

𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨" ngoài nghĩa đàng hoàng, thẳng thắn, không úp mở, giấu giếm gì, hoặc đó là người có tất cả những biểu hiện được phô bày ra bên ngoài, trên thân thể, như một thân thể cường tráng, khỏe mạnh, quắc thước và một tính chất hiên ngang, đường bệ, oai phong lẫm liệt, khác thường của con nhà võ, một vị tướng, khiến khi đối diện ai ai cũng phải vị nể, kính trọng, e dè, chột dạ. Thì 𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 堂堂" nên hiểu là hai triều đình (đường là miếu đường, cũng là triều đình), khi sử dụng hai chữ, từ 𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 堂堂" như thế ý Nguyễn Du ám chỉ vai trò của Nguyễn Huệ từng xuất thân, hoạt động, làm việc dưới hai triều đình, triều thứ nhất là do Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc cai quản, xưng đế năm 1788 tại thành Hoàng đế An Nhơn, đặt niên hiệu Thái Đức. Lúc này Nguyễn Huệ giữ chức Long Nhương tướng quân, Nguyễn Lữ làm Tiết chế. Triều thứ hai như đã nói là trước khi kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn Bắc tiến, lên đường ra đánh giặc Thanh hiện đã đang chiếm đóng kinh thành Thăng Long. Thì Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đã cho quan quân đắp đàn tế cáo trời đất tại núi Bân, nửa đêm bước lên đọc Chiếu lên ngôi, mở ra triều đình mới, không còn bị lệ thuộc bởi vua anh Nguyễn Nhạc triều Hoàng đế An Nhơn trong kia nữa, kể tội mẹ con vua Lê Chiêu Thống và bầy tôi dám ngang nhiên qua Tàu trải chiếu mời gọi giặc Thanh cùng xúm hùng hổ phất cờ dóng trống sầm sập kéo về chiếm đóng Thăng Long, dự tính đô hộ nước Việt lâu dài từ tháng 4-5 năm 1788.

 

Câu 2170 "𝘊𝘰̂𝘯 𝘲𝘶𝘺𝘦̂̀𝘯 𝘩𝘰̛𝘯 𝘴𝘶̛́𝘤 𝘭𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘵𝘩𝘢𝘰 𝘨𝘰̂̀𝘮 𝘵𝘢̀𝘪" dùng ám chỉ, nói rõ con người tài ba, thao lược này quê hương xuất thân từ vùng sông Côn, thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, nay thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

 

Câu 2171 𝘰̣̂𝘪 𝘵𝘳𝘰̛̀𝘪 đ𝘢̣𝘱 đ𝘢̂́𝘵 𝘰̛̉ đ𝘰̛̀𝘪" là câu bóng gió, mục đích nói rõ việc Nguyễn Huệ rất xem thường vua anh Thái Đức Nguyễn Nhạc hiện trấn ngự thành Hoàng đế trong kia vốn là người ham mê dật lạc, đắm say ngũ dục, bỏ bê việc nước, nói khác đi, câu 2171 là chiết tự dùng viết ra chữ hạ chơi ngẳng nằm trên chữ thượng : hạ đạp thượng xuống dưới, trong khi theo quy luật, nguyên tắc, thì thượng phải ở trên hạ . Trong Kiều, Nguyễn Du cũng có nói rõ sự việc Nguyễn Huệ rất xem thường triều đình Nguyễn Nhạc, từng kéo quân vào quyết đánh dẹp thành Hoàng đế, nơi chỉ giỏi tập trung ăn chơi, ca hát cho qua ngày đoạn tháng của Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc cùng đám quan quân dưới trướng. Bỏ bê việc nước, mặc dân tình đói khổ, làm sao thì làm. Các câu ấy như sau:

 

𝘛𝘩𝘶̛̀𝘢 𝘤𝘰̛ 𝘵𝘳𝘶́𝘤 𝘤𝘩𝘦̉ 𝘯𝘨𝘰́𝘪 𝘵𝘢𝘯,
𝘉𝘪𝘯𝘩 𝘶𝘺 𝘵𝘶̛̀ 𝘢̂́𝘺 𝘴𝘢̂́𝘮 𝘳𝘢𝘯 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘰𝘢̀𝘪.
𝘛𝘳𝘪𝘦̂̀𝘶 đ𝘪̀𝘯𝘩 𝘳𝘪𝘦̂𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘨𝘰́𝘤 𝘵𝘳𝘰̛̀𝘪,
𝘎𝘰̂̀𝘮 𝘩𝘢𝘪 𝘷𝘢̆𝘯 𝘷𝘰̃ 𝘳𝘢̣𝘤𝘩 đ𝘰̂𝘪 𝘴𝘰̛𝘯 𝘩𝘢̀.
Đ𝘰̀𝘪 𝘤𝘰̛𝘯 𝘨𝘪𝘰́ 𝘲𝘶𝘦́𝘵 𝘮𝘶̛𝘢 𝘴𝘢,
𝘏𝘶𝘺𝘦̣̂𝘯 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩 đ𝘢̣𝘱 đ𝘰̂̉ 𝘯𝘢̆𝘮 𝘵𝘰̀𝘢 𝘤𝘰̃𝘪 𝘯𝘢𝘮.
𝘗𝘩𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘢̂̀𝘯 𝘮𝘢̀𝘪 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘭𝘶̛𝘰̛̃𝘪 𝘨𝘶̛𝘰̛𝘮,
𝘕𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘭𝘰𝘢̀𝘪 𝘨𝘪𝘢́ 𝘢́𝘰 𝘵𝘶́𝘪 𝘤𝘰̛𝘮 𝘴𝘢́ 𝘨𝘪̀.
𝘕𝘨𝘩𝘦̂𝘯𝘩 𝘯𝘨𝘢𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘤𝘰̃𝘪 𝘣𝘪𝘦̂𝘯 𝘵𝘩𝘶̀𝘺,
𝘛𝘩𝘪𝘦̂́𝘶 𝘨𝘪̀ 𝙝𝙪̛̃𝙪 𝙩𝙖̉ 𝙩𝙪𝙚̂́ 𝙣𝙜𝙝𝙞̀ 𝘣𝘢́ 𝘷𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨.
𝘛𝘳𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘤𝘰̛̀ 𝘢𝘪 𝘥𝘢́𝘮 𝘵𝘳𝘢𝘯𝘩 𝘤𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨,
𝘕𝘢̆𝘮 𝘯𝘢̆𝘮 𝘩𝘶̀𝘯𝘨 𝘤𝘶̛́ 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘱𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘩𝘢̉𝘪 𝘵𝘢̂̀𝘯...

 

Câu 2172 nguyên gốc của nó phải là "𝘏𝘰̣ 𝙆𝙮̀ 𝘵𝘦̂𝘯 𝘏𝘢̉𝘪 𝘷𝘰̂́𝘯 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝙗𝙞𝙚̣̂𝙩 𝙢𝙤̂𝙣𝙜", chớ không phải "𝘏𝘰̣ 𝘛𝘶̛̀ 𝘵𝘦̂𝘯 𝘏𝘢̉𝘪 𝘷𝘰̂́𝘯 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘝𝘪𝘦̣̂𝘵 Đ𝘰̂𝘯𝘨" như các bản Kiều trong nước, ngoài nước bấy lâu xúm ra sức thủ giữ cứng ngắc hết sức kỳ cục như thế. "𝙆𝙮̀" là ám chỉ vùng Tam Kỳ ở Quảng Nam, như thế, qua đây, Nguyễn Du cho chúng ta biết rõ quê mẹ của Nguyễn Huệ ở Tam Kỳ, không phải ở vùng Kiên Mỹ, Tây Sơn như các sách lịch sử ghi chép. Còn quê mẹ của Nguyễn Nhạc mới ở Kiên Mỹ, Tây Sơn, là bà Nguyễn Thị Đồng. Như vậy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc là anh em cùng cha khác mẹ. Chữ "𝘏𝘢̉𝘪" là chỉ cho vùng núi Đại Hải, từ mạch núi Đại Huệ kéo xuống, thuộc làng Thái Lão (xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). Mà theo sách Quang Trung Nguyễn Huệ, con người và sự nghiệp của Giáo sư Phan Huy Lê, thì tổ tiên Nguyễn Huệ vốn gốc họ Hồ ở chân núi Đài Phong (có bản chép Thai Phong), gần núi Đại Hải như đã nói. Hai chữ "𝙗𝙞𝙚̣̂𝙩 𝙢𝙤̂𝙣𝙜 別蒙" có nghĩa như sau. "𝘽𝙞𝙚̣̂𝙩 " là ly biệt, chia biệt, từ biệt, tiễn nhau đi xa, chữ "𝙗𝙞𝙚̣̂𝙩 " này nói về việc, sự tích từng xảy ra ngày ấy:

 

Như đã nói, quê hương của Nguyễn Huệ vốn gốc họ Hồ ở chân núi Đài Phong, vào khoảng giữa thế kỷ XVII, ông tổ bốn đời của Nguyễn Huệ bị quân Nguyễn bắt đày vào Đàng Trong, cùng với những tù binh khác, bị đẩy lên khai hoang vùng Tây Nguyên, phía trên đèo An Khê. Kết quả của công cuộc khai phá đó là sự ra đời của một số làng ấp người Kinh, trong đó có ấp Tây Sơn, gồm ấp Nhất (thôn An Lũy, xã Phú An) và ấp Nhì (thôn Cửu An, đều thuộc thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai). Ấp Tây Sơn là quê hương đầu tiên của tổ tiên Nguyễn Huệ trên vùng Tây Sơn Thượng đạo của xứ Đàng Trong...
(Trích Quang Trung Nguyễn Huệ, con người và sự nghiệp, trang 11/Giáo sư Phan Huy Lê)

chân dung người
Hai mắt Bác Hồ lớn nhỏ không đồng đều

Chữ "𝙢𝙤̂𝙣𝙜 " ý chỉ vùng mặt trời lặn, gọi đủ là đại mông 大蒙. Hai chữ "𝙗𝙞𝙚̣̂𝙩 𝙢𝙤̂𝙣𝙜 別蒙" được Nguyễn Du ám chỉ vùng núi Tây Sơn thượng đạo, ngày nay gọi An Khê, xưa kia là nơi tổ tiên Nguyễn Huệ bị quân Nguyễn bắt đi đày biệt xứ, vào ở, lập làng ấp, dựng nghiệp, sinh sống đầu tiên ở đấy. Hai chữ "𝙗𝙞𝙚̣̂𝙩 𝙢𝙤̂𝙣𝙜 別蒙" dùng ám chỉ những sự việc từng xảy ra trong lịch sử đối với tông tích, tổ tiên của ba anh em Tây Sơn tam kiệt như đã trích trong sách của Giáo sư Phan Huy Lê. Về sau, không rõ thời kỳ nào, đã bị chỉnh sửa thành câu tào lao, bậy bạ hết chỗ nói, khi "𝙗𝙞𝙚̣̂𝙩 𝙢𝙤̂𝙣𝙜 別蒙: vùng đất Tây Sơn thượng đạo, nơi bị đày ải, trấn đi biệt xứ của tổ tiên Nguyễn Huệ" đã được sửa thành Việt Đông, một tỉnh thành nào đó tuốt bên kia màn sương, quê hương đám ba Tàu lưu manh, dao găm chứa đầy bụng, tâm thức già trẻ xưa nay luôn hừng hực với truyền thống, bề dày thành tích chuyên đi trấn lột, cướp bóc, lấy thịt đè người là thế nào?

 

Câu 2173 "𝘎𝘪𝘢𝘯𝘨 𝘩𝘰̂̀ 𝘲𝘶𝘦𝘯 𝘵𝘩𝘰́𝘪 𝘷𝘢̂̃𝘺 𝘷𝘶̀𝘯𝘨" ý nói Kỳ Hải, tức Nguyễn Huệ là người với khả năng, võ công và sức khỏe hết sức đặc biệt, thời ấy khó có người địch nổi, nên chuyện ra Bắc vào Nam, đánh Đông dẹp Tây xem như chỗ không người, cứ hệt như đi chơi vậy. Đoạn này, cần liên hệ qua sách Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái mới thấy hết ý nghĩa Nguyễn Du đề cập trong câu là đúng hay sai, thực hư thế nào:

 

...Vừa lúc ấy, có người cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tới, nói với Thái hậu rằng:
...Đó chỉ là một cách nói để Tổng đốc họ Tôn không cho việc ấy là khó. Quýnh vì muốn chóng được quân sang cứu cho nên mới bịa ra lời nói hão để lừa dối họ. Họ cũng tưởng là thật, hăng hái tiến lên, không còn lo nghĩ gì về sau. Cứ xem lời lẽ trong bài hịch, thì những điều họ bắt buộc mình phải đương lấy, rất là nặng nề. Còn họ thì chỉ lảng vảng ở bên bờ sông, lấy thanh thế suông để dọa dẫm mà thôi. Không biết rằng, Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sợ sấm sét. E rằng chẳng mấy lâu nữa, hắn lại trở ra. Tổng đốc họ Tôn đem ba thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi hắn chớ? Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà thôi. Nhưng còn nhà nước của ta thì sao? Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?

 

Thái hậu giật mình nói...
(Trích Hoàng Lê nhất thống chí, trang 339-340/Ngô Gia Văn Phái)

 

Câu 2174 "𝘎𝘶̛𝘰̛𝘮 𝙩𝙞̀𝙣𝙝 𝘯𝘶̛̉𝘢 𝙘𝙝𝙞𝙚̂́𝙪 𝘯𝘰𝘯 𝘴𝘰̂𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘤𝘩𝘦̀𝘰..." là mật mã dùng viết ra chữ tuệ, cũng là huệ , và chữ trung . Chữ tuệ gồm bộ tâm 4 nét ở dưới, trên bộ tâm là chữ kê , cũng đọc là ký 3 nét. Trên hết, là hai chữ phong 丰丰 8 nét viết giảm nét, cắt đuôi, đứng hai bên trái phải. Tâm là tâm tình: câu chuyện tâm tình, vui theo khói bay, tay cầm tay.../Trích Quán nửa khuya. Phong có mấy nghĩa. Trước hết, phong là sắc cỏ tốt tươi, đẹp đẽ. Sau, phong là ngọn gió, như cơn phong ba bão táp nổi lên quét sạch nhà cửa, cây cối, các chướng ngại vật nơi nó đi qua. Ở đây, phong là ám chỉ cho trận cuồng phong quét sạch các chướng ngại của cơn lốc đỏ cách mạng Tây Sơn nổi lên từ năm Tân Mão 1771 do các anh em Tây Sơn tam kiệt chủ trương, lãnh đạo. Phong còn là ngọn giáo, mũi dao, những khí cụ quân đội sử dụng thời xưa. Với cách chiết tự, chơi chữ, sử dụng chữ nghĩa thế này, hai chữ phong 丰丰 () nghĩa nhất tự/đồng âm/đa âm/đa nghĩa hai bên trái phải của chữ tuệ , cũng là huệ, tên của Nguyễn Huệ, ý Nguyễn Du muốn lịch sử hiểu câu chuyện ngày ấy từng xảy ra thế nào.

 

Cuộc khởi nghĩa phong trào nông dân Tây Sơn ngày ấy chỉ êm xuôi, thuận hòa, mọi quan điểm của các tướng tá, các nhà lãnh đạo chỉ thống nhất giai đoạn đầu, càng về sau, nhất thời điểm Nguyễn Huệ kéo quân ra dánh chiếm Thuận Hóa, rồi cánh Bắc đã khiến cho Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc ngày thêm lo sợ, ăn không ngon ngủ không yên trước tài cầm quân chinh phạt kiệt xuất của người em với những trận thắng giòn giã, liên tục từ đầu trong, đầu ngoài. Ngày ấy, những ngày đầu cuộc khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, cả Nguyễn Lữ, mỗi khi tổ chức đánh trận nào đó, thì ba anh em cùng ngồi bàn bạc, thảo luận chiến lược, đấu pháp, ký hợp đồng tác chiến trên một chiếc chiếu -dụ bộ kê 3 nét-. Hoặc khi tàn chiến cuộc, xong một chiến dịch, phần thắng đã nghiêng về quân đội Tây Sơn, thì ba anh em Tây Sơn ngồi chén tạc chén thù, say sưa, ăn mừng chiến thắng cùng trên một chiếc chiếu như ẩn dụ bộ kê hay ký 3 nét đã nói. Nhưng từ khi Nguyễn Huệ kéo quân ra đánh chiếm Thuận Hóa vào năm 1786. Tiếp đó, với sự mào đầu, phác thảo lộ trình, vẽ đường cho hưu chạy của Bằng quận công Nguyễn Hữu Chỉnh với danh tướng Tây Sơn đang trong thời điểm sung sức, hừng hực khí thế, Nguyễn Huệ liền kéo quân ra đánh Bắc Hà lần nhất từ giữa năm 1786. Và, theo các ghi chép lịch sử, khi nghe tin Nguyễn Huệ đã chiếm được Bắc Hà, Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc liền âm thầm kéo quân ra tận nơi, để thử xem ông tướng em đang hoạch định, dự tính làm những gì ngoài này mà chưa chịu kéo quân về. Lo quá. Các sách, thông tin, tài liệu lịch sử ghi chép giai đoạn này hầu hết đều cho rằng thời điểm anh em Tây Sơn kéo quân về Nam vẫn đang còn trong năm 1786. Thực chất, qua tìm hiểu, đi thực tế của chúng tôi, tại Phú Xuân, với phát hiện tấm văn bia Cố Nam 故南 tại kiệt 51 Minh Mạng ngày nay của nhân vật có thật, tên là Văn Quan, không phải Vương Quan, là em kế của người con gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà trong Kiều Nguyễn Du đặt cho mật mã là Thúy Kiều. Tấm văn bia ấy được Văn Quan dựng cho chị của mình vào năm Canh Thân 1800, ngay tại vị trí chôn táng lần đầu của triều Tây Sơn, đại diện là vua Cảnh Thịnh, khi Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai, tức người đẹp Thúy Kiều, ra đi vào tháng 9 năm Kỷ Mùi 1799. Nói chôn táng lần đầu ấy bởi sau đó không lâu gia đình Hoàng hậu đã cho di dời hài cốt Bà qua chôn lần hai, cách đó 6m. Có thể gia đình Hoàng hậu cho vị trí chôn lần đầu của triều Tây Sơn không phải là đất đắc địa, tốt cho lắm, nên gia đình mới quyết định di dời hài cốt, chôn táng lại lần hai, gọi là cát táng. Lần đầu như vậy là hung táng. Trên tấm văn bia Cố Nam 故南 ấy, Văn Quan có ghi rõ, cho biết chị của mình, tức Bắc cung Hoàng hậu vào Phú Xuân đầu năm Đinh Vị (Mùi) 1787.

 

Cũng bắt đầu từ đây, sau trận thắng Bắc Hà lần thứ nhất vào năm 1786, thì giữa anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc mối xung đột, bất hòa ngày càng lớn hơn, kéo dài mãi thêm ra. Và chuyện gì đến nó phải đến, đó là một quy luật của cuộc đời, trên mọi lĩnh vực. Vào tháng 9 năm Mậu Thân 1788 Nguyễn Huệ quyết định, cho quan quân xẻ núi Bân, đắp đàn tế cáo trời đất, bước lên đọc Chiếu lên ngôi, do Tả thị lang Ngô Thì Nhậm soạn thảo gởi về từ Bắc Hà, mở ra một triều đại, một nhà nước mới, lấy niên hiệu Quang Trung nguyên niên, trước khi Ngài kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn Bắc tiến, lên đường ra đánh giặc Thanh hiện đang chiếm đóng kinh thành Thăng Long do mẹ con vua Lê Chiêu thống và bầy tôi lặn lội qua Tàu trải chiếu rước về từ tháng 4 cùng năm. Với việc làm này, lên ngôi Hoàng đế, mở ra nhà nước mới, ngồi ngai vàng cai trị nhân dân tại Phú Xuân, thì xem như giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đã dứt tình anh em ruột thịt, là những chiến hữu, đồng đội từng sát cánh vào sinh ra tử, sống chết có nhau, chiến đấu dưới màu cờ sắc áo, vì mục đích, lý tưởng chung. Mà giữa hai bên vào lúc bấy giờ tình cảnh như hai con hổ đang trong thế thủ, gầm gừ, nhe răng, đi qua đi lại, chưa biết lúc nào sẽ xông, nhào vào cắn xé, vồ chụp lẫn nhau để phân định thắng bại. Nhất sơn bất tàng nhị hổ: một hòn núi không thể có hai chúa sơn lâm.

 

Đó chính là nội dung câu chuyện từng xảy ra giữa các anh em Tây Sơn mà kết cuộc là trận dàn mưu phục binh đánh úp vào Phú Xuân của Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc và đám loạn tướng đã khiến tướng giặc Kỳ Hải bị lâm thế mãnh hổ nan địch quần hồ: một mình chống cự không lại trước một rừng đao kiếm, cung tên của đám quan quân phối hợp, kéo từ thành An Nhơn ra, nhập với đám quan quân Phú Xuân, dàn kế bất ngờ tập công. Cuối cùng, tướng giặc Kỳ Hải, tức Quang Trung Nguyễn Huệ, bậc anh hùng từng được lịch sử, người đương thời tôn xưng là danh tướng bất khả chiến bại, trăm trận đánh trăm trận thắng, đành phải thúc thủ, chết đứng trước những mũi tên tẩm độc oan nghiệt của đám cung thủ phục kích bắn găm đầy mình, có thể là người dân tộc Bana, đúng như ghi chép của Nguyễn Du trong Kiều:

 

𝘊𝘶𝘯𝘨 𝘤𝘢̂̀𝘮 𝘵𝘢̣̂𝘱 𝘯𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘢̀𝘺 𝘹𝘶̛𝘢,
𝘔𝘢̀ 𝘨𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘣𝘢̣𝘤 𝘮𝘦̣̂𝘯𝘩 𝘣𝘢̂𝘺 𝘨𝘪𝘰̛̀ 𝘭𝘢̀ đ𝘢̂𝘺...

 

hay:

 

𝘊𝘰́ 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘵𝘰̂̉𝘯𝘨 đ𝘰̂́𝘤, 𝘵𝘳𝘰̣𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̂̀𝘯,
𝘾𝙪̀𝙣𝙜 𝘏𝘰̂̀ 𝘛𝘰̂𝘯 𝘏𝘪𝘦̂́𝘯 𝙘𝙝𝙞𝙣𝙝 𝘭𝘶𝘢̂𝘯 𝘨𝘰̂̀𝘮 𝘵𝘢̀𝘪.
Đ𝘢̂̉𝘺 𝘹𝘦 𝘷𝘢̂𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘪̉ đ𝘢̣̆𝘤 𝘴𝘢𝘪,
𝙃𝙞𝙚̣̂𝙥 𝙩𝙝𝙞 𝘣𝘢́𝘵 𝘵𝘪𝘦̂̉𝘶 𝙗𝙞𝙚̣̂𝙩 𝙩𝙖̀𝙞 đ𝘰̂̉𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘶𝘯𝘨.
𝘉𝘪𝘦̂́𝘵 𝙆𝙮̀ 𝘭𝘢̀ đ𝘢̂́𝘯𝘨 𝘢𝘯𝘩 𝘩𝘶̀𝘯𝘨,
𝘉𝘪𝘦̂́𝘵 𝘯𝘢̀𝘯𝘨 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 𝘥𝘶̛̣ 𝘲𝘶𝘢̂𝘯 𝘵𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘭𝘶𝘢̣̂𝘯 𝘣𝘢̀𝘯.
Đ𝘰́𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢̂𝘯 𝙙𝙪̀𝙣𝙜 𝘤𝘩𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝙇𝙪̛𝙪 𝘽𝙖𝙣,
𝘕𝘨𝘰̣𝘤 𝘷𝘢̀𝘯𝘨 𝘨𝘢̂́𝘮 𝘷𝘰́𝘤 𝘴𝘢𝘪 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘵𝘩𝘶𝘺𝘦̂́𝘵 𝘣𝘢̀𝘯.
𝙏𝙖̣̆𝙣𝙜 𝘳𝘪𝘦̂𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘭𝘦̂̃ 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘯𝘢̀𝘯𝘨,
𝘏𝘢𝘪 𝘵𝘦̂𝘯 𝙩𝙝𝙚̂́ 𝘯𝘶̛̃ 𝘯𝘨𝘰̣𝘤 𝘷𝘢̀𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘩𝘪̀𝘯 𝘤𝘢̂𝘯.
𝘛𝘪𝘯 𝘷𝘢̀𝘰 𝘨𝘶̛̉𝘪 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘵𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢̂𝘯,
𝙆𝙮̀ 𝘤𝘰̂𝘯𝘨 𝘳𝘪𝘦̂𝘯𝘨 𝘩𝘢̃𝘺 𝘮𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘱𝘩𝘢̂𝘯 𝙣𝙤̣̂ đ𝘰̂̀.
𝘔𝘰̣̂𝘵 𝘵𝘢𝘺 𝘨𝘢̂𝘺 𝘥𝘶̛̣𝘯𝘨 𝘤𝘰̛  đ𝘰̂̀,
𝘉𝘢̂́𝘺 𝘭𝘢̂𝘶 𝘣𝘦̂̉ 𝘚𝘰̛̉ 𝘴𝘰̂𝘯𝘨 𝘕𝘨𝘰̂ 𝙣𝙜𝙤́ 𝙧𝙞̀𝙣𝙝.
𝘉𝘰́ 𝘵𝘩𝘢̂𝘯 𝘷𝘦̂̀ 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘵𝘳𝘪𝘦̂̀𝘶 đ𝘪̀𝘯𝘩,
𝘏𝘢̀𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̂̀𝘯 𝘭𝘰̛ 𝘭𝘢́𝘰 𝘱𝘩𝘢̣̂𝘯 𝘮𝘪̀𝘯𝘩 𝘳𝘢 đ𝘢̂𝘶.
𝘈́𝘰 𝘹𝘪𝘦̂𝘮 𝘣𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘵𝘳𝘰́𝘪 𝘭𝘢̂́𝘺 𝘯𝘩𝘢𝘶,
𝘝𝘢̀𝘰 𝘭𝘶𝘰̂̀𝘯 𝘳𝘢 𝘤𝘶́𝘪 𝘤𝘰̂𝘯𝘨 𝘩𝘢̂̀𝘶 𝘮𝘢̀ 𝘤𝘩𝘪.
𝘊𝘩𝘪 𝘣𝘢̆̀𝘯𝘨 𝘳𝘪𝘦̂𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘣𝘪𝘦̂𝘯 𝘵𝘩𝘶̀𝘺,
𝘚𝘶̛́𝘤 𝘯𝘢̀𝘺 đ𝘢̃ 𝘥𝘦̂̃ 𝘭𝘢̀𝘮 𝘨𝘪̀ đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘯𝘩𝘢𝘶?
𝘊𝘩𝘰̣𝘤 𝘵𝘳𝘰̛̀𝘪 𝘲𝘶𝘢̂́𝘺 𝘯𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘮𝘢̣̆𝘤 𝘥𝘢̂̀𝘶,
𝘋𝘰̣𝘤 𝘯𝘨𝘢𝘯𝘨 𝘯𝘢̀𝘰 𝘣𝘪𝘦̂́𝘵 𝘵𝘳𝘦̂𝘯 đ𝘢̂̀𝘶 𝘤𝘰́ 𝘢𝘪...

 

và...

 

𝘏𝘰̂̀ 𝙏𝙤̂𝙣 𝘲𝘶𝘺𝘦̂́𝘵 𝘬𝘦̂́ 𝘵𝘩𝘶̛̀𝘢 𝘤𝘰̛,
𝘓𝘦̂̃ 𝘵𝘪𝘦̂𝘯 𝘣𝘪𝘯𝘩 𝘩𝘢̣̂𝘶 𝙗𝙖̂́𝙩 𝙣𝙜𝙤̛̀ 𝘵𝘢̣̂𝘱 𝘤𝘰̂𝘯𝘨.
𝘒𝘦́𝘰 𝘤𝘰̛̀ 𝙘𝙝𝙞𝙣𝙝 𝘱𝘩𝘶̉ 𝘵𝘪𝘦̂𝘯 𝘱𝘩𝘰𝘯𝘨,
𝘓𝘦̂̃ 𝘯𝘨𝘩𝘪 𝘥𝘢̀𝘯 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘣𝘢́𝘤 đ𝘰̂̀𝘯𝘨 𝘱𝘩𝘶̣𝘤 𝘴𝘢𝘶.
𝙆𝙮̀ 𝘤𝘰̂𝘯𝘨 𝘩𝘰̛̀ 𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘣𝘪𝘦̂́𝘵 đ𝘢̂𝘶,
Đ𝘢̣𝘪 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘭𝘦̂̃ 𝘱𝘩𝘶̣𝘤 𝘳𝘢 𝙝𝙖̂̀𝙪 𝘤𝘶̛̉𝘢 𝘣𝘪𝘦̂𝘯.
𝘏𝘰̂̀ 𝙏𝙤̂𝙣 𝘢́𝘮 𝘩𝘪𝘦̣̂𝘶 𝘵𝘳𝘢̣̂𝘯 𝘵𝘪𝘦̂̀𝘯,
𝘉𝘢 𝘣𝘦̂̀ 𝘱𝘩𝘢́𝘵 𝘴𝘶́𝘯𝘨 𝘣𝘰̂́𝘯 𝘣𝘦̂𝘯 𝘬𝘦́𝘰 𝘤𝘰̛̀.
Đ𝘢𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘪 𝘣𝘢̂́𝘵 𝘺́ 𝘤𝘩𝘢̆̉𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘰̛̀,
𝘏𝘶̀𝘮 𝘵𝘩𝘪𝘦̂𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘪 đ𝘢̃ 𝘴𝘢 𝘤𝘰̛ 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 đ𝙖̀𝙣𝙝.
𝘛𝘶̛̉ 𝘴𝘪𝘯𝘩 𝘭𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘨𝘪𝘶̛̃𝘢 𝘵𝘳𝘢̣̂𝘯 𝘵𝘪𝘦̂̀𝘯,
𝘋𝘢̣𝘯 𝘥𝘢̀𝘺 𝘤𝘩𝘰 𝘣𝘪𝘦̂́𝘵 𝘨𝘢𝘯 𝙩𝙞𝙚̂̀𝙣 𝘵𝘶̛𝘰̛́𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢̂𝘯.
𝘒𝘩𝘪́ 𝘵𝘩𝘪𝘦̂𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘪 đ𝘢̃ 𝘷𝘦̂̀ 𝘵𝘩𝘢̂̀𝘯,
𝘕𝘩𝘰̛𝘯 𝘯𝘩𝘰̛𝘯 𝘤𝘰̀𝘯 đ𝘶̛́𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘰̂𝘯 𝘤𝘩𝘢̂𝘯 𝘨𝘪𝘶̛̃𝘢 𝘷𝘰̀𝘯𝘨.
𝘛𝘳𝘰̛ 𝘯𝘩𝘶̛ đ𝘢́, 𝘷𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘶̛ đ𝘰̂̀𝘯𝘨,
𝘈𝘪 𝘭𝘢𝘺 𝘤𝘩𝘢̆̉𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̂̉𝘯 𝘢𝘪 𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘢̆̉𝘯𝘨 𝘳𝘰̛̀𝘪.
𝘘𝘶𝘢𝘯 𝘲𝘶𝘢̂𝘯 𝘵𝘳𝘶𝘺 𝘴𝘢́𝘵 đ𝘶𝘰̂̉𝘪 𝘥𝘢̀𝘪,
𝘈̂̀𝘮 𝘢̂̀𝘮 𝘴𝘢́𝘵 𝘬𝘩𝘪́ 𝘯𝘨𝘢̂́𝘵 𝘵𝘳𝘰̛̀𝘪 𝙩𝙖𝙣𝙜 𝙩𝙝𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜.
𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘩𝘢̀𝘰 𝘯𝘨𝘰𝘢̀𝘪 𝘭𝘶̃𝘺 𝘵𝘢𝘯 𝘩𝘰𝘢𝘯𝘨,
𝘓𝘰𝘢̣𝘯 𝘲𝘶𝘢̂𝘯 𝘷𝘶̛̀𝘢 𝘥𝘢̆́𝘵 𝘵𝘢𝘺 𝘯𝘢̀𝘯𝘨 đ𝘦̂́𝘯 𝘯𝘰̛𝘪.
𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘷𝘰̀𝘯𝘨 𝘵𝘦̂𝘯 𝘭𝘶̛̉𝘢 𝘣𝘰̛̀𝘪 𝘣𝘰̛̀𝘪,
𝘛𝘩𝘢̂́𝘺 𝘒𝘺̀ 𝘤𝘰̀𝘯 đ𝘶̛́𝘯𝘨 𝘨𝘪𝘶̛̃𝘢 𝘵𝘳𝘰̛̀𝘪 𝘵𝘳𝘰̛ 𝘵𝘳𝘰̛.
𝘒𝘩𝘰́𝘤 𝘳𝘢̆̀𝘯𝘨: "𝘛𝘳𝘪́ 𝘥𝘶̃𝘯𝘨 𝘤𝘰́ 𝘵𝘩𝘶̛̀𝘢,
𝘉𝘰̛̉𝘪 𝘯𝘨𝘩𝘦 𝘭𝘰̛̀𝘪 𝘵𝘩𝘪𝘦̂́𝘱 𝙧𝙖 𝘤𝘰̛ 𝘩𝘰̣̂𝘪 𝘯𝘢̀𝘺.
𝘔𝘢̣̆𝘵 𝘯𝘢̀𝘰 𝘵𝘳𝘰̂𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̂́𝘺 𝘯𝘩𝘢𝘶 đ𝘢̂𝘺?
𝘛𝘩𝘢̀ 𝘭𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘴𝘰̂́𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘦̂́𝘵 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘯𝘨𝘢̀𝘺 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘯𝘩𝘢𝘶".
𝘋𝘰̀𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘶 𝘯𝘩𝘶̛ 𝘹𝘰̂́𝘪 𝘤𝘰̛𝘯 𝘴𝘢̂̀𝘶,
𝘋𝘶̛́𝘵 𝘭𝘰̛̀𝘪 𝘯𝘢̀𝘯𝘨 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 𝘨𝘪𝘦𝘰 đ𝘢̂̀𝘶 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘣𝘦̂𝘯.
𝘓𝘢̣ 𝘵𝘩𝘢𝘺 𝘰𝘢𝘯 𝘬𝘩𝘪́ 𝘵𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘪𝘦̂̀𝘯,
𝘕𝘢̀𝘯𝘨 𝘷𝘶̛̀𝘢 𝘱𝘩𝘶̣𝘤 𝘹𝘶𝘰̂́𝘯𝘨 𝘒𝘺̀ 𝘭𝘪𝘦̂̀𝘯 𝘯𝘨𝘢̃ 𝘳𝘢.
𝘘𝘶𝘢𝘯 𝘲𝘶𝘢̂𝘯 𝘬𝘦̉ 𝘭𝘢̣𝘪 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘲𝘶𝘢...

 

Có thể nói, với đoạn trần thuật hay bài ký sự chiến trường này, thì Nguyễn Du đã khắc họa, viết, tả lại toàn bộ trận chiến đơn độc, một mình tả xung hữu đột, coi cái chết nhẹ tựa chiếc lông hồng đúng với khí chất của con người từng xem coi trời đất như nắp vung của Kỳ Hải/Nguyễn Huệ và Hồ Tôn Hiến/Nguyễn Nhạc phối hợp với hai cánh quân cảm tử, một kéo ra từ thành Hoàng đế dưới chiêu bài mà trong Kiều, bản văn xuôi, gọi là Đại quan chinh phủ, không phải Đại quan chiêu phủ, một ở Phú Xuân. Cuối cùng, là cái chết đứng bởi mãnh hổ nan địch quần hồ có một không hai trong lịch sử của danh tướng bất khả chiến bại, trăm trận đánh trăm trận thắng Kỳ Hải/Quang Trung Nguyễn Huệ. Thế mà xưa nay không một người nào hay biết gì cả là tại sao? Họ đọc Kiều, hiểu Kiều kiểu gì thế? Có nhiều sách, tài liệu còn cho Quang Trung Nguyễn Huệ chết vì bệnh tật, chứng huyễn vựng: tai biến, gây ra là sao?

 

Bốn chữ "𝘎𝘶̛𝘰̛𝘮 𝙩𝙞̀𝙣𝙝 𝘯𝘶̛̉𝘢 𝙘𝙝𝙞𝙚̂́𝙪..." của câu 2174 "𝘎𝘶̛𝘰̛𝘮 𝙩𝙞̀𝙣𝙝 𝘯𝘶̛̉𝘢 𝙘𝙝𝙞𝙚̂́𝙪 𝘯𝘰𝘯 𝘴𝘰̂𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘤𝘩𝘦̀𝘰..." như đã nói là mật mã, ý nghĩa, chiết tự của chữ tuệ , cũng là huệ , là tên của Nguyễn Huệ thời còn dưới quyền điều khiển của vua anh Nguyễn Nhạc mà mỗi khi bàn chuyện gì liên quan đến chính sự, thời cuộc, kể cả lúc trà nước, đàm đạo văn thơ kim cổ, chè chén, say sưa sau mỗi trận thắng thì các anh em cùng ngồi trên một chiếc chiếu -kê, ký - để thảo luận, tâm tình -tâm - thân mật. Bốn chữ còn lại của câu "𝘯𝘰𝘯 𝘴𝘰̂𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘤𝘩𝘦̀𝘰..." là lúc Nguyễn Huệ đã đi tới quyết định, tách đứng riêng, lập ra triều đình mới, lấy niên hiệu Quang Trung -trung - nguyên niên từ tháng 9 năm 1788 trước khi Bắc tiến, kéo quân ra đánh giặc Thanh tại kinh thành Thăng Long. Đó là hàm nghĩa của hai chữ phong 丰丰 đứng ở trên, hai bên trái phải: vừa là trận cuồng phong bão táp () Tây Sơn, vừa là ngọn giáo mũi dao () sẵn sàng lao vào nhau chiến đấu khi tình cảnh lúc bấy giờ đã đổi khác kể từ khi Nguyễn Huệ đánh chiếm Thuận Hóa, rồi Bắc Hà cũng từ năm 1786. Về sau, các câu, chữ ám chỉ bí mật lịch sử tuyệt hay này, bắt đầu từ câu 2165, lúc xuất hiện nhân vật Kỳ Hải, đến câu 2174, đã bị chỉnh sửa sai rất nhiều chữ khiến trở thành những câu vô nghĩa, trống không, chả ra hồn vía gì nữa mà người ta cũng vẫn cứ cho là hay. Thiệt hết biết cho văn học Việt Nam và mấy nước liên quan đến câu chuyện Kiều tuyệt hay của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân Nguyễn Du Kim Trọng viết cho bộ sử Tây Sơn, cho mối tình thầm lặng, bẽ bàng của mình với người trong mộng đầu đời Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai bởi sự chen ngang của thời cuộc, của kẻ thù không đội trời chung: Kỳ Hải/Nguyễn Huệ.

 

Với những trích đoạn trong các sách các bạn vừa đọc qua, kèm giải thích ngoài lề, lòng vòng, phụ trợ cho câu chuyện, bài viết này tựu trung chỉ muốn nói, nhấn mạnh, gom ở điểm: nhân tướng của Nguyễn Huệ qua cặp mắt lớn nhỏ không đồng đều, đặc biệt con mắt nhỏ hơn ban đêm phát ra ánh sáng lấp lánh soi sáng cả chiếu ngồi khiến ai nhìn thấy cũng e dè, đâm ra sợ sệt. Xem ảnh Bác Hồ thì thấy hai mắt lớn nhỏ không đồng đều, bên phải nhỏ hơn bên trái. Sở dĩ có so sánh sẽ gây sửng ngạc cho nhiều người, ấy có rất nhiều bài bài viết chúng tôi từng nói Bác Hồ là sự tái sanh, trở lại của Quang Trung Nguyễn Huệ để làm nốt những gì từng làm dang dở từ trước kia, hậu bán kỷ 18. Người miền Bắc, nhất những cán bộ, những ghi chép tồn lưu của họ là biết rõ việc này hơn ai hết: đôi mắt sáng hoặc hai con không đồng đều của lãnh tụ Hồ Chí Minh mà thôi. Người miền Nam không thể hiểu gì về chuyện này. Có chăng, từ khi đọc các bài viết của chúng tôi từ đó họ mới dần hiểu ra vụ việc. Nhưng, để đặt trọn niềm tin cho câu chuyện, cho bài viết thì chưa chắc.

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang