Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

2-DẤU TAY TRÊN CHỮ

2- DU  TATRÊN CH...

CHƯƠNG HAI
Loại bỏ thuyết giả vương 
Như đã nói, do tâm động cho nên
mới có thiện ác, trắng đen, thật giả.
Vậy nếu không lấy động chế động mà
cứ ngồi một cục tại chỗ thì liệu sự thật
rồi sẽ được tuần tự phơi bày?

 

Giả Vương Nhập Cận, trang 106-107 tác giả Nguyễn Duy Chính cho rằng: "Trong các tài liệu về đời Tây Sơn, chúng ta thấy nhân vật được coi là đóng thay vua Quang Trung khá nhiều, ít nhất cũng 5, 6 tên khác nhau. Tuy nhiên, khi kiểm chứng lại, chúng ta có thể kết luận rằng chỉ có hai người nhưng vì nhầm lẫn nên biến hóa ra. Điều này cũng cho thấy những chi tiết đó không phải bắt nguồn từ sách vở mà do sự nhiễu loạn tin đồn khi loan truyền trong dân chúng.

 

Người đóng thay vua Quang Trung rơi vào một trong hai trường hợp:
1.Một võ tướng thân cận với vua Quang Trung.
2.Cháu gọi vua Quang Trung bằng cậu.

 

Chúng ta sẽ đi lại từng trường hợp cho rõ ràng..."

 

Trường hợp thứ nhất đã bị loại bỏ vì Nguyễn Duy Chính cho rằng khi phái đoàn chúc thọ Đại Việt đến Yên Kinh thì cá nhân Ngô Văn Sở được Thanh triều ban tặng mũ áo, đặc cách vào hàng nhị phẩm. Đây là phẩm trật rất cao, nó tương đương với chức tổng binh, chức của quan võ đứng đầu trong một tỉnh.

 

Chúng ta cũng nên hiểu thêm chỗ này. Nếu một người trong một giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm nào đó hiện đang có mặt tại một điểm x thì tất nhiên. Họ không thể nào có mặt tại điểm h cũng vào giây, phút, giờ, ngày, tháng, của năm đó. Tại đây, trên cơ sở lý luận này, chúng ta có thể suy diễn, nhìn rộng, bao quát hơn để cho vấn đề, câu chuyện sẽ được cụ thể, chi tiết thêm nữa.

 

Ngô Văn Sở đã có mặt tại Yên Kinh cùng phái đoàn chúc thọ, trong đó có vua Quang Trung, và được ban phát nhiều tặng phẩm của Thanh triều. Như vậy, không thể Ngô lúc là mình, lúc lại là vua Quang Trung. Vì hai người đang có mặt cùng một lúc tại một địa điểm. Nếu như lúc đó tại hoàng cung duy nhất chỉ có một Quang Trung nhập cận thì có thể đó chính là Ngô Văn Sở đang nhập vai để hý lộng quỷ thần, dám vào tận hang cọp vuốt râu hùm. Ngoại trừ Ngô đang nằm... mộng như Trang Tử khi xưa. Trong mộng, Trang thấy mình thoắt bổng hóa thành bướm bay lượn nhỡn nhơ nên vỗ tay cười thích chí lắm. Tỉnh mộng, Trang không biết mình là bướm hay bướm là mình?

 

Như vậy, lập luận bác Ngô Văn Sở nhập vai Quang Trung của Nguyễn Duy Chính là rất đúng, rất hợp tình hợp lý.

 

Người thứ hai trong diện nghi vấn là Phạm Công Trị. Theo như sử triều Nguyễn, Phạm Công Trị là cháu gọi vua Quang Trung bằng cậu. Phạm Công Trị là con của em hoặc chị vua Quang Trung. Và Phạm Công Trị cũng có mặt trong phái đoàn chúc thọ nhưng giữa đường phải hộ tống Nguyễn Quang Thùy đột xuất bị bịnh gì đó quay về lại Thăng Long. Chuyến đi ngược dòng này có cả võ tướng Đặng Văn Chân cùng vài mươi người nữa.

 

Nguyễn Duy Chính còn cho rằng Phạm Công Trị cũng chỉ là một đứa trẻ đồng trang lứa đi theo cho có tình bầu bạn sớm hôm để Quang Thùy đỡ buồn tênh, lạc lỏng trên hành trình vạn dặm, cách trở sơn khê, chập chùng núi đồi, khe lạch. Nên khi Nguyễn Quang Thùy quay về thì Phạm Công Trị cũng phải nối gót về theo, chứ còn đi đâu, để làm chi nữa.

 

Chỗ này, xin các bạn lưu ý. Đây là một phái đoàn ngoại giao với những trọng trách nặng nề lên đường đi đàm phán, bàn nhiều vấn đề nhạy cảm, khó nói mục đích để hàn gắn lại những đổ vỡ, mất mát sau một cuộc chiến mà xác người và đao kiếm, vũ khí hãy cứ còn vương vãi, chất thành gò đống ở khắp đây kia trên năm cứ điểm chiến địa hùng hiểm cùng với bao nghi kỵ, dò xét, theo dõi của nhân dân và hai quân đội, hai nhà nước Thanh Việt thời đó. Do đó, có thể nói mối hận thù sâu hơn biển, cao hơn núi của bên thua cuộc tạm thời bị ghìm giữ trong yên lặng của tức tối, dồn nén nhưng chưa biết sẽ bùng lên vào bất cứ lúc nào.

sách

Chủ ý ngoại giao, đàm phán này xuyên xuốt trong tập sách GIẢ VƯƠNG NHẬP CẬN, kéo sang cả tập PHÁI ĐOÀN ĐẠI VIỆT VÀ LỄ BÁT TUẦN KHÁNH THỌ CỦA THANH CAO TÔNG cũng của tác giả Nguyễn Duy Chính. Từ đó, theo chúng tôi nếu Nguyễn Duy Chính đưa ra lập luận. Cho rằng Nguyễn Quang Thùy chỉ là một đứa trẻ con để có cơ sở, điểm bấu víu hòng buộc bắt nhân vật Phạm Công Trị cũng chỉ là một dạng trẻ con nốt trong chuyến đi hãn hữu với nhiệm vụ xóa tan hận thù, thiết lập lại mối quan hệ tốt đẹp, bình thường của hai nhà nước Thanh Việt sau chiến cuộc. Nhất trước sẽ được triều Thanh công nhận những mặt tích cực trong vấn đề ngoại giao mang tính nước nhỏ bao giờ cũng phải thần phục nước lớn. Nhất sau là lẽ đương nhiên từ đó chính quyền Tây Sơn sẽ có điều kiện, cơ sở vững chắc để thẳng thừng loại bỏ chủ quyền -tranh chấp- của các tay anh chị có máu mặt An Nam từ Đàng Trong, Đàng Ngoài thì chúng tôi e có gì đó không ổn cho lắm.

 

Riêng sự xác định Phạm Công Trị là con của chị hoặc em vua Quang Trung thì cũng không có cơ sở nào để đặt vào đó niềm tin được. Bởi ngay cả nhân thân của ba anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ lịch sử cũng không thể nào biết rõ ràng, cụ thể. Như các ngài bao nhiêu tuổi, sinh cùng một cha mẹ hay cùng cha khác mẹ? Nếu cùng một cha mẹ thì tại sao bà mẹ già không ở với vua Thái Đức Nguyễn Nhạc trong kia cho yên ổn tấm thân mà phải ra ở với Nguyễn Huệ trên vùng đất lắm quỷ nhiều ma, sơn lam chướng khí khắc nghiệt của đất Phú Xuân làm gì? Lại nếu ba anh em Tây Sơn xuất thân từ nông dân thì tại sao trong GVNC Nguyễn Huệ lại cho mình thuộc hoàng tộc Chiêm Thành?

 

Với chúng tôi thì chuyện nhân vật Phạm Công Trị là con của ai trong hai chị em vua Quang Trung là không cần thiết lắm. Kể cả Nguyễn Quang Thùy là một đứa trẻ miệng còn hôi sữa. Thậm chí, cho tính luôn Phạm Công Trị cũng chỉ là một đứa trẻ con miệng còn hôi sữa đồng dạng Nguyễn Quang Thùy. Mà cái cần thiết, quan trọng ở đây chính là. Trong chuyến đi đàm phán ngoại giao hàn gắn thương đau, mất mát sau chiến cuộc có một không hai này trong lịch sử có đứa trẻ con miệng còn hôi sữa tên là Nguyễn Quang Thùy, con của một ông vua vừa thắng trận đánh rung chuyển càn khôn đại địa tại Thăng Long-Hà Nội. Lại trong chuyến đi này còn kéo theo nhân vật mang cái tên là Phạm Công Trị mà nhà nghiên cứu lịch sử nghiệt ngã Nguyễn Duy Chính cho rằng đó là bạn của Quang Thùy.

 

Ồ, tất cả đều là những đứa trẻ miệng còn hôi sữa!

 

Và những đứa trẻ nít thay vì đang cấm cung tại quê nhà để ăn học hoặc chơi đùa lêu lổng, lông ngông thỏa thích đam mê thì lại phải nghiêm chỉnh tháp tùng đoàn ngoại giao rồng rắn râu ria đỏ xanh vàng tím lên đường đi đàm phán ở tuốt bên kia... màn sương với bao nhiêu trở ngại, khó khăn của hai bận lội bộ ngược xuôi kéo dài ra cả năm trời. Không phải chỉ vài ba tháng. Nó hệt như câu chuyện thầy trò Đường tăng đi thỉnh kinh Tây Trúc đã từng gặp bao nhiêu chướng nạn vây bủa chập chùng suốt chặng đường dài thăm thẳm vậy. Rồi giữa đường thì lại phải rồng rắn râu ria lôi thôi luộm thuộm cả đám kéo nhau khứ hồi cố quận do bất ngờ bị bịnh tật gì đó thì xin hạ hồi phân giải.

 

Tóm lại. Đó là những diễn biến xảy ra trên chuyến đi đàm phán ngoại giao của phái đoàn Đại Việt vào năm Canh Tuất 1790. Từ đó, sau khi đoàn ngoại giao đến Yên Kinh nhập cận rồi quay về thì chúng ta không thấy có thay đổi, xáo trộn gì nữa. Bấy nhiêu đó với chúng tôi là quá đủ. Nghĩa là mọi diễn biến, mọi nhân quả, mọi dấu vết vẫn còn nằm đấy tại hiện trường, chưa có bàn tay lông lá nào xen vào hòng có thể đánh lạc hướng hoặc nhấn chìm vụ việc. Bởi hành trình chuyến đi, bạn biết chứ? Đã được ban chép sử nhà Thanh ghi lại khá đầy đủ, chi tiết, bắt đầu từ nơi xuất phát là ải Nam Quan trải dài đến Yên Kinh, và ngược lại. Có cả tài liệu ghi chép của các nhân vật chủ chốt, quan trọng trong đoàn như Phan Huy Ích, Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn, vvv...

 

Nếu không có sự ghi chép nhiệt tình, cụ thể này từ phía Thanh triều mà chỉ có sử mồm mép và sử xuyên tạc, bóp méo, nói láo của triều Nguyễn thì chúng tôi đành bó tay. Và bài viết này không bao giờ có ra hôm nay. Từ đó chuyến đi đàm phán ngoại giao có một không hai trong lịch sử này cũng không còn giá trị gì đối với những hành động mà theo chúng tôi thiển nghĩ rất ư là nhục nhã, yếu hèn của Quang Trung-Nguyễn Huệ khi phải mò tận qua Tàu mọp đầu sát đất lạy lục Thanh triều trước mặt đám chư hầu vành đai cóc nhái đã đang bao quanh trố hai con mắt ếch chăm bẳm ngó dòm, tỏ vẻ khinh ra mặt vào năm Canh Tuất 1790 tại Yên Kinh. Đây là việc làm chưa hề có tiền lệ của các ông vua Việt Nam trong thời phong kiến. Tính từ thời Tây Sơn trở về trước.

 

Luận điểm bảo vệ sử Thanh triều  
"Với tâm lý coi người Tàu thường bị ta đánh lừa như trong các truyện cười dân gian, ngay chính sử cũng cho rằng chỉ đôi chút dàn dựng là qua mặt được cả nước Trung Hoa. Thực ra, khi đi sâu vào hệ thống hành chánh của họ, việc kiểm soát được đặt ở nhiều mức độ, chuyện lớn chuyện nhỏ đều có chuẩn mực, sơ hở lắm khi được dùng như một cái bẩy để ràng buộc và mua chuộc sự trung thành. Tuy nhà Thanh không bao giờ tiết lộ cho triều đình Tây Sơn biết tin Lê Quýnh mật báo rằng Nguyễn Quang Hiển chỉ là người đóng giả cháu vua Quang Trung như lối giải quyết kín đáo và khôn ngoan của họ nhưng qua những tấu thư của Phúc Khang An, ông ta vẫn đề phòng trường hợp triều đình Tây Sơn cho người đóng giả vua Quang Trung nên đã chuẩn bị nhiều biện pháp kiểm chứng, bề ngoài ra vẻ thiết tha ân tình, bề trong nhận mặt Nguyễn Quang Bình một cách kín đáo (Trang 108-109 GVNC, NDC)".

 

Qua đoạn văn này, chúng ta thấy nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Duy Chính đứng trên quan điểm tích cực, cho rằng dân tộc Trung Hoa không dễ dàng bị đánh lừa, lường gạt. Ở đây, câu chuyện này là sự đánh tráo con người giả thành con người thật để sập bẫy người Tàu với đại diện là các vua quan nhà Thanh của triều Tây Sơn năm Canh Tuất 1790. Để bảo vệ luận cứ này, Nguyễn Duy Chính đưa ra luận điểm. Trước đó Lê Quýnh (cận thần nhà Lê) đã mật báo cho Thanh triều biết Nguyễn Quang Hiển thực ra chỉ là người đóng giả cháu vua Quang Trung. Không biết trong lịch sử đàm phán, ngoại giao giữa nước ta thời phong kiến với Trung Hoa đã bao giờ có chuyện đánh tráo người thật giả, hư thực thế này hay chưa? Riêng trên lĩnh vực quân sự quân dân Đại Việt đã từng chiến thắng người Tàu với những trận đánh được dàn dựng, biến hóa hư thực thực hư đã quá nhiều rồi. Chúng tôi thiết nghĩ không cần phải đưa những trận đánh nổi tiếng với những màn hý lộng quỷ thần thật giả như thế vào đây làm gì vì hầu như ai ai cũng biết cả rồi.

 

Có thể các bạn sẽ đồng quan điểm với Nguyễn Duy Chính, bác ý kiến chúng tôi khi rõ ràng bạn không thể đem một màn nghi binh, mai phục trên chiến địa để so sánh với mặt đối mặt, ngôn đối ngôn trên lĩnh vực ngoại giao, nói chuyện tại bàn hội nghị. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý quan điểm của các bạn và Nguyễn Duy Chính vậy.

 

Nhưng các bạn cũng phải đồng ý với chúng tôi về điểm này. Có phải nơi nguy hiểm, sơ hở nhất lại chính là nơi an toàn, bí mật nhất hay không? Và dựa và đâu để Lê Quýnh có thể biết đích xác Nguyễn Quang Hiển không phải cháu ruột vua Quang Trung? Bởi khi triều Tây Sơn, đứng trên quan điểm chính trị, chơi ván bài gì đó, quyết lựa chọn một người đi qua Tàu với nhiệm vụ quan trọng như vậy cho một bước ngoặc lần sau thì tất nhiên người đó sẽ không phải là dân miền Bắc. Vả nhân vật nhập vai Nguyễn Quang Hiển nếu đã là người miền trong thì làm gì Lê Quýnh là người miền Bắc lại có thể biết đó không phải con cháu vua Quang Trung?

 

Vả rồi vả nữa, những bí mật đằng sau tấm màn nhung chỉ có những người trong cuộc mới biết, Lê Quýnh lúc đó đang ở tuốt bên kia... màn sương thì làm sao biết chuyện gì cho ra chuyện gì mà xen vào đoạn này hòng kiễng chân kề tai to nhỏ với Thanh triều? Không khéo y lại dễ bị tướng tá Thanh triều quát tháo, chửi mắng do nói bậy nữa không chừng.

 

Trong phân đoạn của bối cảnh "cháy nhà lòi mặt chuột" nghiệt ngã này nhóm vua quan nhà Lê hiện được xem là những kẻ bèo dạt hoa trôi, tha hương khốn đốn đang lây lất, ăn nhờ ở đậu nơi đất khách quê người sau một chiến bại ê chề, thảm hại mà đầu đuôi cũng do chính miệng lưỡi của họ xầm xì, to nhỏ hiến mưu bày kế, đốc xúi này nọ, đủ chuyện. Nhóm tòng vong Lê mạt vì thế lúc này hơn bao giờ hết cần phải biết rõ thân phận bèo dạt hoa trôi, duyên phận lỡ làng, bẽ bàng của mình là thế nào. Nói rõ thế này. Sau chiến bại mùa xuân Kỷ Dậu 1789 thì sự tức tối, điên tiết của quân đội Thanh triều, những kẻ thân bại danh liệt lúc này hình như đang dồn, ùn, ứ, tập trung vào đâu nếu không phải vào đám vua quan đang bị giam lỏng qua ngày đoạn tháng kia?

 

Vậy liệu miệng lưỡi đám vua quan bèo giạt hoa trôi, duyên phận lỡ làng, bẽ bàng lúc ấy có còn tự do nhóm họp để bình phẩm, bàn luận chuyện này chuyện kia nữa hay không?

 

Thậm chí, để bảo vệ mạng sống cho được ổn yên, cơm ăn nước uống được chu cấp đầy đủ hằng ngày hòng chờ ngày kéo về rửa mối nhục mất nước thì những kẻ nào bép xép, nhiều chuyện, gây mất an ninh trật tự thì kẻ đó phải chết do sự thanh trừng từ nội bộ lưu vong triều Lê mạt kia nữa kìa. Hiểu rồi phải không?

 

Vậy trong tình thế hiện tại, uy tín, danh dự của triều Lê mạt làm gì còn để họ có thể muốn nói gì nói, làm gì làm. Nếu bạn là người dẫn đường, thì sau khi chuyến đi thành công, bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng với công lao. Nếu thất bại, ngoài việc trắng tay thì uy tín, danh dự của bạn, người dẫn đường, lúc này cũng chả còn gì đối với người bảo trợ, chủ nhân câu chuyện.

 

Nếu bạn không cho chúng tôi nói bậy, vậy bạn hãy nhìn lại cuộc chiến gần nhất.

 

Sau chiến cuộc 1975 giữa hai miền Nam Bắc, thì số binh lính, tướng tá chế độ cũ đã làm gì trên các đất nước mà họ đang định cư trong vai trò tị nạn chiến tranh? Bạn nghĩ là họ sẽ được chính quyền, nhà nước sở tại ưu ái, biệt đãi như những thượng khách hay sao? Hoặc họ sẽ được mời tham dự những cuộc hội thảo quan trọng để quyết định cho kế sách, tương lai lâu dài, còn mất giữa các bên đã từng tham dự trong chiến cuộc à?

 

Thưa các bạn,
trên nguyên tắc làm việc của bất cứ chế độ, thời đại nào, đây là điều không bao giờ có thể xảy ra, điển hình gần là cuộc chiến 1975, xa hơn là khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ năm 1963, và xa hơn nữa là khi bầu đoàn thê tử triều Nguyễn-Bảo Đại rồng rắn râu ria kéo sang mẫu quốc từ năm 1945 cho đến hôm nay. Theo chúng tôi, quá khứ vàng son, lừng lẫy một thời tất cả đã chấm hết, và họ, những chính khách lưu vong dù sao cũng đang được nhà nước sở tại dang rộng vòng tay bảo hộ trên tinh thần một công dân tị nạn không hơn không kém. Những người lưu vong sẽ được chu cấp một khoản dịch vụ nào đó cần thiết cho đời sống cá nhân và gia đình. Mãi mãi quá khứ chỉ còn là những dòng hồi tưởng chập chờn lúc vơi lúc đầy, khi nặng khi nhẹ, có đó mất đó mà thôi...

 

Đôi khi chợt nghe tiếng tâm tư vọng nẻo về,
Ngược dòng thời gian đưa hồn đi tìm quá khứ.
Lúc môi không còn mềm,
bến mơ không nẻo tìm.
Bóng ngã chiều hoang...

 

Đây là nói về thời đại dân chủ trên những đất nước văn minh, giàu có và có nhân quyền cụ thể, rõ ràng. Chứ nếu đem áp dụng vào Việt Nam thì không bao giờ có chuyện nhà nước Việt Nam sẽ biệt đãi đối với những trường hợp lưu vong, tị nạn chính trị. Đến ngay những trường hợp, lĩnh vực hợp pháp là làm ăn, lao động của mọi thành phần xã hội nước ngoài khi đến Việt Nam mà cũng phải nhiêu khê trăm bề như nhập hộ khẩu, quốc tịch, xây dựng nhà cửa, mua bán, lập khai sinh con cháu, vvv...

 

Xin bạn đừng đem đồng hóa thời đại phong kiến với dân chủ. Nó là hai lĩnh vực hoàn toàn biệt lập đến một trời một vực. Nhất giữa nước này với nước kia, châu Á với châu Âu. Lại thời phong kiến phương tiện truyền thông bị hạn chế tuyệt đối thì việc đưa thông tin từ nơi này đến một nơi khác không phải là chuyện đơn thuần như thò tay móc túi hoặc ngồi tại chỗ nhắp chuột là chuyện gì cũng rõ biết trong vài giây.

 

Chuyện con cháu vua Quang Trung sang Tàu nhận sắc ấn mà Lê Quýnh được đưa ra nhận diện là điều khó chấp nhận. Vì như đã nói, người vào vai trò này phải là người miền trong, ở Quảng Nam hay Quy Nhơn, An Nhơn gì đó thì nó mới phù hợp với vở tuồng do ban tham mưu Tây Sơn Phú Xuân như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích đứng ra dàn dựng, sơn phết màu mè, trát phấn tô môi cho các vai diễn. Bởi trong câu chuyện thật giả, ma ma phật phật này cần phải có sự tham mưu của các cận thần, nhất giới quan lại từng làm việc dưới triều Lê phủ Chúa. Bởi nữa khi Quang Trung-Nguyễn Huệ trên lĩnh vực nhạy cảm, rắc rối của ngoại giao, đàm phán này không phải là người kinh nghiệm, lão luyện. Tất cả phải phụ thuộc vào sở trường, nghiệp nghề của các bề tôi trung thành trong hiện tại.

 

Nếu người nhập vai là dân miền Bắc chính hiệu con nai vàng ngơ ngác của ông thơ họ Lưu thì có thể Lê Quýnh sẽ nhận diện ra thật giả, ma phật rõ ràng ngay liền. Lại nếu ban tham mưu Phú Xuân toàn là đám nông dân thất học, mới lọ mọ chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực chính trường thì việc các ông vô tư, hồn nhiên đưa một người miền Bắc vào vai trò con cháu vua Quang Trung qua Tàu để dễ dàng bị lật tẩy như thế cũng là điều không khó hiểu. Bởi các ông chỉ là dân cuốc ruộng, không phải tiến sĩ hay tú tài hoặc người nổi tiếng trên con đường hoạn lộ, văn chương, khoa cử.

 

Nói chung đây là luận điểm hữu ý vô tình Nguyễn Duy Chính đã ngồi tại chỗ bắt ấn niệm chú lầm bầm hô biến một triều đại thiện chiến, vô địch về quân sự, chính trị thành một nơi tập trung toàn đám nông dân thất học, chả biết bàn bạc, phản biện, tham mưu là gì khi đưa một người miền Bắc tự vỗ ngực xưng danh con cháu Quang Trung qua Tàu để cho đám vua quan triều Lê mạt xúm ồ chấy lẫy cái tật. Bạn nên hình dung lại thật kỹ. Nếu lúc đó Nguyễn Quang Hiển là người miền trong thì lấy cớ gì Lê Quýnh cho rằng đó không phải con cháu vua Quang Trung?

 

Như vậy, vào cái ngày hồng hoang xa xưa ấy mà hôm nay chỉ còn là kỷ niệm, khi nhìn lại, rõ ràng ngày ấy để tạo, để cấy một niềm tin như cấy mạ non lên trên tâm địa khi thanh lúc trược của đám nhân quần thượng vàng hạ cám hòng vạch ra một kế hoạch táo bạo tiếp theo thì triều Tây Sơn theo chúng tôi lúc đó phải chơi ván bài người thật việc thật. Bởi ván bài này sẽ quyết định sự thành bại, còn mất cho lần đi sứ tiếp theo. Đây là việc làm, kế hoạch đã được toàn ban tham mưu Tây Sơn bàn bạc, thảo luận rất kỹ bởi nó là một hệ thống, một chuỗi nhân quả móc nối vô cùng chặt chẽ, logic, liên hoàn trước sau với nhau.

 

Còn nói hệ thống chính quyền, hành chánh dọc ngang cứ hễ làm việc chuẩn mực, nghiêm túc là sẽ không bị tổ trác hay bị lừa đảo, đánh lận con đen thì lại càng khập khiểng, lơi bơi, trật vuột, chụp giựt hơn nữa. Lịch sử ngành tình báo, phản gián chẳng đã cho chúng ta biết từng có rất nhiều, quá nhiều các quan chức tai to mặt lớn đã bị qua mặt dễ ẹt như ông Tư Cò thò tay ngắt một cọng râu rồi ư? Chưa nói các điệp viên tầm cở, hảo hạng từng dám vào tận hang cọp vuốt râu hùm như sao chép, chụp hình ảnh tài liệu ngang nhiên tại các khu vực được mật vụ canh gác dày đặc, cẩn mật suốt ngày lẫn đêm. Chúng tôi còn nghe phong thanh đâu giữa ban ngày ban mặt mà lại có những gã không biết điên hay tỉnh đã ngang nhiên đột nhập, nghênh ngang đi lại trong Nhà Trắng khiến đám mật vụ mặt lạnh được biệt phái canh gác dày cui ở đây đã từng thon thót... và bẽ mặt trước dư luận bàng dân thiên hạ. Đây là thời kỳ văn minh với sự hỗ trợ tối đa, hết công xuất của máy móc siêu hiện đại mà còn như vậy thì thời phong kiến cổ lổ xỉ bạn thấy thế nào?

 

Cho nên đọc qua lối lập luận của Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh kinh diếc gì đó của Hoa Kỳ Nguyễn Duy Chính chúng tôi thấy có quá nhiều những bất ổn, sơ hở, giống hệt mấy đứa trẻ con mới tập viết văn, làm thơ tuy vẫn đồng ý những lập luận đó dựa trên các tài liệu xưa của Thanh triều. Nhưng đừng cho rằng những tài liệu ấy ghi chính xác những gì đã từng xảy ra. Bởi theo chúng tôi ghi nhận từ những hiện thực sống động của hôm nay. Trong các môn học của học sinh các cấp xưa nay thì hai môn văn-sử rất dễ bị biến dạng, thay đổi theo tập quán, phong tục địa phương tính tướng, tập quán vùng miền, nhất mảng chính trị, quân sự của chủ trương, đường lối, chế độ, chính sách.

 

Bạn có biết nhà thơ Quách Tấn quê Tây Sơn, sau dạt trôi vào Khánh Hòa, chôn cuộc đời còn lại tại số nhà 12 Bến Chợ, thành phố Nha Trang hay không?

 

Nếu làm việc công tâm, chính trực thì nhà nước, chính quyền hôm nay cần phải công nhận Quách Tấn là một nhà thơ đã đóng góp tích cực vào nền văn học nước nhà với những sáng tác đặc biệt trên lĩnh vực thơ Đường luật và Lục bát cùng những tập văn xuôi đậm đặc chất hương quê, tình người của ông.

 

Nhưng đáng tiếc, những sáng tác của ông đã bị lãng quên bởi ông có một cái tội. Từng là một cán bộ -phó tỉnh trưởng- của chế độ cũ 1975. Đây là điều rất đáng tiếc trên lĩnh vực văn học vậy. Nếu không, tên tuổi và những sáng tác của Quách Tấn theo chúng tôi rất xứng đáng đưa vào nhà trường để cho thầy cô và học sinh các cấp học hỏi cùng giảng dạy, thảo luận. Bởi nó còn hay hơn rất nhiều những sáng tác hiện đang cắm dùi nghênh ngang trên bộ môn nhập nhằng trắng đen, thật giả kiêm thế lực, bè phái của hôm nay.

 

Chúng tôi dám khẳng định như thế là bởi căn cứ vào lập trường của Quách Tấn. Tuyệt đối cụ không làm một loại thơ nào khác ngoài Đường luật và Lục bát. Đường luật là thể thơ của người Tàu. Lục bát là thể thơ của Việt Nam. Hai loại thơ này hiện đã bị lãng quên, và người ta chỉ còn chăm chú, miệt mài đến cái gọi là thơ mới. Nhưng giới văn học tuyệt đối không thể ngờ được rằng. Tám câu Đường luật lại chính là tám cái chánh của... Bát chánh đạo. Còn Lục bát lại là... đường đi của... Nhân quả nghiệp báo.

 

Sự liên hệ, tương tác giữa Bát chánh đạo với Đường luật, giữa Lục bát với nhân quả nghiệp báo như thế nào thì chỉ đến khi có ai đó cao hứng viết bài công bố thì lúc ấy người ta mới biết đúng sai, hay dở của nó ra sao, chứ hiện giờ có ai biết chuyện gì cho ra chuyện gì đâu?

 

Nhưng không phải chỉ mình Quách Tấn mới là người chuyên thơ Đường luật và Lục bát. Nếu lục lạo, soi tìm thì cũng còn vài nhà thơ thuộc diện hoài cổ thế này. Như Đông Hồ, Mộng Tuyết, Tản Đà, Thân Thị Ngọc Quế, Bùi Giáng, Nguyễn Bính, Đặng Vương Hưng... Trong đó, chúng tôi không thể không nói đến nhân vật hết sức đặc biệt trên lĩnh vực chính trị, quân sự. Đó là chủ tịch Hồ Chí Minh. Xin các bạn hiểu cho, chúng tôi không đồng hóa văn học với chính trị. Mà chúng tôi đứng trên quan điểm chân lý, sự thật. Dù thiên hạ có nói gì đi nữa thì không có một thể loại thơ nào có thể sánh nổi với Đường luật và Lục bát. Ấy chính bởi sự liên hệ, tương tác đặc biệt, vô cùng đặc biệt của nó đối với giáo lý Phật giáo như đã nói.

  

Riêng luận điểm được Nguyễn Duy Chính bảo vệ tuyệt đối khi triều Tây Sơn nếu cả gan đưa qua Tàu một Quang Trung giả hiệu thì tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An cũng sẽ cho người ngầm kiểm tra, xác định rất dễ dàng. Tuy bề ngoài vẫn tạo ra vẻ thân tình, cười cười nói nói ngọt xớt. Đoạn này thôi hãy hạ hồi phân giải, chúng ta nên chờ xem ai là người sẽ bị tổ trác và ai sẽ là người ngồi vỗ đùi vuốt râu cười ha hả. Chuyện hay lắm!
***

 

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang