Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

BÀI THƠ CUỐI CÙNG CHỈNH LẠI

BÀI THƠ CUỐI CÙNG CHỈNH LẠI

Đây là bài thơ KHÂM VÃN ĐAN DƯƠNG LĂNG đã chỉnh lại của chúng tôi. Sở dĩ có chuyện chỉnh lại ấy là do bài thơ nằm trong tập I Ngô Gia Văn Phái, trang 665 của danh sĩ Ngô Thì Nhậm đã bị chỉnh sửa be bét cả tám câu, không còn đúng với nguyên bản, nhất đúng với những gì tại hiện trường, nơi có văn bia Tháp mộ do Ngô Thì Nhậm sáng tác và ngôi chùa lịch sử Thiên Thai Nội ở kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế. Đây là nơi chôn giấu linh cữu, thi hài Hoàng Đế Quang Trung trong Cung Điện Ngầm dưới chánh điện ngôi chùa.

Bài thơ thuộc diện mật mã được Ngô Thì Nhậm dùng để ám chỉ bí mật lịch sử Nhà Tây Sơn được chúng tôi chỉnh lại đúng nguyên bản như sau:

Nguyên bản:

欽輓丹陽陵
龍御南官紫慾堂
京壬督妄府回常
戎衣神武黏層下
戰策卿夫立顯章
右角前枝蔭道府
左明正寺仰揚剛
才培奄得私仇吿
魁左無他立直方

Dịch âm:

KHÂM VÃN ĐAN DƯƠNG LĂNG
Long ngự nam quan tử dục đường,
Kinh nhâm đốc vọng phủ hồi thường.
Nhung y thần vũ niêm tằng hạ,
Chiến sách khanh phu lập hiển chương.
Hữu giác tiền chi âm đạo phủ,
Tả minh chánh tự ngưỡng dương cương.
Tài bồi yêm đắc tư thù cáo,
Khôi tả vô tha lập trực phương.

tháp

Bài thơ này trước hết Ngô Thì Nhậm làm ra mục đích là để công bố công khai cho mọi người biết về cuộc gặp gỡ giữa mình với người bạn học cũ là Đặng Trần Thường tại Văn Miếu Quốc Tử Giám thuộc Thăng Long-Hà Nội. Cuộc gặp gỡ này theo như các tài liệu sử học cho biết là vào năm Quý Hợi 1803. Sau cuộc gặp này thì thời gian không lâu, Ngô Thì Nhậm ra đi vì dính đòn thù quá nặng của Đặng Trần Thường. Riêng tài liệu trong tập 1 Ngô Gia Văn Phái thì cho biết như sau:

"Năm 1802, Gia Long đánh bại Quang Toản, lập nên nhà Nguyễn, Ngô Thì Nhậm cùng Phan Huy Ích từng bị gọi đến 'hành tại' của Gia Long để hỏi xem có nên tiếp sứ và nhận tuyên phong hay không. Ngô Thì Nhậm đã trả lời 'xưa nay chưa nghe nói bao giờ'. Sau đó không lâu hai ông bị đem kể tội, đánh đòn tại Văn Miếu. Ông về nhà được ít lâu thì mất, đó là ngày 16 tháng Hai năm Quý Hợi (tức ngày 7-4-1803)".

Nhưng với chúng tôi là căn cứ vào những phát hiện sai lệch trong bài thơ, kèm theo là những chỉnh lại đối với bài thơ cuối cùng Khâm Vãn Đan Dương Lăng. Thực chất, phải hiểu đây là bài thơ mật mã mà Ngô Thì Nhậm đã bật đèn xanh cho lịch sử biết rõ dấu tích, Lăng mộ Hoàng Đế Quang Trung được ông chôn giấu ở đâu? Trong đó Ngô Thì Nhậm còn cho biết mình được Đặng Trần Thường mời lên nói chuyện tại Văn Miếu Quốc Tử Giám vào năm nào? Đó là nội dung câu thừa đề thứ hai. Câu này Ngô Thì Nhậm cho biết, vào năm Nhâm Tuất (Nhâm) 1802 ông được Đặng Trần Thường, lúc này là Phó tổng trấn Bắc thành (đốc) mời lên nói chuyện lần hai (hồi thường) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (phủ) ở Thăng Long-Hà Nội.

Lần đi này nghe nói có cả Phan Huy Ích và Nguyễn Gia Phan. Có thể cũng còn rất nhiều người nữa trong hàng ngũ các quan lại triều Lê phủ Chúa cùng nhau ra phục vụ cho Tây Sơn sau khi Quang Trung đánh bại giặc Thanh năm 1789 rồi lên cai trị đất nước thời đỉnh cao danh vọng. Như Trần Văn Kỷ, Đoàn Nguyễn Tuấn, và một vài anh em, con cháu nữa của Ngô Thì Nhậm có tên trong Ngô Gia Văn Phái, vv...

Tiếp theo đó thì họ Ngô đã lâm trọng bệnh. Rồi ra đi đúng vào năm Quý Hợi 1803 như các văn bản sử học đã ghi.

Trước khi ra đi thì Ngô Thì Nhậm đã kịp làm bài thơ cuối cùng Khâm Vãn Đan Dương Lăng với mục đích như đã nói là tố cáo việc bị Đặng Trần Thường đánh trả hận tại Văn Miếu Quốc Tử Giám chính xác vào năm Nhâm Tuất 1802.

Nếu đọc qua nội dung bài thơ này tất nhiên ai cũng phải nghĩ sự việc xảy ra đúng như vậy. Bởi đây là người trong cuộc Ngô Thì Nhậm nói ra. Nhưng bài thơ mật mã này không phải chỉ được hiểu duy nhất mỗi nghĩa giản đơn như vậy. Mà nó còn mang nhiều ý nghĩa bí mật khác nữa. Như việc chúng tôi đã có nói là dấu tích, thi hài, Linh cữu Hoàng Đế Quang Trung được Ngô Thì Nhậm mang đi chôn giấu ở tại đâu? Và ai đã cùng với Ngô Thì Nhậm thực hiện công việc bí mật này?

Chuyện này thì cũng rất khó hiểu khi đọc qua văn bản đối với người đương thời. Bởi người ta chỉ có thể hiểu những gì qua các câu và các từ ngữ biểu thị công khai ý nghĩa. Chứ không ai sẽ hiểu khác đi những ý nghĩa đã được trình bày cụ thể, rõ ràng như thế trong văn bản. Chỉ có thể có một vài người trong những anh em, con cháu trong giòng họ Ngô Thì Nhậm hiểu được thâm ý người thân của mình. Và sau đó, cũng có thể những anh em, con cháu Ngô Thì Nhậm qua nhiều lần sao chép, phân loại tác phẩm của từng cá nhân đã khiến cho bài thơ mật mã bị chỉnh sửa theo ý chủ quan.

Tất cả những ý nghĩa bí mật của bài thơ này chúng tôi không tiện nói ra ở đây. Chỉ xin trình bày qua sơ qua về ý nghĩa thứ nhất mà Ngô Thì Nhậm muốn công bố công khai cho lịch sử ngày sau biết rõ việc mình bị Đặng Trần Thường đánh như thế nào. Còn phần giải trình những ý nghĩa thâm sâu của bài thơ chúng tôi sẽ nói trên một bài viết khác, dài hơn thì mới đầy đủ chi tiết, yếu tố và rõ ràng, mạch lạc.

Nếu những chỉnh sửa của chúng tôi mà bị sai dù chỉ một chữ hay một câu, thì tất nhiên nó sẽ kéo theo những cái sai khác đối với từng phần của ý nghĩa, của sự thật. Và do đó tất cả mọi liên hệ chặt chẽ, logic của bài thơ đối với từng phần sự thật cũng theo đó sẽ bị sụp đổ dễ dàng hệt như khi chúng ta rút một quân bài domino thì tất cả các quân bài khác cũng sẽ cùng nhau ngã đổ xuống vậy.

Xin dừng bút tại đây.

Tuy Phước, lúc 15h58 ngày 06 tháng 06 năm 2018
Kính bút
Bốn niệm xứ

 
 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang