Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

GIƯỜNG THIỀN CỬA PHẬT CHIẾU BÀY RA...

GIƯỜNG THIỀN CỬA PHẬT CHIẾU BÀY RA...
Câu khai đề thứ nhất, chúng tôi còn gọi là hai câu nhập : vào, của bài luật Đường Khâm vãn Đan Dương Lăng của danh sĩ Ngô thì Nhậm, là người trong cuộc, trong ban tham mưu Tây Sơn Phú Xuân ngày ấy của việc tổ chức di chuyển linh cữu, thi hài vua Quang Trung từ Cung điện Đan Dương thuộc khu vực chùa Thiền Lâm xưa, ngày nay là 150 Điện Biên Phủ về dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai Nội trên đồi núi Dương Xuân Sơn, kiệt 15 Minh Mạng ngày nay:

 

Long ngự Nam quan tử dục đường...
龍御南棺梓浴溏

 

"Long ngự 龍御" là nơi vua ở, hoặc nơi chôn táng vua, nếu vua là người đã chết.
"Nam " là hướng nam.
"Quan " là quan tài, linh cữu để thi hài người chết vào rồi mang đi chôn. "Quan " ở đây là cái quan tài, dùng để ướp thi hài vua Quang Trung vào đấy, mang đặt dưới Cung điện ngầm khu vực Cung điện Đan Dương, chùa Thiền Lâm, sau di chuyển về dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai Nội, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng, bên cạnh đàn Nam Giao triều Nguyễn. Cuộc đất vùng này về mặt phong thủy, địa lý là nơi hội tụ linh khí rất đặc biệt, đã được cụ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chọn làm nơi chôn giấu thi hài vua Quang Trung, lần hai. Về sau, khi Nhà Tây Sơn đã cáo chung từ năm 1802, hữu ý vô tình, triều Nguyễn cũng chọn khu kế cận làm đàn Nam Giao dùng tế cáo trời đất mỗi dịp lễ lạc hằng năm. Đàn Nam Giao và điện Thái Hòa là một trục đường thẳng như sợi chỉ, băng qua bên kia sông Tiền Đường 前堂. Hai nơi cách nhau tầm 6km.
"Tử " là cây tử, còn gọi là tử đàn, hay cây gỗ sưa, là loại gỗ rất quý, hiếm, dùng đóng các loại đồ danh mộc, hoặc làm quan tài của vua chúa. Quan tài của vua vì thế còn gọi là tử cung.
"Dục " là tắm, hay dục là thấm đẩm, hụp lặn trong nước. "Dục " chỉ cho sự tắm, ngâm mình trong nước. Ở đây, "dục "" là nói, ám chỉ cho thi hài vua Quang Trung được ngâm, thấm, ngập trong loại dung dịch lỏng và dẻo như nước mật đường vậy để xác ướp được bảo quản lâu dài, không bị hoại diệt, tan rã theo quy luật vô thường sinh diệt.
"Đường " là gian nhà (lớn), ở chính giữa, dùng làm lễ. "Đường " còn là màu đỏ tía. Hay "đường " là chất lỏng, sệt, như chất nước mật mía đường vậy.
Ba chữ "tử dục đường 梓浴溏" cho biết thi hài vua Quang Trung ngày ấy được ban tham mưu Tây Sơn tiến hành ngâm, tẩm, thấm ngập trong dung dịch lỏng, sệt như nước mật mía đường trong một chiếc quan tài bằng gỗ tử đàn để xác ướp của Ngài được bảo quản lâu dài, cho khỏi bị tan hoại theo quy luật vô thường như đã nói.

 

Dịch nghĩa:
Thi hài vua (long) Quang Trung được ngâm trong dung dịch lỏng, sệt, dẻo như mật mía đường (dục đường) trong một quan tài bằng gỗ tử đàn (tử), còn gọi là gỗ cây sưa, là loại gỗ quý hiếm, mối mọt đầu hàng, để thi hài được bảo quản lâu dài, không bị hư hoại theo luật vô thường sinh diệt. Linh cữu, thi hài của vua được đặt để (long ngự) trong một ngôi nhà màu đỏ (đường), là Cung điện ngầm dưới đất, đầu Ngài hướng về phương Nam (Nam quan), là hướng quê nhà Tây Sơn, và là phần đất nước chưa được giải phóng, thống nhất, gom về một mối, do đoạn giữa là sự cai trị của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, anh Ngài. "Nam quan 南官" còn có nghĩa, ngoài nghĩa trên, đó là chỗ ngồi làm việc trong triều đình ở phương Nam, xứ Đàng Trong, nơi Ngô Thì Nhậm từng ngồi làm việc, phục vụ cơ chế, chính sách dưới triều Tây Sơn, nói "Nam quan 南官" theo nghĩa phương Nam là bởi lúc sáng tác bài thơ cuối cùng Khâm vãn Đan Dương Lăng hiện Ngô Thì Nhậm đang ở quê nhà Tả Thanh Oai, xứ Đàng Ngoài, năm 1803.

chùa

Chùa Thiên Thai Nội, mặt trước chùa nhìn về phương Bắc, sau lưng là hướng Nam

Ảnh là ngôi chùa chứa đựng một trời bí ẩn lịch sử Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế ngày nay. Mặt tiền chùa hướng ra Bắc, như vậy, sau chùa là hướng Nam, là nơi có đàn Nam Giao triều Nguyễn, và cũng là nơi tọa lạc của Cung điện Đan Dương và chùa Thiền Lâm xưa kia, ngày nay là 150 Điện Biên Phủ. Trong văn bản Đại Nam chính biên liệt truyện (sơ tập), quyển XXX "Ngụy Tây" các sử gia triều Nguyễn cũng có hé cho biết lăng mộ vua Quang Trung ngày ấy đã được "táng vu Hương Giang chi nam 葬于香江之南: táng ở bờ nam sông Hương". Còn bên tay phải chùa là hướng Đông, nơi tọa lạc cung điện, triều đình nhà Nguyễn và cũng là cố đô của Nhà Tây Sơn do đích thân Hoàng đế Quang Trung dựng lập. Ngài ở ngôi tại cố đô này với thời gian năm năm. Về sau, triều đình, cố đô của Nhà Tây Sơn đã được hay bị đập phá sạch sẽ, Kiều gọi là Vô Tích: không còn dấu tích, để xây dựng lên triều đình mới của nhà Nguyễn Gia Miêu như chúng ta thấy này nay sau khi Hoàng đế Quang Trung băng hà vào năm 1792. Vào năm Quý Sửu 1793 Nguyễn Quảng Toản lên thế ngôi vua cha, mới có 13 tuổi, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Thực chất, theo tìm hiểu của chúng tôi, có chứng cứ hẳn hoi, khi lên thế ngôi vua cha, lúc này Cảnh Thịnh đã 16 tuổi, vua sinh năm Đinh Dậu 1777.

chùa

Cổng vào chùa Thiên Thai ngày nay. Bên phải là chánh điện

Vua Cảnh Thịnh lên kế vị vua cha, ngồi làm việc, điều khiển các ban bệ triều chính, phục vụ nhân dân, xây dựng đất nước cho đến năm 1801 thì chấm dứt, bỏ chạy ra Nghệ An, rồi Bắc Hà, bởi từ tháng 5 Nguyễn Ánh đã kéo quân đánh chiếm Phú Xuân. Qua năm sau, 1802, Nguyễn Ánh xưng vương, lấy niên hiệu là Gia Long. Nhà Nguyễn đã cai trị đất nước non 150 năm, bắt đầu từ năm 1802 cho đến tháng 8 năm 1845, đời vua Bảo Đại, thì tập đoàn quân chủ phong kiến triều Nguyễn đã chấm hết kể từ đây sau khi ấn kiếm truyền thừa dòng họ đã bị phái bộ ngoại giao chính quyền cách mạnh lâm thời miền Bắc do nhà ái quốc Hồ Chí Minh phái vào Phú Xuân nói là làm việc, bàn chuyện chuyển giao chế độ, chính sách, còn thực chất, nói toạc móng heo, đó là họ vào tịch thu ấn kiếm mang tính truyền thừa, là ấn khả, báu vật, quyền tự trị thiêng liêng, vô cùng linh ứng, mầu nhiệm của dòng họ vua chúa thời phong kiến, mang tính truyền đăng tục diệm: sự kế tục, nối dõi của tông môn, dòng họ, không riêng vương triều Nguyễn Gia Miêu. Như vậy, ai dám nói, nhà ái quốc Hồ Chí Minh không phải là người đầu tiên trong lịch sử đất nước đã đứng lên phất cờ gióng trống, mở ra thời đại, triều đại mới trên nước Việt, và cũng là người đặt dấu chấm hết vĩnh viễn, mãi mãi đối với chế độ quân chủ phong kiến đã từng hình thành, bắt rể, khởi nguồn từ ngày nước Việt bắt đầu dựng quốc lập đô cho đến thời điểm ấy: tháng 8 năm 1945.

 

Chúng ta trở lại với câu nhập thứ nhất Khâm vãn Đan Dương Lăng. Như vậy, câu nhập thứ nhất KVĐDL được chúng tôi chỉnh lại như trên thì mới đúng với văn bản gốc của danh sĩ Ngô Thì Nhậm xưa kia, không sai mảy may, nhất rất đúng với hiện trường lịch sử, là ngôi chùa Thiên Thai Nội mặt tiền nhìn ra hướng Bắc, sau lưng là hướng Nam, như ảnh chụp. Để từ đây, với chứng tích, điển tích của quá khứ, của câu chuyện lịch sử, thì từ đó nhân vật Hồ Chí Minh mới có thể xuất hiện, tức sự tái sanh, trở lại của Hoàng đế Quang Trung được, trên xứ Bắc Hà. Và mục tiêu, đích nhắm đến của con người lịch sử này trong suốt cuộc đời hoạt động chính trị, của hiện tại, thời kỳ: giải phóng miền Nam, gom giang sơn về một mối, không thể để đất nước, lãnh thổ bị chia cắt ra làm hai, làm ba như thế như thời kỳ phong kiến mà Nhà Tây Sơn đã từng vướng phải trước kia. Nối tiếp là sự chia cắt đất nước do thực dân Pháp gây ra và cũng do dòng họ Nguyễn Gia Miêu dẫn vào, khởi đầu từ vua đầu triều Gia Long, thời còn bôn tẩu, tìm mọi cách chống phá cuộc cách mạng nông dân Tây Sơn do ba anh em Tây Sơn tam kiệt chủ trương, phất cờ khởi nghĩa, nổi lên chống chế độ bóc lột, tham nhũng, vơ vét, hà khắc nhân dân của tập đoàn thối nát Trịnh Nguyễn từ năm Tân Mão 1771.

la bàn

Còn câu hiện nằm trong văn bản Ngô Gia Văn Phái, trang 665 là câu hoàn toàn sai bậy, do đã bị cố ý chỉnh sửa từ trong dòng họ Ngô Thì, hay do tam sao thất bổn, cả bảy câu còn lại của KVĐDL cũng trong tình trạng sai bậy, tào lao thiên địa như thế cả:

 

Long ngự nan phan Tử Cực đường
龍御難攀紫極堂

 

Câu sai bậy, tào lao, trống không, vô nghĩa hoàn toàn so với câu chúng tôi phục hồi, chỉnh lại cho đúng với nguyên lý của một bài Đường luật: nhập /thượng /bình /thứ, nhất đúng với hiện trường lịch sử là ngôi chùa Thiên Thai Nội mà bốn bên đều chỉ về bốn hướng đông tây nam bắc như đã nói được người có tên là Ngô Linh Ngọc, trong Ngô Gia Văn Phái, dịch ra nghĩa và thơ là:

 

Khó níu được xe rồng trên cung Tử Cực*

 

Khó vượt thiên cung níu áo rồng...

 

*Cung Tử Cực: cung trời. Câu này ý nói Quang trung đã mất.

 

Ngô Linh Ngọc dịch và chú cung Tử Cực như thế. Chúng ta thấy thế nào?

 

Câu nhập thứ nhất KVĐDL chúng tôi chỉnh sửa, phục hồi, được dịch ra thơ như sau, cũng chưa nói, câu này mới chỉ dịch ra một nghĩa, nó phải được dịch ra mấy nghĩa nữa thì mới hết ý, đúng với những ám chỉ bóng gió, mật mã của danh sĩ dòng họ văn học Ngô Thì:

 

Vua ở Thiên Thai Nam Bắc hoài...

 

hoặc:

 

Vua ở (Long ngự) cung đan Nam hướng hoài (hề) ...

 

Chú thích:
Ảnh 3: Ảnh chụp la bàn điện thoại khi đứng trước chánh điện chùa, cho biết hướng phía trước là hướng Bắc, sau là hướng Nam, dấu tam giác đỏ. Ảnh mới chụp lại vào trưa ngày 22/02/2022, nhờ một người quen ngoài này chạy xe lên Thiên Thai chụp. Người ấy cho biết thời tiết ngoài này đang rét căm căm, có cả mưa nữa, không lớn lắm.
Ảnh 2: Ngõ vào chùa Thiên Thai Nội hiện nay. Bên tay phải là chánh điện, cửa luôn luôn đóng, chỉ mở vào hai ngày Mồng Một, và Rằm mỗi tháng. Xong rồi, đóng lại liền.
Ảnh 1: Chùa Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng ngày nay. Toàn bộ giàn khung gỗ cột kèo xuyên trính bên trong là còn lại từ xưa. Chỉ mãi về sau, vách tường xây bằng gạch vồ và vôi mật từ thời ấy, dày 6ocm, bị hư hỏng nặng, đã được phá bỏ, xây lại tường mới như hiện nay. Thầy trụ trì Chánh Phụng cho chúng tôi biết rõ như vậy, vào năm 2013 khi chúng tôi tìm về đây, ngồi yên lặng lắng nghe câu chuyện lịch sử xa xưa bắt đầu tự sự, hiển bày...

 

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang