ĐƯỜNG VÀO THIÊN THAI
Người dân Huế, nhất giới cán bộ quản lý văn hóa, cả các tu sĩ Phật giáo hiện nay đã đang bị nhập nhằng, lẩn thẩn, bế tắc, tìm mãi không ra lối thoát bởi sự mơ hồ, ngơ ngác do sự thật đã bị chính họ đánh tráo tài tình thế này đây. Ấy hiện ở Huế có hai ngôi chùa đều mang chung tên là Thiên Thai. Một nằm ở đường Minh Mạng, kiệt 15, bên hông Đàn Nam Giao, chùa do thầy Chánh Phụng trụ trì. Một nằm ở tuốt núi Thiên Thai, trước do Hòa thượng Thích Thiện Siêu trụ trì, nhưng tên chùa là Thiền Tôn. Chả hiểu thế nào người ta lại gọi chùa Thiền Tôn là chùa Thiên Thai Nội. Còn chùa Thiên Thai lại bị gọi là Thiên Thai Ngoại?
Theo chúng tôi, ngôi chùa ở kiệt 15 Minh Mạng mới là chùa Thiên Thai Nội. Ngôi chùa này trộm nghe thi hào Nguyễn Du đã từng đến thăm và làm bài thơ Đường luật, tựa là Vọng Thiên Thai Tự. Nhưng thật ra, bài thơ này không phải của Nguyễn Du sáng tác, mà của một người khác, chúng tôi đã biết rõ nhân vật đó là ai. Bởi căn cứ vào những mật mã trong bài thơ nghiệt ngã này thì Nguyễn Du thời gian này đã không còn nữa. Nghĩa là đã qua năm 1820 -năm mất Nguyễn Du- rất xa.
Cửa chùa Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng luôn luôn đóng kín mít thế này đây? Tại sao
Có điều đáng nói, bài thơ này đã bị chỉnh sửa be bét cả tám câu, không phải như trong tập thơ chữ Hán Nguyễn Du hoặc trong tập đặc san Liễu Quán số 1 ra tháng 1 năm 2014 (trang 68) đã lưu hành, phát tán bấy lâu. Nhưng chúng tôi là người có khả năng phục hồi lại những bài thơ bị chỉnh sửa be bét dạng như vậy. Đó là lý do để chúng tôi dám khẳng định bài thơ này không phải của Nguyễn Du sáng tác.
Trong bài thơ này có những thông tin rất quan trọng để làm sáng tỏ lại vấn đề Ngôi Tháp mộ của Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai. Ngoài chúng tôi ra thì không một ai bây giờ có khả năng làm sáng tỏ lại những sự thật này được cả. Kể cả chỉnh lại một vài chỗ trong tập truyện Kiều. Tin hay không là quyền của các bạn và mọi người.
Còn ngôi chùa trong kia là Thiền Tôn, ngôi chùa này thật ra chả có thi hào Nguyễn Du nào đến thăm viếng, đề thơ kỷ niệm kỷ niếc gì cả. Đây chỉ là sự ngộ nhận, xúm đè ngắt râu ông Tư Cò đem ịn cằm bà Chín xôi bắp của những nhà làm văn hóa và tôn giáo ở Huế khiến sự thật đang ở gần trong tầm tay lại bị đẩy đi quá xa, đến ngút ngàn thăm thẳm sơn khê, qua bao đồi núi chập chùng, sương khói mênh mông. Người Huế mộng mơ bây giờ cần thức tỉnh trước sự việc nhập nhằng, mơ hồ này giùm cho chút.
Bốn chữ Thiên Thai Thiền Tự treo trước tượng Đức Phật trong chánh điện chùa Thiên Thai
Chúng tôi có những chứng cứ cụ thể, rõ ràng, chi tiết để chứng minh rằng ngôi chùa ở kiệt 15 Minh Mạng mới chính là chùa Thiên Thai Nội. Và một khi sự thật đã được xác nhận chính xác, đúng đắn như thế thì ngôi chùa kia là chùa Thiền Tôn, nằm ở núi Thiên Thai, chớ không phải là chùa Thiên Thai, nằm ở núi Thiền Tôn! Xin các bạn từ lưu ý cho đến lưu ý đoạn này giùm cho chút. Ai lại nói tréo cẳng ngỗng trật cù chìa như thế? Cũng như duyên thứ ba trong Thập Nhị Nhân Duyên là Danh sắc, nhưng lại bị người ta xúm đè sửa thành duyên Thức. Đây là cái sai rất nguy hiểm, trầm trọng trong nội bộ Phật giáo.
Nếu duyên thứ ba là Danh sắc, không phải duyên Thức như các kinh sách Phật giáo đã ghi chép, truyền tụng. Vậy Danh sắc là gì?
Danh Sắc là danh tính hay màu sắc, sắc tướng. Đây là từ Hán hóa nên chúng tôi giải thích theo Hán hóa. Danh là tên gọi, tên đặt của một giống loài nào, như cây xoài, cây ổi, cây mận. Tính là phẩm chất, cá tính của giống loài đó, như phẩm chất của xoài khác với dừa, thơm, mít, còn cá tính, tức đặc tính của loài khỉ thì khác biệt hoàn toàn với loài cọp, nai, vv... Rồi màu sắc và sắc tướng của mỗi loài, mỗi giống cũng đều khác nhau, không trùng lặp. Cây ớt, cây tre thì thấp hơn, khác hơn cây chanh, cây trúc, vvv...
Như vậy, khi đã làm rõ nghĩa hai chữ Danh sắc, thì Danh sắc bây giờ bạn cần phải hiểu qua nhiều chặng, nhiều đoạn như sau. Danh sắc chính là đất/nước/gió/lửa. Khi tứ đại đất nước gió lửa có rồi thì bây giờ mới xuất hiện các hành tinh. Trong vũ trụ có rất nhiều những hành tinh chết, rất ít những hành tinh sống. Lấy điển hình Thái dương hệ của chúng ta đang sống chỉ duy nhất trái đất là có sự sống, các hành tinh còn lại là hành tinh chết, tức không có sự sống. Hành tinh sống là có sự tồn tại, phát triển của các loài thảo mộc, cỏ cây. Cỏ cây thảo mộc vẫn gọi là Danh sắc đấy!
Khi các loài thực vật, thảo mộc đã có rồi thì theo đó các chủng loại côn trùng lớn nhỏ, nói tóm gọn là các loại bò bay máy cựa từ đó mới có điều kiện sinh sôi, nảy nở và tồn tại, phát triển. Tiếp đó là các loài thú lớn, thú nhỏ. Sau hết là giống khỉ vượn, rồi con người.
Theo đó, căn cứ vào quá trình tiến hóa, thay đổi của vũ trụ quan, nhân sinh quan trong bài kinh Thập Nhị Nhân Duyên, thì chúng tôi dám xác định tổ tiên của loài người là từ loài cỏ cây thảo mộc tiến hóa, biến hóa, gọi là hóa sanh ra, chớ không phải từ loài khỉ vượn như các nhà khoa học đã xác định xưa nay trong hành trình đi tìm nguồn gốc nhân loại, con người.
Nếu một khi đã hiểu được sự thật này rồi thì xin các bạn đừng bao giờ có những hành động tàn hoại, tiêu diệt các loài cỏ cây thảo mộc nữa đấy. Bởi cỏ cây thảo mộc mà bị tiêu diệt mất sạch rồi thì chẳng những riêng bạn mà muôn vạn loài chúng sanh trên hành tinh, trong vũ trụ rồi sẽ biết đi đâu, về đâu? Nhất những khi bạn cao hứng, muốn viết văn, làm thơ thì bạn làm sao có thể có điều kiện y cứ, dựa nương vào để viết ra những lời thơ, ý tưởng tuyệt hay thế này:
Chiều xưa có ngọn trúc đào...
Con người xưa nay vốn có nhiều cái sai, cái bậy lắm, không phải ít đâu.
Tuy Phước, lúc 19h19 ngày 2 tháng 03 năm 2017
Kính bút.
Bốn niệm xứ