NHÂN QUẢ KHÔNG VÔ TÌNH
Đây là thư viện Đại học Phan Châu Trinh-Hội An. Chính nhờ ở đây mà chúng tôi đã sưu tầm được nhiều tài liệu quý giá để có điều kiện vén màn bí mật cái chết của Hoàng đế Quang Trung năm Nhâm Tý 1792. Kể cả bí mật về Tháp mộ Bắc cung Hoàng hậu hiện còn hay đã bị nhà Nguyễn phá sạch hết rồi cùng lăng mộ của chồng. Người ngồi ở dưới là cô thủ thư Khiếu Thị Hoài, người Hà Nội. Cô Hoài đã tạo cho chúng tôi rất nhiều điều kiện để dễ dàng ra vô thư viện mượn sách vở và thu thập tài liệu.
Thư viện đại học Phan Châu Trinh, số 02 Trần Hưng Đạo-Hội An.
Hồi ấy trong một lần đi khất thực, năm 2014, về ngang qua nhà bảo tàng Hội An, chúng tôi thấy có giăng bandron ngang đường cho biết hôm nay Đại học Phan Chu Trinh bắt đầu khai trương KHÔNG GIAN ĐỌC để cho mọi người có điều kiện đến đọc sách tự do. Có thể mượn sách về nhà đọc. Chúng tôi ghé vào xem thế nào, có sách gì lạ, hay hay không. Sáng hôm ấy chúng tôi mượn cô Hoài được 2 quyển. Một quyển nói về những giai thoại của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Quyển còn lại là truyện trinh thám thì phải.
Và từ buổi sáng hôm đó chúng tôi đã quen cô Hoài thủ thư. Bởi khỏi nói thì các bạn cũng đã biết niềm vui của những người làm công tác tuyên truyền và mở mang ánh sáng hiểu biết khi đưa con chữ, văn hóa của dân tộc và nhân loại đi sâu, rộng vào quần chúng nhân dân như thế nào rồi. Nhất một tu sĩ Phật giáo như chúng tôi đã có mặt đúng vào ngày khai trường nhộn nhịp, đầy hứng khởi, lạc quan nhưng không kém phần long trọng của chương trình phát triển, mở rộng văn hóa vào trong xã hội do Đại học Phan Châu Trinh và chính quyền thành phố Hội An chủ trương, tổ chức. Có thể nói đây là KHÔNG GIAN ĐỌC tự do lần đầu tiên mở ra ở khu vực miền trung được chăng? Sáng hôm ấy nhà văn Nguyên Ngọc cũng đang ở đó. Hôm đó như là tháng 9 thì phải.
Cô Khiếu Thị Hoài, thủ thư Đại học Phan Châu Trinh-Hội An
Dưới ảnh cô Hoài thủ thư thư viện bạn thấy căn nhà số 41, cổng sắt, sơn màu đà, ở đường Phạm Văn Đồng, thành phố Hội An. Chúng tôi đã tạm trú tại căn nhà vườn bỏ trống này hơn một năm, tính từ tháng 11 năm 2013 cho đến ngày 29 tháng 11 năm 2014, lúc 12h21 ngồi trên xe khách Sơn Tùng, Hữu làm tài xế. Ngày chúng tôi ra Hội An thì ngay tối hôm đó là trời mưa gió, bão lụt, nước ngập mênh mông. Chúng tôi đành phải nằm một chỗ trên căn gác gỗ của vợ chồng cô Hoa-Nghĩa ở số 18 Bạch Đằng -chợ phố cổ- cho đến một tuần sau nước mới rút hẳn xuống. Sau đó qua sự giới thiệu của vợ chồng cô Hoa-Nghĩa, chúng tôi mới có điều kiện lên ở tại nhà vườn bỏ trống của ông bà Phùng Nguyên như đã nói.
Những tưởng chúng tôi sẽ ở lại Hội An-Quảng Nam với thời gian lâu dài, và gặp được nhiều thuận duyên tốt đẹp cho công việc. Nhưng sự đời lại không như mình nghĩ, mình muốn. Đúng một năm mấy ngày thì chúng tôi mặc dù không bao giờ muốn rời khỏi Hội An bởi cuộc đất và tình người ở đây có quá nhiều những luyến lưu, bịn rịn. Tâm trạng ấy của chúng tôi thật đúng như một nhà thơ nào đó đã từng nói: "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn..."
Có bao giờ bạn rơi vào trường hợp này chưa?
Sau đó, chúng tôi đành phải chấp nhận một giải pháp, một lối thoát duy nhất, được xem là "lối vào tử địa" mà chỉ có người trong cuộc như chúng tôi, có thể cả chính bạn nữa, mới thấu hiểu ngọn nguồn. Quay về lại Quy Nhơn trên xe khách Sơn Tùng, một địa giới nghiệt ngã vô cùng trong hành trình đi làm lại lịch sử do có bàn tay "lông lá" quyền lực ở Tam Kỳ thó vào muốn kiếm danh lợi nên không thể ở lại một nơi rất thuận tiện để ra vô Huế thường xuyên.
Nhà vườn 41 Phạm Văn Đồng-Hội An.
Và cũng bắt đầu từ đây, công việc của chúng tôi đã bị chậm lại đến thảm hại do không có một nơi ở ổn định, lâu dài để có thể tự do ra vô Huế thường xuyên, dễ dàng và thu thập tài liệu như thời gian ở tại căn nhà vườn bỏ trống 41 PVĐ-Hội An của ông bà Phùng Nguyên, chủ lò bánh mỳ 304 ở 06 Hoàng Diệu.
Tuy Phước, lúc 13h23 ngày 3 tháng 03 năm 2017
Bốn niệm xứ