Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

CỔNG TRỜI HOÀNH SƠN QUAN VÀ NHỮNG LIÊN HỆ NHÂN QUẢ

CỔNG TRỜI HOÀNH SƠN QUAN
VÀ NHỮNG LIÊN HỆ NHÂN QUẢ
Từng có nhiều bài viết giải Kiều, cả những bài viết về Đèo Ngang ở Hà Tĩnh-Quảng Bình chúng tôi vẫn thường hay nói rằng Đèo Ngang chính là điểm phân chia đất nước giữa hai nhà nước Tây Sơn Nam và Tây Sơn Bắc mà lịch sử xưa nay đã không bao giờ hiểu gì về câu chuyện này. Khi nói như thế là chúng tôi căn cứ, dựa vào bài thơ mật mã Qua Đèo Ngang do chính Bà Huyện Thanh Quan sáng tác khi từ Đàng Ngoài vào Phú Xuân làm việc cho vua Thiệu Trị vào năm 1841. Nhưng bài thơ này hiện đã không còn đúng nguyên bản gốc của Bà Huyện. Việc phục hồi, trả lại nguyên bản cho bài thơ này đối với chúng tôi là không có gì khó. Thứ nhất, chúng tôi sẽ căn cứ vào luật thơ Đường để tìm ra những cái sai của câu, chữ bài thơ. Thứ hai, chúng tôi căn cứ vào hiện trường là con đèo nằm chắn ngang đất nước này đây với di tích là Cổng Trời Hoành Sơn Quan.
xe chạy
1- Đèo Ngang bắt, nứt ra từ ngọn núi nằm bên Quảng Bình, đi ra bên tay trái. Gọi là núi 497
Xưa nay, ít có người biết và chịu hiểu hoặc chấp nhận, rằng câu luận thứ nhất của Qua Đèo Ngang là: "Nhớ nước đau lòng gương quốc quốc...". Nhưng câu này với chữ "gương" về sau đã bị sửa thành chữ "con" bậy bạ, tào lao thiên tướng. Từ đó, chữ "gương" là chữ dùng để chỉ ra sự việc, hành động hoặc giải pháp cuối cùng cho sự tranh chấp đất đai, quyền lực đã đến hồi lên đến cao trào, đỉnh điểm giữa hai nhà nước Tây Sơn là lấy Hoành Sơn Quan làm điểm ngăn chia giới tuyến quân sự của hai anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ. Khi những từ, chữ thay thế cho ngôn ngữ, lời nói và hành động, giải pháp được giải quyết ổn thỏa, dứt điểm giữa các anh em Tây Sơn sau một thời gian chung đụng, sống trong đối nghịch triền miên. Vì vào lúc bấy giờ họ chỉ còn bằng mặt chứ không thể bằng lòng như trước được nữa. Tuy rằng từ trước đó Tây Sơn là một phong trào nông dân phất cờ khởi nghĩa, đứng lên lật đỗ chính quyền, dẹp loạn cát cứ vùng miền, đánh đuổi giặc ngoại xâm trong ngoài, tiến tới thống nhất non sông, đất nước đều là do ba anh em Tây Sơn cùng đồng một lòng, một chí hướng đứng dưới lá cờ tụ nghĩa. Nhưng thời gian sum họp, chia ngọt sẻ bùi, sướng khổ, sống chết có nhau giữa các anh em Tây Sơn và quan binh, tướng tá đã không kéo dài được lâu. Sau đó là sự tranh chấp bắt đầu nhen nhúm, khởi dậy trong tư tưởng, đầu óc của những nhà lãnh đạo cuộc kháng chiến Tây Sơn, cả của các tướng tá, quan binh của hai bên khi cuộc khởi nghĩa cam go, gay cấn, gian nan từ buổi đầu đã dần đi vào thắng lợi, có thể nói là toàn diện. Và việc gì đến thì nó phải đến.
ngã ba đèo ngang
2- Ngã ba Đèo Ngang. Bên phải là đường vào hầm đường bộ. Bên trái là đường lên đèo cũ
Đó chính là giải pháp như chúng tôi đã nói ở trên, sự hoặc biện pháp thực thi quyền lực, địa vị cai trị đất nước làm sao cho thật công bằng, đúng đắn giữa các nhà lãnh đạo Tây Sơn. Trong đó tất nhiên là phải có sự tác động của các tướng tá, binh lính của các bên. Như chúng ta đã biết, vì lịch sử ngày nay còn ghi lại, ba anh em Tây Sơn sau thời gian sum họp, liên kết đánh giặc một lòng hiện họ đã dạt về ba nơi. Miền Nam thuộc về quyền quản lý, cai trị của Nguyễn Lữ. Miền trung thuộc quyền của Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Miền Bắc là quyền cai trị của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ. Tiếp đó, sau khi lên ngôi, Bắc Bình vương đã đổi thành Quang Trung, gọi là Quang Trung nguyên niên ngay từ tháng 9 năm Mậu Thân 1788 trước khi kéo đội hùng binh Bắc tiến ra đánh giặc Thanh đang chiếm đóng Thăng Long Hà Nội do vua Lê Chiêu Thống và bầy tôi qua Tàu trải chiếu rước về. Sự việc này thì những ai từng đọc sử Tây Sơn cũng đều biết cả. Vậy chúng ta cũng không cần phải đào sâu vào câu chuyện này. Mà chúng ta chỉ cần biết những gì chưa từng được biết trong câu chuyện tranh chấp quyền lực, địa vị, và tiến tới chia đôi, chia ba đất nước giữa các anh em Tây Sơn mà thôi. Bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết, quan trọng như vậy.
hồ nước đèo ngang
3- Đập nước Đèo Ngang. Biển Vũng Áng ở trên, bên phải. Formosa cách ngã ba đèo 10km 
Như đã nói. Chữ "gương", "gương quốc quốc", là chữ được Bà Huyện dùng để chỉ vào địa giới Hoành Sơn Quan đã được Quang Trung Nguyễn Huệ và vua Thái Đức chọn là điểm sẽ làm giới tuyến quân sự ngăn chia giữa hai nhà nước Tây Sơn Nam và Tây Sơn Bắc. Vậy, khi đã quyết định lấy Hoành Sơn Quan làm giới tuyến ngăn chia như thế thì tất nhiên. Quang Trung Nguyễn Huệ phải di dời kinh đô về Nghệ An, trả đất Phú Xuân-Thuận Hóa lại cho vua Thái Đức Nguyễn Nhạc. Sự việc này đã diễn ra với bằng chứng không một ai có thể cãi chối, phủ nhận gì được khi Phượng Hoàng Trung Đô đã đang được tiến hành, xây dựng tại núi Dũng Quyết. Nhưng đùng một cái, bất ngờ vào năm Nhâm Tý 1792 Quang Trung Nguyễn Huệ băng hà, ra đi đột ngột. Từ đó công trình xây dựng kinh đô Phượng Hoàng tại núi Dũng Quyết Nghệ An đành phải dở dang, dừng lại. Ngày nay thì những dấu tích xa xưa tại núi Dũng Quyết đã không còn lại chút gì. Còn chăng là những dư âm, kỷ niệm cho một thời đã qua của một triều đại và một con người với những chiến tích huy hoàng, lừng lẫy có một không hai trong lịch sử từng xuất hiện như một ngôi sao băng rực sáng trên bầu trời âm u nước Việt vào hậu bán kỷ 18, kèm theo đó là những trang văn, bài thơ, tập sách viết lơ lững, mù mờ, khái quát chung chung dùng đọc cho vui tai vui miệng lúc trà dư tửu hậu của giới tao nhân mặc khách. Thế thôi. Chả giải quyết được gì.
cổng trời
4- Hiếu, phật tử Tịnh xá Ngọc Sơn, nhà ở 101 Đống Đa Quy Nhơn
Câu luận thứ hai Qua Đèo Ngang dùng để đối lại câu trên với chữ "ảnh", "ảnh gia gia". "Ảnh gia gia" thưa các bạn là chỉ vào hiện trạng của thời gian đang là, còn "gương quốc quốc" là chỉ cho thời gian quá khứ. Quá khứ và hiện tại của bài Đường luật Qua Đèo Ngang là hai khoảng thời gian cách biệt đến muôn trùng. Nói như vậy bởi khi Bà Huyện từ Đàng Ngoài khăn gói quả mướp độc hành độc bộ đi vào Phú Xuân làm việc cho vua Thiệu Trị, đêm đó Bà nghỉ chân tại Cổng Trời là thời điểm của năm 1841. Thời gian này vua Thiệu Trị mới vừa lên thay vua cha Minh Mạng vừa ra đi. Vậy chúng ta hãy ngay từ năm 1841 này đi ngược về trước, thời điểm chia đôi đất nước giữa hai anh em Tây Sơn, lấy Hoành Sơn Quan làm giới tuyến phòng thủ quân sự cho đôi bên là hơn 40 năm, tính từ tháng 09 năm 1792 là năm Quang Trung Nguyễn Huệ bất ngờ ra đi.
vách tường
5- Hai lỗ vuông hai vách hai bên dùng để cắm hai thanh gỗ giăng ngang gài hai cánh cửa
Nói như ở trên, "ảnh gia gia" là các chữ dùng chỉ vào hiện trạng đất nước trong thời điểm hiện tại dưới thời cai trị của triều Nguyễn, bắt đầu từ vua đầu triều là Gia Long. "Gia" ở đây bạn phải hiểu là Gia Long. Chữ "gia" còn lại là con cháu Gia Long, hay con cháu nhà Nguyễn Gia Miêu. Với cách chơi chữ thế này Bà Huyện đã cho chúng ta biết rõ trong thời kỳ đó nhân dân hai miền Nam Bắc hiện lâm tình cảnh đói khổ vô cùng do chính sách cai trị bạo tàn, vơ vét, bóc lột sạch sành sanh không chừa một thứ gì của các vua triều Nguyễn đối với nhân dân, khởi đầu từ Gia Long. Dựa vào đây, câu luận thứ hai này với các từ, chữ còn nguyên bản, chưa bị chỉnh sửa, chúng ta được biết thêm. Thời đó, dưới chính sách cai trị bạo tàn của triều Nguyễn nếu có người nào đứng ra chống đối, hay kêu than, gào khóc thì thế nào cũng bị quan binh thiên triều tìm tới làm việc, trị tội thẳng tay, không một chút xót thương. Không phải như xã hội hôm nay, hễ khi bất mãn chuyện gì thì ai ai cũng tìm lên trang mạng viết bài, đưa tin, kèm hình ảnh chống đối, chửi bới chính quyền, nhà nước sở tại kịch liệt, chả còn gì. Bấy nhiêu đó chúng ta đủ thấy quyền cai trị nhân dân thời phong kiến khác xa với thời đại dân chủ hôm nay rất nhiều rồi vậy. Chứ nếu với tình trạng chửi rủa, mắng nhiếc chính quyền như hiện nay của nhân dân ba miền mà nằm trong thời Nguyễn Gia Miêu cai trị qua câu luận của Bà Huyện "Thương nhà khổ miệng ảnh gia gia" thì sự việc sẽ diễn tiến như thế nào?
vách tường
6- Hai lỗ vuông vách bên này. Lỗ tròn dưới -trên- dùng để định vị trụ đứng hai cánh cửa
Đây chúng tôi nói hơi dài dòng, vòng vo tam quốc diễn nghĩa chỉ để chỉ ra sự thật từng bị khuất lấp trong câu chuyện chia đôi đất nước khi lấy Hoành Sơn Quan làm điểm chia ngăn giới tuyến giữa hai nhà nước Tây Sơn. Nhưng những câu, chữ chỉ, vạch ra sự thật lịch sử của Bà Huyện qua bài thơ mật mã bất tử Qua Đèo Ngang sau đã bị chỉnh sửa be bét, không còn gì. Nhưng chúng tôi là người có khả năng chỉnh sửa, phục hồi những chữ sai, bậy, bá xàm bá láp như thế để trả sự thật lại cho văn bản, đúng hơn là cho lịch sử. Mà cũng không riêng gì Bà Huyện với bài thơ bất tử Qua Đèo Ngang với những chữ, từ chỉ, vạch ra những sự thật từng xảy ra trong thời bà sinh sống, tồn tại, song hành cùng lịch sử như thế. Mà trong Kiều, các câu 2477, 2478 thi hào Nguyễn Du cũng có nói về sự việc đất nước bị chia đôi ngay tại địa giới Hoành Sơn Quan, thuộc địa phận Quảng Bình-Hà Tĩnh. Hai câu ấy như sau. Mời các bạn bỏ chút đỉnh thời giờ vàng ngọc đọc lại, đọc qua các sử sự này xem thế nào:
 
...Bằng nay chịu tiếng vương thần,
Nghênh ngang đường cái an dân hẹp gì...
 
chớ không phải:
 
...Bằng nay chịu tiếng vương thần,
Thênh thênh -thang- đường cái thanh vân hẹp gì... 
 
Câu dưới là câu đã bị cố ý chỉnh, sửa. Còn câu trên là câu nguyên bản. "Nghênh ngang" hay nghinh ngang là chỉ cho tình trạng đi hiên ngang, nghinh ngang ra giữa đường, chẳng sợ một ai cả. Trường hợp này cũng như ngày nay chúng ta thấy đám thanh niên sinh tử sinh tôn ăn chơi bạt mạng chạy xe rồ ga, bóp còi ầm ỉ, phóng bạt mạng giữa đường, xem coi pháp luật, nhất tính mạng những người đi trên đường như cỏ rác, chả ra trăm gờ ram nào cả. Đây là nói theo ngữ, nghĩa của từ, chữ. Còn nói theo mật mã, theo ám chỉ, bật đèn xanh của Nguyễn Du thì "Nghênh ngang" là chỉ cho vị trí nằm chắn ngang giữa đường sao quá ngang xương, ngang tàng, coi trời đất bằng nắp vung, chẳng ra gì cả của con đèo có tên là Đèo Ngang này đây!
hồ nước
7- Eo núi, còn gọi là Truông gió. Gió Lào thổi qua Đèo Ngang chỗ này đây. Đất Lào bên kia eo 
Hai chữ "an dân" có nghĩa nếu như Quang Trung Nguyễn Huệ chấp nhận mình cũng làm vua nhưng mà là vua em, tức vua chư hầu, mà vua chư hầu là vua nhỏ, còn vua lớn là vua Thái Đức Trung ương Hoàng Đế Nguyễn Nhạc hiện đóng đô ở thành Hoàng đế trong kia. Nếu sự việc như thế xảy ra thì mọi việc sẽ đâu vào đấy, nhất dân chúng hai miền do đó cũng sẽ được bình yên, vô sự, khỏi phải lâm vào cảnh chết chóc, thương vong, và nhà cửa, vườn tược khỏi phải xác xơ, tiêu điều hoa lá nếu hai bên chẳng may lâm chiến khi bất đồng chính kiến xảy ra trong sự tranh chấp, trên bàn đàm phán, làm việc. Và sự tranh chấp hoặc chiến tranh, nói chung là những xung đột, chống đối trong đàm phán, ngoại giao quân sự giữa hai nhà nước Tây Sơn thời đó do các sứ giả hai bên thực hiện đã không hề để xảy ra điều gì sau đó do Quang Trung Nguyễn Huệ cuối cùng đã đi tới giải pháp là nhượng bộ, rút quân lui khỏi Phú Xuân, về núi Dũng Quyết Nghệ An để xây dựng kinh đô, trả đất Thuận Hóa lại cho vua Thái Đức Nguyễn Nhạc.
con đường nhỏ
7- Con đường phía sau Hoành Sơn Quan. Đầu bên tay trái dẫn chạy ra biển Đông
Như vậy, sau khi đọc xong các văn bản văn học với các câu, chữ được chúng tôi chỉnh sửa, phục hồi, trả lại sự thật cho văn bản, tức cho lịch sử thì chúng ta đã biết thêm được những gì chưa từng được biết. Đó là Cổng Trời-Hoành Sơn Quan xưa kia từng được hai anh em Tây Sơn lấy dùng làm điểm ngăn chia đất nước, giới tuyến quân sự của hai nhà nước Tây Sơn.
 
Cũng có người sau khi đọc qua bài thơ Qua Đèo Ngang chỉnh lại của chúng tôi họ sẽ cho rằng chúng tôi đã rất sai khi nói Cổng Trời nằm trên đỉnh đèo sao lại nói nằm trên "dông", "Thấp thoáng trên dông hiện chóp nhà" như thế? "Dông" là từ chỉ cho hiện trạng ở lưng chừng núi hay sườn núi của chủ thể câu chuyện. Trong khi Cổng Trời Hoành Sơn Quan chúng ta lại thấy nó đã đang nằm trên đỉnh kia mà?
núi
9- Núi 497, tức cao 497m, nằm bên Quảng Bình, trong Nam đi ra bên tay trái. Con đường sau lưng Cổng Trời
Điều thắc mắc, nghi vấn, phản biện này của nhiều người sau khi đọc qua văn bản Qua Đèo Ngang chỉnh lại của chúng tôi là rất đúng. Không có gì sai cả. Nhưng các bạn cần bình tĩnh, chậm rãi lại, và vui lòng xem qua hình ảnh này thì sẽ biết những từ, chữ chúng tôi chỉnh lại là đúng hay sai liền thôi. Ảnh số 1 này cho chúng ta thấy rõ con Đèo Ngang không phải nằm độc lập, cô đơn một mình, mà nó bắt, kéo ra từ ngọn núi chạy song song theo đường quốc lộ, từ phía bên Quảng Bình ra tới đầu ngoài, qua khỏi ngã ba ngày nay gọi là ngã ba Đèo Ngang. Còn ảnh 2 là ảnh chụp ngay ngã ba Đèo Ngang. Nếu bạn đứng từ vị trí này, nhìn vào Đèo Ngang bạn sẽ thấy con đèo này bắt, nứt ra từ ngọn núi cao bên tay phải, như vậy, chân Đèo Ngang nằm cạnh mé biển đông, bên trái. Hình ảnh này rất đúng như câu thơ nào đó, của ai đó đã nói "Đầu gối trường sơn chân đạp sóng, Vắt ngang đất nước một đèo Ngang".
hoành sơn quan
10- Mặt sau Hoành Sơn Quan. Hiếu đang đo đạc
Như vậy, bạn đã hiểu, Cổng Trời Hoành Sơn Quan qua câu thực thứ hai của Bà Huyện "Thấp thoáng trên dông hiện chóp nhà" nói rất đúng là nằm ở trên "dông", tức ở sườn núi, lưng chừng núi chứ không phải trên đỉnh núi như chúng ta đã từng hiểu mờ nhạt, cắt đầu lấy đuôi lâu nay như thế!
 
Với những hình ảnh thực tế cho biết cụ thể, rõ ràng về vị trí xuất phát của Đèo Ngang như thế đã khẳng định cho những chỉnh sửa, phục hồi của chúng tôi đối với các câu, chữ trong bài thơ mật mã Qua Đèo Ngang của Bà Huyện là hoàn toàn chính xác, đúng đắn, nhất chữ "dông" của câu "Thấp thoáng trên dông hiện chóp nhà", chứ không phải "Lác đác bên sông chợ mấy nhà", hoặc "Lác đác bên sông rợ mấy nhà". Trên "dông" hiện ra chóp nhà là chỉ cho vị trí Cổng Trời nếu đứng bên dưới của con đường thiên lý Bắc Nam từ Đàng Ngoài đi vào, bên tay trái, không phải bên tay phải, vì đây là con đường đi vào hầm đường bộ (ảnh 2) mới làm sau này.
bực cấp
11- Bậc cấp lên Cổng Trời. Phía trước mặt là eo Truông gió
 Ảnh 3 cho bạn thấy bên tay trái có con đường có vài chiếc xe đang chạy mé trên hồ nước hình tam giác. Con đường này là đường ra vào hầm đường bộ Đèo Ngang. Chỗ góc nhọn hồ nước đầu trên, xê qua phải một đoạn là ngã ba Đèo Ngang. Còn đồi núi bên trái ảnh kéo dài từ phía bên địa phận Quảng Bình qua khỏi Đèo Ngang, càng chạy tới phía trước càng xuống thấp và bị mất hẳn bởi con đường quốc lộ Bắc Nam như bạn thấy. Tại đầu chỏm núi bị chắn đứt này, bên tay phải là vùng biển đông kéo dài ra tới biển Vũng Áng tầm 10km.
 
Người ngồi trong ảnh 4, bên chai nước khoáng Life 20 lít lấy từ nguồn suối nước nóng Phước Mỹ-Quy Nhơn là Hiếu, nhà ở 101 Đống Đa, Quy Nhơn. Hiếu là phật tử Tịnh xá Ngọc Sơn đi theo ra Đèo Ngang phụ chúng tôi đo đạc và nấu cơm trong thời gian chúng tôi đi thực tế tại con đèo này vào giữa năm 2017.
hoành sơn quan
12- Hoành Sơn Quan vẫn đứng hiên ngang giữa trời qua bao cuộc dâu bể tang thương
Ảnh 5 và 6 chúng tôi chụp hai lỗ vuông hai bên vách Cổng Trời. Hai lỗ vuông âm sâu vào vách Cổng Trời này chắc sẽ không có một ai hôm nay có thể hiểu xưa kia người ta làm như thế để làm gì. Chuyện đó với chúng tôi không khó hiểu. Đó chính là vị trí để hai cây tròn, có thể vuông, cắm vào đó giăng ngang qua, từ vách bên này qua vách bên kia với mục đích chặn, gài hai cánh cửa lại không cho gió thổi tung sau khi đóng. Có ra Đèo Ngang, cơm đùm cơm dở ăn nằm dài ngày tại đây, nơi con đèo lịch sử đã đi vào huyền thoại bởi chính do bài thơ Đường luật bất tử của Bà Huyện cao hứng sáng tác khi xưa thì bạn mới có thể biết chuyện gì là chuyện gì. Khi đứng trước hiện trường lịch sử là con đèo cùng với những dấu tích vẫn còn nằm đây, như hai lỗ vuông trên vách tường mà các bạn đã thấy trong ảnh. Thì chúng tôi hay các bạn mới có thể biết được rằng tại sao Bà Huyện hoặc chúng tôi khi hạ bút viết, hay chỉnh câu thực thứ hai như thế này, chứ không phải như thế kia: "Thấp thoáng trên dông hiện chóp nhà", chứ không phải: "Lác dác bên sông chợ mấy nhà". Thưa các bạn đó là do vào mùa sau tết, từ tháng 3-4 cho đến tháng 7-8 âm lịch gió ở đây mạnh kinh khủng, chưa từng thấy! Những con gió lốc này nghe nói từ bên Lào thổi qua từ eo núi bên kia đèo Ngang. Ảnh 7 chụp eo núi lõm xuống, bên kia eo núi là đất Lào, là nơi luồng gió Lào thổi sang vùng Đèo Ngang. Vì thế, Cổng Trời, Đèo Ngang và khu vực dưới chân đèo, ra tới ngã ba Đèo Ngang là các nơi hứng trọn luồng gió nóng và mạnh kinh khủng này từ đất Lào thổi sang. Eo núi lõm này từ ngoài đi vào nằm bên tay phải của bạn, bên kia đường ra vào hầm đường bộ. Người dân khu vực Đèo Ngang gọi eo núi lõm thơ mộng, thõng xuống như chiếc võng này là Truông gió.
 
Đây là lý do mà trong câu thực thứ hai Bà Huyện khi từ Đàng Ngoài vào gần đến chân Đèo Ngang, Bà đã thấy cây cối trên đèo bị gió quăng quật dữ dội, khốc liệt. Và Cổng Trời tuy là vật thể đứng im trầm tư, bất động tại chỗ mặc cho thế sự, cho nhân tình thế thái thịnh suy qua bao cuộc dâu bể tang thương nhưng do cây cối chung quanh bị gió quăng quật tơi bời, xao xác nên Bà Huyện chợt thấy nó khi ẩn khi hiện, lúc có lúc không. Vì thế, Bà Huyện với đầu óc, tư tưởng của một tâm hồn thi nhân khoáng đãng, thanh thoát đã liền nảy ý sáng tạo, liên tưởng, viết ra câu thực thứ hai rằng "Thấp thoáng trên dông hiện chóp nhà". Rồi với những gì quan sát trực diện, qua mắt thấy tai nghe tay rờ đụng rõ ràng, cụ thể cho nên chúng tôi mới có điều kiện để chỉnh lại câu, chữ đã bị chỉnh sửa, nắn đầu bẻ đuôi, đẩn mẹ khúc giữa, tào lao thiên tướng là "Lác đác bên sông chợ mấy nhà" thành câu đúng với nguyên bản gốc của Bà Huyện miêu tả hiện trường lịch sử mà bạn đã đọc ở trên.
cổng trời
Thấp thoáng trên dông hiện chóp nhà...
"Chóp nhà" trong câu thực thứ hai là Cổng Trời. Cổng Trời này là do Hoàng đế Quang Trung chủ trương xây dựng để làm điểm phân chia giới tuyến giữa hai nhà nước Tây Sơn Nam và Tây Sơn Bắc như đã nói ở trên. Ngày đó, ai đi qua Cổng Trời này thì phải xuất trình giấy tờ ra, lính gác cổng mới mở cửa quan cho qua. Nếu không có giấy tờ thì xin mời. Rút lui có trật tự nhé. Nói thêm chỗ này. Cổng Trời là dành cho những người đi bộ đi qua. Nếu đi mà có hàng hóa, thì khi leo lên bậc cấp Cổng Trời trình giấy tờ (ảnh 10), hàng hóa sẽ để lại dưới, làm việc xong thì xuống dưới đường gồng gánh hành lý, tư trang hoặc đánh xe cho ngựa chạy qua con đường bên dưới. Đây là nói sự việc diễn ra sau thời kỳ đất nước đã chia đôi với Hoành Sơn Quan là điểm phân chia của hai nhà nước Tây Sơn. Phía sau Cổng Trời có con đường chạy ngang, một đầu ra phía biển đông, một đầu dẫn vào sát núi cao, nơi con đèo bắt ra, nứt ra như ảnh chụp bạn đã thấy. Con đường này dành cho người đi bộ ít hành lý, tư trang qua lại sau khi đã hoàn tất thủ tục thông quan, xuất nhập khẩu (8).
 
Chúng ta trở lại các lỗ vuông trên vách và kết thúc bài viết này. Như đã nói, hai lỗ vuông trên vách tường Cổng Trời mà các bạn thấy trong ảnh dùng để cắm hai đầu cây giăng ngang vừa để chặn hay gài không cho gió thổi tung, bay hai cánh cửa gỗ bít cửa thông quan khi chưa có lệnh mở của quan quân canh gác Cổng Trời. Bên này vách cũng có hai lỗ như thế. Còn hai cánh cửa quan mở được ra vô là nhờ hai cây trụ dựng đứng hai bên, hai đầu trụ được cắm vào, định vị hai lỗ trên dưới là hai cục đá dày, đục âm lỗ. Dưới bình nước khoáng 20 lít (ảnh 5) là cục đá có đục âm một lỗ tròn, đường kính khoảng một tấc (ảnh 6). Nếu các bạn có điều kiện, ra Hoành Sơn Quan, đứng trước các chứng tích này bạn sẽ thấy lời chúng tôi nói rất đúng với những gì từng xảy ra trước kia.
 
Chúng tôi xin lập lại. Hoành Sơn Quan là do chính Hoàng đế Quang Trung đứng ra chủ trương xây dựng để làm điểm ngăn chia giới tuyến quân sự giữa hai nhà nước Tây Sơn. Chứ Hoành Sơn Quan không phải do vua Minh Mạng xây dựng vào năm 1833 như đám văn sử học ngồi tại chỗ suy diễn mù mờ hay đám báo chí chuyên nghề nói láo đã rêu rao, tung tin đồn nhảm nhí, bậy bạ bao lâu trên các trang mạng, sách vở, tài liệu như thế. Nói như vậy là chúng tôi căn cứ vào các văn bản của những người đương thời viết ra, nói ra. Như hai câu lục bát 2477, 2478 trong Kiều của Nguyễn Du, và bài Đường luật Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã qua chỉnh sửa của chúng tôi. Chỉ cần hai văn bản quá cụ thể, quá hùng hồn này của những người muôn năm cũ là chúng tôi đã chứng minh được lời nói của mình là hoàn toàn đúng với sự thật, đúng với lịch sử. Còn tin hay không bây giờ là do ở các bạn. Chúng tôi không tham gia vào phần này được.
 
Chào các bạn.
Thất độc cư, lúc 17h31 ngày 20 tháng 02 năm 2020
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang