1- TẤT CẢ CÁC PHÁP LẤY XÚC LÀM TẬP KHỞI*
HAY VỪNG ƠI, MỞ CỬA RA!
Từ lâu, người ta đã quan niệm, nếu xem anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ-vua Quang Trung là Rồng thì Công chúa Lê Ngọc Hân-Bắc cung Hoàng hậu trẻ đẹp, nhà thơ Nôm hiếm có là Phụng. Nhưng oái oăm thay thông tin lịch sử về cuộc đời của cặp Rồng Phụng này nhập nhằng đen trắng lẫn lộn nhiều việc, mà giới Việt Nam học Việt Nam chưa có dịp làm rõ.
Nguyên nhân một phần vì tài liệu lịch sử gốc về nhà Tây Sơn đã bị nhà Nguyễn đốt sạch hoặc làm sai lệch đi. Đối với vua Quang Trung là vấn đề lăng mộ của ông ở đâu (?); đối với Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân có nhiều chuyện tốt xấu trái ngược nhau nhan nhản trên sách báo hơn nửa thế kỷ qua ở miền Nam, đặc biệt trên mạng toàn cầu ngày nay.
Trước tình hình đó, gần ba mươi năm qua, với nhiệt tình của một người nghiên cứu triều Nguyễn và Huế xưa, tôi đã cố gắng bước đầu khẳng định được khi vua Quang Trung qua đời, để giữ bí mật, triều đình đã táng Ông ngay trong Phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn đã được vua Quang Trung xây dựng lại thành Cung điện Đan Dương. Dấu tích Cung điện Đan Dương tọa lạc trong khu vực giữa các chùa Thiền Lâm, Vạn Phước, Diệu Đức và Kim Tiên ở hai bờ suối Tiên, thuộc phường Trường An thành phố Huế ngày nay.
Từ năm 1992, ngoài khám phá Cung điện Đan Dương là sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung, công trình ngiên cứu của tôi cũng đã nêu lên vấn đề "Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân đã ở và viết Ai tư vãn tại chùa Kim Tiên". Sau đó tôi lại quá bận vào nhiều đề tài lịch sử khác nên chưa đi đến cùng chuyện Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân đã ở chùa Kim Tiên.
May sao, sau đó nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tiếp tục nghiên cứu theo hướng đó.
Năm nay (2014) chuẩn bị kỷ niệm 215 năm Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân qua đời tại Huế (1799-2014), tôi viết cuốn sách nhỏ này khẳng định Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân đã sống và chết ở chùa Kim Tiên, để đặt vấn đề chùa Kim Tiên ngày nay nên có một bát hương phụng thờ Bà và đến Mồng Tám tháng 11 âm lịch hằng năm có một mâm cơm cúng giỗ Bà, để cho đồng bào Việt Nam ở trong và ngoài nước đến thắp hương tưởng nhớ Bà.
Và cũng nhân đây tôi sao lục những bài viết chính đưa ra những thông tin hai chiều về cuộc đời Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân kèm theo những bài mang tính phản biện để có thể bác bỏ vĩnh viễn những thông tin sai trái do thiếu tài liệu hoặc do tham vọng cá nhân về Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân gây nên.
Những vấn đề cần phải làm rõ như Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân có làm vợ vua Gia Long không? Bà qua đời năm nào? Về số phận hai người con của Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân với vua Quang Trung; Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân với quê ngoại làng Nành (nay là xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm); chuyện mồ mã của Công chúa Ngọc Hân ở làng Nành, Bắc Ninh.
Trong sách sao lục một số bài của các tác giả mà tôi chưa có điều kiện liên lạc để xin xin phép. Vì sự nghiệp khoa học phục vụ cho lịch sử cuộc đời Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, kính mong các tác giả vui lòng cho phép.
Xin cảm ơn.
Tháng 8-2014
Nguyễn Đắc Xuân
(Trích Lời nói đầu sách Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế-Nguyễn Đắc Xuân)
LÊ NGỌC HÂN CÔNG CHÚA THĂNG LONG
ĐẾN BẮC CUNG HOÀNG HẬU PHÚ XUÂN
Với thời đại thông tin phổ biến rộng rãi trên mạng toàn cầu hiện nay, tiểu sử của Công chúa Ngọc Hân-Bắc cung Hoàng hậu của vua Quang Trung được Wikipedia tiếng Việt viết tương đối đầy đủ. Với những tài liệu lịch sử và tài liệu điền dã hiện có trong tay, tôi xin hiệu đính bài của Wikipedia để có một bản tiểu sử Công chúa Ngọc Hân cập nhật sau đây.
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忺, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc cung Hoàng hậu (北宮皇后), là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Khi bà ở trong chùa Kim Tiên tại kinh đô Phú Xuân, bà còn có mỹ danh là bà Chúa Tiên.
Về nhân thế của bà, Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long. Bà là con gái thứ 9 vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn-Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Tháng 5 năm 1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh". Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Lê Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, công chúa Lê Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó Bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi.
Vài ngày sau vua cha Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn cháu nên ủng hộ anh là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối vì muốn lập hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ -con của thái tử Duy Vĩ đã bị chúa Trịnh Sâm giết hại- lên ngôi. Do áp lực của tông tộc, công chúa Ngọc Hân phải nghe theo. Lê Duy Kỳ được lập, tức là vua Lê Chiêu Thống.
Ít lâu sau, Bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa. Lúc ấy, Nguyễn Huệ ở với bà chính hậu họ Phạm tại Phủ Dương Xuân cũ bên bờ bắc suối Tiên (sau xây dựng lại thành cung điện Đan Dương). Hồi ấy hầu hết các chùa trong vùng chung quanh Phủ Dương Xuân đều được trưng dụng làm nơi ở tạm của quan quân nhà Tây Sơn. Công chúa Ngọc Hân được ở tại chùa Kim Tiên bên bờ nam suối Tiên, cách Phủ cũ Dương Xuân chừng vài ba trăm mét. Từ đó, Bà có mỹ hiệu là bà Chúa Tiên.
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung, trước khi ra Bắc lần thứ Ba để diệt quân Thanh, ông phong cho Lê Ngọc Hân làm Hữu cung Hoàng hậu.
Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Phủ cũ Dương Xuân được vua Quang Trung cho xây dựng lại thành Cung điện Đan Dương. Ông phong cho Bà Ngọc Hân làm Bắc cung Hoàng hậu. Bà có với Nguyễn Huệ hai người con là công chúa Nguyễn (Thị?NV) Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức.
Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, để giữ bí mật, ông được táng ngay trong Cung điện Đan Dương. Từ đó, Cung điện Đan Dương trở thành lăng Đan Dương. Bắc cung Hoàng hậu vô cùng đau đớn viết bài văn tế vua Quang Trung. Vua Quang Trung mất, Quang Toản là con bà Chính cung Vũ hoàng hậu Phạm Thị Liên (hoặc Bùi Thị Nhạn) lên thay, với niên hiệu Cảnh Thịnh. Cậu ruột của vua Cảnh Thịnh là Bùi Đắc Tuyên chiếm chùa Thiền Lâm bên cạnh lăng Đan Dương để ở và với tư cách Thái sư, Bùi Đắc Tuyên thay mặt vua Cảnh Thịnh độc đoán chuyên quyền điều hành việc nước.
Để đối đầu với các trọng thần của vua Quang Trung xuất thân từ miền Bắc và Thuận Hóa, Bùi Đắc Tuyên đã đưa họ ra làm quan xa và lôi kéo những quan tướng bà con xa gần cuẩ thân mẫu Cảnh Thịnh về chung quanh mình, ở chùa Thiền Lâm. Trung thư lịnh Trần Văn Kỷ từng ở dưới trướng của vua Quang Trung bị đẩy ra giữ trạm Hoàng Giang.
Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân bị cô lập ở chùa Kim Tiên. Để có thể vượt qua hoàn cảnh hiểm nguy này, Bà Ngọc Hân hằng ngày lo kinh kệ, thờ chồng, nuôi con và gởi gắm nỗi nhớ thương Quang Trung qua tác phẩm thơ Nôm Ai tư vãn. May sao, năm 1794, với lời khuyên của Trần Văn Kỷ, Đại đô đốc Võ Văn Dũng đã làm cuộc chính biến, giết Bùi Đắc Tuyên, phục hồi lại kỷ cương triều chính của Cảnh Thịnh.
Từ đó, Bắc cung Hoàng hậu Ngọc Hân có một ảnh hưởng nhất định đối với triều Cảnh Thịnh. Sự việc quan trọng nhất là bà đã đưa được người em gái cùng cha khác mẹ của mình là bà Lê Ngọc Bình vào làm chánh cung cho vua Cảnh Thịnh. Bà sống đến ngày Mồng Tám tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó Bà mới 29 tuổi...
(Trích Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế-Nguyễn Đắc Xuân, trang 13-18)
Bình luận bốn niệm xứ
Các bạn đã đọc xong hai phần trích đoạn trong sách Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế của nhà nghiên cứu sử Huế Nguyễn Đắc Xuân. Với hai đoạn trích này, theo sự hiểu biết cá nhân của chúng tôi, có nhiều điểm ông Xuân nói không đúng về những sự thật của người con gái từng được lịch sử xác nhận là Công chúa Lê Ngọc Hân, con vua Lê Hiển Tông sau đã được vua cha và triều thần quyết định gã cho danh tướng Tây Sơn là Bắc Bình vương Nguyễn Huệ sau cuộc tiến đánh Bắc Hà lần thứ nhất vào khoảng tháng 6 năm Bính Ngọ 1786. Riêng việc ông Xuân xác định người mai mối cho cuộc tình duyên mang tính chính trị-cầu hòa này chính là tướng tha hương Nguyễn Hữu Chỉnh, người từng chạy vào làm hàng binh Tây Sơn là rất chính xác. Trong Kiều Nguyễn Du cũng có câu xác nhận sự thật lịch sử từng diễn ra đúng như vậy. Còn khi ông Xuân nói về ngày tháng năm sinh, năm mất của Hoàng hậu là sai lắm. Chưa nói ông còn khẳng định Bắc cung Hoàng hậu là Công chúa Lê Ngọc Hân, thêm nữa là Hoàng hậu sau khi chết được triều Tây Sơn chôn táng ngay tại chùa Kim Tiên, là nơi mà Bà từng sống trong suốt thời gian khi từ Đàng Ngoài vào cùng chồng sau chiến thắng vang dội của chồng trong lần tiến công Bắc Hà lần thứ nhất năm 1786 như đã nói.
Sở dĩ chúng tôi nói ông Xuân nói không đúng về tiểu sử và lịch trình, sinh hoạt lúc sống và sau khi chết cùng với những diễn biến, xáo trộn thời thế của Hoàng hậu như thế là do ông dựa vào những gì được ghi chép, truyền thừa trong các sách, tài liệu sử học còn lưu truyền từ ngày xa xưa đó đến nay. Thiết nghĩ, chẳng những chỉ riêng cá nhân ông Xuân mà bất cứ một ai khác khi viết về mảng đề tài này về tiểu sử, nhân thân của Bắc cung Hoàng hậu tất cả cũng đều phải dựa, y cứ vào các tài liệu sử học từng được ghi chép, từng được truyền thừa từ hơn 200 năm qua trong dòng chảy mài miệt, vô ngôn vô tận của lịch sử đất nước, dân tộc như thế cả. Đây chính là nhược điểm, gót asin muôn thủa và là chỗ chết người của những người chuyên nghiên cứu về mảng sử học trung cổ đại nói chung, nói riêng là những câu chuyện, vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng Tây Sơn và những người lệ thuộc mật thiết hoặc đứng trong hàng ngũ của phong trào nghĩa binh nông dân cách mạng này. Như trường hợp Bắc cung Hoàng hậu, người vợ thứ ba của vua Quang Trung là một ví dụ đơn cử, sống động, đặc biệt nhất vậy.
Riêng chúng tôi từ khi bắt tay, tham gia vào công việc, hành trình đi tìm kiếm những gì từng liên quan đến cái chết của Hoàng đế Quang Trung, cả dấu lích, lăng mộ của ngài hiện cũng vẫn còn tồn tại ở đâu đó hay chăng, chưa thể bị vua quan triều Nguyễn dễ dàng đào quật, lấy hài cốt giã nhỏ, trộn thuốc súng bắn ra biển, chấm dứt vĩnh viễn sự phát tích giòng họ, riêng sọ đầu ngài thì giam trong cái bô sành, được sử dụng là nơi đi tiểu tiện hằng ngày của vua Gia Long như ghi chép của sử triều Nguyễn và sử đồn loang của miệng lưỡi dân gian. Và thật bất ngờ, chúng tôi đã phát hiện dấu tích, lăng mộ người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ hiện vẫn còn bất động, nguyên vẹn dưới CUNG ĐIỆN NGẦM dưới chánh điện chùa Thiên Thai kiệt 15 Minh Mạng, gần đàn Nam Giao, thành phố Huế hôm nay. Vụ việc đã được các cán bộ của các địa phương liên quan, như Huế, Bình Định và trung ương, đơn cử như TBT Nguyễn Phú Trọng, Ban Tuyên giáo trung ương, Viện Hán Nôm, Viện Khảo cổ, Cục bảo vệ Di sản Quốc gia cùng bắt tay tham gia nghiên cứu, tìm hiểu từ cuối năm 2017 cho đến nay. Thế nào nay mai sự việc này cũng sẽ được đưa ra mổ xẻ, làm việc cho đến nơi đến chốn của các cán bộ và các ban ngành liên quan, có trách nhiệm từ địa phương đến trung ương đối với câu chuyện lịch sử từng làm đau đầu, trăn trở biết bao nhà nghiên cứu sử chuyên, không chuyên của hai miền Nam Bắc trước và sau giải phóng 1975.
Trong hành trình lặn lội đi tìm kiếm, lục lọi những bí ẩn lịch sử trọng đại này, hữu ý vô tình, chúng tôi lại phát hiện ra rằng Truyện Kiều chính là những diễn biến của câu chuyện triều Tây Sơn thời kỳ đóng đô trên đất Phú Xuân với thời gian năm năm. Sau đã được thi hào Nguyễn Du chấp bút, trần thuật lại toàn bộ vụ việc, mà khởi đầu là từ điện Kính Thiên kể từ khi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ từ Thuận Hóa một hôm rùng mình xuống tấn, tùng địa dũng xuất, giơ tay phất cờ, trẩy quân chinh phạt đánh thắng Bắc Hà chớp nhoáng liền sau đó lần thứ nhất vào năm Bính Ngọ 1786 như đã nói ở trên. Đoạn sau là tại kinh đô Phú Xuân, trong Kiều Nguyễn Du gọi bằng hai chữ mật mã, đánh tráo khái niệm, lừa đảo thiên hạ, gài bẫy tha nhân. Vô Tích: không còn dấu tích. Sở dĩ thi hào Nguyễn Du gọi, nói như vậy bởi sau khi đánh thắng nhà Tây Sơn, lấy lại được Phú Xuân vào năm 1801 thì vua Gia Long đã cho tiến hành xây dựng triều đình mới cũng ngay chính trên triều đình cũ mà vua Quang Trung đã xây dựng từ trước đó. Tóm lại thế này. Khỏi phải mất công dài dòng lý sự. Các bạn đã có bao giờ đặt niệm suy tư, nghĩ rằng. Người đẹp nghiêng nước nghiêng thành, sắc DÀNH đòi một tài DÀNH họa hai Thúy Kiều qua nét bút miêu tả truyền thần bất hủ của thi hào Nguyễn Du lại chính là Bắc cung Hoàng hậu, người vợ thứ ba của vua Quang Trung hay không?
Nếu những ai chưa từng đọc các bài giải mật mã truyện Kiều của chúng tôi lâu nay trên fb, cả trên trang w bonniemxu.com thì khi đọc đến đây. Thế nào cũng sẽ cho chúng tôi là người hoang tưởng, đầu óc đã mất bình thường. Còn không, cũng sẽ há hốc miệng, trố hai mắt kinh ngạc trước khẳng định vừa táo bạo vừa mơ hồ này của chúng tôi. Riêng với những người đã từng đọc các bài giải mật mã truyện Kiều của chúng tôi bao lâu nay thì chắc chắn, họ sẽ tin những lời của chúng tôi nói rất là chính xác, đúng đắn, mặc dù những người này khi lần đầu tiên đọc được những bài viết giải mật mã Kiều họ cũng vô cùng sửng ngạc, không tin những gì đã đang được trình bày trên giấy trắng mực đen, trước con mắt của mình lại là sự thật bao giờ. Nhưng, cái gì cũng có cái lý của nó. Tức một sự việc nào đó khi đã hoàn toàn sai mà mình cứ cố tìm mọi cách cho nó là đúng qua những xúc chạm khi trực tiếp, lúc gián tiếp thì trước sau nó cũng sẽ bị mọi người phát hiện ra dễ dàng. Còn việc đúng, hay mà cứ xúm cho là sai thì sớm hay muộn, rồi cũng sẽ có người xuất hiện, mang đưa ra nào đây là những chứng minh cụ thể, chi tiết, rõ ràng rằng cái này là không đúng, còn việc đây mới là sự thật. Từ nay không được cãi chày, cãi cối nữa đấy nhé!
Để chứng minh cho xác định, lập luận đúng sai ở trên, sau đây là những sự thật về những gì từng liên quan đến cuộc đời, tiểu sử, nhân thân của người con gái mà sau này được lịch sử gọi là Bắc cung Hoàng hậu, vợ thứ ba của vua Quang Trung, thời ở kinh đô Phú Xuân. Đoạn này tất nhiên chúng tôi trích trong Kiều của ngòi bút trần thuật câu chuyện thâm cung bí sử Nguyễn Du, bởi Nguyễn Du cũng chính là người trong cuộc, là người trong mộng đầu đời của người con gái sau về làm vợ, làm Hoàng hậu của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ. Trong truyện, Nguyễn Du đặt cho mình mật mã là Khiêm Trọng. Nhưng sau này đã bị sửa thành là Kim Trọng. Chúng tôi đã viết một vài bài giải thích ngữ nghĩa hai chữ Khiêm Trọng là gì rồi. Các bạn nên lục trên fb -kéo lui- hay trang w bonniemxu.com đọc để nắm bắt vấn đề được cụ thể, chi tiết hơn.
Mời các bạn đọc các câu trần thuật câu chuyện có thật, từng xảy ra tại kinh đô Phú Xuân, đoạn này gồm các nhân vật trục là người đẹp nghiêng nước nghiêng thành Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai, Văn Quan, em trai kề, giữa của chị em song sinh Thúy Kiều, Thúy Vân và người chấp bút câu chuyện Khiêm Trọng Nguyễn Du bắt đầu từ câu 61 đến câu 80 như sau:
Văn Quan mới dẫn gần xa:
"Đạm Thiên nàng ấy xưa là ca thi.
Nổi danh tài sắc một thì,
Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh.
Kiếp hồng nhan lắm mong manh,
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
Có người khách ở viễn phương,
Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm nơi.
Thuyền tình vừa ghé đến nơi,
Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ.
Phòng không lạnh ngắt như tờ,
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh.
Khóc than khôn thiết sự tình,
Sao vô duyên bấy là mình với ta.
Đã không duyên trước khi mà,
Thì đây chút ước gọi là duyên sau.
Thiết linh, bát chủ, ly khâu,
Vùi nông một tấm ngự hầu cỏ hoa.
Trải bao thỏ lặn ác tà,
Ấy mồ vô chủ ai mà ghé thăm..."
(còn tiếp)
Chú thích:
*"Tất cả các pháp lấy xúc làm tập khởi", trích lời dạy của Đức Phật trong kinh Tăng Chi, tập 4, trang 382.