LỊCH SỬ TỪNG CÓ
MỘT CUNG ĐIỆN ĐAN DƯƠNG HAY KHÔNG?
Trong Kiều, để viết ra những mật mã mục đích ám chỉ cho những bí mật lịch sử gì đó đôi khi thi hào Nguyễn Du cũng phải vận dụng rất nhiều công sức, tài năng hãn hữu của mình cho những mật mã, những câu, chữ đó. Nhưng cũng có những dạng mật mã được viết rất giản đơn, không phải dụng công gì cho lắm cũng đã thành ra những mật mã chết người mà xưa nay ít có người khám phá cho nổi. Như dạng mật mã này đây được Nguyễn Du vẫy nhẹ bút là hiện ra liền ngay. Mời các bạn đọc qua xem sao.
Các câu:
...Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về...
Trong hai câu 51-52 này, thì câu 52 "Chị em thơ thẩn dan tay ra về..." chính là mật mã của hai chữ Đan Dương 丹陽. Bạn có biết, bốn chữ "Chị em thơ thẩn..." là dùng ám chỉ cho chữ Dương 徉 này đây. Chữ Dương 徉 này mang nghĩa là đi lang thang, thơ thẩn, quanh co, vòng vèo một hồi, một lúc ở trong một khu vực nào đó. Riêng bốn chữ còn lại của câu là sự hiển thị, mục sở thị của chữ "đan", "đan tay ra về", chớ không phải "dan tay ra về...". "Đan tay" là cùng đi lại gần, nắm tay nhau cùng đi ra về. Còn trước đó thì các chị em Thúy Kiều mỗi người tách riêng đi "thơ thẩn", lang thang mỗi người mỗi ngả để xem xét, quan sát sự tình tại khu vực. Vậy khu vực đó là khu vực nào? Xin thưa, đó chính là khu vực Cung điện Đan Dương. Vùng này, như các bạn đã từng đọc nhiều những bài viết của chúng tôi chắc cũng đã biết, như bài "Thuận phong một lá vượt sang biển tề" vừa rồi chẳng hạn với phần trích dẫn từ bài viết của nhà nghiên cứu sử Huế Nguyễn Đắc Xuân. Rằng Cung điện Đan Dương mà tiền thân là Phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn khi xưa được xây dựng trên vùng đồi núi cao để tránh mưa lụt hằng năm do tiết trời, khí hậu thất thường Phú Xuân gây ra.
Đế chứng minh cho lập luận này, rằng Cung điện Đan Dương của Nguyễn Huệ hay Phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn từng tọa lạc trên một vùng đồi núi cao để tránh mưa lụt hằng năm. Thì đây, hai câu 49-50 sẽ chứng minh cho mọi người, nhất giới nghiên cứu sử chuyên nghiệp rằng những gì được chúng tôi hoặc ông Nguyễn Đắc Xuân nói là rất chính xác, không sai chạy đi đâu cho được:
...Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay...
"Ngổn ngang gò đống" là ý nói có nhiều gò, đống nằm liền kề, sát cạnh nhau. Đây ám chỉ nhiều mồ mã binh lính Tây Sơn, cả binh lính nhà Nguyễn trong lúc giao tranh tại khu vực bị thương vong, và những xác chết của hai bên đã được phe chiến thắng đào hố chôn vùi ngay tại chỗ. "Thoi vàng vó rắc" là tiền bạc, vàng mã đốt cúng cho người chết trong tiết Thanh minh tại khu vực.
Hai chữ "kéo lên" hay "xéo lên" là muốn nói vùng gò, đống hay mồ mã nằm liền kề, sát cạnh nhau mà cứ càng đi tới là lại càng lên cao. Ai có đi ra thực tế, tìm hiểu tại khu vực được xác định là nơi tọa lạc của Cung điện Đan Dương ngày xưa thì mới biết khu vực này là thấp cao như thế nào. Như địa điểm ngày nay được Ôn Chơn Trí chọn là nơi xây dựng ngôi chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ vậy.
Câu 52 nên hiểu gãy gọn, hết sức giản đơn như sau. Bốn chữ "Chị em thơ thẩn" là lúc chị em Thúy Kiều bắt đầu xâm nhập khu vực Cung điện Đan Dương. Bốn chữ còn lại "đan tay ra về" là khi trời đã bắt đầu về chiều, các chị em Thúy Kiều bèn nắm tay nhau kéo ra về.
Tóm lại. Qua truyện Kiều để lại của nhân vật lịch sử và cũng là người trong cuộc Khiêm Trọng Nguyễn Du, chúng tôi có đủ mọi điều kiện, yếu tố để chứng minh rằng truyện Kiều là của Việt Nam 100/100, nó chả liên quan gì đến nền văn hóa-văn học của Trung Hoa cả. Đó là chưa nói nhờ qua truyện Kiều mà chúng tôi cũng sẽ có đủ mọi yếu tố, điều kiện cơ bản, cần thiết để đâm đơn kiện ra tòa các đương sự ăn ở không, nhàn cư vi bất thiện từng xúm tìm mọi cách móc nối thọc gậy bánh xe, đánh lạc hướng dư luận xã hội rằng Cung điện Đan Dương không từng có, nó do Ngô Thì Nhậm ngồi tưởng tượng ra để nhớ về thần tượng đời mình là Quang Trung hiện ở trên tầng trời nào đó thôi. Như các đương sự nhiều chuyện, lắm mồm mép Trần Viết Điền, Trần Đại Vinh, Võ Vinh Quang, kiêm đám báo đời Thanh Niên, Tuổi Trẻ, vvv...
Thiết nghĩ, các đương sự này chắc mồ mã ông bà bị động rồi chăng? Chớ ông Quang Trung thuộc lớp người muôn năm cũ, cả cuộc đời chỉ chăm bẳm lo việc dân việc nước, đâu có ăn ở không đi chọc ghẹo các y sao các y cứ xúm theo phá đám, thọc gậy bánh xe, cản địa mãi như thế xem mà được à? Lạ quá!
16 tháng 10, lúc 15h49