Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

THEO DẤU CHÂN XƯA

THEO DẤU CHÂN XƯA...

Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết, vua Quang Trung có mấy người con cùng với các người vợ như sau. Bà Chánh cung họ Phạm, gọi đầy đủ là Phạm Thị Doanh, (không phải Phạm Thị Ngọc Dẫy, như ghi chép trong gia phả tộc Phạm xã Bình Đào, huyện Thăng Bình) ở xã Bình Đào là không có với Ngài người con nào. Nên sau đó Ngài mới cưới bà Bùi Thị Nhạn, là con ông Bùi Đắc Lương, một cự phú thôn Xuân Hòa, huyện Tuy Viễn (Tây Sơn) để sinh con nối dõi tông đường. Bà họ Bùi sinh được 4 người con trai, gồm Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Quang Thiệu (Thùy? NV), Nguyễn Quang Bàn (trích sách Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế, trang 92, tác giả Nguyễn Đắc Xuân). Lúc đầu, vương tử Nguyễn Quang Thùy theo sử sách ghi chép dự tính sẽ lên ngồi vị trí Thái tử, chờ nối nghiệp vua cha nay mai. Nhưng sau đó không biết lý do nào tác động, vua Quang Trung đã để vương tử Quang Toản ngồi vào vị trí Thái tử, sẽ là người thế ngôi cha mình sau này. Và sự việc đã diễn ra đúng như vậy, sau khi Ngài ra đi. Riêng Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai (không phải Công chúa Lê Ngọc Hân, như sử sách ghi chép) có với vua Quang Trung được hai người con, là Công chúa Ngọc Bảo và Hoàng tử Ngọc Đức. Xét ra, vua Quang Trung có 6 người con cả thảy, 5 trai, 1 gái với các bà vợ như đã nói.

 

Các người con trai của vua Quang Trung về sau, sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ chính thức từ năm Nhâm Tuất 1802, thì tất cả đã bị Gia Long mang ra hành hình, xử chém tại Phú Xuân. Không sót người nào. Chỉ mỗi Công chúa Ngọc Bảo chạy thoát. Lịch sử xưa nay không hề biết được nội tình câu chuyện, rằng do Công chúa, cô con gái ngà ngọc, kiều diễm duy nhất của nhà Tây Sơn Phú Xuân, đã được danh tướng Võ Văn Dũng, người ở Tây Sơn, nhận về nưôi dưỡng, bảo bọc khi người mẹ thân yêu, chỗ nương tựa vững chắc cho cuộc đời, sau ngày vua cha băng hà vào năm 1792, cũng đã nối gót, ra đi 7 năm sau đó, năm Kỷ Mùi 1799 lịch sử. Để biết rõ ràng sự việc hơn, thiết nghĩ chúng ta cũng nên bỏ chút đỉnh thời giờ vàng ngọc đọc lại đoạn trích từ tập sách Lịch sử chùa Am của Ngài Thích Thông Lạc, viện chủ tu viện Chơn Như, là dòng dõi, con cháu của danh tướng Võ Văn Dũng, cải trang thành Lê Văn Tâm, từng nói bóng gió, nửa kín nửa hở về người mà Ngài gọi là Bà Năm, như sau, trang 44-45:

 

Do sự lùng bắt gắt gao của quân lính vua Gia Long, nên ông sơ (tức tướng Võ Văn Dũng, cải trang thành Lê Văn Tâm NV) chúng tôi phải cải trang làm một thường dân, cùng một cô em gái mà chúng tôi tôi gọi là bà Năm (vì lúc đó chúng tôi còn nhỏ nên ông bà, cha mẹ không cho chúng tôi biết tên ông sơ). Ông sơ và Bà Năm trốn vào thành Gia Định lánh nạn, cư ngụ tại Phú Lâm thuộc Phú Thọ Hòa bây giờ. Trước tình trạng vua Gia Long truy lùng tướng tá của Tây Sơn để trả thù quá gắt gao, nên ông sơ chúng tôi cải trang làm tu sĩ Phật giáo, bỏ người em gái ở lại Phú Thọ Hòa, rồi đến tỉnh Tây Ninh, huyện Trảng Bàng, cư ngụ tại ấp Bàu Trâm. Bấy giờ ở đây là rừng rú trùng trùng điệp điệp, không có người ở, chưa có cái tên ấp Gia Lâm như ngày nay.

 

Ông cất một am tranh tu hành, và dùng tài chiêm tinh bói toán của mình để giúp dân làng nơi đây ngăn chặn bọn trộm cắp, nhất là tìm lại những trâu bò bị bọn trộm cắp bắt. Nhờ khoa chiêm tinh bói toán tìm lại trâu bò đã mất, nên dân làng một lòng kính trọng và thương mến ông.

 

Vì thế, nhóm người trộm cướp thường lén lút đốt am tranh của ông. Nhưng mỗi khi am bị đốt, thì được những người dân làng ở đây do nhớ ơn, nên tìm cây chặt về cất lại am khác cho ông. Cuộc sống nơi đây từ đó được bình an, không còn bị truy lùng bắt bớ, rồi ông lập gia đình với một người phụ nữ tại địa phương này, rồi sinh con đẻ cái ở đây, tạo thành một dòng họ Lê đông đúc.

 

Và cũng tại nơi đây, Chùa Am bắt đầu khởi sự cho con cháu sau này tiếp nối ý chí kiên cường, bất khuất của cha ông, đã trở thành những người con Việt Nam anh hùng cách mạng giải phóng dân tộc. Từ đây, Chùa Am là nơi tập trung những nhà yêu nước, yêu dân tộc.

 

Như vậy, Lê Văn Tâm là ông sơ của chúng tôi, có pháp danh Thích Minh Không như trên đã sơ lược kể, sinh năm 1760, và Chùa Am khởi sự dựng cất vào năm 1802, lúc Nguyễn Ánh lên ngôi xưng đế hiệu là Gia Long. Từ đó, ngôi Chùa Am được con cháu truyền thừa, nối tiếp nhau, cho đến ngày hôm nay đã trải qua nhiều đời...

 

Chúng ta vừa đọc xong đoạn trích trong sách Lịch sử chùa Am của Ngài Thích Thông Lạc về câu chuyện bôn tẩu, chạy thoát sự truy lùng tìm diệt bởi chủ trương "Tận pháp trừng trị" của danh tướng Võ Văn Dũng đối với quan quân triều Nguyễn ngày ấy. Trong đó Ngài Thông Lạc có nhắc đến việc ông sơ của Ngài hồi ấy trên đường bôn tẩu có dắt theo một người em gái, mà Ngài Thông Lạc gọi là Bà Năm. Sau khi đến được đất Gia Định, vì sự truy lùng gắt gao, ráo riết của quan quân triều Nguyễn đối với các tướng tá, binh lính và con cháu Tây Sơn. Tình thế buộc bắt, khi nhắm bề không xong, tướng Lê Văn Tâm (tức Võ Văn Dũng NV), nói theo sách Ngài Thông Lạc, đành phải bỏ người em gái lại vùng Phú Lâm-Phú Thọ Hòa. Từ đây anh em cách biệt muôn trùng.

người
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân là sự trở lại của Công chúa Ngọc Bảo, con vua Quang Trung và Hoàng hậu Thu Mai

Thật ra,
có thể vì để bảo vệ bí mật thông tin lịch sử, bí mật về gia tộc, nên Ngài Thông Lạc đã không gọi thẳng tên Công chúa Ngọc Bảo, con vua Quang Trung và Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai, mà gọi là Bà Năm đó thôi. Như đã nói ở trước, Bà Chánh cung họ Bùi ở Tây Sơn có với vua Quang Trung 4 người con, mà toàn con trai. Còn Bà Chánh cung trước, họ Phạm, ở xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, Quảng Nam, lại không sinh cho vua Quang Trung người con nào. Riêng Bà Bắc cung Hoàng Thị Thu Mai, quê ở Bắc Ninh, trong Kiều Nguyễn Du mã hóa thành người đẹp nghiêng nước nghiêng thành Thúy Kiều, sinh cho Ngài hai người con, một gái một trai, là Công chúa Ngọc Bảo và Hoàng tử Ngọc Đức. Xét ra, theo thứ tự, đây nói thứ tự số người, từ lớn đến nhỏ, không phải thứ tự, vị trí của các người con trong một gia đình được sắp xếp theo phong tục, văn hóa người Việt. Như khi cha mẹ sinh người con đầu lòng, thì người con đó được xếp, tính vào vị trí thứ hai, còn gọi là con Cả, hay anh Hai, chị Hai, những người con sau cứ thế mà tính tới. Còn ở đây, người mà Ngài Thông Lạc gọi là Bà Năm, thực ra là Công chúa Ngọc Bảo, con vua Quang Trung và Bắc cung Hoàng hậu, vì lý do nào đó Ngài Thông Lạc gọi trại, tránh đi, là Bà Năm, chính là được tính theo số người từ lớn đến nhỏ trong tổng số người con của vua Quang Trung. Chứng minh cho sự việc có phần rắc rối, tạp phức này, nhưng cũng không có gì khó hiểu lắm, thì chữ Bảo , tên Công chúa Ngọc Bảo, sẽ nói lên sự thật của câu chuyện. Bảo tiếng Hán là quý giá, quý báu, quý trọng, chỉ những đồ vật quý báu của triều đình, như ngọc bảo, kiếm báu, đao báu của vua sử dụng. Bảo còn viết, đọc là bào. Bào là bào thai, hay bào là sự bao bọc, và cũng là anh, em trai, chị, em gái. Như vậy, qua giải nghĩa, với hai lần mở âm, chuyển giọng đọc, cách viết, thì Bảo , tức Công chúa Ngọc Bảo, được Ngài Thông Lạc gọi, viết trại đi thành cô em gái của danh tướng Võ Văn Dũng, Ngài gọi là bà Năm. Năm (5) là con số được liên hệ, tính theo thứ tự từ trên xuống của các người con vua Quang Trung trong tổng số (6 người), dùng chỉ cho vị trí, thứ bậc Công chúa Ngọc Bảo, chớ trong triều đình thuở xưa không thể gọi, đặt vị trí các người con của vua như sự xếp đặt bên ngoài xã hội, trong các gia đình người Việt được. Sách Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế của ông Nguyễn Đắc Xuân, cũng có đoạn nói về Công chúa Ngọc Bảo như sau:

 

1-Theo Barizy thì hai người con của Hoàng hậu Ngọc Hân và vua Quang Trung đã bị bắt ngay khi Nguyễn Ánh mới lấy được Phú Xuân (6/1801), hai người đó làm sao có thể thoát được ngục tù và tội tử hình của Nguyễn Ánh dành cho họ? Hay Barizy đã phịa ra chuyện này chứ thực sự hai người ấy đã xa chạy cao bay trước khi Nguyễn Ánh về Phú Xuân rồi? Tài liệu nào có thể bác bỏ được thông tin của Barizy?
2-Hai người con của vua Quang Trung quan trọng đến như thế mà có thể chạy thoát được, Nguyễn Ánh không truy nã sao? Có thông tin nào nói đến chuyện truy nã hai người con của bà Ngọc Hân và vua Quang Trung không?
3-Người con trai (theo Đỗ Bang là Nguyễn Văn Đức) trốn được và sống đến trên 40 tuổi, còn người con gái (theo Đỗ Bang là Nguyễn Thị Ngọc) thì đi đâu? Hai người xa nhau lúc nào? Nguyễn Thị Ngọc chết lúc nào? Theo lô rích, sau khi bắt giết được Đức, vua Minh Mạng phải cho người đi truy tìm Ngọc, có tài liệu nào chứng tỏ điều đó không?4-Như vậy Đô Đốc Hài chỉ đem được hài cốt của Ngọc Hân về Phù Ninh, không có chuyện đem hài cốt các người con của Bà về, như vậy đoạn Thực lục viết về sự kiện ấy cũng sai nốt? Chứng cớ nào nói đoạn Thực lục đó chép sai?

 

Việc các con của bà Ngọc Hân và vua Quang Trung chết lúc nào không phải là một việc đơn lẻ mà nó là một phần nằm trong cái toàn bộ các sự kiện lịch sử mà các sử thần triều Nguyễn đã dành cho việc nhà Nguyễn trả thù phong trào Tây Sơn. Sự kiện gì không khớp với cái toàn thể đó mới có thể gọi là nhầm. Nếu không thì một là đúng hai là nhầm hết...
(Trích BCHHLNHTƠH, trang 99-100, tác giả Nguyễn Đắc Xuân)

tượng gỗ
Bộ tượng gỗ Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai và hai thị nữ đứng bưng ấn kiếm hầu hai bên. Tại chùa Thiền Lâm

Với những gì vừa đọc qua, chúng ta cũng không thấy có tài liệu nào xác nhận hai người con của Bắc cung Hoàng hậu là Công chúa Ngọc Bảo và Hoàng tử Ngọc Đức đã bị Gia Long giết chết cả. Hoàng tử Ngọc Đức bị giết thì chính xác nhất. Nói như thế bởi chính chúng tôi đã lấy được hài cốt Hoàng tử, cả hài cốt của mẹ là Bắc cung Hoàng hậu, hiện vẫn còn ở Huế, tại kiệt 51 Minh Mạng ngày nay, mang về táng chung một ngôi mộ tại chùa Liên Trì thôn Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa từ năm 2016. Chùa do thầy Thích Hoằng Chánh trụ trì. Đã xây Tháp mộ cho hai mẹ con năm 2021. Những thông tin, tài liệu nào nói có Đô đốc Hài nào đó đã di dời hài cốt Hoàng hậu về làng Phù Ninh, Bắc Ninh chôn táng, để đến đời Minh Mạng bị quan quân nơi đây phát hiện, hốt hài cốt đổ sông biển là thông tin bậy bạ, mơ hồ, không hề có. Trong khi sự thật câu chuyện thì như chúng tôi đã nói, manh mối, sự việc chúng tôi đang nắm trong tay rõ ràng, cụ thể từng chi tiết đây mà.

 

Chúng ta trở lại với câu chuyện chính.

 

Tóm lại.
Người mà Ngài Thích Thông Lạc gọi là Bà Năm chính là Công chúa Ngọc Bảo, con của Bắc cung Hoàng hậu và vua Quang Trung, đã được danh tướng Võ Văn Dũng, một trong thất hổ tướng Tây Sơn, nhận về nuôi dưỡng, bảo bọc sau ngày người mẹ thân yêu ra đi vào năm Kỷ Mùi 1799 lịch sử. Chúng ta cũng không được rõ, là Công chúa Ngọc Bảo được ngài Võ Văn Dũng nhận về nuôi dưỡng, bảo bọc chính xác là thời gian nào? Xin cắt ngang câu chuyện, đoạn này nói dựa theo thông tin sử. Có rất nhiều sách chép rằng, trận đánh cuối cùng của tướng Võ Văn Dũng với quân nhà Nguyễn là vào gần cuối năm 1801, tại Nghệ An, để giải vây cho vua Cảnh Thịnh. Trận này quân Tây Sơn đại bại, ông bị bắt, cùng với tướng Trần Quang Diệu, cả nữ tướng Bùi Thị Xuân. Nhưng trên đường giải giao về Phú Xuân, tướng Võ Văn Dũng bẻ cũi chạy thoát. Tướng Trần Quang Diệu do bị phù nề, bịnh sốt rét hành hạ, nên đành phải nằm lại. Bùi nữ tướng đáng lẽ cũng chạy thoát cùng với Võ Văn Dũng, nhưng do chồng bị bệnh nặng, nên đành ở lại, chấp nhận chết cùng chồng. Trong một bối cảnh, tình hình căng thẳng, giao tranh ác liệt, xác người chết nằm phơi như rơm rạ, khác nào ngàn cân cắc cớ treo sợi tóc, thần chết chưa biết tìm đến hỏi thăm lúc nào, thì không thể danh tướng Võ Văn Dũng vừa tay đao tay kiếm vừa dẫn theo người con gái của bậc minh chủ mà mình hằng kính ngưỡng, tôn thờ suốt đời cho được. Mà ông, một vị tướng trung thành tuyệt đối với chủ soái, với chính sách giải phóng dân tộc do bậc minh chủ, người anh hùng áo vải cờ đào ấy phát động, dẫn dắt, chỉ có thể nhận Công chúa Ngọc Bảo, đưa về quê ở Tây Sơn nuôi dưỡng, bảo bọc từ trước khi Nguyễn Ánh sầm sập kéo quân, đánh thọc vào Phú Xuân. Chỉ có lý do này là ổn hơn cả. Rồi đến khi ông bẻ cũi chạy thoát, sau trận đại bại ở mặt trận sống mái Nghệ An, thì chỗ duy nhất để ông ẩn núp an toàn và cũng để chữa trị các vết thương găm dính đầy mình trong các trận giao chiến với quân thù, là chạy về quê ở Tây Sơn, khi Phú Xuân và các vùng phụ cận đã bị Nguyễn Ánh chiếm đóng từ tháng 5 năm 1801. Tại đây, nơi quê hương của mình, ông và Công chúa Ngọc Bảo tạm sống yên ổn được một lúc mà thôi. Sau đó, ông đã phải dắt Công chúa Ngọc Bảo tìm lên núi Hòn Dũng sống đắp đổi qua ngày để được an toàn, bí mật, ổn định hơn.

 

Trên núi Hòn Dũng, vào năm 2005, chúng tôi từng lên tìm kiếm chỗ nhập thất lâu dài do tình cờ có mấy Phật tử nhà ở gần chợ Tây Sơn, bên này cầu Kiên Mỹ, cho biết trên ấy hiện có ngôi chùa bị bỏ hoang phế từ lâu. Thế là cả nhóm người cơm đùm cơm dở, bánh trái, nước uống đầy đủ, có người mang theo cả máy chụp ảnh, cùng nhau kéo lên trên Hòn Dũng xem xét sự tình thế nào. Sau khi lục lạo một hồi, mới phát hiện có một ngôi chùa đã hư sập, chỉ còn vách xây bằng gạch vồ, trét vôi mật màu trắng, đặc biệt là vách được xây rất dày, gần cả 50-60cm chớ không phải ít. Chùa bị cây cối ngả đổ cùng các loại dây leo, chùm gởi lớn nhỏ phủ trùm, bao bọc kín mít, chằng chịt, tháng chồng năm lấp, thời gian thắm thoát thoi đưa, đông qua xuân lại, um tùm cỏ nội hoa ngàn... Bên trái chùa chúng tôi thấy có nhiều đám ruộng bậc thang, bỏ hoang phế từ lâu, cỏ mọc đầy. Còn có cả suối nước chảy quanh năm. Có như thế thì nhà chùa mới có điều kiện sinh hoạt nấu nướng, tắm giặt, dẫn nước tưới ruộng và hoa màu, cải thiện sự sống nơi vùng cao, là nơi ít người lên xuống, qua lại. Nghe mấy nhà dân dưới chân núi nói chùa có từ thời Lê sơ. Còn việc danh tướng Võ Văn Dũng hồi ấy có chạy lên ở ngôi chùa này hay không thì họ làm sao biết được. Đọc thông tin trang mạng được biết, mãi về sau, con cháu dòng họ Võ đã lên Hòn Dũng hốt hài cốt cha ông mình là danh tướng Võ Văn Dũng về chôn táng, lập bia ở dưới đồng bằng. Đây cũng là việc làm hết sức sai lầm, ngộ nhận của con cháu dòng họ Võ Tây Sơn. Bởi vua quan triều Nguyễn vào lúc đã cai quản, thống nhất đất nước từ trong ra ngoài, thì họ không thể để cho tướng "ngụy", mà là danh tướng, một trong thất hổ tướng, ở tự do, ung dung như thế trên Hòn Dũng, là phần đất đã được mình quản lý. Trong khi núi Hòn Dũng so với đất đồng bằng bên dưới không cao và xa xôi gì cho lắm. Chỉ qua thông tin của Ngài Thông Lạc cung cấp, cho biết, thì sự tình từ đó mới được hiểu rõ ràng, cụ thể hơn, rằng hồi ấy vị danh tướng Tây Sơn do thấy tình hình quá bất ổn, nguy hiểm rình rập, gần kề, nên đã bỏ quê hương, chạy vào Gia Định trú ẩn, cải trang thành một tu sĩ Phật giáo, có dắt theo người em gái, sống ở vùng Phú Lâm-Phú Thọ Hòa gì đó. Sau ông phải bỏ người em gái lại đây, chạy tiếp về vùng Gia Lộc Trảng Bàng do quan quân triều Nguyễn truy lùng gắt gao các tướng tá, binh lính của Tây Sơn trong chiến dịch, chủ trương "tận pháp trừng trị" như đã nói.

 

Đó là những gì được Ngài Thông Lạc sơ lược trong sách Lịch sử chùa Am. Chớ thật ra, như đã nói, đã giải thích từ chữ Bảo , qua nhiều lần mở âm, chuyển giọng đọc, cách viết, người em gái của danh tướng Võ Văn Dũng chính là Công chúa Ngọc Bảo, Ngài Thông Lạc gọi trại, tránh đi là bà Năm đó thôi. Cũng chưa nói, ngay từ lúc ở trên Hòn Dũng, danh tướng Tây Sơn cũng đã giả trang làm một tu sĩ rồi, và ông đã ở trong ngôi chùa có từ thời Lê sơ như chúng tôi đã nói, có cả Công chúa Ngọc Bảo ở đây cùng. Chớ không phải khi chạy vào đất Gia Định, thì tướng Dũng mới cải trang làm người tu sĩ. Vì lý do gì đó nên Ngài Thông Lạc không tiện nói rõ ra sự tình câu chuyện đó thôi.

 

Bây giờ,
để làm sáng tỏ khúc quanh lịch sử đầy bí ẩn, xoay quanh cuộc đời đầy giông tố, số phận bi đát, hẩm hiu của cô Công chúa lá ngọc cành vàng, con của một nhà vua danh tiếng lẫy lừng, từng bao lần xông pha lửa đạn, đánh Nam dẹp Bắc, thống nhất giang sơn đầu tiên kể từ khi nước Việt bắt đầu dựng quốc lập đô, và một Bà Hoàng hậu nhan sắc đẹp tuyệt trần, như cho biết trong truyện Kiều của Nguyễn Du, rằng ngày ấy Ngọc Bảo đã chạy thoát khỏi Phú Xuân, hay đã bị Gia Long xử chém mất rồi cùng với các người anh em cùng cha khác mẹ. Thì chính quyền, nhà nước hôm nay, đại diện là Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng nên tìm vào tu viện Chơn Như, gặp thầy Thích Mật Hạnh, trụ trì tu viện, cháu ruột của Ngài Thông Lạc, nói thầy lục tìm cho xem bộ gia phả dòng họ do tướng Lê Văn Tâm ghi chép thời xa xưa hiện còn lưu giữ tại tu viện, do thầy quản lý, cầm chìa khóa tủ đựng gia phả. Qua thông tin Ngài Thông Lạc cho biết trong sách Lịch sử chùa Am. Có như thế thì mọi việc mới được làm cho sáng tỏ như ban ngày, rằng giọt máu cuối cùng của người anh hùng áo vải Tây Sơn và người đẹp xứ Bắc Ninh hiện vẫn còn đây, chưa bao giờ bị quan quân triều Nguyễn triệt diệt. Tất cả chỉ là những đồn đoán vô căn cứ của mớ suy luận, dựng chuyện của những kẻ ưa đặt điều, thêu dệt, thêm mắm dặm muối. Nhất để xác định người em gái của danh tướng Tây Sơn có phải có tên gọi là bà Năm, cô Năm, hay đích danh là Công chúa Ngọc Bảo, mà vì lý do gì đó Ngài Thông Lạc đã nói tránh, nói trại đi thành bà Năm. Chơi chữ chăng? Thử, đố óc thông minh chăng? Việc này thiết tưởng không khó, có điều nhà nước, chính quyền có chịu khó bắt tay xử lý, làm việc hay không mà thôi. Trong khi địa chỉ, đường vào tu viện Chơn Như đâu có xa xôi, cách trở là bao. Cũng chưa nói, việc hệ trọng hơn, là những gì từng được danh tướng Võ Văn Dũng ghi chép khi xưa chắc còn rất nhiều điều, những bí mật mà lịch sử chưa bao giờ biết rõ, như để biết rõ hơn về phong trào cách mạng Tây Sơn, về ba anh em của họ, về người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ, nhất lý do cái chết đầy bí ẩn của Ngài là do đâu? Do bệnh tật hay do chính anh mình là Nguyễn Nhạc phục kích cùng đám loạn tướng giết hại ngay tại cửa biên bên bờ sông Tiền Đường 前堂 như chúng tôi từng giải thích, căn cứ vào truyện Kiều của Nguyễn Du? Cả ghi chép trận đánh quân Thanh của hai năm chiến dịch 1788-1789. Trong trận đánh lịch sử để đời này, quân số quân Thanh là bao nhiêu, quân ta là bao nhiêu? Và vua Quang Trung đã kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn Bắc tiến vào ngày tháng năm nào? Hay đó là ngày 24 tháng 11 năm 1788 như các văn bản sử học ghi chép?

chùa am
Giảng đường tu viện Chơn Như

Nếu chính quyền, nhà nước Việt Nam, đại diện là Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hữu ý vô tình đọc được bài viết này, chịu khó xúc tiến, bắt tay xử lý câu chuyện cho đến nơi đến chốn để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề trọng đại của lịch sử đất nước qua phong trào cách mạng nông dân Tây Sơn. Thì nên kết hợp cùng Viện Hán Nôm Hà Nội, cho vài cán bộ Viện, như ông Nguyễn Tuấn Cường là Viện trưởng, cùng đi vào Chơn Như để đọc các văn bản, tài liệu ghi bằng tiếng Hán do danh tướng Tây Sơn là Võ Văn Dũng ghi chép lại các sử sự thời ấy. Ngày ấy, để bảo đảm mạng sống, cũng như để giữ bí mật, sự an toàn tuyệt đối cho ngôi chùa lịch sử, hiện là nơi hoạt động cho những người con yêu nước, quyết một lòng đứng lên chống lại bè lũ tay sai bán nước vương triều Nguyễn, đại diện là Nguyễn Ánh, kế là các đời vua sau. Nên ngài đã đổi Võ Văn Dũng thành Lê Văn Tâm, cho dễ bề hoạt động chớ không gì cả. Chúng tôi có viết bài tựa đề Kim thiền thoát xác giải thích ba chữ Lê Văn Tâm thật ra là chiết tự của ba chữ Võ Văn Dũng, đưa lên trang w khoảng hai năm nay. Ai muốn đọc để hiểu rõ sự tình, xin mời vào trang lục tìm đọc.  

 

Ảnh là Bà Võ Thị Ánh Xuân, hiện là Phó Chủ tịch nước. Vào ngày ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bất ngờ thoái trào, thôi nhiệm kỳ giữa chừng, thì Bà đã được Quốc hội duyệt đứng vào vị trí quyền Chủ tịch nước tạm thời, chờ Quốc hội bầu người mới. Sau đó, hôm ngày 2 tháng 3, ông Võ Văn Thưởng, đương giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương, đã được Quốc hội nhất trí bỏ phiếu, bầu vào chức Chủ tịch nước, thế vị trí ông Nguyễn Xuân Phúc, nhiệm kỳ đến năm 2026, tính từ năm 2021. Bà Ánh Xuân lui về vị trí của mình. Hai bài viết trước bài này, chúng tôi có nói, Bà Võ Thị Ánh Xuân chính là Công chúa Ngọc Bảo, giọt máu cuối cùng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn khi xưa từng dạt trôi vào tận miền Nam do hoàn cảnh chính trị đất nước đẩy đưa cùng với người cha nuôi Võ Văn Dũng qua sử sự đã trình bày, được chắp nối, liên hệ với các dạng sử khác, không phải sử chính thống, tái sinh trở lại. Ngày ấy, theo sách Ngài Thông Lạc, trên đất Gia Định, Bà và cha nuôi đành phải chia tay để bảo toàn tính mạng cho cả hai. Lòng đau như dao cắt. Cha nuôi Bà dạt về đất Trảng Bàng, Tây Ninh. Còn Bà có nhẽ nghe theo chỉ dạy của cha nuôi rằng nên lần tìm vào miền Nam sinh sống thì sẽ không bị quan quân nhà Nguyễn truy lùng, theo dõi. Có thể Công chúa Ngọc Bảo ngày ấy nghe lời cha nuôi, đã lần tìm vào vùng đất An Giang để sinh sống, lập nghiệp, cuối đời ra đi tại đây. Nếu sự việc xảy ra đúng như thế, thì có thể, sau khi đã ổn định cuộc sống trên đất An Giang, có chồng con, gia đình, sự nghiệp hẳn hoi, vững vàng, thì Công chúa Ngọc Bảo hồi ấy cũng phải bí mật, âm thầm ngồi viết lại tất cả sự tình buồn vui, vơi đầy về cuộc chạy trốn của mình cùng với cha nuôi Võ Văn Dũng, cả những tháng ngày về sống trên đất Tây Sơn, núi Hòn Dũng, có cả những thông tin lịch sử quan trọng thời Công chúa còn ở Phú Xuân với mẹ hiền yêu dấu và các anh em cùng cha khác mẹ. Thêm những thông tin về sự sinh hoạt triều đình Phú Xuân với đầy những bất toàn, lo âu, lục đục, những chống đối, sát phạt lẫn nhau của các quan lại, tướng tá khi người cha thân thương, trung trực, một đời vì nước vì dân của mình đã bất ngờ ra đi từ năm Nhâm Tý 1792.

 

Bài viết này, ai tin cũng tốt, không tin cũng tốt, còn sự thật là như thế. Mọi việc hãy để thời gian trả lời vậy.
***

28 tháng 03 năm 2023, lúc 20h31

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang