XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC DỰNG THÁP
Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita, dạy các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, bốn hạng người này xứng đáng được dựng tháp. Thế nào là bốn?
Như Lai, bậc Alahán xứng đáng được dựng tháp; vị Độc giác Phật xứng đáng được dựng tháp; đệ tử của Như Lai xứng đáng được dựng tháp; Chuyển luân thánh vương xứng đáng được dựng tháp.
Có bốn hạng người này, này các Tỷ kheo, xứng đáng được dựng tháp.
(Tăng Chi Bộ Kinh, Bộ II, chương 4, phẩm Sợ hãi phạm tội, phần Xứng đáng được dựng tháp, VNCPHVN ấn hành, 1996, trang 283)
Bình luận bốn niệm xứ
Bài kinh này Đức Phật nói về những hạng người xứng đáng được dựng tháp, hoặc xây lăng tẩm thờ phượng sau khi người đó đã ra đi. Người thứ nhất được Đức Phật xác định đó là Như Lai, là Đức Phật toàn giác, người đã đi ra khỏi luân hồi sinh tử, có trí tuệ Tam minh-Lục thông với những pháp tu tập cụ thể, rõ ràng được công bố cho nhân loại biết đến từng chi tiết sau ngày chứng đạo, viên mãn con đường tu tập sau một quá trình tìm kiếm, trải nghiệm, vượt qua bao nhiêu thử thách, chông gai, chướng ngại. Đó là Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, gồm Năm căn, Năm lực, Bảy giác chi, Tứ vô lượng tâm, Tứ như ý túc, Tứ bất hoại tịnh, Tứ chánh cần, Tứ thánh định. Chớ không phải Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là Năm căn, Năm lực, Bảy giác chi, Tứ niệm xứ, Tứ như ý túc, Tứ chánh cần, Bát chánh đạo như các hệ phái Phật giáo từng mài miệt truyền tụng, ghi ghi chép chép, thuyết giảng lung tung như thế xưa nay. Ví dụ, Tứ niệm xứ không phải là pháp tu, mà tứ niệm xứ chỉ là các danh từ chỉ ra bốn chỗ trên thân tâm một con người là thân-pháp-tâm-thọ hiện đã đang bị ác pháp xâm chiếm, áp đảo, điều động liên tục hết giờ này sang giờ khác, ngày tháng năm khác. Ngang đây, chúng ta sẽ cho ra một ví dụ khác để cho vụ việc sẽ được dễ hiểu, dễ nhớ hơn nữa ở đoạn này. Như hiện giờ các vùng miền liên cư liên địa gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã đang bị giặc ngoại xâm chiếm đóng, cai trị. Thì nhà nước, chính quyền Việt Nam liền điều động, cử các đội quân thiện chiến, gồm trung đoàn Sao vàng, lính bộ binh, lính đánh thủy, lực lượng Phòng không không quân, sư đoàn thiết giáp, xe tăng, các đội đặc công phải bằng mọi giá, mọi cách tìm cách tiếp cận chiến địa, ngay lập tức triển khai, tổ chức, dàn trận, đánh đuổi sạch các đạo quân xâm lược ra khỏi các vị trí chiến lược bị chiếm đóng ngang nhiên hòng trả lại sự bình yên cho các khu vực nói trên.
Như vậy, chúng ta đã hiểu, các địa danh liên cư liên địa từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định không phải là phương pháp, hay chiến thuật, kỹ thuật dùng để tổ chức đánh trận gì ráo trọi, mà đó chỉ là các danh từ dùng chỉ ra hay để xác định cho các nơi chốn, vùng miền đất nước hiện đã đang bị giặc ngoại xâm chiếm đóng, cai trị. Còn phương pháp hay chiến thuật, kỹ thuật đánh trận chính là những phương án, sách lược, mưu kế được các nhà tổ chức, lãnh đạo quân sự các binh chủng nói trên mang ra áp dụng, triển khai đánh, tấn công vào giặc khi thì công, lúc thì hưỡn, lúc táo bạo, mạnh mẽ, một mất một còn, lúc chậm rãi, từ từ, đánh theo kiểu du kích, bắn tỉa, vvv...
Có viết, có nói và có ví dụ, đưa ra được những chứng minh cụ thể, rõ ràng như vậy khiến khi đọc qua ai ai rồi cũng sẽ hiểu ra rất dễ dàng tuy đã quá trễ tràng thì từ đó chúng ta mới biết các nhà học giả trong Phật giáo xưa nay chỉ giỏi tập trung đọc, viết, nói nghe cho vui tai vui miệng chút đỉnh, chứ về mặt tu hành, chứng đạt đạo quả giải thoát thì hoàn toàn mù tịt, công cốc. Tội nghiệp. Nói như vậy bởi kinh điển được Đức Phật thuyết giảng chỉ dành cho người chuyên tu, không phải dành cho hạng ăn rồi ngồi mằn mò, tọc mạch nghiên cứu, bàn bạc rồi mang ra thuyết giảng, nói lung tung bá láp bá xàm khiến từ đó cũng chả có ai tu hành mà chứng thiền, chứng đạo gì được cả. Mà chỉ chứng toàn ba thứ thiền, ba thứ đạo tào lao thiên tướng của ngoại đạo, như thiền yoga, bốn loại thiền tưởng, thiền quán âm, thiền chân thiện nhẫn, thiền khí công chữa bệnh, thiền luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư. Kiêm thêm nghề gõ mõ dộng chuông, cầu siêu cầu an, chắp tay miệng niệm nam mô quán thế âm bồ tát cứu khổ cứu nạn tía lia, hoặc nằm thẳng cẳng chờ di đà thò tay rước đám vi phạm pháp luật về xứ tây phương cực lạc, nhét trong mấy tòa sen, trốn lệnh truy nã của bộ công an, hoặc lập đàn tràng cúng sao giải hạn, cầu quốc thái dân an, sơn hà xã tắc ổn yên, hạnh phúc, vvv... Nói chung trong Phật giáo hiện giờ toàn ba thứ pháp môn tu hành khùng khùng điên điên của tà ma ngoại đạo khiến càng tu lại càng dễ bị tẩu hỏa nhập ma, ăn nói quàng xiên, bậy bạ, trên trời dưới đất chẳng biết đâu mà lần.
Hoặc Bát chánh đạo chỉ là kết quả của sự tu tập, hành trì, nói khác đi thế này, bát chánh đạo là trạng thái thân tâm giải thoát của Đức Phật đã được ngài triển khai, viết ra thành tám cái chánh để con người có nơi y chỉ, căn cứ, nương vào đó làm tiêu chí, định hướng mà hành trì, tổ chức đời sống sao cho có kết quả, thực tế, cụ thể. Chớ bát chánh đạo không phải là phương pháp tu hành. Thế mà các nhà học giả Phật giáo xưa nay lại xúm đưa Bát chánh đạo, Tứ niệm xứ vào trong Ba mươi bảy phẩm trợ đạo làm phương pháp tu hành giải thoát thiệt là dốt hết chỗ nói. Quê quá!
Đến đây, chúng ta đã hiểu, Như Lai là chỉ cho người đã tu chứng, sở hữu được trí tuệ Tam minh-Lục thông, sau đời sống này không còn đời sống nào nữa. Người đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chỉ có Đức Phật sau khi ra đi, nhập vào niết bàn thì mới được con người, nhân loại lập tháp để thờ phượng, là nơi để con người tập trung về hồi tưởng, nhớ về một con người cũng bằng xương bằng thịt như mình, do cha mẹ sinh ra nhưng qua khổ luyện, dày công tu tập đã thoát ra khỏi sự sống chết, không còn tái sanh, trở đi trở lại vào thế giới ta bà khổ đau, lắm chuyện trật cù chìa, lung tung, bậy bạ, bá láp bá xàm này nữa.
Tiếp đến, người xứng đáng được dựng tháp là vị Phật độc giác sau khi chết sẽ được xây tháp thờ phượng, kính ngưỡng. Phật độc giác là những vị sinh ra trong thời không có Phật, nhưng nhờ nương vào những gì Đức Phật để lại đã hành trì, tu chứng, làm chủ được bốn nỗi khổ đau của kiếp làm người, chứng quả Alahán, có Tam minh-Lục thông cũng như Đức Phật khi xưa vậy. Những vị Phật độc giác này xứng đáng được con người xây tháp để thờ phượng, kính ngưỡng.
Nói thêm về vị Phật độc giác. Những người tu theo hạnh độc giác thường là người sống một mình, không ở chung trong tăng chúng, hay bất cứ một tổ chức Phật giáo nào cả. Còn những người ở chung với tăng chúng, với các tổ chức Phật giáo thì gọi là thanh văn, không phải là những vị độc giác. Những người được gọi bậc độc giác phải thông suốt 12 nhân duyên, nếu chưa thông, chưa hiểu rõ 12 nhân duyên mà sống độc giác, một mình thì cũng vẫn là hạng thanh văn, chưa phải là hạng độc giác tự tại trong sinh tử như đã nói.
Hạng người thứ ba xứng đáng được xây tháp sau khi chết là đệ tử của Như Lai, tức của Đức Phật. Đệ tử của Đức Phật gồm bốn chúng là Tỳ kheo tăng, Tỳ kheo ni, cận sự nam, cận sự nữ. Trong bốn chúng này, bất cứ những ai nếu qua sự tu tập đúng pháp, đúng lời dạy của Đức Phật, nhất đúng với nền tảng GIỚI-LUẬT, từ 5 giới, 10 giới, 250 và 348 giới thì sau khi thân hoại mạng chung sẽ được tín đồ xây tháp chôn táng, thờ phượng cẩn thận. Còn những ai nếu sống không đúng bộ giới luật đã nói, đã tuyên thuyết cụ thể, rõ ràng, và sự tu hành cũng không đúng pháp môn giải thoát là 37 phẩm trợ đạo. Thì những người này không phải đệ tử của Đức Phật, tất nhiên sau khi chết sẽ không được xây tháp để thờ phượng, kính ngưỡng. Ai vi phạm vào điều lệ đã được Đức Phật quy định, tuyên thuyết này thì người đó đã phạm tội, làm ngược lại lời Đức Phật, là kẻ chống báng, hủy diệt Phật giáo. Có thể nói, từ sau ngày Đức Phật ra đi đến nay là đã hơn 2500 năm, thì trong Phật giáo chưa có ai là người sống và tu đúng pháp, đúng giới luật đã được Đức Phật tuyên thuyết xưa kia. Nhưng rất lạ là hầu hết sau khi chết họ lại được tín đồ, tăng chúng xúm tổ chức xây cho những cái tháp vô cùng vĩ đại, to lớn đến nhường nào. Những việc làm này được xem là phạm luật trắng trợn, mang tính gian dối, lừa đảo từ tín đồ cho đến hàng xuất gia khiến làm hao tốn biết bao nhiêu tiền của, công sức của thập phương bá tánh từ bấy đến nay. Tội lỗi ngập trời. Ô hô! Phật với pháp.
Hạng người thứ tư xứng đáng được xây tháp sau khi chết là Chuyển luân thánh vương. Vậy Chuyển luân thánh vương là ai? Xin thưa, Chuyển luân thánh vương là những vị vua của các quốc gia, là người lãnh đạo dân tộc, người đã có công sức đóng góp rất lớn trong công cuộc mang lại nền hòa bình, độc lập cho dân tộc của mình, cả nhân dân thế giới, nhất lĩnh vực phát triển đạo đức, hoàn thiện cách sống, cách làm việc cho con người, kiêm luôn cả vấn đề tâm linh, tín ngưỡng của con người và xã hội. Bởi nói đến đạo đức, cách sống của con người đối với cộng đồng xã hội là phải nói đến vai trò của tôn giáo trong xã hội đó. Về mặt này, lĩnh vực tín ngưỡng tâm linh tôn giáo, thì trong lịch sử từng có Hoàng đế Quang Trung là người bật nổi nhất khi dám đứng ra canh tân, thay đổi những nề nếp, sinh hoạt trong Phật giáo thời người còn tung hoành ngang dọc, ngồi ghế nhiếp chính, chăn dắt nhân dân. Đoạn này, xin chép đôi dòng của nhà sử học Trần Trọng Kim khi bình, nói về những việc làm cùng những đức độ mà Quang Trung đã áp dụng, thực hiện trong thời kỳ ngài nhiếp chính, đặt ra nhiều cải cách, thay đổi chính sách cai trị đất nước.
Ngôi Tháp này là miệng hầm dẫn xuống Cung điện ngầm dưới chùa Thiên Thai, nơi đặt linh cữu vua Quang Trung
Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài ra lấy Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhiệm 吳時任, Phan Huy Ích 繙輝益, đều được trọng dụng và nhất là đối với một xử sĩ như Nguyễn Thiếp thì thật là khác thường.
Ông Nguyễn Thiếp 阮浹, tự là Khải Chuyên 啓顓, hiệu là Nguyệt Úc 月澳, biệt hiệu là Hạnh Am 幸庵. Ông làm nhà ở Lục Niên thành 六年城, thuộc huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh bây giờ, cho nên người ta gọi là Lục Niên tiên sinh hay là La Sơn phu tử. Vua Quang Trung từ khi đem quân ra đánh Bắc Hà, biết tiếng Nguyễn Thiếp, đã mấy lần cho người đem lễ vật mời ông ra giúp, ông không nhận lễ và cũng từ chối không ra. Đến khi ngài đã đăng cực, lại mấy lần cho người đến mời ông, ông có đến bái yết và khuyên vua nên lấy nhân nghĩa mà trị dân trị nước. Vua Quang Trung tuy không dùng được ông, nhưng bao giờ cũng tôn kính ông như bậc thầy, và việc chính trị trong nước thường theo ý nghĩa của ông đã trình bày.
Đời Tây Sơn việc cai trị thường hay dùng chữ Nôm. Nhà vua muốn rằng người Việt Nam thì phải dùng tiếng Việt Nam, để gây thành cái tinh thần của nước nhà, và cái văn chương đặc biệt, không phải đi mượn tiếng mượn chữ của nước Tàu. Vậy nên khi thi cử thường bắt quan ra bài chữ Nôm và bắt sĩ tử làm bài bằng chữ Nôm. Thời bấy giờ nhiều người không hiểu rõ cái ý nghĩa sâu xa ấy, cho là vua Tây Sơn dùng hà chính mà ức hiếp nhân dân.
Vua Quang Trung thấy làng nào cũng có nhiều chùa chiền, mà những người đi tu hành thì ngu dốt, không mấy người đạt được cái đạo cao sâu của Phật, chỉ mượn tiếng thần thánh mà đánh lừa kẻ ngu dân, ngài xuống chiếu bắt bỏ những chùa nhỏ ở các làng, đem gỗ gạch làm ở mỗi phủ, mỗi huyện một cái chùa thật to, rất đẹp, rồi chọn lấy những tăng nhân có học thức, có đạo đức, ở coi chùa thờ Phật. Còn những người không xứng đáng thì bắt về làm ăn. Ý vua Quang Trung muốn rằng chỗ ở thờ Phật phải cho tôn nghiêm, mà những người đi tu hành thì phải là người chân tu mộ đạo mới được.
Những việc cải cách ấy rất có nghĩa lý, nhưng vì thủa ấy có nhiều sự chiến tranh, và nhà Tây Sơn cũng không làm vua được bao lâu, cho nên thành ra không có công hiệu gì cả.
(Trích Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim, trang 343-345)
Ngày nay, xét về nhiều mặt, nhất đứng trong lĩnh vực Phật giáo nhìn ra, kết hợp với rất nhiều những thông tin, sử liệu còn để lại của lịch sử, thì vua Quang Trung chính là bậc Chuyển luân thánh vương, người từng sử dụng sức mạnh vô địch và nền võ học uyên thâm, cao cường, cọng với đầu óc mưu lược chính trị, quân sự có một không hai của mình để đứng lên tập hợp sức mạnh nhân dân làm cuộc khởi nghĩa cách mạng, dẹp sạch nạn cường hào ác bá, tham nhũng, cát cứ vùng miền, đánh đuổi ngoại xâm đầu trong, đầu ngoài, tiến tới thống nhất non sông, gom giang sơn về một mối. Quyết đưa nhân dân bước vào đài xuân, vui hưởng khúc âu ca muôn thủa như lời đã hứa. Rất tiếc công nghiệp của ngài thực hiện, tiến hành chưa được bao lâu thì ngài đã ra đi với cái chết còn để lại quá nhiều những tồn nghi, chưa có điều kiện kiểm chứng, xác định được. Nhưng biết đâu, có thể trong thời kỳ này, lại có những ngoại duyên nào đó tác động, thì những bí mật lịch sử về cái chết của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn huyền thoại sẽ được giải mã trong một ngày không xa. Chúng ta có quyền hy vọng như thế.
Như đã nói, xét về nhiều mặt, cùng với những thông tin, tài liệu để lại của lịch sử, thì vua Quang Trung chính là bậc Chuyển luân thánh vương với những tài năng, đức độ đặc biệt của mình trong đời sống cùng với những việc làm thiết thực, cụ thể cho nhân dân, đất nước, xã hội thời kỳ đó. Thì sau khi ngài ra đi, sẽ được nhân dân và đồng đội thời kỳ đó tiến hành xây dựng Tháp, chôn táng, cất giữ thi hài để tất cả cùng có nơi bày tỏ, đặt lòng kính ngưỡng, tôn thờ đối với con người đặc biệt, từng hy sinh cả cuộc đời của mình cho nền độc lập, tự do của dân tộc, đất nước. Nhưng do bất ngờ ngài ra đi quá sớm, lại sau đó con của ngài là vua Cảnh Thịnh do tài năng, bản lĩnh không thể bằng vua cha, cả quan binh Tây Sơn vào lúc bấy giờ cũng đã nhụt chí, không còn khả năng chiến đấu bởi không có người lãnh đạo tài năng, hùng tài đảm lược đứng ra chỉ huy, điều động quân dân trên dưới. Nên nhà Tây Sơn từ đó đã rơi vào cảnh hỗn loạn, và việc gì đến nó sẽ đến. Đất nước đã rơi vào tay của Nguyễn Ánh không lâu sau đó. Riêng thi hài, linh cữu của bậc Chuyển luân thánh vương Quang Trung Nguyễn Huệ vì thế cần phải được cất giấu tại một nơi vô cùng bí mật. Nếu không, thế nào cũng sẽ bị vua quan triều Nguyễn với lòng hận thù sâu hơn đại dương biển lớn sẽ tìm cách quật phá, hốt đổ sông biển. Công việc này sau đó đã được Ban tham mưu Tây Sơn gồm La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, danh sĩ Ngô Thì Nhậm, Bắc cung Hoàng Hậu Hoàng Thị Thu Mai bàn bạc và quyết định thi hành từ trước đó khi tình hình chính trị khắp các vùng miền đất nước đã đi vào lộ trình ngày càng thêm quá nhiều những biến cố, xáo trộn căng thẳng, nghiệt ngã.
Hiện chúng tôi đã phát hiện, dấu tích, linh cữu bậc Chuyển luân thánh vương Quang Trung Nguyễn Huệ được cất giấu dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai Nội, nay là kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế, cách đàn Nam Giao triều Nguyễn không bao xa. Khi sự việc được các cán bộ nhà nước, chính quyền Việt Nam bắt tay vào cuộc, thì tất nhiên linh cữu, thi hài bậc Chuyển luân thánh vương của đất nước, dân tộc sẽ được di dời về nơi linh địa, xây lên một Ngôi Tháp hoặc Lăng tẩm, và linh cữu, thi hài con người huyền thoại này sẽ được an trí vào đó để cho nhân dân hai miền cùng kéo về chiêm ngưỡng, đảnh lễ hằng năm, hằng lúc. Nếu sự việc diễn ra đúng như vậy, thì đây chỉ là sự báo ứng, tương ưng của nhân quả đối với những công nghiệp mà bậc Chuyển luân thánh vương Quang Trung Nguyễn Huệ đã từng làm cho đất nước, dân tộc trước kia chớ không gì cả.
Đây là chúng ta nói về sự việc, con người lịch sử trước kia, là vua Quang Trung, người từng được lịch sử tôn xưng là thiên tài quân sự mà suốt cuộc đời chinh chiến chưa bao giờ biết nếm mùi chiến bại là gì. Chớ ít ai biết rằng Quang Trung Nguyễn Huệ chính là bậc Chuyển luân thánh vương từng xuất hiện trong cuộc đời, trên đất nước này như Đức Phật từng đề cập, thuyết giảng trong kinh xưa kia. Trong bài thơ Khâm vãn Đan Dương Lăng Ngô tướng quân-danh sĩ Thì Nhậm từng xác nhận vị trí, vai trò hoặc tài năng đặc biệt, hiếm có của Hoàng đế Quang Trung qua câu thực thượng -nhập/thượng/bình/thứ- thứ nhất như sau "Nhung y thần vũ niêm tằng hạ: khi thắng bộ nhung y vào thì Quang Trung là người vô địch, tất cả các lực lượng đối kháng đành phải chết cứng, bó tay, thua cuộc thảm hại, ngài là người, là vị thần bất khả chiến bại dưới hạ giới này". Nhưng câu xác nhận vai trò, vị trí của Bậc chuyển luân thánh vương này của danh sĩ họ Ngô sau đã bị chỉnh sửa, biến thành câu vô nghĩa, trống không, bậy bạ như sau "Nhung y thần vũ lưu bằng tạ: võ công hiển hách còn để lại nơi nương tựa/võ công oanh liệt gây nền vững". Thơ với chả văn.
Tiếp đó, khi thời kỳ phong kiến tiếp nối với nền cai trị của vua quan triều Nguyễn qua đi sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, cáo chung, thì lịch sử lại chứng kiến sự xuất hiện của nhân vật có tên là Nguyễn Tất Thành, sau đổi lại là Hồ Chí Minh. Và nhân vật Hồ Chí Minh rất lạ cũng là người nối gót, đi theo, tiếp nối truyền thống như nhà Tây Sơn, như Quang Trung Nguyễn Huệ trước kia với khuynh hướng, chủ trương đứng lên tập hợp nhân dân làm cuộc cách mạng, phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi các tập đoàn cát cứ, xâm lăng từ Pháp, Nhật, Mỹ, tiến tới thống nhất đất nước, gom giang sơn về một mối như chúng ta thấy qua hiện tình đất nước ngày nay. Tóm lại. Nói về Hồ Chí Minh thì lịch sử hiện đại cũng chỉ biết bấy nhiêu là bấy nhiêu, ngoài ra không còn biết gì hơn về nhân vật này. Rằng đây là nhà cách mạng chân chính, trung kiệt, với lòng yêu nước thương dân vô hạn, vvv... Không chấp nhận cảnh đất nước bị chia hai, chia ba như thế...
Và với những gì mà Hồ Chí Minh đã làm được cho nhân dân, đất nước suốt trong thời kỳ người còn hoạt động, bôn ba khắp các nơi với nguyện ước duy nhất. Tìm ra con đường sáng suốt, tiến tới thống nhất non sông, xây dựng cuộc sống ấm no cho dân tộc, giống nòi. Thì sau khi Hồ Chí Minh ra đi, người miền Bắc đã thống nhất, cùng đi đến quyết định, không chôn táng Hồ Chí Minh theo cách thông thường xưa nay, mà là ướp xác, bảo quản lâu dài, đặt linh cữu người trong một cái lăng vô cùng to lớn, trang trọng, có quân canh lính gác hẳn hoi để tỏ lòng tri ân, biết ơn của chính quyền, nhân dân đối với con người đã hết lòng vì dân, vì nước.
Vì thế, căn cứ vào sự thật, vào lời Phật dạy trong kinh nguyên thủy xa xưa, thì Hồ Chí Minh chính là bậc Chuyển luân thánh vương xuất hiện trong cuộc đời chỉ với mục đích duy nhất. Đứng lên vận động nhân dân phất cờ khởi nghĩa kháng chiến, đánh đuổi ngoại xâm, dẹp loạn cát cứ vùng miền, tiến tới thống nhất non sông, gom giang sơn về một mối, đưa nhân dân cùng bước vào đài xuân, vui hưởng khúc âu ca muôn thủa. Việc làm này thì chỉ những bậc mà Đức Phật từng nói, xác định là Chuyển luân thánh vương mới làm nổi, còn những hạng vua chúa thường thường sẽ không bao giờ thực hiện cho nổi cách nào. Bởi họ, những hạng vua chúa này không có cái năng lực vĩ đại để có thể bao quát nhiều vấn đề, từ chính trị, quân sự cho đến cách tiếp cận ngoại vật chung quanh và những đường lối, chính sách, cách đối nhân xử thế đối với nhiều hạng người ở trên nhiều lĩnh vực, phương diện. Đây chúng ta đứng bên ngoài nhìn vào, nói vào những gì đã từng xảy ra trước kia ở miền Bắc, tất nhiên là chúng ta phải đối chiếu với lời dạy của Đức Phật xưa kia ngày nay còn tồn tại trong kinh điển. Chứ chúng ta không thể nói ngoài kinh điển, ngoài lời dạy của Đức Phật. Nếu đứng ngoài hai trường hợp đặc biệt, mang tính giáo dục và định hướng này của Đức Phật, bậc thầy của trời người, và của sự thật từng xảy ra tại miền Bắc, chắc chúng ta cũng chả biết gì hơn ngoài việc biết chính quyền và nhân dân miền Bắc thời trước từng xây cho Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của họ một cái lăng vô cùng trang trọng, to lớn. Hết.
Riêng chúng tôi thì lại phát hiện, Hồ Chí Minh chính là sự tái sanh, trở lại của Quang Trung Nguyễn Huệ chỉ với mục đích duy nhất như đã từng thực hiện trước kia. Thống nhất non sông, gom giang sơn về một mối, tổ chức xây dựng và phát triển cuộc sống no ấm cho nhân dân, nhất phát triển lĩnh vực đạo đức, cách sống tốt đẹp cho người dân và cán bộ các cấp chính quyền. Chứ đất nước không thể bị chia hai, chia ba như thế do chủ trương, chính sách của các anh em Tây Sơn của mình thời kỳ đó bày, dàn ra với ba miền chia cắt Bắc Trung Nam rõ rệt. Miền Bắc thuộc về Quang Trung, miền trung do vua Thái Đức cai quản, miền nam thì do Nguyễn Lữ điều hành.
Do Quang Trung hoặc Hồ Chí Minh cũng chỉ là một người, là bậc Chuyển luân thánh vương của đất nước, dân tộc, cho nên sau khi nhân vật này ra đi thì họ sẽ được nhân dân của đất nước tiến hành xây dựng tháp hoặc xây lăng để thờ phượng, kính ngưỡng, bảo quản linh cữu, thi hài cho được lâu dài, miên viễn cũng là sự quyết định tất nhiên của nhân quả. Không ai có thể xen ngang vào chỗ này được ngoài quyết định của luật nhân quả.
Nếu sắp tới, những phát hiện của chúng tôi về dấu tích, linh cữu, thi hài của Hoàng đế Quang Trung được chính quyền, nhà nước Việt Nam tiến hành thăm dò và khai quật sau một quá trình tìm hiểu, xác định kể từ ngày triển khai cuộc họp tại Khách sạn Thành nội Huế hôm 16 tháng 06 năm 2018. Thì có lẽ, linh cữu, thi hài bậc Chuyển luân thánh vương Quang Trung Nguyễn Huệ sẽ được chính quyền và toàn dân tiến hành di dời trọng thể về Phượng Hoàng Trung Đô Nghệ An, và nhà nước sẽ động thổ, xây cho ngài một cái lăng vô cùng bề thế, trang trọng, to lớn để đặt linh cữu, thi hài của ngài vào đấy cho nhân dân ba miền cùng kéo về chắp tay kính ngưỡng, tưởng niệm công đức người đã hy sinh cả cuộc đời cho sự tồn vong của dân tộc, đất nước. Nối tiếp truyền thống đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên bờ cõi của tổ tiên giòng giống Lạc Hồng.
Chúng ta đã đọc xong bài viết mang tựa đề Xứng đáng được dựng tháp do Đức Phật thuyết giảng trong kinh Tăng Chi Bộ. Hy vọng sau khi đọc qua bài viết này với những giải thích cụ thể, cặn kẽ của chúng tôi, chắc tôi anh chị từ đây sẽ dễ dàng phân tích, hiểu ra đầu đuôi sự việc, rằng sau khi chết ai sẽ là người xứng đáng được dựng tháp hoặc xây lăng để cả một xã hội, nhân dân trong một đất nước tập trung về lễ lạy, kính ngưỡng, tôn thờ. Và những ai sau khi chết, nhất giới tu sĩ trong các hệ phái Phật giáo chỉ được tiến hành chôn táng bình thường, không được xây tháp, xây lăng như bao lâu nay đã đang thực hiện trên khắp mọi miền tổ quốc khiến hao tốn, lãng phí tiền của, vật chất, công sức của đàn na tín thí. Chưa nói thẳm sâu bên trong là vi phạm luật nhân quả, nhất xem thường lời dạy Đức Phật, người sáng lập Phật giáo.
Đọc đến đây, chúng ta cũng chỉ mới biết trong xã hội xưa nay ai là người được tôn xưng là bậc Chuyển luân thánh vương qua bài kinh trích trong Tăng Chi Bộ Kinh ở trên. Đoạn cuối này chúng tôi xin giải thích bốn chữ Chuyển luân thánh vương. Chuyển 轉 là quay vòng, đi vòng quanh, như khi vật thể nào mà có khả năng quay đi quay lại thì gọi là chuyển, như sự chuyển động của bánh răng nhựa hộp số đồng hồ treo tường, hộp số xe hơi, và sức chuyển động tự nhiên của trái đất kia vậy. Hoặc chuyển 轉 là sự chuyển vận, chuyển đổi, thay đổi của cuộc sống, cuộc đời sao cho phù hợp, thích ứng với tiến trình văn hóa, văn minh của xã hội và thế giới bao quát ngoài kia. Nói chung chuyển 轉 là sự thay đổi, chuyển đổi từ tình trạng này sang tình trạng, hoàn cảnh, thời thế khác cho được phù hợp, tốt đẹp hơn, rời xa quá khứ hiện đã lỗi thời, lạc điệu, xưa cũ. Như trường hợp những canh tân, thay đổi đường lối, chính sách của các thể chế chính trị qua các thời kỳ lịch sử. Ví dụ, sự thay đổi chính sách cai trị nhân dân của nhà nước phong kiến, quân chủ sang chế độ, chính sách dân chủ của nước Việt từ khởi nguồn cho đến nay.
Luân 倫 nghĩa là thường, tức là sự luân lý, cái đạo lý thường tồn, sống còn của loài người mà người ta cần phải noi theo. Như nhà thiền có câu Bình thường tâm thị đạo: đạo ở chỗ bình thường qua bốn tướng đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, ngủ, nghĩ, nói nín, chớ đạo không có là cao siêu, vĩ đại, to tát cả. Luân 倫 còn dùng để ám chỉ cho những hạng, bậc khác với kẻ phàm phu, tầm thường rất xa, như câu siêu quần tuyệt luân: người tài giỏi hơn tất cả các hạng, bậc. Luân 倫 vì thế còn gọi tắt là tuyệt luân: người có tài năng tuyệt vời, số một, không chê vào đâu được. Trong Kiều, hai câu 2451-2452 Nguyễn Du cũng có nói đến chữ luân -tuyệt luân- như sau:
Có quan tổng đốc, trọng thần,
Cùng Hồ Tôn Hiến chinh luân gồm tài...
Hồ Tôn Hiến chính là vua Thái Đức Nguyễn Nhạc. Quan trọng thần là Trần Quang Diệu. Còn quan tổng đốc là một nhân vật bí mật khác. Nói chung đây đều là những người có võ công vào hạng tuyệt luân, thượng thừa, đã cùng đứng ra nhỏ to bàn bạc, xầm xì, tổ chức, triển khai kế hoạch đánh úp vào kinh đô Phú Xuân, phục kích ám hại Quang Trung Nguyễn Huệ, tức tướng giặc Từ Hải ngay tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂, tức sông Hương vào tháng 9 năm 1792. Nhưng hai câu mật mã ám chỉ bí mật lịch sử tuyệt hay của thi hào Nguyễn Du về sau đã bị chỉnh sửa, xúm hiểu thành hai câu bậy bạ, tào lao bí đao khiến khi đọc qua cũng chả ai hiểu việc gì cho ra việc gì, có khi còn ú a ứ ớ đưa tay chỉ chỏ lung tung đây kia khiến gây ra mớ bòng bong rối rắm, kéo theo bao kẻ sính tật ăn theo nói leo từ bấy đến tận nay:
Có quan tổng đốc trọng thần,
Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài...
"Kinh luân" là hai chữ trống không, vô nghĩa, mà đó phải là "chinh luân" thì mới nói lên hết ý nghĩa thâm sâu của ngữ nghĩa và sự việc diễn ra lúc đó tại kinh đô Phú Xuân, vào tháng 9 năm 1792. "Luân 倫" nghĩa là tuyệt luân như đã nói, nghĩa này ám chỉ nhóm ba người, gồm Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc, trọng thần, tức Thiếu phó Trần Quang Diệu, và mặt mũi, tên tuổi quan tổng đốc vô cùng bí mật chưa tiện nói ra đều là những người giỏi, hay về võ nghệ, quân sự từng mang kiếm, mặc áo dạ hành xông xáo, chinh nam phạt bắc khiến các lực lượng đối kháng phải bao phen hồn xiêu phách lạc, bỏ chạy tán loạn, thây phơi khắp nẻo đường chiến cuộc từ ba miền Bắc Trung Nam từ khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn khởi lên vào năm Tân Mão 1771. Còn "chinh 征" mang nghĩa lột tả khi người lớn mang quân đi đánh kẻ dưới có tội thì gọi là chinh. Đồng thời, "chinh 征" cũng có nghĩa là chánh 正, chính 正, là ở vị trí chính giữa. Đây đều ám chỉ cho vị trí quyền lực chính trị và trong gia đình hoặc nơi đóng đô của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc so với Thuận Hóa của Nguyễn Huệ và Gia Định của Nguyễn Lữ. Tóm lại. Hai câu 2451-2452 được Nguyễn Du ám chỉ cho ba nhân vật chủ chốt của âm mưu, kế hoạch tiến đánh Phú Xuân, phục kích ám hại tướng giặc Từ Hải, tức Quang Trung Nguyễn Huệ ngay tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂 theo xác định của Nguyễn Du trong tập tình sử chốn quan trường 3254 câu lục bát truyện Kiều. Nhưng hai câu ám chỉ bí mật lịch sử, dùng vẽ ra mặt mũi, tên tuổi ba nhân vật chủ chốt của đại án NT 1792 này về sau đã bị chỉnh sửa khiến khi đọc qua người ta liền xúm cho đó là một người. Quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến. Người Tàu. Trong Kiều chúng tôi phát hiện có muôn vàn chữ sai lệch, bậy bạ do bị chỉnh sửa dạng đầu voi đuôi chuột như thế.
Luân 輪 còn có nghĩa là cái bánh xe. Bánh xe ở đây là bánh xe pháp, tức bánh xe thời cuộc hoặc bánh xe đạo lý. Bánh xe đạo lý được tượng trưng, dụ cho bánh xe luân hồi, bánh xe luân hồi là chỉ cho vòng tròn 12 nhân duyên. Còn bánh xe thời cuộc là chỉ cho sự thay đổi, chuyển vận thời thế trong một đất nước, địa giới rộng lớn nào đó. Như thời cuộc của nước Việt chẳng hạn. Lịch sử đã từng xác nhận, chỉ đến khi phong trào cách mạng nông dân Tây Sơn xuất hiện từ năm Tân Mão 1771 với linh hồn cuộc khởi nghĩa là người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ thì đất nước từ đó mới chính thức được thống nhất toàn vẹn từ khi nước Việt bắt đầu dựng quốc lập đô, trải qua các thời kỳ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Trong đó có sự chen ngang, tọa hưởng kỳ thành của triều Nguyễn Gia Miêu đến gần 150 năm. Nối tiếp theo, là sự xuất hiện của nhân vật lịch sử đặc biệt Hồ Chí Minh thì từ đó nước Việt mới chính thức trở lại của nhân dân, của phong trào cách mạng Tây Sơn từng khổ công gầy dựng, phát triển trước kia. Tóm lại. Luân 輪 ở đây nghĩa chính là cái bánh xe. Bánh xe thì như đã nói, đó là bánh xe 12 nhân duyên của đạo lý nhà Phật và bánh xe thời cuộc của đất nước, dân tộc trải qua các thời kỳ trên nước Việt. Luân 輪 còn gọi là quảng luân: chiều ngang, chiều dọc của trái đất về phía đông tây gọi là quảng, về phía nam bắc gọi là luân. Như vậy, có thể nói, luân 輪 là ám chỉ cho thời cuộc của hai miền thể chế chính trị Nam Bắc với sự xuất hiện của hai nhân vật lịch sử, trước là Quang Trung Nguyễn Huệ, sau là Hồ Chí Minh. Đồng thời, qua sự thay đổi, chuyển vận thời thế, chiến cuộc bất khả tư nghị này trên nước Việt ắt nó cũng sẽ là nhân tố tác động mạnh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thể chế chính trị của các nước bao quanh, trong kinh Đức Phật gọi là Tứ Niệm Xứ: bốn hướng đông tây nam bắc.
Thánh 聖 là hạng người đã qua tu dưỡng, rèn luyện nên có những nhân cách, đức tính tốt đẹp, thuần thiện hơn người, là người đã thoát ra khỏi những ham muốn tầm thường, phàm tục, chỉ làm những việc ích lợi cho quần sanh, đất nước, dân tộc. Nói chung phàm cái gì, việc gì mà tới chỗ tột bực, không thể nghĩ bàn thì gọi là thánh, như thánh thi Đỗ Phủ, thánh Gandhi, vvv... Thánh 聖 còn để chỉ cho những người tài cao học rộng, có đạo đức, nhân cách, trí tuệ hơn người, khác thường, như đức Khổng Tử, Lão Tử và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tóm lại. Thánh 聖 là chỉ cho những hạng, bậc xuất thế, phi thường, đã ra ngoài lẽ sống thường tình, cái hiểu của thế gian.
Vương 王 chỉ có nghĩa là vua. Bốn chữ Chuyển luân thánh vương 轉輪聖王 mang ý nghĩa đây là bậc thánh, là vua của các vua, là người có khả năng xoay chuyển thời thế, cục diện, chuyển bánh xe lịch sử, giúp cho con người, loài người thấy và hiểu được thế nào là chân lý vĩnh hằng của thế giới và vũ trụ. Lưu ý. Chuyển luân thánh vương 轉輪聖王 bao gồm luôn cả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hoặc những vị Alahán tu chứng có Tam minh-Lục thông, không còn tái sanh trong bể khổ luân hồi. Nếu như bậc chuyển luân thánh vương 轉輪聖王 sau khi ra đời, không từ bỏ gia đình, tìm đường xuất gia, tu hành chứng đạt đạo quả, tuyên thuyết chánh pháp, mở đường độ sanh cho nhân loại, thế giới thì người đó sẽ là vị vua chuyển bánh xe pháp, tức bánh xe lịch sử hòng thay đổi thời thế, cục diện chính trị trên đất nước của mình, giúp nhân dân thoát đời cơ cực, lầm than, nô lệ như Hoàng đế Quang Trung và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng thực hiện qua hai thời kỳ xưa nay.
Viết thêm đoạn. Bài viết này cung cấp những thông tin chưa từng có trong bất cứ dạng tài liệu nào của lịch sử xưa nay, cả của các cán bộ suốt cuộc đời mằn mò, lục lọi tìm hiểu, nghiên cứu về các nhân vật lịch sử, như Hồ Chí Minh, Quang Trung Nguyễn Huệ chẳng hạn. Hy vọng đây là bài viết rồi sẽ gây, tạo nhiều hứng thú, bất ngờ, cả bất bình, khó chịu cho giới nghiên cứu sử học chuyên, không chuyên trong và ngoài nước. Nhưng, nói gì thì nói, bao giờ cũng vậy, sự thật cũng vẫn cứ là sự thật. Nếu nó, sự thật không được nói hôm nay, thì ngày mai, hoặc lúc nào đó cũng sẽ có người âm thầm viết, nói ra để cho tất cả cùng có cái nhìn, hiểu như thật về nó. Phải không các bạn?