Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

VỌNG QUAN ÂM MIẾU HAY SỰ LIÊN QUAN MẬT THIẾT GIỮA CÁC VĂN BẢN CỔ

VỌNG QUAN ÂM MIẾU
HAY SỰ LIÊN QUAN MẬT THIẾT GIỮA CÁC VĂN BẢN CỔ

望觀音廟
伊誰絕境構亭臺,
伐盡松枝墜鶴胎.
石穴何年初鑿破,
金身前夜卻飛來.
停雲處處僧眠定,
落日山山猿叫哀.
一炷檀香消慧業
回頭已 (隔 *) 萬重崖

 

Dịch âm:
Y thùy thuyệt (tuyệt?NV) cảnh cấu đình đài,
Phạt tận tùng chi trụy hạc thai.
Thạch huyệt hà niên sơ tạc phá,
Kim thân tiền dạ khước phi lai.
Đình vân xứ xứ tăng miên định,
Lạc nhật sơn sơn viên khiếu ai.
Nhất chú đàn hương tiêu tuế nghiệp,
Hồi đầu dĩ thủ vạn trùng nhai.

 

Dịch nghĩa:
Kìa ai xây đình đài ở chỗ xa xôi này,
Phát hết cành thông làm rơi trứng chim hạc.
Hang đá đục xoi tự thuở nào,
Tượng Phật thì bay lại đêm hôm trước.
Mây ngừng lại khắp nơi, nhà sư yên giấc,
Bóng chiều gác núi, đâu đâu cũng nghe tiếng vượn hú bi ai.
Một nén hương thơm làm tiêu tan tuệ nghiệp,
Ngoảnh lại đã cách xa muôn trùng núi non.

 

Dịch thơ:
Ấy ai cảnh vắng xây đài,
Thông trơ gốc cũ hạc rời ổ xưa.
Cửa hang mở tự bao giờ,
Phật vàng đêm trước bay vừa tới đây.
Nhà sư nằm ngủ bên mây,
Trên non vượn hú tối ngày kêu than.
Hương xông tuệ nghiệp tiêu tan,
Ngoảnh đầu đã thấy muôn trùng núi non.
(Phạm Khắc Khoan và Ngô Ngọc Can dịch)

 

Bình luận người thứ bảy
Bài thơ này không phải Nguyễn Du sáng tác, viết cho ngôi chùa Tương Sơn ở Quảng Châu Trung Quốc gì cả, nếu dựa theo mấy chữ "khước phi lai" tức "phi lai thạch" như các dịch giả chú giải trong tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du, trang 223-224. Mà ngôi chùa này Nguyễn Du dùng ám chỉ cho ngôi chùa Thiên Thai ở đỉnh núi Dương Xuân Sơn, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế.

sách

Miếu -của tựa đề Vọng Quan Âm Miếu- là đình, miểu, nơi thờ cúng quỷ thần, do dân làng lập ra. Nhưng miếu cũng gọi, còn đọc là miếu toán 廟算: mưu tính của nhà vua. Chưa nói, toán , , cũng đọc là toản. Toản là Quang Toản, là thái tử, con vua Quang Trung. Như chúng ta đã biết, sau khi vua Quang Trung băng hà vào năm 1792, năm Quý Sửu 1793 Quang Toản lên ngôi, kế vị vua cha, bấy giờ mới có 13 tuổi, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh, chăn dắt nhân dân bách tính tại Phú Xuân. Trong thời gian cai trị, từ năm 1793 đến tháng 5 năm 1801, là năm Quang Toản đã bỏ Phú Xuân, kéo quan quân chạy ra Nghệ An, rồi Bắc Hà, vua Quang Toản đã ký sắc lệnh, quyết định cho di dời linh cữu, thi hài vua cha Quang Trung hiện an trí dưới Cung điệm ngầm tại Cung điện Đan Dương, khu vực chùa Thiền Lâm về đồi núi Dương Xuân Sơn cất giấu, tránh sự theo dõi, dòm ngó của bọn phản quốc và đám tay sai nằm vùng thời điểm giữa hai năm đầu và cuối ấy của một triều đại, thời kỳ trước khi sụp đổ, cáo chung, rút lui vào bóng tối. Thế vào là sự cai trị nhân dân, đất nước của triều đại mới Nguyễn Gia Miêu, kéo dài non 150 năm, từ năm 1802 đến năm 1945 với lòng thù hận ngút trời của nhân dân ba miền. Chỉ đến khi nhân vật Hồ Chí Minh xuất hiện, mà chúng tôi từng cho đó là sự tái sanh, trở lại của Hoàng đế Quang Trung chỉ với mục đích duy nhất: đòi lại đất nước mà hữu ý vô tình do quá tin tưởng, đã để rơi vào tay Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc và đám loạn tướng gồm Trần Quang Diệu, Ngô Văn Sở, vvv... từ tháng 09 năm Nhâm Tý 1792 của hậu bán kỷ 18. Để rồi nhà Tây Sơn, quan binh và con cháu Tây Sơn từ đó đã bị kẻ chầu rìa, ăn có, tọa hưởng kỳ thành Nguyễn Ánh nhân cơ hội ngàn năm một thuở đã vùng dậy giết và dẹp sạch.

 

Như đã nói, khi nhân vật Hồ Chí Minh xuất hiện, tức sự tái sanh, trở lại của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn huyền thoại Quang Trung Nguyễn Huệ, thì nước Việt bấy giờ hiện dưới sự cai trị của Bảo Đại, ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, trong kia là nhân vật Ngô Đình Diệm, tức Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc, chớ không ai vào đây hòng trồng khoai đất này. Như vậy, vào thời điểm ngàn cân cắc cớ treo sợi tóc ấy, Hồ Chí Minh hiện trong tình thế lưỡng đầu thọ địch: trước mặt là hai thế lực, dòng họ Nguyễn Gia Miêu và nhân vật trá hình Ngô Đình Diệm. Và, với diễn biến lịch sử đất nước từ mốc tháng 8 năm 1945 sau đó cho đến nay, mùa xuân lịch sử 1975, đã cho chúng ta biết sự đối đầu của lãnh tụ Hồ Chí Minh và lực lượng kháng chiến lấy nông dân làm nòng cốt mà căn cơ là từ buổi ban sơ đã như thế của cuộc khởi nghĩa nông dân ấp Tây Sơn trước các thế lực kèn cựa nói trên đã đi về đâu.

 

Mây bay về đâu đó,
Qua miền biên giới nhớ cho ta nhắn đôi lời.
Quê hương ngày xưa ấy,
Đây người em gái vẫn yêu ai đến trọn đời.
Chờ người về chung xây miền Nam thêm yên vui,
Ngày mình gặp nhau không còn đau thương đơn côi.
Giờ này người đi trong gian khổ,
Thì hoa môi không nở, ánh mắt quên tình thơ...
(ĐÔI BÓNG-Lê Minh Bằng)  

 

Chúng ta trở lại với câu chuyện văn thơ. Chúng tôi lục, tra được trong tập Di văn thời Tây Sơn trên đất Thăng Long Hà Nội, trang 103-104, có hai câu đối ghi như sau:

 

地靈瀘傘支流會,
亻跡摩尼裔落來.

 

Dịch âm:
Địa linh Lô Tản chi lưu hội;
Nhân tích Ma Ni duệ lạc lai (hay tạo khai?NV).

 

Dịch nghĩa:
Dòng Lô non Tản đất thiêng cùng đổ về tụ hội;
Đất Phật*, dấu người còn đó, lưu lại cho cháu con.

 

Các câu đối-hoành phi này treo ở công quán triều Tây Sơn, có thể trong khu vực Hoàng thành Thăng Long, thời vua Cảnh Thịnh đã bỏ Phú Xuân chạy ra Nghệ An rồi Bắc Hà, từ năm Tân Dậu 1801 đến 1802 như đã nói.

sách

Xin các bạn lưu ý, trên cặp câu đối này có các chữ trùng với các chữ trên tấm văn bia tại Ngôi Tháp mộ trước chùa Thiên Thai, kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế ngày nay. Đó là các chữ "linh", "chi", "nhân", "ni", "duệ". Các chữ trên văn bia tại Ngôi Tháp mộ trước chùa Thiên Thai, ở giữa là bốn chữ: "Hiển Linh Chi Tháp", bên phải là 12 chữ "Y phu công tộc chưởng cơ duệ toán phu nhân khai tạo", bên trái 14 chữ "Thiên Thai tự ứng pháp sa di ni hiệu Như Đức húy Pháp Thành". Các chữ in đậm trong văn bia là các chữ trùng hợp với các chữ trên hai câu đối nói trên vậy.

văn bia

Văn bia tại Ngôi Tháp mộ trước chùa Thiên Thai. Ở giữa là bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp

Chưa nói, chữ Ma -trên câu đối/dạng nhất tự đồng âm đa nghĩa- cũng có nghĩa là mẹ, má, là người phụ nữ đứng tuổi. Xưa, tục gọi mẹ là ma ma. Theo phong tục, tập quán người Việt, vua Quang Toản gọi Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai là mẹ kế. Hoàng hậu Thu Mai là một trong những người trong ban tham mưu Tây Sơn đã quyết định, gồm La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, danh sĩ Ngô Thì Nhậm, riêng vua Quang Toản ký sắc lệnh, di dời linh cữu, thi hài vua Quang Trung từ Cung điện Đan Dương chùa Thiền Lâm qua chôn giấu tại đồi núi Dương Xuân Sơn, bên trên lập ngôi chùa Thiên Thai để che đậy sự thật, bí mật bên dưới.

 

So sánh sự trùng hợp của các chữ trên câu đối trong tập Di văn thời Tây Sơn trên đất Thăng Long Hà Nội và văn bia tại Ngôi Tháp mộ trước chùa Thiên Thai do chính danh sĩ, Tình phái hầu Ngô Thì Nhậm sáng tạo hòng đánh tráo khái niệm, che đậy sự thật bên trong và dưới Tháp, chứng tỏ, đây là thủ bút của vua Cảnh Thịnh chớ không ai khác. Ngày đó, sau khi chạy ra đất Bắc, Cảnh Thịnh đã viết các câu đối này để ám chỉ dấu tích, thi hài, linh cữu của vua cha hiện vẫn còn dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai do mình chỉ đạo, ký sắc lệnh, cho di dời từ Cung điện Đan Dương, khu vực chùa Thiền Lâm, Trong Kiều Nguyễn Du gọi là "Lâm Tri", về chôn giấu tại đồi núi Dương Xuân Sơn, dưới Cung điện ngầm, bên trên là ngôi chùa Thiên Thai Nội, do Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai ở trụ trì nhang khói, kinh kệ sớm hôm cho chồng theo truyền thống tín ngưỡng, bản sắc văn hóa đặc thù của dân tộc từ thời xa xưa.

chùa thiên thai

Chùa Thiên Thai Thiền Tự 

Các chữ Quan , Âm của tựa đề Vọng Quan Âm Miếu nên hiểu qua nghĩa nhất tự đồng âm đa nghĩa như sau:

 

Quan : Quang
Âm : Âm là số âm, phần âm, trái lại với chữ dương . Phàm sự vật gì có thể đối đãi lại, người xưa thường dùng hai chữ âm dương 陰陽 mà chia ra. Hoặc âm là ngầm, phàm làm sự gì bí mật không cho người biết đều gọi là âm. Như âm mưu 陰謀: mưu ngầm, âm đức 陰德: cái phúc đức ngầm không ai biết tới.

 

Tóm lại. Âm là những sự việc nằm trong bóng tối, không ai biết, ai hay gì cả. Ba chữ Quan Âm Miếu 觀音廟 hiểu theo nghĩa bóng gió, mật mã của Nguyễn Du ám chỉ là: cái miếu, đình này do vua Quang Toản và triều đình Tây Sơn -miếu- lập ra để chôn giấu thi hài, linh cữu vua cha Quang Trung -quan- bên dưới Cung Điện Ngầm -âm- vậy.

 

Bài thơ Vọng Quan Âm Miếu này đã bị sai lạc nhiều chữ, không còn đúng với văn bản gốc, do bị cố ý chỉnh sửa từ ai đó, lâu rồi, hoặc do tam sao thất bổn. Hầu hết những bài thơ của Nguyễn Du trong tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du không bài nào không bị sai lạc, lâm tình trạng dở khóc dở cười, chết dở sống dở như thế, có bài sai cả tám câu, như bài Vọng Thiên Thai Tự mà chúng tôi đã chỉnh lại toàn bài, đã có viết vài bài giải tạm mấy câu để chỉ cho mọi người thấy ra những chữ, từ sai lạc, vô nghĩa, trống không ấy. Vậy những ai khi dịch giải thơ Nguyễn Du, liệu có khả năng thấy và hiểu những chữ sai bậy, vô nghĩa ấy hay không? Hay cứ dịch và giải theo ý thích cá nhân, tổ chức, rồi cho in ấn, xuất bản và phát tán rộng khắp, mặc người đọc hiểu sao thì hiểu. Phần riêng mình chỉ biết thâu tóm danh lợi. 

 

Chúng tôi nắm trong tay quá nhiều những chứng cứ để đi đến xác định 100/100, kết luận như đinh đóng cột rằng ngôi chùa lịch sử Thiên Thai kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế ngày nay là nơi chôn giấu linh cữu, thi hài vua Quang Trung của ban tham mưu Tây Sơn ngày ấy, gồm vua Cảnh Thịnh, Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, danh sĩ Ngô Thì Nhậm. Ngoài những bằng chứng là các bài văn xuôi và thơ Đường luật hiện nằm bàng bạc trong 2 tập Ngô Gia Văn Phái, trong tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du, còn là bằng chứng qua hai câu đối trích trong tập Di văn thời Tây Sơn trên đất Thăng Long Hà Nội, trang 103-104 do NXBHN xuất bản Quý III năm 2010 với những chữ nghĩa mang tính đồng âm-nhất tự-đa nghĩa dùng ám chỉ, bóng gió nói trên của vua Cảnh Thịnh vào tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 nằm trước ngôi chùa chứa đựng một trời bí mật lịch sử Thiên Thai do chính mình dựng lập hòng chôn giấu linh cữu, thi hài vua cha vào năm Canh Thân 1801 khi đã chạy ra đất Bắc vậy. Nhưng trong văn bản, tập Di văn thời Tây Sơn trên đất Thăng Long Hà Nội, thì ghi là năm Cảnh Thịnh 1800?

 

Chú thích:
*Chữ Hán thứ tư câu cuối Vọng Quan Âm Miếu ghi là "cách ", nhưng lại dịch ra chữ quốc ngữ là "thủ", "hồi đầu dĩ thủ". "Thủ" thì đúng hơn, nhưng là chữ "thủ" nào, vì chữ thủ Hán ngữ có nhiều cách viết, không phải chỉ mỗi chữ, mỗi cách viết.  
**Đất Phật: ám chỉ kinh đô Phú Xuân, nơi vốn có rất nhiều chùa chiền, cũng là ám chỉ ngôi chùa Thiên Thai, nơi chôn giấu linh cữu, thi hài vua cha Quang Trung của vua Cảnh Thịnh thời ở tại điện Kính Thiên từ năm 1801 cho đến năm 1802, khi Gia Long đã đánh lấy được Thăng Long, lên ngôi tại Phú Xuân, tiến tới thống nhất đất nước.
Trích chú thích trang chữ Hán Hanosoft Dictionary:
① Cái miếu (để thờ cúng quỷ thần). ||② Cái điện trước cung vua, vì thế nên mọi sự cử động của vua đều gọi là [b]miếu[/b]. Như [b]miếu toán[/b] 廟算 mưu tính của nhà vua. ||③ Chỗ làm việc ở trong nhà cũng gọi là [b]miếu.

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang