Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

LỜI TIÊN TRI 4

LỜI TIÊN TRI 4
Các câu Kiều 2219-2220-2221-2222-2223-2224-2225-2226-2227-2228-2229 mà chúng tôi đã nói trong các bài viết Lời tiên tri 1-2-3 (trên fb, đã mất) đã cho biết kết quả thi đấu của đội tuyển bóng đá U23 VN như thế nào của giải vô địch châu lục tổ chức ở Trung Quốc năm 2017 vừa qua. Riêng câu tiếp theo 2230 thì lại mang một nội dung khác, có phần đặc biệt hơn. Bài viết Lời tiên tri 4 hôm nay chúng tôi muốn nói rõ hơn, sâu hơn về câu 2230 rất đặc biệt này. Vậy xin mời các bạn lắng nghe phần trình bày của chúng tôi về câu 2230 đặc biệt này xem sao.

 

Trước hết, các bạn cần phải hiểu cho rõ ràng, cụ thể sự việc. Tất cả các câu Kiều nói ở trên, cả câu 2230 là những câu mà thi hào Nguyễn Du nói về lịch sử, không phải nói về bóng đá. Nói về bóng đá đó là do chúng tôi vận dụng óc liên tưởng để móc nối câu chuyện lịch sử xa xưa với các sự kiện xảy ra trong xã hội hôm nay. Ở đây là nói về lĩnh vực thể thao-bóng đá. Vậy nếu đã xác nhận những câu Kiều ở trên được Nguyễn Du nói về lịch sử thì đó là lịch sử nào? Thưa bạn, đó chính là lịch sử ngày tháng năm Quang Trung Nguyễn Huệ xuất quân Bắc tiến ra đánh giặc Thanh tại năm cứ điểm hùng hiểm thuộc Thăng Long Hà Nội vào năm Kỷ Dậu 1789!

người

Đúng như vậy, các câu Kiều ở trên, từ câu 2229 đi ngược cho đến câu 2213 là những câu mang tính thông báo, bật đèn xanh cho lịch sử biết rõ sự tình lúc này đang xảy ra tại kinh thành Thăng Long, địa giới mà giặc Thanh sắp tràn qua chiếm đóng do sự cầu viện, mời mọc của gia đình vua Lê Chiêu Thống là thế nào. Riêng câu 2230 được Nguyễn Du cho biết tướng giặc Từ Hải, tức Quang Trung Nguyễn Huệ kéo đại quân chinh phạt từ kinh đô Phú Xuân lên đường ra Bắc diệt giặc Thanh là vào tháng nào của năm Mậu Thân 1788. Chứ không phải là ngày 24 tháng 11 năm Mậu Thân (21/12/178) như các tài liệu sử học đã ghi ghi chép chép xưa nay như thế.

 

Chúng tôi dám nói ngược lại sự ghi chép, mặc định của các dạng văn bản sử học như thế là do dựa vào các luận điểm sau đây:

 

1- Nếu Hoàng đế Quang Trung và quân đội Tây Sơn xuất chinh đúng vào ngày tháng như trên để có mặt tại kinh thành Thăng Long đúng vào những ngày đầu của năm mới 1789. Thì rõ ràng quân đội Tây Sơn chỉ có được thời gian là 41 ngày, tính chẳn 40 ngày, để di chuyển. Một ngày như vậy tính ra quân đội Tây Sơn phải đạt được vận tốc di chuyển là 18km/giờ cả vừa đi vừa ăn uống và ngủ nghỉ. Bởi khoảng cách từ Phú Xuân-Hà Nội là 700km. Như vậy, tính ra một người lính Tây Sơn thời ấy một giờ di chuyển với vận tốc trung bình là gần 2km. Một ngày một người đi 10 tiếng đồng hồ -sáng 5 tiếng, chiều 5 tiếng- thì sẽ đạt được 20km. Nếu vận tốc này được duy trì liên tục từ ngày xuất chinh 24/11/1788 cho đến ngày ca khúc khải hoàn hôm Mồng 5 tết/1789 thì quân đội Tây Sơn sẽ có mặt tại kinh thành Thăng Long đúng vào dịp đầu năm như đã nói với thời gian cố định là 40 ngày.

 

2- Nếu quân đội Tây Sơn di chuyển chậm hơn thì thời gian phải tăng lên, không còn đúng 40 ngày như sự ghi chép của các dạng văn bản, tài liệu sử học xưa nay. Đây là nói vận tốc di chuyển trung bình, tự do của một người lính khi họ không bị ràng buộc vào bất cứ điều kiện nào để có thể làm vật cản trở, chậm lại hành trình, tốc độ di chuyển của họ và cả một quân đoàn trên con đường thiên lý với biết bao những đồi núi, khe lạch, sông suối chập chùng, trải dài trên mỗi chặng đi. Trong Chinh Phụ Ngâm có câu diễn tả hành trình xuất chinh của người chinh phu khi phải vượt qua biết bao cản trở, khó khăn từ thiên nhiên hùng vĩ như sau:

 

"Hình khe thế núi gần xa,
Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao..."

 

Vậy liệu vận tốc di chuyển trung bình, tự do của một người lính Tây Sơn đã bị quy mặc định ra là 2km/g để chiếm hữu được 700km trong thời gian 40 ngày liệu có được hay không?

 

Nhưng có điều, trong đoàn quân Bắc tiến ngày ấy không chỉ có người và người mà còn có cả ngựa và voi chiến, kiêm cả các loại lương thực cứng mềm, khô ướt cùng các loại khí giới tổng hợp nữa. Như thế, vận tốc của một con voi liệu có đáp ứng cứ mỗi 1 giờ đi được 2km? Hay nó phải bị bỏ lại phía sau do đi quá chậm, không sãi bước theo kịp nhịp quân hành tuy không mau lắm của quân đội Tây Sơn? Nhưng hầu hết các văn bản sử học ngày nay đều cho biết khi tấn công vào năm cứ điểm tại khu vực Thăng Long các chiến binh voi đều có mặt đầy đủ. Và vô số giặc Thanh đã bị các chiến binh đặc biệt này tấn công và chà đạp, dậm chết ngàn ngàn lớp lớp, tính không xuể.

 

3- Nếu trong trận ra quân đánh giặc Thanh hai năm chiến dịch 1788-1789 có cả sự tham gia đầy đủ của các chiến binh voi ngựa như các văn bản, tài liệu sử học đã ghi chép, cho biết xưa nay. Thì thử hỏi khi đoàn quân chinh phạt đến các bờ sông, các bến phà nằm rải dọc trên con đường thiên lý Bắc Nam thì số voi, ngựa được đặc cách đi theo sẽ vượt qua sông bằng cách nào? Và người ta sẽ cho qua từng con một trên mỗi chiến thuyền hay chở qua nhiều con trên một chuyến vượt sông? Nêu lên các luận điểm như vậy để các bạn thấy rõ ra một sự thật rằng. Tốc độ di chuyển tự do, trung bình của một người lính Tây Sơn trong thời điểm ấy không thể nào đạt được 2km/g chính là do những cản trở của bầy chiến binh voi ngựa, kể cả sự cản trở của các loại lương thực, thực phẩm tổng hợp cùng nhiều hạng mục khí giới chiến đấu như đã nói.

 

4- Nghe nói, ngoài số lính chính quy, thiện chiến được đào tạo bài bản, có thứ lớp, tầng bậc của quân đội Tây Sơn, thì trên đường Bắc tiến Hoàng đế Quang Trung còn cho tuyển thêm số tân binh nam nữ ở tại mỗi địa phương, làng xã, nơi đoàn quân chinh phạt đi qua. Hình như quân số chính quy Tây Sơn lúc dó chỉ có vào khoảng 5-6 vạn. Số tân binh gia nhập thêm từ mỗi địa phương sau này đã làm cho quân số đoàn quân chinh phạt tăng lên gần 10 vạn. Ở đây, chúng tôi không đề cập tới sự giỏi dở, cựu binh hay tân binh. Mà chúng tôi chỉ muốn các bạn thấy, hiểu ra cho chỗ cốt lõi, quan trọng này. Nếu trong đoàn quân chinh phạt giặc Thanh ngày ấy có dừng chân lại mỗi địa phương làng xã để tuyển thêm số trai tráng, cả nữ giới để tăng thêm quân số cho quân đội. Thì quá rõ một điều là quân đội Tây Sơn đã không thể duy trì, tức họ đã mặc nhiên hủy bỏ vận tốc quy định là trong một giờ phải di chuyển đúng 2km!

 

Tạm nêu lên 4 luận điểm cụ thể, rõ ràng trước mắt như vậy mà bất cứ một ai, từ thường dân cho đến vua quan, từ nông dân cho đến trí thức ai ai cũng có thể thấy hiểu ra rất dễ dàng tuy đã quá trễ tràng và cũng không ít những ngỡ ngàng, bẽ bàng về diễn biến, hành trình câu chuyện lịch sử chưa bao giờ được làm cho sáng tỏ, tường minh. Rằng Hoàng đế Quang Trung sau khi lên ngôi tại núi Bân Sơn đã kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn lên đường Bắc tiến ra đánh giặc Thanh chính xác là ngày tháng nào của hai năm chiến dịch 1788-1789. Chúng tôi chưa nói đến các yếu tố cản trở, ngăn chặn có phần khắc nghiệt, quyết liệt hơn nữa của thời tiết như mưa, gió, bão sẽ và đang làm cho cây cối gãy đỗ nằm chắn la liệt, dọc ngang trên con đường thiên lý trường chinh đi tìm miền đất hứa xưa nay của những người anh em, người chị em con Hồng cháu Lạc. Hoặc những dòng bộc lưu hùng vĩ (thác) từ trên cao ầm ầm đổ xuống đã làm cho con đường thiên lý xuôi nam ngược bắc ngày ấy bị xói lỡ, ngập lún, lầy lội khiến hành trình giao thông qua lại phải bị đình chỉ ngay tức khắc tại chỗ. Không thể nhúc nhích tới lui, làm được gì nữa vào lúc này.

 

Như vậy, quãng đường dài 700km từ Phú Xuân ra Thăng Long mà thời gian di chuyển đã được hạn cuộc, khoanh tròn chỉ trong vòng 40 ngày thì liệu quân đội Tây Sơn có thực hiện được hay không với chỉ tiêu mà chúng tôi tạm đưa ra là trong một giờ một người lính phải đi được 2km?

 

Hoàn toàn không thể là không thể!

 

Nếu sự thật, tình hình đã hay sẽ diễn ra đúng như vậy của suy luận chúng tôi thì Hoàng đế Quang Trung và quân đội Tây Sơn trong thời điểm ấy đã phải hành quân, di chuyển như thế nào để có mặt tại Thăng Long Hà Nội đúng 40 ngày để bắt đầu, mở màn cho trận đánh long trời lở đất và kết thúc nhanh gọn, dứt điểm đúng vào Mồng 5 tết năm Kỷ Dậu 1789?

 

Câu hỏi này thật ra không quá khó với chúng tôi. Nó chỉ khó với các bạn và giới sử học trong nước, ngoài nước xưa nay.

 

Các bạn có bao giờ đặt một ý niệm trong đầu rằng. Hoàng đế Quang Trung và đoàn quân chinh phạt thiện chiến Tây Sơn đã từng rầm rộ di chuyển, kéo ra Thăng Long như thế nào hay không?

 

Đó là Quang Trung Nguyễn Huệ đã thân chinh tiến hành, cho xuất binh, kéo quân đi trước chiến dịch Bắc tiến đúng ba tháng. Và với thời gian ba tháng 90 ngày thì Hoàng đế Quang Trung và quân đội Tây Sơn đủ và thừa sức làm tất cả mọi việc, từ việc nhỏ cho đến việc lớn, như mang vác theo nhiều các loại lương thực, thực phẩm cứng mềm, khô ướt dùng để ăn liền hay dự trữ dài hạn như gạo, nếp, đỗ, mè, bánh chưng, bánh tét và bánh tráng, bột ngũ cốc khô, mắm, muối cùng cá thịt sấy khô, vv... Rồi vũ khí các loại tự chế, và đàn voi ngựa chiến cùng chăn màn, thuốc men, thảo dược, quần áo, súng đạn, thuyền bè, vvv...

 

Chúng tôi chưa nói đến việc hết sức cụ thể, rõ ràng là ngoài số lương thực, thực phẩm và thời gian dành cho con người trong việc ăn uống, ngủ nghĩ trong thời gian tiến hành chiến dịch thì bầy voi, ngựa chiến tất cũng phải được ưu ái săn sóc cho ăn uống, bồi bổ thuốc men trị bệnh và được tắm rửa, ngủ nghỉ đầy đủ như một con người không khác.

 

Việc quân đội Tây Sơn dừng lại tại các địa phương làng xã trên đường hành quân để tuyển thêm nam nữ thanh niên bổ sung vào quân đội, cũng như vận động dân làng để quyên góp thêm lương thực phẩm hoặc bổ túc thêm các loại khí giới giao chiến đa dạng, nhiều kiểu vì quân số ngày mỗi một tăng hơn dự kiến ban đầu thiết nghĩ cũng không có gì là khó khăn và gấp rút, chụp giựt cả. Chưa nói việc các vị đô đốc, chỉ huy đoàn toán hay chính Hoàng đế Quang Trung nhiều khi cũng phải đứng ra rèn tập, huấn luyện kỹ chiến thuật đánh trận cơ bản cho số tân binh mới gia nhập quân đội cho trận đánh một mất một còn sắp tới tại căn cứ địa Thăng Long Hà Nội.

 

Bởi như đã nói là Quang Trung đã cho xuất chinh đi trước chiến dịch Bắc tiến ba tháng. Thì với với thời gian 90 ngày là quá đủ để Hoàng đế và quân đội làm tất cả mọi việc như trên hòng chuẩn bị cho trận giao chiến khốc liệt sắp tới tại năm cứ điểm thuộc kinh thành Thăng Long.

 

Nhưng đựa vào đâu, tài liệu nào để dám nói là Quang Trung Nguyễn Huệ và quân đội Tây Sơn đã ra đi trước chiến dịch Bắc tiến đúng ba tháng 90 ngày?

 

Câu hỏi này chúng tôi đã có dự kiến trả lời. Thưa bạn đó là chúng tôi dựa vào truyện Kiều, chính xác nhất là câu 2230!

 

Nhưng câu 2230 này thưa bạn đã bị chỉnh sửa quá nhiều, không còn đúng với nguyên bản gốc. Vì thế, chúng tôi cần phải chỉnh lại cho đúng với nguyên bản của thi hào Nguyễn Du đã viết khi xưa. Câu 2230 chưa chỉnh như sau:

 

"Gió đưa bằng tiện đã lìa dặm khơi..."

 

Và đây là câu chỉnh lại:

 

"Xuất chinh hùng viện bệ rồng nhậm khai..."

 

Xuất là ra ngoài, là đi ra, dùng đối lại với nhập là vào. Xuất cũng là mở ra, như xuất khẩu thành chương: mở miệng nên văn chương. Xuất còn là sinh ra, hay sản xuất ra. Xin các bạn lưu ý, chữ xuất gồm chữ sơn trên, sơn dưới nhập lại ra chữ xuất .

 

Chinh là đi xa, như viễn chinh. Hay chinh là đánh dẹp, như chinh phạt. Chinh cũng có nghĩa là chính, là chánh, tức đúng, thích hợp với lòng người và thời cuộc bấy giờ. Lại chinh là đúng với phép tắc. Chinh cũng có nghĩa là phải, đối lại với phản là trái. Hoặc chinh là giữa, như chánh tọa: chỗ ngồi chính giữa. Lại chinh là ngay thẳng, như công chánh: công bằng. Chinh cũng còn có nghĩa là đầu tiên, thứ nhất, như chinh nguyệt: tháng giêng đầu năm. Truyền thuyết ngày xưa khi các vua thay họ khác lên trị vì lại đổi tên riêng làm ngày đầu năm.

 

Hùng là con gấu. Ngày xưa nằm mộng thấy con gấu thì đẻ con trai, cho nên chúc mừng người sinh con trai là "mộng hùng hữu triệu". Hùng hùng bi: mạnh mẽ, chỉ cho người dũng sĩ. Vì thế binh lính gọi là hùng bi. Hay hùng là hùng mạnh, hùng dũng, hùng tráng, ý nói người rất khỏe mạnh, can đảm. Hùng còn có ý chỉ cho người hay vật thường đứng đầu, xếp ở vị trí hàng đầu. Hùng cũng là siêu quần, kiệt xuất. Tóm lại. Hùng là vũ dũng, mạnh mẽ hay hùng vĩ, cao lớn.

 

Viện là viện trợ, cứu giúp, cứu viện, như cầu cứu viện binh đến cứu giúp. Viện còn là tòa quan, là nơi làm việc, tham nghị của chính quyền, pháp luật, như viện giám sát, tòa nghị viện. Hoặc viện là sân có tường bao bọc chung quanh, như đình viện: sân nhà. Hậu viện: sân sau. Nói chung nhà ở có tường thấp bao chung quanh thì gọi là viện. Hay viện là con gái xinh đẹp, là tiếng mỹ xưng chỉ cho người con gái đẹp. Hoặc viện là dáng vẻ tư thái xinh đẹp, ưu nhã, hấp dẫn, lôi cuốn mọi người. Viện có khi đọc là viên. Và viên là viên mãn, đầy đủ, không thiếu sót thứ gì.

 

Đem ghép hai chữ hùng viện 雄 援 sẽ có các ý như sau. Hùng là ám chỉ cho tướng giặc Từ Hải. Bởi đây là đoạn đối đáp giữa Thúy Kiều và Từ Hải, bắt đầu từ câu 2219 đến câu 2230. Sau hùng  là ám chỉ đội hùng binh cứu viện Tây Sơn do Từ Hải, tức người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ thống xuất, kéo lên đường Bắc tiến. Bởi khi giặc Thanh kéo vào đóng đô, chốt giữ tại năm cứ điểm thuộc Thăng Long Hà Nội thì trước đó đã có những trận giáp chiến với quân đội Tây Sơn do Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân cầm đầu chỉ huy kháng cự. Nhưng qua vài cuộc chạm trán thì đội quân của hai viên tướng trấn giữ mặt Bắc này đại bại, quân số hao tổn khá nhiều. Sau do Ngô Thì Nhậm hiến kế, tạm thời nên giao toàn bộ mặt trận kinh thành Thăng Long cho chúng nắm giữ, Phan và Ngô sau đó đã kéo quân số còn lại lui về án ngự tại phòng tuyến Tam Điệp-Ninh Bình. Đồng thời, bắn thư báo sai thám mã chạy cấp tốc về Phú Xuân cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ hay biết tình hình chiến sự lúc này đang xảy ra tại kinh thành Thăng Long. Vì thế mới gọi đoàn quân Bắc tiến đánh giặc Thanh do đích thân Quang Trung thống lĩnh năm chiến dịch 1788-1789 là hùng viện 雄 援. Đội hùng binh cứu viện Tây Sơn.

 

Bệ rồng là ngôi vua. Chúng ta đã quá biết. Vì lịch sử có ghi chép đoạn này quá rõ. Trước khi kéo đại quân chinh phạt Bắc tiến thì Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đã lập đàn tế cáo đất trời tại núi Bân Sơn thuộc Phú Xuân. Đồng thời Nguyễn Huệ cũng chính thức lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung để danh chính ngôn thuận với lòng người và trước bá quan văn võ lúc này tất cả đang hướng về mình. Chúng tôi xin chép lại nguyên văn Chiếu lên ngôi trong tập II Ngô Gia Văn Phái, trang 6-7 do Giáo sư Mai Quốc Liên dịch để cho các bạn tham khảo.

 

"Trẫm nghĩ: Ngũ đế đổi họ chịu mệnh trời, Tam vương nhân thời mở vận nước. Đạo có thay đổi, thời phải biến thông, nhưng đấng thánh nhân vâng theo mệnh trời để làm vua trong trong nước, yêu dân như con, thì cái nghĩa cũng chỉ là một.

 

Nước Việt ta, từ Đinh, Lê, Lý Trần mở nước đến nay, bậc thánh minh dấy lên, chẳng phải một họ. Nhưng phế, hưng, dài, ngắn, vận mệnh trời cho, chẳng phải sức người làm được.

 

Trước đây nhà Lê mất quyền, họ Trịnh và họ Nguyễn cũ chia nhau cương vực, hơn hai trăm năm, giềng mối rối loạn, ngôi vua chỉ là hư vị, mỗi họ tự ý gây dựng bờ cõi riêng mình, kỷ cương trời đất một phen đổ nát không dựng lên được, chưa có thời nào quá quắt như thời này. Thêm nữa, những năm gần đây, nam bắc đánh nhau, dân sa vào chốn lầm than.

 

Trẫm là kẻ áo vải đất Tây Sơn, không có một tấc đất, vốn không có chí làm vua. Chỉ vì lòng người chán ghét loạn lạc, mong có một vị minh chúa để cứu đời yên dân. Cho nên tập hợp nghĩa quân, xông pha chông gai, phá núi mở rừng, giúp đỡ Hoàng đại huynh giong ruổi binh mã, gây dựng nước ở cõi Tây, dẹp Tiêm La, Cao Miên ở phía Nam, rồi hạ thành Phú Xuân, lấy thành Thăng Long. Bản ý chỉ muốn quét trừ loạn lạc, rồi trả nước cho họ Lê, trả đất cho đại huynh, ung dung áo gấm hài thêu, ngắm cảnh yên vui ở hai cõi đất mà thôi. Nhưng việc đời dời đổi, rốt cuộc trẫm không được như chí nguyện. Trẫm dựng lại nhà Lê nhưng Lê tự quân để mất xã tắc, bỏ nước chạy trốn. Sĩ dân Bắc Hà không theo về họ Lê mà lại dựa vào trẫm. Đại huynh vì khó nhọc mà mỏi mệt, chỉ muốn giữ một phủ Quy Nhơn, khiêm nhường xưng làm Tây vương. Mấy nghìn dặm đất ở cõi Nam thuộc về trẫm cả. Trẫm tự nghĩ mình lượng bạc, tài đức không theo kịp cổ nhân mà đất đai rộng lớn như thế, nhân dân đông đúc như thế, nghĩ đến việc cai quản, lo sợ như cầm dây cương mục mà dong sáu ngựa!

 

Vừa đây, tướng sĩ văn võ, thần liêu trong ngoài đều muốn trẫm sớm định vị hiệu, để thu phục lòng người, dâng biểu khuyên mời đến hai ba lần. Các tờ biểu vàng suy tôn, không hẹn nhau mà cùng một lời. Trẫm nghĩ, việc lớn rất trọng, ngôi trời khó khăn, trẫm thật lòng lo không đương nổi. Nhưng ức triệu người trong bốn bể trông cậy vào một mình trẫm. Đó là ý trời, há phải việc người? Trẫm ứng mệnh trời, thuận lòng người, không thể cố chấp nhún nhường mãi, lấy ngày 22 tháng 11 năm nay lên ngôi thiên tử, đặt niên hiệu là Quang Trung nguyên niên.

 

Hỡi trăm họ muôn dân các ngươi! 'Lời nói lớn lao của ngôi hoàng cực là lời giáo huấn phải thi hành'. Nhân, nghĩa, trung chính là đầu mối lớn của đạo làm người. Nay, trẫm cùng dân đổi mới, theo mưu mô sáng suốt của tiền thánh để trị và dạy thiên hạ!

 

Than ôi! 'Trời vì hạ dân đặt ra vua, đặt ra thầy, là để giúp trời vỗ yên bốn phương'. Trẫm có cả thiên hạ, sẽ cùng dắt dìu dân trên con đường lớn, đặt vào đài xuân.

 

Hỡi thần dân các ngươi! Ai nấy hãy yên chức nghiệp, chớ làm những điều không phải đạo thường. Người làm quan hãy giữ phong độ hòa mục, người làm dân yên trong lệ tục vui hòa, trị giáo mở mang hưng khởi đến chỗ rất thuận, để vãn hồi thời thịnh trị của Ngũ Đế, Tam vương, khiến cho tông miếu xã tắc được phúc không cùng, há chẳng đẹp đẽ sao?

 

[Trong nguyên bản chữ Hán, còn có một đoạn viết chữ nhỏ, ghi các điều sau đây:

1-Các địa phương trong 13 đạo, thuế ruộng, thuế thân, thuế lực dịch về vụ đông năm nay, mười phần tha cho năm phần. Những nơi bị binh hỏa làm cho điêu tàn, cho quan phân tri khám thực, tha miễn cho cả.
2-Quan dân triều cũ, người nào liên lụy vào tội, đã bị án nặng, trừ những tội đại nghịch vô đạo, còn thì đều tha cả.
3-Các đền thờ bách thần mà thờ nhảm, đều bị xóa bỏ thần hiệu trong tự điển, còn các thiên thần và tôi trung, con hiếu, đàn bà tiết nghĩa đã được các triều đại phong tặng nay đều cho thăng trật.
4-Quan viên văn võ triều cũ, người nào vì chạy trốn theo vua mà còn phải trốn tránh, đều cho về nguyên quán. Người nào không muốn ra làm quan, cho tùy theo chí của mình.
5-Quần áo dân gian ở Nam Hà hay Bắc Hà đều cho theo tục cũ, duy có áo chầu, mũ chầu thì nhất luật phải theo quy chế mới].
Mai Quốc Liên dịch.

 

Các bạn đọc xong Chiếu lên ngôi của Hoàng đế Quang Trung rồi. Nghe nói Chiếu chỉ này do Ngô Thì Nhậm soạn thảo từ Bắc Hà rồi sai thám báo mang vào Phú Xuân dâng lên cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ chuẩn bị cho kế hoạch danh chính ngôn thuận bước lên ngôi vua để vỗ yên lòng người lúc này đang loạn lạc, chờ minh chúa xuất hiện, ngự trị. Nhất cho trận đánh lịch sử tiêu diệt 29 vạn cọp beo Thanh triều lúc này đang ngang nhiên, chễm chệ, hiu hiu tự đắc chiếm đóng kinh thành Thăng Long hòng nuôi mộng thôn tính nước Việt lâu dài.

 

Tiếp theo bệ rồng là hai chữ nhậm khai 任 開. Nhậm tiếng Hán là gánh vác, đảm nhậm. Nói rộng ra là sự việc, trách nhiệm cần phải đảm đương, gánh vác. Tức ám chỉ sự việc đã chịu lên ngôi của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ do sự thỉnh cầu, thúc giục của bá quan văn võ và lòng dân các nơi. Như Chiếu lên ngôi do Ngô Thì Nhậm soạn thảo từ Bắc Hà gởi vào Phú Xuân. Nhậm cũng là chức vị, như phó nhậm: tới nhận chức phận của mình. Nhậm còn là như thế, như vậy, hay là ấy, đó, như lúc đó, thời ấy. Nhậm có âm là nhâm . Nhâm là can thứ chín trong thập can Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ... Nhâm còn nghĩa là có mang, có thai, chỉ cho phụ nữ có thai, sắp sinh con.

 

Khai là mở ra. Khai cũng là kéo, là đi. Khai còn là mở mang, khai mở. Hay khai là bắt đầu đi, khởi hành đi. Hoặc khai là nở, như hoa nở. Khai còn là khai sáng, tức mở mang, gầy dựng ra trước nhất. Hoặc khai là phân tích, là xếp đặt, bày ra sự việc. Thơ Đỗ Phủ có câu "Khai biên ức hà đa: mở mang biên cõi sao nhiều vậy?". Khai cũng là khai thích, tức nới tha. Hay khai là khai phóng: buông tha cho được tự do, tức trả tự do cho những kẻ tù tội, giam nhốt.

 

Câu 2230: "Xuất chinh hùng viện bệ rồng nhậm khai..." có ý như sau.

Anh hùng Từ Hải (hùng), tức Hoàng đế Quang Trung đã thân hành kéo đội hùng binh cứu viện (hùng viện) Bắc tiến, chuẩn bị cho trận tiêu diệt 29 vạn quân cọp beo Thanh triều tại Thăng Long Hà Nội vào giữa (chinh là giữa) tháng 9 năm 1788. Trước đó thì Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đã lập đàn tế cáo trời đất, đọc chiếu, bước lên ngôi (bệ rồng) để chính vị quyền lực (nhậm), mở ra một triều đại mới (khai), vỗ yên lòng người lúc này đang loạn lạc, chờ minh quân xuất hiện. Bởi nhậm có âm là nhâm. Nhâm là can thứ 9 trong Thập thiên can như đã nói. Nhậm còn có ý Chiếu lên ngôi là do Ngô Thì Nhậm soạn thảo.

 

Như vậy, nhà nước Tây Sơn đã được Quang Trung Nguyễn Huệ khai sáng, lập ra đúng vào đầu tháng 9 năm 1788. Vào giữa tháng cùng năm đội hùng binh cứu viện mới chính thức lên đường Bắc tiến.

 

Chúng tôi dám nói Hoàng đế Quang Trung kéo đội hùng binh cứu viện Bắc tiến đúng vào giữa tháng 9 của năm 1788. Không phải ngày 24 tháng 11 âl như các văn bản, tài liệu sử học đã ghi ghi chép chép xưa nay. Bởi nếu Quang Trung Nguyễn Huệ kéo đội quân cứu viện Bắc tiến ra đi vào cuối tháng 11 âl, tức thời gian di chuyển của ngài và quân đội được ấn định chỉ trong vòng 40 ngày thì sẽ gặp vô vàn những trở ngại, bất cập như chúng tôi đã nêu ở trên.

 

Khi dám xác định như vậy không phải chúng tôi chỉ dựa duy nhất vào câu 2230 chỉnh lại. Đây là một văn bản văn học khác, và nó sẽ chứng minh cho giới văn sử học lập luận chúng tôi đưa ra là có cơ sở, rất đúng với sự thật đã từng xảy ra. Hai khổ đầu bài Chinh Phụ Ngâm thể Song thất lục bát cũng vẫn còn đây, không phải chúng tôi bịa ra:

 

"Trống trường thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Lâm tuyền mờ mịt sắc mây.
Chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
Nước thanh bình ba trăm năm cũ,
Áo nhung trao quan vũ từ đây.
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng niềm tây sá nào..."

 

Lâm tuyền là chỉ cho khu vực chùa Thiền Lâm. Gọi Lâm tuyền bởi ở đây có suối Tiên chảy qua. Chín tầng là ngôi cửu trùng. Cửu trùng là ngôi vua. Chín tầng cũng là chỉ cho can Nhâm, can thứ chín trong mười thiên can. Nửa đêm truyền hịch là hịch đánh trận có thể được Quang Trung Nguyễn Huệ đọc ban đêm tại núi Bân vào khoảng tháng 9, vài ngày sau là đại binh cứu viện lên đường Bắc tiến.

 

"Nước thanh bình ba trăm năm cũ..."

 

Muốn hiểu câu văn bảy chữ này yêu cầu bạn phải hiểu con người của bạn trước cái đã. Con người của bạn sinh ra ở đời luôn luôn và lúc nào cũng bị ràng buộc, trói cột khi ở trước, khi ở sau, hoặc bên trái, bên phải, lúc ở trên, lúc ở dưới. Câu văn này cũng thế, cũng bị lệ thuộc, quy nạp vào câu trước hay câu sau. Phía sau câu văn này là câu: "Áo nhung trao quan từ đây...". Để hiểu câu văn này bạn phải đọc lại đoạn Bắc Bình vương Nguyễn Huệ khi đánh Bắc Hà lần thứ nhất. Nguyễn Huệ lúc này đang ngồi trong điện Kính Thiên với vua Lê Hiển Tông. Vua Lê sắc phong cho Nguyễn Huệ tước Nguyên súy phù chính dực Uy quốc công. Tước này là người có quyền hạn cai quản, coi sóc về mặt an nguy quân đội của triều Lê. Vậy câu "Áo nhung trao quan từ đây..." là nhắc lại tước vị, quyền hạn mà vua Lê Hiển Tông đã sắc phong cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ năm 1786 vậy.

 

Trong Kiều, câu 2440 cũng có nhắc đến tước vị mà vua Lê Hiển Tông đã sắc phong cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ năm Bính Ngọ 1786 như sau:

 

"Binh uy từ ấy sấm ran trong ngoài..."

 

"Uy" là gì nếu không phải là Uy quốc công?

 

Trước câu: "Nước thanh bình ba trăm năm cũ..." là câu: "Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh...". Câu này đã cho biết khả năng, quyền hạn của Quang Trung Nguyễn Huệ đã được thực thi nghiêm túc, không chậm trễ đến phút giây trước tình hình dân tộc và đất nước đang bị giặc Thanh xâm chiếm. Riêng câu: "Nước thanh bình ba trăm năm cũ..." bạn phải hiểu thế này. Sau 10 năm đằng đẵng, mài miệt đánh đuổi giặc Minh. Cuối cùng, Bình Định vương Lê Lợi cũng đã chiến thắng, thống nhất đất nước. Ngài lên ngôi, lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ, lập ra nhà Tiền Lê từ năm 1428. Vậy lấy điểm mốc năm 1428 này cho đến năm 1786 là năm Nguyễn Huệ đánh Bắc Hà, loại nhà Lê do Lê Chiêu Thống bỏ chạy theo Tàu là 358 năm. Lấy chẳn là 300 năm. Câu: "Nước thanh bình ba trăm năm cũ..." là lấy hai mốc lịch sử có thật này đây vậy.

 

"Sứ trời sớm giục đường mây..." là ám chỉ việc thám báo mang thư cấp báo từ Bắc Hà chạy vào Phú Xuân thông báo cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ tình hình Đàng Ngoài đã vô cùng căng thẳng khi giặc Thanh nghe lời cầu viện vua Lê Chiêu Thống đã ồ ạt, rầm rộ, dóng trống phất cờ mang dao búa bặm trợn, hùng hổ kéo quân qua chiếm đóng Thăng Long.

 

"Phép công là trọng, niềm tây sá nào..." là ám chỉ thẳng vào việc quân sự, trận mạc, tức phép khai triển chiến tranh lúc công lúc thủ, khi lui khi tiến để nắm thế chủ động, gây áp lực lên đối phương hòng dễ dàng tiếp cận và tạo điều kiện tung đòn sấm sét, bất ngờ khiến đối thủ trở tay không kịp. Riêng chữ trọng cho biết tin tức giặc Thanh ồ ạt kéo qua chiếm đóng Thăng Long Hà Nội đã được thám báo quân đội Tây Sơn khẩn báo về Phú Xuân vào giữa năm năm 1788, vì trọng tiếng Hán nghĩa là giữa. Và từ khi tiếp nhận tin tức vào giữa năm 1788 thì Bắc Bình vương Nguyễn Huệ sau đó đã liền triển khai kế hoạch động binh, ứng phó với giặc thù truyền kiếp. Ba tháng sau, vào giữa tháng 9 Quang Trung Nguyễn Huệ và đội hùng binh mới lên đường Bắc tiến.

 

Không phải chúng tôi khi chỉnh lại câu Kiều 2230 là dựa vào các khổ đầu trong Chinh Phụ Ngâm nhịp 3/4 Song thất lục bát tuyệt hay. Nếu các bạn hiểu như vậy là sai rồi. Mà khi chỉnh chúng tôi tư duy độc lập, không liên hệ đến bất cứ một văn bản văn sử học nào cả. Chỉ đặt câu chỉnh trước mặt và tư duy, lý luận. Chỉ đến khi chỉnh xong, chúng tôi mới liên hệ đến các văn bản sử học để tìm ra sự tương đồng, liên quan của các chứng cứ có thật trong lịch sử. Ở trên là sự liên quan, tương thích giữa văn bản Chinh Phụ Ngâm và truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong hai văn bản này, thì tất nhiên văn bản Chinh phụ ngâm xuất hiện trước truyện Kiều của Nguyễn Du khá lâu.

 

Tất cả những cứ lịch sử, như việc Hoàng đế Quang Trung đọc Chiếu lên ngôi và sau đó kéo đội hùng binh cứu viện Bắc tiến lên đường đánh bầm giập, tan tác giặc Thanh chỉ vỏn vẹn trong 5 ngày vào tháng mấy của năm 1788 cũng vẫn còn đó trong văn bản Chinh phụ ngâm mà chúng tôi vừa nói ở trên. Hoặc ở trong truyện Kiều, đoạn đối đáp giữa Thúy Kiều và Từ Hải, khởi đầu từ câu 2213 cho đến câu 2230 là cả thảy 18 câu. Chúng tôi khẳng định tin giặc Thanh chiếm đóng Thăng Long đã được cấp báo vào Phú Xuân cho Nguyễn Huệ từ giữa năm 1788 là căn cứ vào hai câu 2213-2214 này đây:

 

"Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương..."

 

Khi bình thường, chưa bị đánh động, vậy ai cũng có thể hiểu sai, hiểu lệch nhiều vấn đề, câu chuyện. Nhưng khi đã có người điểm nhãn, vạch ra những sai trái chỗ này, chỗ kia thì có thể những ẩn khuất lịch sử, câu chuyện sẽ được mọi người chú ý, hiểu ra dễ dàng hơn chăng?

 

Trận địa đây, đất nước của mình đây...
Bài viết này cung cấp cho các bạn nói riêng, mọi người nói chung về sự việc từng gây hoang mang, thắc mắc, ngờ vực mà chưa có lời giải đáp thỏa đáng nào cho rất nhiều người dân Việt xưa nay từ trong nước, ngoài nước với một thời gian tưởng không thể lâu hơn, dài hơn được nữa. Đó là chuyện Hoàng đế Quang Trung di chuyển quân đội bằng cách nào từ Phú Xuân ra Bắc Hà chỉ trong vòng 40 ngày để đánh dẹp giặc Thanh tại năm cứ điểm hùng hiểm Thăng Long Hà Nội?

 

Trong câu hỏi chưa có lời giải này chúng tôi từng đọc được rất nhiều những trả lời của nhiều nhà nghiên cứu sử học chuyên, không chuyên trên rất nhiều các văn bản, tài liệu xưa nay, rằng Quang Trung Nguyễn Huệ đã tổ chức, cho hai người lính lấy võng khiêng một người. Sau đó sẽ tuần tự thay đổi, luân chuyển nằm khiêng, khiêng nằm giữa ba người cho đến khi nào ra tới địa điểm tập kết. Và người ta đã thống nhất gọi, đặt tên cuộc quân hành có một không hai trong lịch sử này là cuộc hành quân thần tốc!

 

Trộm nghĩ. Nếu sự việc xảy ra y chang như vậy, tức cứ hai thằng lính Tây Sơn khiêng một thằng như thế khi mò ra tới đất kinh kỳ chộn rộn băm sáu phố phường ngoài kia thì thế nào, thằng nào cũng hết xíu quách, hai mắt trợn trắng, miệng sùi bọt mép bật ngữa nằm thẳng cẳng ngay đơ cán cuốc tại chỗ ngay liền liền! Và còn gì nữa, chờ gì nữa. 29 vạn cọp beo Thanh triều đầu tết tóc đuôi sam chạy lúc la lúc lắc như đuôi ngựa quá buồn cười mà cười sao cho nổi vào lúc này chỉ làm mỗi việc đơn giản, dễ ẹt. Hai thằng lính cọp beo hiên ngang bước ra khiêng một thằng Tây Sơn đang nằm thẳng cẳng ngáp ngựa ném vào vạc dầu đang sôi sùng sục trên bếp lửa hồng cháy đượm. Sau đó, hai thằng cọp beo vào bếp lấy thêm chút ít đậu, nếp, hạt sen, gia vị hành tiêu, ớt tỏi muối đường ớt nữa là có nồi cháo thập cẩm ngon bổ, hấp dẫn hết sẩy hết chỗ chê! Bởi thời điểm này đang là dịp tết, người Hà Nội chắt chiu dự trữ lương thực, thực phẩm cho cái tết cổ truyền dân tộc bao lâu thì đâu thể thiếu bánh trái và ngũ cốc, hương vị, rau củ các loại?

 

Nói như vậy để thấy ra việc. Chuyện giới sử học chuyên, không chuyên ăn không ngồi rồi xúm lại bàn luận rôm rả, dựng diễn quá tài tình ra tình tiết, câu chuyện hai người lính Tây Sơn lấy võng thay phiên cáng một người nằm từ Phú Xuân ra tận chốn kinh kỳ văn vật băm sáu phố phường nhộn nhịp ngựa xe ngoài kia để đặt tên là cuộc hành quân thần tốc có một không hai trong lịch sử là điều vô cùng hoang tưởng, không bao giờ có thể xảy ra!

 

Bạn có đồng ý luận điểm này hay không là tùy bạn. Còn sự thật cuộc hành quân này như thế nào thì chúng tôi đã trình bày các điểm thuận nghịch ra ở trên rồi. Nó không có gì bí mật, ly kỳ ở đây cả. Chỉ do giới sử học Bắc Nam xưa nay thật ra không có người có đầu óc suy luận để có thể chắp nối mọi hiện tượng, vụ việc lại để lấy ra thông số chung, dựng lại hiện trường lịch sử. Vì thế, câu chuyện Quang Trung hành quân Bắc tiến ra đánh giặc Thanh của hai năm chiến dịch 1788-1789 thực ra rất cụ thể, rõ ràng nhưng rất tiếc nó chỉ còn là câu chuyện mang tính thần thoại cổ tích hệt như chuyện nghìn lẻ một đêm ở xứ Ba tư nặc kia mà thôi...

 

Sau bài viết này còn cung cấp cho các bạn thông tin về hành trình đội tuyển U23 VN trong hiện tại.

 

Bởi các bài Lời tiên tri 1-2-3 chúng tôi có nói sự tình đội U23 sẽ ra sao tại giải châu lục vừa rồi tổ chức ở Trung Quốc. Nếu có làm được gì thì phải qua giải đấu vào năm sau. Và sự thật đã hiện bày và các bạn cũng đã biết. Riêng giải năm nay thì câu 2230 đã cho biết tuyển VN sẽ ra sao. Sau đây là giải trình những chặng hành trình của bóng đá VN năm 2018 qua câu 2230.

 

"Xuất chinh hùng viện" là ám chỉ đội tuyển VN lên đường có tăng cường thêm các viện binh như Văn Quyết, Hùng Dũng, Anh Đức. Hùng có nghĩa là hùng mạnh, hùng dũng, hùng cường. Vậy hùng ở đây là Hùng Dũng, một trong ba cầu thủ được tăng cường cho U23 VN. Câu 2229: "Quyết lời dứt áo ra đi..." là chỉ cho Văn Quyết. Bởi lời là nói, nói thì có văn nói và văn viết. "Quyết lời" tóm lại là chỉ cho Văn Quyết. Nếu bạn cho chúng tôi diễn giải đúng, vậy đây chỉ mới có hai tên tuổi, mặt mũi là Văn Quyết và Hùng Dũng. Vậy Còn Anh Đức ở đâu? Lạ nhỉ?

 

Anh Đức thật ra cũng có trong câu 2230 đấy, chỉ do bạn không lưu ý đó thôi. Bạn có biết. Chúng tôi cũng có nói rồi. Nhậm còn đọc là Nhâm . Nhâm là có mang, có thai, tức câu 2230 này còn ám chỉ người phụ nữ, tức Bắc cung Hoàng hậu thời điểm này đang có mang (nhâm) và sinh ra (khai) một người con. Người con này là em của Công chúa Ngọc Bảo, có tên là Hoàng tử Ngọc Đức.

 

Nhưng dựa vào đâu để nói Bắc cung Hoàng hậu có mang và sinh ra Hoàng tử Ngọc Đức?

 

Giỡn mặt à?

 

Đó là chữ viện có bộ Nữ 3 nét bên trái. Viện viên. Vậy viện hay viên là chỉ cho người đàn bà đẹp xinh đáo để, khó có ai bì kịp. Như thế, chữ viện chính là chỉ cho nhan sắc chim sa cá lặn, khuynh nước khuynh thành của Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai, vợ thứ ba của Quang Trung Nguyễn Huệ. Vào thời điểm xảy ra chiến cuộc hai năm 1788-1789 thì Bắc cung Hoàng hậu đang mang thai và sinh ra Hoàng tử Ngọc Đức. Riêng Công chúa Ngọc Bảo thì sinh ra trước đó một năm, năm 1787. Câu 2210 chẳng đã nói quá rõ rồi sao?

 

"Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên..."


Bát
là tám, thất là bảy. Bảo là Công chúa Ngọc Bảo. Tiên là bà chúa tiên Thúy Kiều Thu Mai hiện đang mới sinh Công chúa Ngọc Bảo vào năm 1787.

 

Như đã nói. Ngọc Đức là chỉ cho cầu thủ Anh Đức. Bốn chữ "Xuất chinh hùng viện" là ám chỉ đội hùng binh 23 VN mang chuông đi đấm xứ người có tăng cường thêm ba viện binh là Văn Quyết, Hùng Dũng và Anh Đức mà câu 2230 đã có nói đầy đủ. Bốn chữ còn lại: "bệ rồng nhậm khai..." là chỉ vào hiện trạng huấn luyện viên người Hàn và toàn bộ đội bóng đã bước lên bục cao nhận (nhậm) chức vô địch giải Tứ hùng (hùng viện) tổ chức tại Hà Nội vừa qua. Đồng thời, huấn luyện viên người Hàn và tất cả cầu thủ hình như trước lúc lên đường cũng có hứa khả (nhậm khai) trước giới cán bộ lãnh đạo cao cấp là sẽ hoàn thành nhiệm vụ, mang về thành quả tốt đẹp nhất để báo công lên ông bà, tổ tiên trong giải đấu này.

 

Nếu sự việc đã xảy ra như thế thì có thể nói. Giải đấu này tại Indonesia đội tuyển bóng đá VN sẽ đoạt chức vô địch Á vận hội năm 2018. Đây là chúng tôi nói theo lời tiên tri trong truyện Kiều qua các câu đã dẫn, đã chỉnh. Và hình như hiện tại cũng đã diễn ra rất đúng với những sự việc đã xảy ra cho đội tuyển VN trong những ngày vừa qua trên đấu trường một mất một còn: "Chầy chăng là một năm sau vội gì...". Với bằng chứng không thể chối cãi là cầu thủ Hùng Dũng trong trận đấu thứ ba bị thương ngón chân đã phải đi bệnh viện (hùng viện) liền sau đó để chữa trị vết thương.

 

Chúng tôi chỉ làm sáng tỏ lại các câu văn thơ đã bị cố ý chỉnh sửa sau khi trả lại đúng nguyên bản gốc của các văn bản văn sử học. Nếu chỉnh sai nội chỉ một chữ thôi thì những sự thật của lịch sử  cũng theo đó mà ẩn khuất từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai. Không còn đúng một điểm nào. Nó cũng tương tự như trong cuộc họp vừa qua tổ chức tại Khách sạn Thành Nội Huế do BTGTƯ và BTG Thừa Thiên Huế đứng ra tổ chức, tọa đàm về vấn đề Lăng mộ Hoàng đế Quang Trung vậy. Trong cuộc họp chúng tôi có nói. Nếu chỉnh chỉ sai một chữ thôi thì tất cả những liên quan, tương thích của câu chuyện lịch sử cũng sẽ không còn ăn khớp, mạch lạc vào đâu với đâu được cả.

 

Cuối cùng thì những phát hiện về Lăng mộ, dấu tích Hoàng đế Quang Trung của chúng tôi hầu như đã bị chính giới cán bộ các cấp từ địa phương đến trung ương chính thức nhấn chìm, thủ tiêu mất tăm dạng từ sau cuộc họp tổ chức tại Huế vào lúc 08h ngày 16 tháng 06 vừa qua. Bạn tin hay không chứ đây là những sự việc có thật đã xảy ra. Thế thì người ta xưa nay xúm đi tìm dấu tích, Lăng mộ người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ để làm gì khi chính giới cán bộ quyền lực cách mạng luôn luôn tìm mọi cách thủ tiêu, dập tắt tất cả mọi hy vọng, khao khát của những người yêu nước, yêu lịch sử như cá nhân chúng tôi chẳng hạn.

 

Vừa rồi chúng tôi có nghe một số dư luận do các cán bộ ca Bình Định cho biết rằng. Trong các văn bản của cuộc họp tại Huế vừa qua đều thống nhất ghi rằng không có một chứng cứ khoa học nào để họ có thể đặt vào đó niềm tin trọn vẹn. Thưa bạn làm gì có chứng cứ nào ở đây để có thể đưa ra làm một cơ sở khoa học như yêu cầu của 16 cán bộ đại diện các ban ngành trong cuộc họp tại Huế? Bởi nếu như có một chứng cứ nào đó, dù là rất mờ nhạt để khi nhìn vào đó thì bất cứ ai từ xưa nay cũng phải gật đầu xác nhận. Đây chính là dấu tích của Lăng mộ Quang Trung, hay đây chính là nguyên bản bài thơ Khâm vãn Đan Dương Lăng của danh sĩ Ngô Thì Nhậm. Nếu có những chứng cứ khoa học nào rõ ràng, cụ thể như vậy thì tất cả những gì liên quan đến lịch sử, đến Lăng mộ, dấu tích của Quang Trung Nguyễn Huệ tất cũng đã bị vua quan triều Nguyễn quật phá tan hoang hết khi xưa rồi còn đâu đến hôm nay để kẻ này đi tìm, người kia đi kiếm nữa. Thử hỏi? 

 

Vậy các bạn có dám đặt niềm tin trọn vẹn vào các bài viết Lời tiên tri của chúng tôi hay không?

 

Lúc 9h53 ngày 20 tháng 08 năm 2018
Bốn niệm xứ

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang