Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

4-DẤU TAY TRÊN CHỮ...

4- DU  TATRÊN CH...

CHƯƠNG BỐN      
Bạn biết gì về thuật ngữ Alibi?
Trong ngành điều tra phá án có thuật ngữ Alibi. Thuật
ngữ này có ý nghĩa, một người không thể có mặt cùng
lúc ở hai nơi: To set up an alibi/Dựng lên một chứng
cớ vắng mặt.

 

Theo nhà học giả Nguyễn Duy Chính, nếu vua Quang Trung không lên đường sang Tàu mà chỉ sai người đóng thế vai dẫn phái đoàn đi. Thế thì tại sao suốt năm Canh Tuất 1790 không có một biến cố, một triệu chứng nào để chứng tỏ rằng ngài vẫn đang còn ở trong nước?

 

Lại vẫn theo Nguyễn Duy Chính, tất cả những văn thư cùng sắc phong được ban phát trong thời gian này (hiện nay vẫn còn một vài bản) đều đóng dấu "Hoàng thái tử chi bảo", tức Nguyễn Quang Toản đang thay mặt vua cha xử lý mọi công việc triều chính kể từ tháng Tư năm Canh Tuất 1790 cho đến cuối năm hoặc đầu năm Tân Hợi 1791.

 

Nguyễn Duy Chính còn cho biết thêm. Trong tạp chí Nam Phong số 148 (Mars, 1930) có đăng một bức khải của Nguyễn Huy Cẩn, nhan đề "Từ Trưng Khải", đề năm Quang Trung thứ 3 (Canh Tuất, 1790) gửi lên triều đình trả lời một "lệnh chỉ" xin được từ nhiệm không ra làm quan nữa. Bức thư tự xưng là "ngu", gọi người trên bằng danh từ "thượng đức". Như vậy, qua đó cho biết đây chỉ vào Nguyễn Quang Toản khi đó đang thiết triều, thay mặt vua cha điều hành công việc.

 

Tiếp đến là một chiến dịch ở Ai Lao, trận này do tướng Trần Quang Diệu (trấn thủ Nghệ An) đánh với quân Lào nhưng thất bại. Nhưng Nguyễn Duy Chính cho rằng (dựa vào các tài liệu ngoại quốc) việc đem quân sang đánh Lào chỉ được thực hiện đâu vào khoảng cuối năm Tân Hợi 1791, đầu năm Nhâm Tý 1792, cách mấy tháng sau thì vua Quang Trung băng hà.

 

Do dựa vào các tài liệu nước ngoài này nên Nguyễn Duy Chính khẳng định. Thời điểm Trần Quang Diệu đánh Lào vua Quang Trung không có mặt trong nước. Chỉ đến khi vua Quang Trung trở về thì ngài mới thân chinh mang quân đánh thẳng vào Vạn Tượng (theo lá thư tháng Tư năm Nhâm Tý 1792 gửi Quách Thế Huân, quyền tổng đốc Lưỡng Quảng). Có thể vua Quang Trung đánh giá mặt trận tây Lào là một khu vực tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đe dọa an ninh trực diện thủ đô -đang xây dựng- là Nghệ An, kiêm cả việc sẽ kiểm soát được các tiểu quốc bên Lào hòng ngăn chặn mối liên minh ma quỷ Xiêm-Ánh nếu bất ngờ các đối tượng đã đang nhàn cư vi bất thiện rập rình chờ cơ hội bèn cao hứng chơi bậy, thọc gậy vào be sườn thì hết đỡ! Nếu so sánh giữa các mốc thời gian lấy từ tài liệu nước ngoài hiện đang nằm rải rác đó đây thì có một sự chênh lệch quá xa, và cũng rất khó hiểu. Chúng ta nên mang đặt hai mốc thời gian cần thiết nhất gần lại để tiện bề đối chiếu, so sánh.

 

1- Trần Quang Diệu đánh Lào vào khoảng cuối năm Tân Hợi 1791, đầu năm Nhâm Tý 1792.
2- Đầu năm Tân Hợi 1791 tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An báo về Thanh triều là vua Quang Trung và phái đoàn đã về đến Nghệ An.

 

Hai mốc thời gian này đã xác định quá rõ tình hình lúc ấy ở Phú Xuân như thế nào nếu căn cứ vào tấu trình của Phúc Khang An lên vua Càn Long, vì đây là nơi tiếp nhận và tiễn đưa phái đoàn ngoại giao Tây Sơn đến và đi. Chúng tôi xin đảo lộn, sắp xếp thông tin lại như thế này cho dễ hiểu hơn.

 

-Đầu năm Tân Hợi 1791 vua Quang Trung đã có mặt tại Nghệ An cùng phái đoàn ngoại giao.
-Cuối năm Tân Hợi 1791 Trần Quang Diệu mang quân đánh Lào.

 

Vì vậy, nếu nói thời điểm Trần Quang Diệu đánh Lào vua Quang Trung không có mặt trong nước là một điều khó chấp nhận. Do đó, có thể nói những tài liệu của các nhà sử học ngoại quốc chuyên, không chuyên ghi chép về chiến cuộc Việt Nam trong thời điểm phong trào cách mạng Tây Sơn nổi lên lật đổ chính quyền, làm chủ Đàng Trong, Đàng Ngoài rất khó mà tin tưởng. Bởi phần nhiều đã ngã theo, đúng hơn là họ liên kết, móc nối, mượn nhà Nguyễn để làm một bàn đạp hòng đặt nền móng thống trị toàn cõi Đông dương-châu Á. Đám sử học liên minh ma quái Pháp-Nguyễn vì thế đã thể hiện rất rõ thái độ miệt thị và chống lại tầng lớp nông dân cách mạng Tây Sơn triệt để. Và thái độ, chủ trương phân chia giai cấp này đã dằng dai từ thời 9 chúa 13 vua nhà Nguyễn mãi cho đến khi lên đến cao trào, bùng nổ trận đánh rung chuyển hoàn cầu tại Điện Biên Phủ. Từ đây, sử Việt Nam lật sang một trang mới, nước Việt đã chính thức bị chia đôi bờ...

 

...Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(CHINH PHỤ NGÂM)

 

Căn cứ vào tấu trình của Phúc Khang An, vua Quang Trung và phái đoàn ngoại giao có thể đã về đến Phú Xuân vào đầu năm Tân Hợi 1791, tức khoảng tháng tháng Giêng hoặc tháng Hai âm lịch. Bởi đoạn đường còn lại giữa Nghệ An-Phú Xuân là không xa lắm. Đi thong thả chỉ một tháng trở lại. Còn nếu tính thời gian phái đoàn có mặt tại Thăng Long có thể vào tầm cuối năm Canh Tuất 1790.

 

Như vậy, đầu năm Tân Hợi 1791 vua Quang Trung đã có mặt tại Phú Xuân, có thể vào thời gian sau này (leo qua đầu năm Nhâm Tý 1792 vì nếu tính theo dương lịch thì đã qua năm mới, âm lịch thì vẫn còn năm cũ, chưa tết) ngài kéo quân đánh Lào là có lý hơn cả. Không biết trận đánh này thành công hay thất bại. Riêng trận đánh của tướng Trần Quang Diệu vào đất Lào (Vạn Tượng) chúng tôi đem đối chiếu với sách NHÀ TÂY SƠN của Quách Tấn-Quách Giao và QUANG TRUNG của Hoa Bằng Hoàng Trúc Trâm với tài liệu của Nguyễn Duy Chính cung cấp thì có những sai biệt.

 

Đây là những sai biệt của ba dạng tài liệu này.

 

1- Tài liệu của Nguyễn Duy Chính: "Trần Quang Diệu đánh Vạn Tượng vào khoảng cuối năm Tân Hợi 1791, đầu năm Nhâm Tý 1792" (Trang 113 GVNC).
2- Sách NHÀ TÂY SƠN: "...Vua Quang Trung phái Trần Quang Diệu, Lê Trung mang quân đi thảo phạt vì Lê Duy Chỉ đang liên kết với nhóm thổ dân ở Vạn Tượng, Trấn Ninh, Quy Hợp, Trịnh Cao, Xiêm La chuẩn bị đánh chiếm Nghệ An. Tháng Sáu năm Canh Tuất 1790 lấy được Trấn Ninh. Tháng Tám bình được Trịnh Cao, Quy Hợp. Tháng Mười thủ lãnh Vạn Tượng bỏ thành chạy, Tây Sơn tịch thu được nhiều chiến lợi phẩm. Thừa thắng xông lên, Tây Sơn đánh thẳng Xiêm La, chém hai tướng là Phan Dung, Phan Siêu. Quân Xiêm bỏ chạy tán loạn. Đến mùa xuân năm Tân Hợi 1791, vua Quang Trung lại sai Trần Quang Diệu sang vấn tội vua Lào là Chiêu An do không nộp triều cống. Quân Lào sợ hãi. Từ đấy xin thần phục như cũ. Miến Điện hay tin tỏ vẻ lo sợ liền sai sứ thông hiếu, hướng tâm quy phục."
3- Sách QUANG TRUNG: "...Năm Tân Hợi 1791, vua Quang Trung, vì thấy Chiêu Ấn, vua nước Ai Lao không chịu dâng cống bèn sai Nghệ An Đốc trấn Trần Quang Diệu làm Đại Tổng quản và Đô đốc Lĩnh tượng chính Lê Văn Trung làm đại tư lệnh đem hơn vạn quân sang đánh phá nước Lào. Vua Ai Lao bỏ chạy. Bọn Diệu vào thành, thu gom vàng bạc, của báu, ngựa voi mang về, rồi chia quân ở lại đóng giữ Ai Lao".

 

Thông tin từ ba dạng tài liệu này gặp nhau ở một điểm. Trần Quang Diệu kéo quân đánh Lào năm Tân Hợi 1791. Không biết chính xác là đầu hay giữa năm hoặc cuối năm. Nếu cuối năm, sẽ leo qua năm Nhâm Tý 1792 như Nguyễn Duy Chính đã cho biết. Nhưng với thông tin mà Phúc Khang An cho biết, vào đầu năm Tân Hợi 1791 vua Quang Trung đã có mặt tại Nghệ An. Đây là thông tin được xem là chính xác nhất vì việc đi và về của sứ bộ An Nam phải được nhà Thanh ghi chép kịp thời, kịp lúc. Chỉ có các thông tin nghe qua truyền miệng rồi ghi lại thì khó tin tưởng. Nhưng nếu chúng ta tìm được bộ sử Tây Sơn mà chúng tôi đã nói ở chương Một thì độ chính xác sẽ gần như là tuyệt đối trong câu chuyện đi sứ gắn với nhiều huyền thoại dệt thêu lắm ma mị, hư hư thực thực này.

 

Với những gì thu thập được từ nhiều nguồn tài liệu, theo chúng tôi vua Quang Trung ngày đó nếu có tham gia đánh Lào thì chỉ có thể thực hiện vào khoảng đầu hoặc giữa năm Tân Hợi 1791 khi đoàn sứ bộ đã quay về kinh đô. Nếu không, ngài chỉ ngồi tại triều rồi ra chỉ dụ cho các tướng mang quân đi thảo phạt. Vì sau một chặng đường thiên lý dài ngút ngàn, thăm thẳm sức lực đâu để ngài tiếp tục một cuộc trường chinh khói lửa ở tận bên kia biên giới?

 

Sách NHÀ TÂY SƠN của Quách Tấn-Quách Giao cho biết chính vua Quang Trung ra lệnh cho Trần Quang Diệu mang quân đánh Lào vào đúng năm đi sứ Canh Tuất 1790. Có thể tin tức này đúng, nếu như chúng ta chấp nhận thuyết Phạm Công Trị nhập vai giả vương dẫn phái đoàn sứ bộ sang Tàu. Nhưng thông tin này nếu Quách Tấn cho biết cụ thể lấy từ nguồn nào ra thì có thể tin tưởng. Chứ nếu ông nghe truyền miệng rồi ghi lại thì khó có thể làm xiêu lòng mọi người, nhất giới sử học. Qua nhiều tiếp xúc với những người làm công tác sử học, chúng tôi thấy những người làm việc trong bộ môn sử không chấp nhận tin đồn và suy luận. Với họ thì sử là phải có tài liệu, hình ảnh, chứng cứ hoặc những hiện vật gì đó trưng bày ra trước mắt.

 

Đây là nói theo tư tưởng, tâm ý những người nghiên cứu sử chuyên, không chuyên, nhưng lĩnh vực của nhân quả theo giáo lý nhà Phật diễn tiến hoàn toàn lại không phải như vậy. Vì cái hoặc sự việc mà bạn đang thấy trước mắt chỉ là kết quả đã chín mùi, khi đúng thời tiết, nhân duyên thì nó sẽ tượng ra, sẽ cho ra hình ảnh hoặc âm thanh, màu sắc. Còn trước đó thì có ai thấy việc gì cho ra việc gì? Thời điểm này tất cả đang còn trong suy luận, điều chỉnh, lấy cái này bỏ cái kia. Nghĩa là nếu bạn muốn đi tìm sự thật mà những sự thật lại đang ẩn khuất, chôn giấu ở đâu đó thì làm sao bạn thấy cái gì hoặc có cái gì để mà chỉ, để mà trương ra trước con mắt đám phàm phu tục tử cứ luôn muốn việc gì cũng phải cụ thể, rõ ràng, chi tiết méo tròn, ngang dọc, xanh đỏ tím vàng? Đó là chưa nói, sự thật, tức lịch sử được hình thành từ đâu nếu không phải từ suy luận và tin đồn?

 

Xin cho những ví dụ.

 

Trước khi chế ra máy thu thanh và bóng đèn thì nhà bác học Edison theo bạn nghĩ chắc ông lọ mọ tìm tới mấy công ty nào đó cóp mẫu mã hoặc lén mua tài liệu, bản quyền rồi về cứ thế mà sản xuất ra hàng loạt chứ gì? Cách nghĩ của bạn thật ra chẳng khác gì cách nghĩ nông cạn, hời hợt, mơ hồ của mấy ông giáo sư, tiến sĩ sử học đạo mạo, nghiêm trang mà chúng tôi đã từng gặp và làm việc vậy. Thưa các bạn, chúng tôi dám khẳng định 100/100 rằng tất cả mọi sự mọi việc từ lớn đến nhỏ ở trên đời này đều từ tin đồn và suy luận mà ra cả!

 

Cho nên, thế giới này là thế giới của suy luận, tin đồn. Như suy luận, tin đồn về thuyết tương đối của Enstein, về định luật hấp dẫn Newton, về triết học của Kant, vvv... Hoặc suy luận, tin đồn về Lăng mộ Hoàng đế Quang Trung nay ở đâu? Hiện vẫn còn hay đã bị Gia Long và đám quan binh hăng tiết quật phá tan tành hết khi xưa rồi? Nói chung tất cả đều bắt đầu từ tin đồn và suy luận. Nhưng chúng ta cũng phải biết, đồng thời cũng phải chấp nhận, rằng có những tin đồn, suy luận đúng hoặc sai và thiếu sót. Chứ không phải cứ hễ suy luận và tin đồn là đều sai hoặc đều đúng. Xin các bạn nhớ cho điều này.

 

Như sự suy luận của các kỹ sư khi xây dựng các đập chứa nước làm thủy điện. Bạn cho rằng cứ tập trung đổ vật liệu cát đá, xi măng, sắt thép xây chỗ này bờ tràn, chỗ kia cửa thoát nước, chỗ nọ đổ móng chịu lực rồi là thành một đập thủy điện chứ gì?

 

Hoặc tập trung một đám người lông ngông nông dân có, mua thúng bán bưng có, bán báo dạo có, đạp xích lô có, tiều phu, ngư phủ có, thượng vàng hạ cám có là sẽ hình thành lên một tòa soạn của một tờ báo nổi tiếng nhất nước liền à? Hay cứ dán yết thị, kêu gọi đám cán bộ, đám thanh niên nam nữ mau mau nộp hồ sơ vào học đại học, lấy bằng tiến sĩ liền tay mà chả có cần phải thi cử, tuyển lựa, đậu rớt gì hết trơn hết trọi?

 

Hiện tại giới sử học mê man bất tỉnh nhân sự mà chúng tôi đã từng gặp và làm việc từ khi bắt tay vào hành trình lội ngược dòng lịch sử, đi tìm lại những giá trị tồn nghi vốn có của nó đã đang trong tình trạng không chấp nhận suy luận và tin đồn, tức không cần học hành, thi cử, tuyển lựa gì ráo trọi nhưng vẫn vào đại học, vẫn có bằng tiến sĩ, giáo sư, vẫn đứng ra xây dựng thành công các đập thủy điện, và vẫn trở thành một nhà báo chuyên nghiệp, danh tiếng nổi như cồn như thường.

 

Bạn có tin điều này hay không? Sao? Không có à?

 

Thế mà có đấy!

 

Riêng câu chuyện vua Quang Trung đi sứ, hay đó là Phạm Công Trị nhập vai, tức năm Canh Tuất 1790 vua Quang Trung hiện đang có mặt ở quê nhà theo chúng tôi có thể đúng. Bởi nếu không chẳng lẽ nhà thơ Quách Tấn dựng chuyện à? Thêm nữa, nếu thời điểm này ngài đang ở quê nhà -suy luận- thì tất nhiên ngài phải ẩn mặt kín đáo ở đâu đó, còn mọi việc triều chính giao quách cho thế tử Quang Toản lo liệu, giải quyết là xong, khỏe ru. Nếu triều đình hoặc đất nước ở đây kia có gì chộn rộn, căng thẳng thì việc liên lạc thư từ giữa hai bên được tiến hành trong vòng bí mật. Nhưng đây cũng chỉ là suy luận, tin đồn để nói cho vui tai vui miệng chút đỉnh. Nếu muốn biết sự thật thế nào các bạn vẫn cứ phải tiếp tục đọc và đọc cho đến trang và chữ cuối cùng của bài viết. Ngoài cách duy nhất này thì không còn cách nào khác, hay hơn được nữa. Ma trận của vụ án xuyên hai thế kỷ rồi mà.

 

Trong hai tập sách QUANG TRUNG và NHÀ TÂY SƠN xin các bạn chớ tin tưởng hoàn toàn, vì các tác giả này khi đặt bút viết bài họ chỉ đi loanh quanh thâu thập tin mồm mép thượng vàng hạ cám và trích dẫn một số trong các tập sách suy diễn ngẫu hứng, áp đặt của nhiều thành phần chuyên, không chuyên của văn sử. Đọc qua hai tập này, nhiều đoạn chúng ta thấy y rặt như lối viết của Sử ký Tư Mã Thiên và các tiểu thuyết gia Trung Hoa. Bố cục, tình tiết, diễn biến và tài năng các nhân vật trong truyện hầu như hoàn hảo, không có sai sót, tì vết gì. Có thể nói đó toàn là hạng thần tiên hoặc thánh nhân giáng trần chứ không phải người thường, loại phàm phu tục tử tới lui đầy dẫy ở chung quanh mà hễ đảo mắt nhìn qua là phát chán ngay liền. Thưa các bạn, lịch sử chỉ là những lối sống, cách hành xử của các nhân vật trong nhiều trường hợp, phương diện rất ư là bình thường, như khi họ ăn uống, ngủ nghĩ, bài tiết, làm việc, họp hành và... nói xấu, đâm thọc, sát phạt, lừa quỵt lẫn nhau. Chưa nói nhiều khi các nhân vật rất khó vượt qua được những trở ngại, hạn chế, bịnh tật của thân tứ đại và nghiệp lực. Chúng tôi xin đưa ra những chứng minh rất cụ thể như sau mà các bạn nhiều khi cố tình lãng quên hoặc bộ nhớ đã bị chây ì, không chịu làm việc tích cực, thường xuyên nên rất nhiều khi lâm tình trạng nhớ nhớ quên quên. Đọc sử hoặc các loại tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình Trung Hoa, chúng ta thấy những nhân vật tiếng tăm như Khổng Minh, Trương Phi, Quan Vân Trường, Lưu Bị, Tào Tháo, Quách Tỉnh, Đoàn Dự, Trương Tam Phong, Châu Bá Thông, vvv... hầu như tài năng của họ là vô địch thiên hạ. Kéo theo là những môn võ công, bí kiếp của họ thuộc vào dạng thượng thừa, tuyệt đỉnh. Ấy thế sao cứ mỗi lần các tướng tá và quân đội Trung Hoa rầm rộ, nai nịt đao kiếm hùng hổ kéo quân đi thảo phạt đây đó thì các lực lượng binh hùng tướng mạnh, oai phong lẫm liệt kia của họ lại bị quân dân Đại Việt xúm đánh cho tả tơi, bầm dập, mặt méo, vênh như mo cau, chẳng còn manh giáp, phần bỏ chạy lỗng nhỗng quá buồn cười, phần vùi xác, thây phơi đầy đường, chật ngõ quá tội nghiệp như thế?

 

Bạn trả lời đi.
***

 

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang