Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

NGUYỄN DU TRƯỚC NGÃ BA LỊCH SỬ

NGUYỄN DU TRƯỚC NGÃ BA LỊCH SỬ

Im lặng không phải là vàng hay nhẫn nhục, hùng biện. 
Mà im lặng chỉ là sự tối tăm và bảo thủ của ý thức hệ.
Trong truyện Kiều Nguyễn Du cho biết rõ Thúy Kiều, tức Bắc Cung Hoàng Hậu có tên là Hoàng Thị Thu Mai. Nhưng cái tên này được ẩn giấu dưới những câu lục bát tả cảnh, tả tình hay, đẹp, đặc sắc. Muốn hiểu nó như thế nào thì cần phải biết chữ Hán và Nôm. Nhưng nếu không có người khơi, vạch ra thì cũng chả ai biết câu đó là câu nào, đoạn nào? Bằng chứng hơn hai trăm năm rồi mà có ai biết chuyện gì cho ra chuyện gì đâu? Thậm chí, người ta còn cho đây là câu chuyện ở bên Tàu, do Thanh Tâm Tài Nhân viết bằng văn xuôi, Nguyễn Du đi sứ mang về dịch ra thơ lục bát đọc chơi cho vui tai vui miệng.

 

Trong này còn rất nhiều bí mật nữa chứ không phải chỉ bấy nhiêu, nội tên tuổi, mặt mũi Hoàng hậu không thôi. Nhưng như đã nói toàn bộ sự việc đã được mã hóa ra những câu lục, câu bát tả tình, tả cảnh thì làm sao ai biết chuyện gì là chuyện gì?

 

Chúng ta cũng cần phải biết tại sao Nguyễn Du không nói thẳng ra sự thật mà lại phải ẩn giấu, mã hóa tên tuổi những người liên quan đến cá nhân mình và lịch sử như vậy. Chuyện này không khó hiểu.

sách

Dân tộc Việt Nam điên đảo vì truyện Kiều. Do đâu?

Đồng ý Nguyễn Du là người có tư tưởng chống đối phong trào cách mạng Tây Sơn-Nguyễn Huệ đến tận cùng. Nhưng ngặt một nỗi người xưa, tức Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai, chị của Thúy Vân lại là vợ của Quang Trung-Nguyễn Huệ. Mà Thúy Vân, em Thúy Kiều Thu Mai lại là vợ Nguyễn Du. Nếu Nguyễn Du nói ra sự thật thì chẳng những mồ mã người xưa sẽ bị quật phá tan hoang mà mạng sống Thúy Vân, vợ của mình cũng làm gì còn đối với đám vua quan giết người không biết gớm tay là gì. Kể cả mạng sống của Nguyễn Du và con cái, thêm nữa là Hoàng Quang và bà Nguyễn Thị Huyền, em và mẹ vợ Nguyễn Du, mẹ ruột mấy chị em.

 

Đó chính là những lý do, nguyên nhân để Nguyễn Du tìm cách đánh lừa dư luận khi nói rằng cốt truyện là do Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu sáng tác. Do mình đi sứ sưu tầm được nên mang về dịch ra thơ lục bát, đặt tựa là Đoạn Trường tân Thanh, sau đổi lại là Truyện Kiều.

 

Nhưng khi đọc qua nội dung truyện Kiều thì đám vua quan nhà Nguyễn thời ấy làm sao không biết đây là câu chuyện có liên hệ đến Tây Sơn-Nguyễn Huệ? Vì thế, truyện đã bị nhà Nguyễn xúm đè sửa rất nhiều. Sau đó là do tam sao thất bổn của xã hội bên ngoài. Bản Kiều mà các bạn đang đọc có muôn vàn những cái sai, chữ sai trong đó. Có những đoạn chúng tôi chỉnh lại được, nhưng cũng có những đoạn không thể chỉnh gì được.

 

Nói tóm lại. Chúng tôi sở dĩ xác định Ngôi Tháp ở kiệt 51 Minh Mạng là Tháp của Bắc Cung Hoàng Hậu ấy là do liên hệ đến đoạn chị em Thúy Kiều đi chơi tiết Thanh Minh gặp mã nàng Đạm Tiên nằm bên vệ đường. Nhịp cầu nho nhỏ giữa ghềnh bắc ngang... chính là cây cầu Lim nằm dưới chân dốc đường Minh Mạng ngày nay. Nếu các bạn ra Huế, đến ngay khu vực này các bạn sẽ biết chúng tôi nói đúng sai liền thôi. Từ Tháp mộ Hoàng hậu đến cầu Lim khoảng 80m trở lại.

tháp mộ

Ngôi Tháp mộ của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai ở kiệt 51 Minh Mạng tp Huế

Vậy xin mời các bạn một chuyến ra Huế để xem di tích lịch sử có thật mà cứ ngỡ như chuyện thần tiên cổ tích mộng mơ...

 

"... Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông theo ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn lạy gởi tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phận sao phận bạc như vôi,
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Khiêm lang! Hỡi Khiêm lang*!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!..."

 

Chú thích: *Khiêm Trọng, không phải là Kim, đó là chữ đã bị chỉnh sửa từ lâu.

 

Tuy Phước, lúc 14h09 ngày 13 tháng 03 năm 2017
Kính bút.
Bốn niệm xứ.

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang