Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

LONG NGỰ NAM QUAN TỬ DỤC ĐƯỜNG...

LONG NGỰ NAM QUAN TỬ DỤC ĐƯỜNG...*
...Sau khi bắt Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân và con gái thì Nguyễn Ánh đem hành hình một cách thảm khốc. Hành động trả thù của Nguyễn Ánh rất thù vặt, mất nhân tính, ác độc. Lịch sử còn ghi lại những hành động ác này để chứng minh tập đoàn phong kiến vương triều Nguyễn là những nhà vua không lấy đức trị dân, mà đàn áp bóc lột nhân dân.
 
Trước sự hành hình Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân và con gái, Vua Gia Long đang thị sát cuộc hành quyết, không bao giờ xúc động trước tiếng kêu cứu của một đứa bé vô tội, con gái Trần Quang Diệu, khi cháu kêu lên: "Mẹ ơi, cứu con với!". Tiếng kêu cứu làm đứt ruột nát lòng người mẹ. Nhưng lúc ấy, Bùi Thị Xuân cũng đang bị hành quyết như con, bị bốn ngựa xé xác, bà cất tiếng trả lời, an ủi con bằng nước mắt của người mẹ: "Hãy gan dạ lên con! Đừng sợ hãi bọn giặc bán nước. Chỉ có cái chết mới đền nợ nước, tình nhà. Chúng ta rất hãnh diện chết là vì quê hương tổ quốc con ạ!".
 
Một đứa trẻ vô tội có làm gì nên tội, mà phải bị xử tử cho bốn ngựa xé xác như vậy thật là tội nghiệp!
 
Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân là những tướng tá của Vua Quang Trung, thì phải hết sức phò vua giúp nước, nhưng khi bị bắt thì chỉ còn đem cái chết để đền ơn nước tình nhà, mà gọi có tội là không đúng. Khi hai bên đánh nhau, ai vì vua nấy; ai thắng làm vua, ai thua làm giặc, đó là lẽ thường; cớ sao khi thắng làm vua thì lại thù vặt, giết người như vậy? Thật là hẹp hòi, ích kỷ, thiếu lòng nhân ái! Bằng chứng khi vua Gia Long lên ngôi thì nhân dân khắp nước nổi lên chống chế độ phong kiến của ông.
 
Ngày 10 tháng 6 năm 1802, Nguyễn Ánh chiếm được thành Thăng Long. Vua Cảnh Thịnh và em là Nguyễn Quang Thùy chạy về Kinh Bắc thì bị Nguyễn Ánh bắt và hành hình. Vua Cảnh Thịnh không đủ tài đức điều quân khiển tướng, nên bị Vua Gia Long tiêu diệt. Từ đó quân Tây Sơn lần lần tan rã, tất cả tướng tá của Tây Sơn đều trốn chạy. Vì Vua Gia Long là một người tâm địa hẹp hòi, ích kỷ, thiếu lòng nhân, không biết chiêu dụ người hiền tài, nên thường truy tìm bắt tướng tá của Tây Sơn trả thù, khi bắt được thì hành hình thảm khốc như vợ chồng Trần Quang Diệu. Vì thế, ông sơ chúng tôi phải giả thường dân, trốn tránh vào trong miền Nam thành Gia Định.
 
Sau khi lật đổ nhà Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, xưng đế hiệu là Gia Long. Trước đó, Nguyễn Ánh nhiều lần bị quân Tây Sơn đánh đuổi phải chạy trốn ra đảo Phú Quốc lánh nạn; có khi phải chạy qua Xiêm La cầu cứu viện binh; có khi bị quân Tây Sơn đánh tơi tả không còn một manh giáp. Do đó, ông ôm hận thù, nên khi Vua Quang Trung chết và quân Tây Sơn tan rã, thống nhất được đất nước, Vua Gia Long quyết tâm trả thù, nên lúc bây giờ tướng tá của Tây Sơn chết do Vua Gia Long giết không biết bao nhiêu người mà kể. Thù hận đến nỗi, Vua Gia Long đào mộ Vua Quang Trung, lấy sọ đầu để vào cầu xí, hằng ngày đi tiểu tiện lên đó. Thật là một vị vua tâm lượng hẹp hòi đê tiện mà sử sách còn ghi, thật là đáng chê trách!
(Trích Lịch sử chùa Am, trang 41-44-Tác giả Thích Thông Lạc)
sách
Giảng đường Tu viện Chơn Như, gốc là chùa Am, do tướng Lê Văn Tâm dựng lập xưa kia
...Lúc bấy giờ dưới chế độ vương triều nhà Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Khi lên ngôi vua, Gia Long thẳng tay thi hành những chánh sách đàn áp, bóc lột nhân dân không thương xót. Nhà Nguyễn vơ vét của cải bằng cách bắt nộp cống phẩm, đánh nhiều loại thuế và thuế rất nặng: thuế buôn bán, thuế thân, thuế ruộng. Nhà Nguyễn thu thuế theo nguyên tắc bảo đảm thu nhập cho Nhà nước, bất chấp đời sống khổ cực của nhân dân và thiên tai mất mùa đói kém. Chế độ lao dịch cũng nặng nề, người dân phải đi lao dịch 60 ngày trong năm xây cung điện, thành lũy, lăng mộ. Nhân dân còn phải cung cấp vật liệu xây cất cho Nhà nước, cung cấp trang thiết bị và lương thực cho quân đội. Tục ngữ dân gian đã xác định sự thống trị tàn bạo của chế độ phong kiến vương triều Nguyễn:
 
"Thành xây xương trắng,
Hào đào máu dân"
 
Chính sách bóc lột, thống trị tàn bạo của vương triều Nguyễn làm cho mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến ngày càng gay gắt. Chưa có một triều đại nào trong lịch sử Việt Nam, vừa mới thành lập đã bị nông dân chống đối kịch liệt như triều nhà Nguyễn. Chúng ta hãy đọc những trang sử cận đại, để thấy rõ các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống đối các triều đại vương triều Nguyễn:
 
"Ngay từ năm 1802-1812 (đời Gia Long, NV) đã có 70 cuộc khởi nghĩa của nông dân. Đến đời Minh Mạng từ năm 1820-1840, đã có 200 cuộc nổi dậy lớn nhỏ. Thời Thiệu Trị từ năm 1841-1846, chỉ 7 năm có 50 cuộc khởi nghĩa.
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu là khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821-1827) ở Thái Bình; khởi nghĩa của Nông Văn Vân, vốn là nhà tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng), ông xưng là Tiết chế thượng tướng quân, kêu gọi đồng bào thiểu số chống lại triều đình. Cao Bá Quát, nhà nho, nhà thơ nổi tiếng đương thời, đã phất cờ chống lại triều đình năm 1845-1855".
 
Ở miền Nam, có cuộc khởi nghĩa lớn của Lê Văn Khôi. Cuộc khởi nghĩa này, ông cố (tướng Lê Văn Tâm, tức Võ Văn Dũng. NV) chúng tôi có tham dự, vì thế, tuy ở trong chùa, nhưng thường kêu gọi mọi người hãy đoàn kết dưới ngọn cờ của Lê Văn Khôi để chống lại triều Nguyễn.
 
Ông cố khéo gợi ý và thông tin cho những người dân biết, triều đại chúa Nguyễn bắt dân lao dịch làm phu nặng nề, mà còn sưu cao thuế nặng khiến nông dân quá cơ cực lại còn cơ cực hơn...
(Trích Lịch sử chùa Am, trang 50-53. Tác giả Thích Thông Lạc)
sách
Bình luận Người thứ bảy 
Ở trên là các đoạn trích trong tập sách Lịch sử chùa Am của tác giả Trưởng lão Thích Thông Lạc, viện chủ Tu viện Chơn Như. Sách do NXB Tôn Giáo ấn hành năm 2018. Đây là câu chuyện, bài viết của người thời nay, một tu sĩ Phật giáo, thuộc con cháu của danh tướng Võ Văn Dũng, người dưới trướng, theo phò Quang Trung Nguyễn Huệ từ những ngày đầu cuộc khởi nghĩa nông dân ấp Tây Sơn nổi dậy. Năm Tân Mão 1771. Các dạng ghi chép lịch sử thời trung đại từng cho chúng ta biết tóm tắt sự việc thời ấy như sau. Sau khi Quang Trung Nguyễn Huệ bất ngờ ra đi vào tháng 9 năm 1792, thì triều Tây Sơn bắt đầu suy yếu, từ đó kẻ phản dân hại nước Nguyễn Ánh, còn có tên là Chủng, mới có cơ hội móc nối đám đầu trâu mặt ngựa trong nước, ngoài nước nổi dậy chống nhà Tây Sơn. Nhà Tây Sơn chỉ tồn tại khoảng 10 năm, kể từ năm 1792 cho đến năm 1802, khi linh hồn cuộc khởi nghĩa nông dân đã ra đi, cũng là lúc Nguyễn Ánh đã đánh chiếm Phú Xuân, chuẩn bị kéo quan quân tấn công Bắc Hà, cứ điểm cuối cùng của Tây Sơn, nơi vua Cảnh Thịnh trú đóng, với niên hiệu mới: Bảo Hưng. Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, xưng vương, lấy niên hiệu là Gia Long. Cũng từ đây, sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh đã cho quan quân ngày đêm ráo riết truy lùng, bắt giết quan binh và con cháu Tây Sơn Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc ở cả ba miền đất nước. Trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc ấy, vì thế, những ai muốn sống sót, tồn tại, thì phải bỏ chạy thật xa nơi sinh sống, nhất khu vực Phú Xuân, Tây Sơn và các vùng phụ cận thì mới hòng thoát khỏi bàn tay vấy máu, tâm địa thù vặt, hèn hạ, nhỏ mọn của con cháu cùng những kẻ chỉ điểm, tai mắt vua quan triều Nguyễn Gia Miêu thời ấy. Dắt dây cả về sau, vắt qua đám vua cháu chắt bán nước hại dân đời sống hệt như hoa phù dung sớm nở tối tàn mà Bà Huyện Thanh Quan từng cảnh giác, nói xỏ xiên từ trước đó vào đám vua quan mà bà đã đang cúc cung phục vụ, làm việc qua bài Đường luật gợi nhớ gợi thương, đủ chất bi hài, nhìn xuyên mọi hiện tượng xã hội của tâm hồn nhà thi sĩ, từng biết rung động trước sự đổi thay, vô thường theo quy luật nhân quả, đại diện tri thức xứ Bắc Hà thời ấy:
 
...Mấy tàn sen rớt hơi sương ngự,
Năm sắc mây phong nếp áo chầu.
Sách lớp phế hưng coi đã rộn,
Chương hồi kim cổ lắng càng mau.
Người xưa cảnh cũ nào đâu tá?
Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu.
(CHÙA TRẤN BẮC)
 
"Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu" là mật mã, chiết tự của chữ Miên 3 nét, khi bị xóa, bỏ bộ chủ 1 nét ở trên, bằng danh từ mã hóa "trọc đầu" dễ gây ngộ nhận, thì chỉ còn là bộ Mịch 2 nét. Miên 綿 -nhất tự, đồng âm, đa nghĩa- là Bà Huyện ám chỉ vua Miên Tông Thiệu Trị. Mịch là cảnh âm u, tịch mịch, đen tối, nơi không chút ánh sáng mặt trời rọi, chiếu soi vào. Ý Bà Huyện nói xỏ xiên, mắng khéo đám vua quan triều Thiệu Trị Miên Tông toàn đám hôn quân, cò ke lục chốt dốt đặc, ngu si, chỉ giỏi nói láo, bóc lột, vơ vét nhân dân lao động khổ cực, hễ ai kêu than, chống cự lại thì liền chụp mũ, hô quân lính bắt giam nhốt tức khắc, có khi mang ra chém, trảm sạch, thậm chí, còn bị tru di cả tam tộc nữa là khác. Chớ Chùa Trấn Bắc không phải là Bà Huyện Thanh Quan dùng để mắng khéo, chửi đám thầy chùa nào cả. Bởi Bà Huyện vào Phú Xuân làm việc cho triều Thiệu Trị từ đầu năm 1841, vắt qua triều Tự Đức, sau khi vua Thiệu Trị bất ngờ ra đi, việc này Bà Huyện cũng có nhắc khéo trong bài luật Đường Chiều hôm nhớ nhà, như sau:
 
Gác kiếm quan ông rời huyễn phố,
Mở thừng nhục tử nhập cô thôn...
 
"Gác kiếm" là ám chỉ hành động tay đao miệng hò hét chém giết, vơ vét của quan ông Thiệu Trị. Câu "Mở thừng nhục tử nhập cô thôn" là Bà Huyện chỉ rõ cho mọi người thấy tình cảnh đám vua chúa, hôn quân vô đạo lòng tham sâu hơn biển, cao hơn núi cuối cùng khi chết chỉ còn cái xác hôi thúi, lo xúm khiêng đi chôn lấp nơi khỉ ho cò gáy cho mau, chớ còn được gì đâu, nào lầu đài, xe cộ, bạc vàng, cờ lọng, vợ đẹp con xinh cũng đành ném bỏ lại hết, ai làm gì đó thì làm, lại còn mang tiếng nhục, bị nhân dân chửi rủa đến muôn đời muôn kiếp. Rất tiếc mấy bài thơ răn đời, cảnh tỉnh tha nhân tuyệt hay này của Bà Huyện về sau đã bị chỉnh sửa sai be bét, chỉ còn những câu chữ vô nghĩa, trống không, rỗng tuếch, chả nói lên được gì. Chán. Văn với chả thơ.
sách
 
Như đã nói, để trốn tránh, không bị đám vua quan binh lính triều Nguyễn bạo tàn truy lùng, tìm bắt giết hại, thì danh tướng Võ Văn Dũng hồi đó phải rời bỏ quê hương, xứ sở Tây Sơn: núi hòn Dũng, trên này giờ vẫn còn ngôi chùa cổ, vách xây gạch, vữa bằng vôi trộn mật, chạy vào miền Nam, vùng Gia Định, sau dạt về ấp Gia Lâm, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh ngày nay, giả trang làm một tu sĩ Phật giáo, dựng lên ngôi thảo am bằng tranh tre đơn giản, đổi tên là Lê Văn Tâm, sống yên ổn qua ngày đoạn tháng tại đây cho đến cuối đời.
 
Đây là câu chuyện liên quan đến đời sống, sự tồn tại của quan binh nhà Tây Sơn-Võ Văn Dũng, tức tướng Lê Văn Tâm đổi lốt, và những gì được chính ngài Lê Ngọc An/Thích Thông Lạc, con cháu của tướng Võ Văn Dũng viết lại từ gia phả dòng họ do chính ông sơ của ngài ghi chép để lại cho con cháu đời sau nói về chính sách, chủ trương cai trị nhân dân, đất nước của triều Nguyễn ngày ấy là thế nào. Còn câu dùng làm tựa đề bài viết "Long ngự nam quan tử dục đường" là của danh sĩ Ngô Thì Nhậm sáng tác vào năm 1803, sau khi dính trận đòn thù quá nặng của cố nhân Đặng Trần Thường năm 1802, bài Khâm vãn Đan Dương lăng. Lúc ấy, do biết mình không còn sống được bao lâu nữa sau trận đòn rửa hận của Đặng Trần Thường vào năm 1802 tại sân Văn Miếu Quốc Tử Giám, mà điển tích câu chuyện vẫn còn lưu đến ngày nay trong văn học: Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai?/Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, bởi thời thế thế thời phải thế! Trước khi chết, Ngô Thì Nhậm còn kịp làm bài thơ gọi là lời trăn trối sau cùng: xa rồi Đan lăng ơi? dùng ám chỉ nơi chôn giấu thi hài, linh cữu người anh hùng áo vải Tây Sơn, đồng thời, qua đó cũng nói cho lich sử biết rõ mình từng bị cố nhân Đặng Trần Thường gởi trát mời lên Văn Miếu Quốc Tử Giám đánh đập, tra gạn về chuyện gì. Câu khai đề "Long ngự nam quan tử dục đường" có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa, hiện Gia Long -long- đang tắm máu -tử dục- quan binh, tướng tá và con cháu Tây Sơn tại -quan- triều đình Phú Xuân -đường- ở phương nam -nam- đó thôi. Bởi trong suốt thời gian này, từ khi Ngô Thì Nhậm rời khỏi chính trường Phú Xuân vào năm 1794, quay về Tả Thanh Oai xứ Đàng Ngoài sống trầm mặc, tìm vui đạo lý giải thoát trong chiếc áo tu hành của một thiền giả Trúc Lâm. Thời điểm này nhà Tây Sơn vẫn còn tồn tại. Cho đến khi Nguyễn Ánh chiếm được Phú Xuân, vua Cảnh Thịnh bỏ kinh đô của vua cha khổ công gầy dựng, bỏ chạy ra Bắc Hà, trú đóng tại diện Kính Thiên từ năm 1801. Tiếp nữa, qua năm sau, 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc Hà đánh và bắt được anh em vua Cảnh Thịnh, cho áp giải về Phú Xuân thọ hình. Ngô Thì Nhậm lúc này cũng vẫn còn ở tại Tả Thanh Oai. Có thể nói, thời ấy lúc nào họ Ngô cũng chú ý, căng hết các căn ra để nghe ngóng mọi động tịnh từ kinh đô Phú Xuân để xem bạo chúa Gia Long và đám quan quân hăng tiết đã phát hiện ra nơi chôn giấu thi hài, linh cữu thần tượng, bậc minh chủ của mình hay chưa? Niềm hy vọng của họ Ngô thật ra là quá mong manh trong thời điểm ngàn cân cắc cớ treo sợi tóc ấy. Họ Ngô chưa biết lúc nào sự việc bí mật tại ngôi chùa Thiên Thai bị bại lộ, phát giác.
 
Cho nên, những gì được danh sĩ dòng họ Ngô Thì nói trong bài thơ cuối cùng Khâm vãn Đan Dương lăng thật ra chỉ có giá trị trong vòng 10 năm, từ 1792 đến 1803, năm họ Ngô ra đi. Từ đây, họ Ngô không còn biết gì nữa, mọi việc phó mặc cho thời cuộc, cho nhân quả quyết định. Nói thế bởi Ngô Thì Nhậm là người am hiểu Phật giáo, cũng là một tu sĩ Phật giáo, dòng thiền Trúc Lâm, thì Ngô đâu còn xa lạ gì chuyện nhân quả nghiệp báo, sự trả vay, được mất, có không của đời sống hữu hạn con người trong cuộc tồn sinh cộng trú này đâu?
 
Bài viết này chủ đích không phải nói lê thê dài dòng về sự còn mất của câu chuyên lăng mộ, dấu tích vua Quang Trung, mà chỉ nói về chính sách, chủ trương cai trị của vua quan triều Nguyễn trong thời ấy từng như thế nào. Cách họ sống kiêm chính sách, chủ trương cai trị và làm việc, xây dựng đất nước của họ có được lòng dân hay không? Nối theo là những gì được nói, viết, công bố cho lịch sử biết rõ sự thật từ những con người trong thời ấy, như câu khai đề Khâm vãn Đan Dương lăng "Long ngự nam quan tử dục đường" của danh sĩ dòng họ Ngô Thì, bài thơ Chùa Trấn Bắc của Bà Huyện Thanh Quan, và những ghi chép trong gia phả của danh tướng Võ Văn Dũng, tức Lê Văn Tâm, về sau được ngài Lê Ngọc An/Thích Thông Lạc viết thành sách, tập Lịch sử chùa Am, qua những trích đoạn ở trên, tất cả đã giúp cho con người và xã hội ngày nay có cái nhìn và cái hiểu như thật về triều đại 9 chúa 13 vua này rồi vậy. Ấy mà sao người ta hiện đã đang xúm tìm mọi cách tôn xưng, tán thán, nức nở ngợi khen triều đại 9 chúa 13 vua phản dân hại nước quá bạo tàn, khát máu như thế?
 
Có thể nói, đám con cháu giòng họ Nguyễn Gia Miêu này mà trở lại thì nó giết sạch không còn một ai, chớ không phải nó chỉ giết những người theo Tây Sơn Nguyễn Huệ đâu!
 
Ai chủ trương?
(Viết 6h7 phút ngày 6/6/2022)
 
Chú thích:
Câu khai đề bài luật Đường Khâm vãn Đan Dương lăng của danh sĩ Ngô Thì Nhậm, về sau đã bị tam sao thất bổn hay do cố ý chỉnh sửa từ những ai đó, có thể từ con cháu trong giòng họ Ngô Thì chăng, như sau:
Long ngự nan phan Tử Cực đường...
(Khó vượt thiên cung níu áo rồng/Ngô Linh Ngọc dịch...)
Sách Ngô Gia Văn Phái, tập I, trang 667, giải thích câu khai đề này như sau: "Cung Tử Cực: cung trời. Câu này ý nói Quang Trung đã mất". Sai một ly đi một dặm vậy. Nói gì sai toàn bài.

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang