Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

ĐOÁI TRÔNG MUÔN DẶM TỬ PHẦN...

ĐOÁI TRÔNG MUÔN DẶM TỬ PHẦN
HỒN QUÊ THEO NGỌN MÂY TẦN XA XA...

𝗗𝗮̂̃𝗻 𝗻𝗵𝗮̣̂𝗽
Dân gian từ xưa có câu:

 

Con vua thì lại làm vua,
Con sãi con chùa thì quét lá đa...

 

quả thật không sai bao giờ. Ai cũng biết cả rồi, Bà Võ Thị Ánh Xuân, người An Giang, hiện đảm chức Phó Chủ tịch nước, vừa rồi đảm luôn chức Chủ tịch nước trong thời gian chờ Quốc hội bầu người vào vị trí chính thức. Ông Võ Văn Thưởng, chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương, sau đó đã được bầu vào chức vụ danh giá, cao quý tột đỉnh này.

 

𝗚𝗶𝗼̛̉ 𝗹𝗮̣𝗶 𝗰𝗮̂𝘂 𝗰𝗵𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻 𝗹𝗶̣𝗰𝗵 𝘀𝘂̛̉
Lịch sử từng ghi nhận, sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, cáo chung chính thức từ năm Nhâm Tuất 1802. Khi Nguyễn Ánh đã xưng vương, lên ngồi ngai vàng cai trị đất nước tại cố đô Phú Xuân, do Hoàng đế Quang Trung dựng lập từ trước đó. Thì từ đó quan binh, tướng tá, con cháu, giòng họ và những ai từng liên hệ ít nhiều đến Tây Sơn, đến Nguyễn Huệ đều bị Gia Long cho quan quân truy lùng bắt giải về Phú Xuân tắm máu, giết sạch. Trong đó có các người con của vua Quang Trung đều lâm tình cảnh đau đớn, đáng thương, như vua Cảnh Thịnh Bảo Hưng, Thái tử Nguyễn Quang Thùy, Nguyễn Quang Bàn, còn có cả Hoàng tử Ngọc Đức, con của Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai. Riêng Công chúa Ngọc Bảo thì chạy thoát, không bị án chém của bạo chúa Gia Long. Ông Nguyễn Đắc Xuân, nhà nghiên cứu sử học Huế, có nói về việc này trong sách Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế. Nhưng ông cũng không khẳng định rõ hai người con của Bắc cung Hoàng hậu đã chết vào thời gian nào? Nhất trường hợp Công chúa Ngọc Bảo sau đó còn sống hay đã chết? Mà ông chỉ nói chung chung, dựa theo tài liệu của các nhà nghiên cứu sử nước ngoài, cả của Giáo sư sử học Đỗ Bang, người Huế. Tài liệu của các nhà nghiên cứu sử này đều cho Công chúa Ngọc Bảo đã bị Gia Long giết chết. Nhưng không nói rõ là năm nào.

chân dung người
Người có chơn mạng đế vương mới lên làm vua được

Hữu ý vô tình, chúng tôi nhặt được một thông tin, rằng Công chúa Ngọc Bảo ngày ấy đã chạy thoát, nên không bị Gia Long và quan quân truy giết. Câu chuyện lịch sử đẫm lệ mặn môi của nhà Tây Sơn này như sau. Sau khi nhà Tây Sơn chính thức sụp đổ, cáo chung, để bảo đảm tính mạng, cũng như để còn cơ hội phục quốc, đáp đền ơn nước tình nhà, thì danh tướng Võ Văn Dũng hồi ấy đã bỏ Hòn Dũng (ở Tây Sơn) chạy vào miền Nam, đất Gia Định, có dẫn theo người em gái. Ở Gia Định, loanh quanh chẳng biết thế nào, người em gái tội nghiệp, tuổi hãy còn thơ ngây, trong trắng ấy của vị đại tướng nhà Tây Sơn lại bị thất lạc, đi đâu mất tiêu. Thôi rồi. Tướng Võ Văn Dũng sau đó lại phải chạy tiếp, có thể đất Gia Định bất an quá chăng, một mình một bóng đơn chiếc, lẻ loi lần tìm về vùng Gia Lộc, Trảng Bàng, đổi tên thành Lê Văn Tâm, giả làm một tu sĩ, dựng lên một ngôi chùa mái lá tranh tre, ngày tháng sống đạm bạc cơm rau muối dưa, thanh thản, yên tâm tu hành, tục gọi là chùa Am. Giờ là tu viện Chơn Như. Về sau, ông cưới vợ, sinh con đẻ cháu bầy đàn, gây dựng cơ nghiệp vững vàng tại vùng đất Gia Lộc, Trảng Bàng cho đến nay. Chuyện này lấy trong sách Lịch sử chùa Am của Ngài Thích Thông Lạc, viện chủ tu viện Chơn Như.

 

𝗕𝗲̂𝗻 𝘁𝗿𝗼̛̀𝗶 𝗴𝗼́𝗰 𝗯𝗲̂̉ 𝘃𝗼̛ 𝘃𝗼̛...
Riêng trường hợp cô em gái đại tướng Võ Văn Dũng, như đã nói, sau khi bị thất lạc người anh trai, chỗ nương tựa vững chắc cho cuộc đời, lúc bấy giờ không còn ai để bám níu được nữa, giữa chốn đông người, mà toàn những người xa lạ, lạ từ cách ăn mặc, lối sống, giọng nói, tiếng cười, cùng với những phong tục, tập quán địa phương tính tướng vùng miền... Sau đó, người em gái danh tướng Tây Sơn đã dạt vào miền Nam. Sinh sống ở đây cho đến cuối đời. Người em của danh tướng Võ Văn Dũng đó thật ra là Công chúa Ngọc Bảo. Có thể hồi đó tại đất Gia Định, khi bị lạc người đỡ đầu, dạy dỗ, bảo bọc quá sớm, nên cô Công chúa thơ ngây, xinh đẹp, là con gái đầu, sinh năm Đinh Vị 1787, dựa theo Kiều. Nguyễn Du bật đèn xanh cho biết, qua câu "Đặt giường thất bảo vây màn bát tiên...", của người đẹp nghiêng nước nghiêng thành Thúy Kiều Thu Mai và nhà vua, một danh tướng trăm trận đánh trăm trận thắng kia không thể biết vị danh tướng của cha mình để được bảo toàn tính mạng hòng nuôi chí phục quốc, không bị phát giác dễ dàng bởi những kẻ thù địch, truy lùng theo dõi, nên đã đổi tên thay họ, từ họ Võ sang họ Lê. Nên từ đó, Công chúa đã lấy họ Võ như để tưởng nhớ người dìu dắt, từng che chở, bảo vệ, nuôi nấng, dạy dỗ cho mình những tháng ngày hoạn nạn trên đường bôn tẩu, ly hương, khi cha mẹ ra đi quá sớm, không còn ai, khiến cả gia đình, dòng họ, cơ nghiệp, cả một đất nước cũng đành phải sụp đổ, bị bắt giết sạch bởi kẻ thù không đội trời chung. Lấy vọ Võ như thế cũng để nói lên rằng cha mình vốn xuất thân là một võ tướng, tiếng tăm lẫy lừng, cả cuộc đời chỉ biết hy sinh, đánh giặc, dẹp loạn cứu nước cứu dân, không màng đến danh lợi, xa hoa.

 

Công chúa Ngọc Bảo như thế đã dạt về sống tại miền Nam, lấy chồng, sinh con đẻ cháu, xây dựng cuộc sống tại đây cho đến ngày đầu bạc răng long. Nhưng lòng Công chúa vẫn đau đáu một nỗi hoài mong, nhớ mãi về những tháng ngày thơ ấu, sống ấm cúng, đoàn viên, hạnh phúc bên cha mẹ, anh chị em từng là những người nổi tiếng, người là một nhà vua, một danh tướng lẫy lừng, từng đánh Nam dẹp Bắc, chưa bao giờ biết nếm mùi chiến bại là gì, người là một tuyệt sắc giai nhân, có một không hai của xứ Đàng Ngoài, từng phải khăn gói, lặn lội vào làm dâu xứ Đàng Trong do nghịch cảnh, và cũng do thời cuộc đẩy đưa. 12 năm đằng đẳng nơi phương trời viễn xứ, chưa một lần về lại quê hương ngoài kia. Song, tất cả bây giờ chỉ còn là kỷ niệm, còn chăng là dòng hồi tưởng lúc nhớ khi quên, khuất nẻo sương giăng...

 

Mấy ai biết, Bà Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, quê ở An Giang, của hôm nay chính là sự tái sanh, trở lại của Công chúa Ngọc Bảo, chị của Hoàng tử Ngọc Đức, con của Hoàng đế Quang Trung và người đẹp Thúy Kiều Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai, chớ chẳng ai xa lạ, vào đây cả. Thế mới biết, người xưa nói chả hề sai bao giờ:

 

Con vua thì lại làm vua,
Con sãi con chùa thì quét lá đa.

 

quả đúng lắm vậy.

 

Nếu ai không tin, hoặc vì lý do nào đó, Bà Ánh Xuân tình cờ đọc được bài viết này, tìm đến chúng tôi hỏi chuyện, thì lúc ấy nên cho giám định ADN các mẫu lấy từ cơ thể Bà với mẫu xương hai mẹ con Bắc cung Hoàng hậu, Hoàng tử Ngọc Đức mà chúng tôi hiện đang lưu giữ. Thì sự thật sẽ được bày phơi ra cụ thể, rõ ràng ngay liền trước mắt ba quân thiên hạ. Không lâu đâu!
***

26 tháng 03 năm 2023, lúc 6h16

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang