Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

DÁM LÀM NHỮNG VIỆC NGƯỜI KHÁC KHÔNG DÁM LÀM

DÁM LÀM NHỮNG VIỆC NGƯỜI KHÁC KHÔNG DÁM LÀM
Kẻ an phận thủ thường luôn thích đi theo gót chân người khác. Nhưng thế giới này lại cần đến những người có óc sáng tạo. Chỉ họ mới có thể rời bỏ được những con đường quen thuộc để bước chân vào một thế giới mới lạ.

 

Trên đời này có một loại người luôn cố sống cố chết ôm lấy phép tắc của những người đi trước để lại, đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm, không dám đi chệch một bước. Trong con mắt của họ, thế giới là đứng im, bất động, chí ít không biến đổi nhanh như thế! Họ cứ ngoan cố cho rằng: "Cách làm này 5 năm trước rất hiệu quả, đương nhiên bây giờ nó vẫn phát huy tác dụng".

 

Đời nhà Tần, khi Thương Ưởng đề xướng "biến pháp", đại thần Cam Long đã kiên quyết phản đối: "Các bậc thánh nhân ngày trước dạy dỗ dân chúng mà không hề thay đổi phong tục tập quán của dân, các bậc quân vương sáng suốt cai trị đất nước mà không cần phải thay đổi luật pháp. Như thế sẽ không phải tốn nhiều công sức mà vẫn có thể thành công. Làm việc theo phép tắc của tổ tông để lại, quan lại thông thạo mà dân chúng cũng quen, tại sao cứ phải 'biến pháp' nhỉ?"

 

Thương Ưởng phản bác lại: "Kẻ an phận thủ thường chỉ biết làm theo những thói quen cũ, kẻ hủ nho chỉ biết cặm cụi trong mớ kiến thức lỗi thời. Cho những hạng người này làm quan, giữ gìn luật pháp còn thể được, chứ không thể bàn luận cái lý lẽ của việc "biến pháp" với họ, vì tư tưởng của họ quá bảo thủ. Từ cổ chí kim, có gì là không thay đổi kia chứ? Bao đời nay, người hiền tài luôn thay đổi lễ nghi, thay đổi luật pháp, còn kẻ ngu ngốc không hiểu được cái lý của việc thay đổi nên mới ngăn cản chuyện 'biến pháp'".

 

Đại phu Đỗ Chí tuy không đưa ra được lý do phản đối, nhưng lại nói một câu chắc như đinh đóng cột: "Dù thế nào chăng nữa thì bắt chước cố nhân là vô tội, làm theo lễ giáo của tổ tiên thì sẽ không bị sai lầm".

 

Thương Ưởng nói: "Từ trước đến giờ việc cai trị đất nước không phải là không có thay đổi, hơn nữa cũng không có một phương pháp nào bất biến nào. Thương Thang và Chu Vũ Vương đều không bắt chước phép tắc, lễ nghi của người đi trước, nên họ có được thiên hạ. Hạ Kiệt và Ân Trụ không thay đổi lễ pháp mà lần lượt bị diệt vong. Có thể nói rằng, đi ngược lại phép tắc, lễ nghi của tổ tông chưa chắc đã là sai, tuân theo phép tắc, lễ nghi của tổ tông chưa chắc đã là đúng".

 

Nghe Thương Ưởng biện bạch, Tần Hiếu Công cảm thấy có tình có lý, nên kiên quyết ủng hộ chủ trương "biến pháp" của Thương Ưởng.

 

Sau khi thực hiện "biến pháp", nước Tần dần dần trở thành nước có thực lực mạnh nhất trong số 7 nước chư hầu. "Biến pháp" của Thương Ưởng đã đặt nền móng vững chắc giúp nước Tần sau này thống nhất thiên hạ.

 

Thời Hy Lạp cổ đại cũng có một câu chuyện sâu sắc thể hiện tầm quan trọng của việc phải thay đổi cách làm cũ. Dũng cảm phá vỡ lối tư duy theo kiểu lối mòn, thường đem lại những thu hoạch bất ngờ.

sách

Thời bấy giờ, bất kỳ người nào ở nơi khác đến thăm miếu thờ thần Jupiter ở Phrygia, đều được dẫn đi thăm chiếc xe trâu của vua Gordias. Ai cũng đều trầm trồ khen ngợi cách vua Gordias buộc cái ách lên càng xe.

 

Một du khách nói: "Phải là người thông minh tuyệt đỉnh mới có thể buộc được chiếc nút thắt như thế này".
Người coi miếu thần trả lời: "Anh nói rất đúng. Nhưng người có thể gỡ được chiếc nút thắt này lại càng giỏi hơn".
"Tại sao vậy?"
"Gordias chỉ là một ông vua của đất nước Phrygia nhỏ bé, nhưng người có thể gỡ được chiếc nút này sẽ biến cả thế giới thành đất nước của mình".

 

Từ đó, hằng năm thường có rất nhiều người đến xem chiếc nút thắt của vua Gordias. Hoàng tử và đại thần của các nước đều muốn gỡ được chiếc nút thắt đó. Nhưng họ không biết bắt đầu từ đâu bởi vì chẳng có ai tìm thấy đầu của sợi dây thừng đó.

 

Sau khi vua Gordias qua đời được vài trăm năm, hậu thế vẫn còn nhớ rằng ông là người đã thắt chiếc nút kỳ diệu đó, vẫn còn nhớ rằng chiếc xe của ông vẫn ở trong miếu thần Jupiter. Đương nhiên, chiếc ách xe vẫn được buộc chắc chắn lên càng xe bằng chiếc nút thắt bí hiểm đó.

 

Một hôm, có một vị vua trẻ tuổi tên gọi Alecxander, từ đất nước Macedonia xa xôi đến Phrygia. Ông là người đã chinh phục được Hy Lạp, từng dẫn tinh binh vượt biển sang Châu Á đánh bại vua Ba Tư.

 

"Cái nút thắt kỳ diệu của vua Gordias ở chỗ nào?". Ông hỏi.

 

Người ta dẫn ông đến miếu thần Jupiter. Ở đó, chiếc xe, càng xe và ách xe vẫn được giữ nguyên vẹn. Ông liếc nhìn chiếc nút thắt đó, rồi lập tức rút thanh gươm đeo bên người vung lên chém đứt nó.

 

Người coi miếu ấp úng nói: "Chiếc nút thắt đó để cho mọi người gỡ, không ai được dùng kiếm cả!".
Vị vua trẻ nói: " Dám làm những việc người khác không dám làm, mới xứng đáng có được cả thể giới".

 

Alecxander đã nói ra chân lý của cuộc đời. Chúng ta hãy thử nhìn lại xem, những nhân vật vĩ đại, ai mà chẳng là người dũng cảm đi tiên phong trong việc phá vỡ lệ thói quen của người đời?

 

Trong cuộc sống hiện thực, rất nhiều người quen với lối sống trước đây của mình, không nhận thức được giá trị của sự sáng tạo và thay đổi. Chính vì thế, họ đã đánh mất đi cơ hội vượt lên trên người khác. Từ đó có thể thấy, nếu chúng ta thoát ra khỏi tư tưởng trì trệ, bảo thủ thì người đầu tiên giành phần thắng sẽ là chúng ta.

 

Bình luận bốn niệm xứ
Bài viết ở trên chúng tôi chép lại nguyên văn trong tập Những bài học từ lịch sử  của đồng tác giả Trần Giang Sơn-Trần Thị Quyên, trang 9-10-11, bài "Dám làm những việc người khác không dám làm". 

 

Đây là những câu chuyện đã từng xảy ra trong lịch sử, tức những câu chuyện làm ngược lại với mặc định của cái gọi là đất lề quê thói đã được người đời và xã hội dựng lên từ xa xưa với tính cách buộc bắt, áp đặt mọi người không được làm khác đi những gì đã được thống nhất hoặc đã trở thành truyền thuyết, truyền thống. Chuyện này khi đọc qua bài viết ai cũng hiểu dễ dàng nội dung mà đồng tác giả muốn nói, muốn nhấn mạnh.
Riêng chúng tôi qua bài viết này chỉ muốn các bạn lưu ý về những bài viết của chúng tôi trên Fb và trang w liên kết bonniemxu.com. Hầu như tất cả những bài viết của chúng tôi đều nằm trong dạng nói ngược lại sự hiểu và mặc định của các lĩnh vực, như văn sử và chính trị. Vậy những sự việc nói ngược lại đó là gì?

 

Chúng tôi xin nêu các sự việc chính yếu như sau:
1- Lăng mộ, thi hài của Hoàng đế Quang Trung hiện vẫn còn tồn tại bất động dưới Cung điện ngầm dưới chùa Thiên Thai kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế. Nghĩa là Gia Long và quan quân dưới trướng ngày xưa chỉ phá được linh cữu, thi hài Quang Trung... dỏm. Còn Linh cữu, thi hài thật của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn huyền thoại đã được ban tham mưu Tây Sơn gồm La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp và Ngô Thì Nhậm cùng Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai quyết định di dời, mang lên đồi núi Dương Xuân sơn chôn giấu dưới Cung Điện Ngầm. Sau đó, bên trên mặt đất mà phía dưới là Cung Điện Ngầm ban tham mưu đã cho dựng lên ngôi thảo am có tên là Thiên Thai. Ngôi Tháp hiện nằm trước chùa Thiên Thai là đường xuống Cung Điện Ngầm, chớ trong Ngôi Tháp này không có ai chết chôn trong đó cả. Chúng tôi dám xác định như vậy là do căn cứ vào bài thơ cuối cùng của danh sĩ Ngô Thì Nhậm Khâm vãn Đan Dương Lăng -chỉnh lại- sau trận đòn rửa hận của Đặng Trần Thường tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

 

Nếu chúng tôi không bị cản trở từ thầy trụ trì chùa Thiên Thai là Chánh Phụng thì việc làm này đã xong từ tháng 06 năm 2016, không phải kéo dài đến hôm nay. Hoặc nếu Cung điện ngầm mà ở vùng núi rừng nào đó thì chúng tôi cũng đã cho người quật phá tan hoang để vào tận nơi chôn giấu Linh cữu, thi hài người xưa. Và cũng chỉ đến lúc ấy chúng tôi mới thông báo cho chính quyền và các cơ quan chuyên trách về việc làm của mình. Bởi chúng tôi là người hành động, không phải dạng ngồi tại chỗ chỉ có nói và nói như đám văn sử học đã làm làm lâu nay về vấn đề Lăng mộ Hoàng đế Quang Trung hiện còn hay đã bị Gia Long quật phá hết rồi.

 

Nhưng rất tiếc việc làm ngược lại mặc định lịch sử và xã hội của chúng tôi đã bị nhiều nơi cản trở, trong đó có thầy trụ trì chùa Thiên Thai như đã nói. Chúng tôi chưa nói đến việc bị cản trở từ Ban tuyên giáo Trung ương, đại diện là ông Trần Viết Lưu, người được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cử vào làm việc với chúng tôi bắt đầu từ tháng 11 năm 2017. Trong đó gồm các nhân vật bu bám theo sau ông Trần Viết Lưu dự cuộc họp tại Huế vào lúc 8h sáng ngày 16 tháng 06 năm 2017 là Giáo sư Bùi Quang Liêm, Viện trưởng Viện khảo cổ Hà Nội. Ông Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Hán Nôm Hà Nội. Và một người nữa, hình như là Tiến sĩ Cục trưởng Cục bảo vệ Di sản Quốc gia-Hà Nội. Còn lại gồm 11 người, có hai cán bộ Ban Tuyên giáo Bình Định là ông Ba Giờ -không biết họ- và ông Phạm Đình Đôn. 9 người còn lại là ở Huế, trong đó có ông Nguyễn Thái Sơn là Trưởng ban Tuyên giáo Thừa Thiên-Huế, ông Giám đốc -hay Phó?- Sở VHTTDLTT và 7 người nằm trong các ban ngành quản lý về văn hóa và di tích.

 

Nội dung trong cuộc họp này là 15 nhân sự ở trên muốn nghe chúng tôi trình bày về việc căn cứ vào những phát hiện nào để từ đó mới đi đến khẳng định rằng Lăng mộ, thi hài vua Quang Trung hiện vẫn còn tồn tại dưới Cung điện ngầm dưới chùa Thiên Thai?

 

Trong cuộc họp sáng hôm đó chúng tôi trong vai trò là người là người phát hiện những bí mật lịch sử sẽ đứng lên trình bày về những phát hiện của mình. Còn những người còn lại trong vai trò đại diện cho các ban ngành chuyên môn như Viện Khảo cổ, Cục bảo vệ Di sản Quốc gia, Viện Hán Nôm và các cán bộ quản lý di tích-văn hóa thuộc địa giới có di tích, cùng Ban Tuyên giáo là ban ngành được chỉ định từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc trực tiếp với chúng tôi. Nói chung tất cả chỉ có trách nhiệm ngồi nghe những trình bày từ người phát hiện bí mật lịch sử. Còn việc đúng sai, thật hư thì 15 nhân sự này làm sao biết chuyện gì cho ra chuyện gì? Cho dù đó là những người trong vai trò quản lý địa giới và các di tích thuộc khu vực Thừa Thiên Huế mà chúng tôi phát hiện và xác định. Hoặc đó là những người trên lĩnh vực chuyên môn như ông Nguyễn Tuấn Cường, Giáo sư Viện Hán Nôm Hà Nội. Những người còn lại thì không quan trọng lắm và có trách nhiệm gì bởi họ không nằm trong diện chuyên môn về lĩnh vực nghiên cứu văn sử học. Cũng rất đáng tiếc là cuộc họp hôm đó lại không có đại diện nào của bộ môn chính yếu là Văn và Sử học. Trong khi đây mới chính là lĩnh vực trọng tâm của câu chuyện lịch sử!

 

Sáng hôm đó chúng tôi dẫn chứng và giải thích bài thơ Khâm Vãn Đan Dương Lăng -chỉnh lại- của Ngô Thì Nhậm. Trong đó chúng tôi có liên hệ qua truyện Kiều với cái chết của tướng giặc Từ Hải, tức Hoàng đế Quang Trung. Khi nghe đến đây, chúng tôi quan sát tại bàn hội nghị có nhiều cặp đảo trợn ngược, nhất ông Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Hán Nôm Hà Nội. Khỏi nói thì ai cũng hiểu và từng xác định rằng, truyện Kiều từ lâu đã được toàn thể dân tộc Việt Nam mặc định, cho đó là của Tàu, Nguyễn Du chỉ dựa vào tập truyện này để diễn dịch qua thơ lục bát. Việc này thì những người làm việc trong Viện Hán Nôm như ông Nguyễn Tuấn Cường là hiểu rõ hơn ai hết. Nhưng bỗng nay, người đại diện cho Viện Hán Nôm là ông Nguyễn Tuấn Cường, lại nghe một người xa lạ là chúng tôi nói rằng truyện Kiều là bộ sử Tây Sơn do Nguyễn Du viết, chứ không phải của Tàu như mặc định từ lâu của văn học Việt Nam và thế giới.

 

Vì thế, trong cuộc họp hôm đó ông Nguyễn Tuấn Cường là người chống lại chúng tôi quyết liệt nhất khi cho rằng truyện Kiều là của Tàu, không thể là của Việt Nam, tức hoàn toàn của Nguyễn Du sáng tác. Bởi theo ông Cường, sự việc này từ lâu đã được xác chứng trong bộ môn văn học Việt Nam và thế giới, cả Tàu rồi. Vậy hôm nay, sư -lời ông Cường- không thể nói ngược lại sự việc như thế. Hơn nữa, việc sư -vẫn lời ông Cường- chỉnh lại bài thơ KVĐDL lại càng không được. Vậy sư dựa vào đâu để chỉnh bài thơ này?

 

Sau phản bác của ông Nguyễn Tuấn Cường là tiếp tục có những phản bác từ những người đại diện của Thừa Thiên Huế, như ông Nguyễn Thái Sơn và ông Giám đốc -hay Phó?- SVHTTDLTT. Các nhân sự còn lại của Huế thì ngồi im, không nói gì, nhưng ánh mắt của họ lại nhìn chúng tôi với thái độ bộc lộ rõ sự hằn học, căm thù. Riêng hai ông cán bộ Tuyên giáo Bình Định thì ngồi im ru như phỗng đá từ đầu đến cuối cuộc họp. Chỉ có ông Cục trưởng Cục bảo vệ Di sản Quốc gia Hà Nội là nói với tính cách dung hòa, không ngã theo bên nào. Riêng ông Trần Viết Lưu, cán bộ Ban Tuyên giáo trung ương thì có vẻ vẫn còn tin vào thông tin chúng tôi cung cấp, vì ông này ngay từ khi ban đầu tiếp xúc đã có niềm tin với chúng tôi, lại ông cũng là người có khuynh hướng am hiểu Phật pháp. Nhưng nói gì thì nói, toàn bộ những người trong cuộc họp hôm đó đã vô cùng choáng váng, bật ngữa khi nghe chúng tôi liên hệ qua truyện Kiều, đoạn giải thích cái chết của Từ Hải với bài thơ KVĐDL của Ngô Thì Nhậm. Lúc đó, chúng tôi có nói rằng, nếu những chỉnh sửa của chúng tôi mà bị sai chỉ nội một chữ thôi thì tất cả cũng sẽ không còn đúng vào đâu được nữa so với sự thật đã được các tác giả ghi chép, đưa vào trong các văn bản là truyện Kiều của Nguyễn Du và bài thơ KVĐDL của Ngô Thì Nhậm. Xin chưa nói thêm nhân chứng bất tử nữa là bài Đường luật Thăng Long Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan.

 

Sau đó, trước khi kết thúc cuộc họp, chúng tôi có lấy giấy loại viết địa chỉ Fb và trang w bonniemxu.com đưa cho mỗi người về đọc những bài viết của chúng tôi trên đó để xem sao. Có thể sau đó những người này khi đọc những bài viết của chúng tôi trên trang mạng xã hội về phần giải thích những mật mã ẩn giấu trong truyện Kiều thì từ đó họ mới hay đã bắt đầu lờ mờ hiểu ra những sự thật mà họ chưa bao giờ mơ, nghĩ đến. Ai đọc qua những bài viết này của chúng tôi trên Fb và trang w bonniemxu.com tuy không nói ra chứ họ đều biết những phát hiện của chúng tôi về truyện Kiều và các bài thơ Đường luật chỉnh lại là không hề sai chút nào cả.

 

Ngoài những bài viết về câu chuyện Lăng mộ, dấu tích Hoàng đế Quang Trung, chúng tôi có nêu quan điểm, nhà nước Việt Nam giờ cần phải di chuyển thủ đô, không được đặt thủ đô trên đất Thăng Long Hà Nội. Bởi những hiện tình xáo trộn đất nước và cuộc sống nhân dân đã cho biết rõ đó chính là do thủ đô đặt sai chỗ, không đúng vị trí của nó cho nên mới xảy ra những xáo trộn, rối loạn như vậy. Nếu nhà nước, chính quyền Việt Nam thấy hiểu ra được điều này thì có lẽ. Việt Nam sẽ có cuộc thay đổi vô cùng lớn lao, vĩ đại và táo bạo. Đó là việc di chuyển thủ đô đến một địa giới khác. Còn Hà Nội thật ra không xứng đáng để làm thủ đô của dân tộc. Nếu có, thì đó chỉ là giai đoạn tạm bợ thời kỳ Nam Bắc đang còn chia đôi, và xa hơn, là thời kỳ phong kiến, lạc hậu từ Đinh, Lê, Lý , Trần, Lê, vvv... Nhưng những triều đại này cũng đã từng sụp đổ thảm hại ngay trên đất Thăng Long Hà Nội chỉ sau thời gian ngắn lên nắm quyền cai trị bởi các tập đoàn phong kiến. Lịch sử Việt Nam vẫn còn ghi chép những thất bại chua cay, não nề của các tập đoàn phong kiến Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê trên đất Thăng Long Hà Nội. Nhưng lịch sử Việt Nam lại hoàn toàn không biết lý do và nguyên nhân cơ bản nào đã dẫn đến những thất bại của các tập đoàn phong kiến trên đất Thăng Long Hà Nội. Bởi vì không hiểu biết cho nên hôm nay, sau giải phóng 30 tháng 04 năm 1975, nhà nước Việt Nam vẫn đang ngày đêm ra sức cũng cố, bảo vệ và xây dựng, phát triển Thăng Long Hà Nội ngày mỗi thêm khang trang, vững mạnh, giàu đẹp hơn. Đây có thể nói là việc làm vô cùng nguy hiểm, nếu không muốn nói rất là si, mê của nhà nước Việt Nam trong hiện tại khi ngày càng quyết tâm phát triển, cũng cố Thăng Long Hà Nội, một địa giới mà theo chúng tôi thật ra chỉ là nơi chuyên nhấn chìm và tiêu diệt tất cả mọi tập đoàn chính trị, quân sự trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước!

 

Tóm lại. Với những thông tin do chúng tôi cung cấp về những phát hiện và thay đổi lịch sử mà những ai khi đọc qua cũng đều biết nó đi ngược lại sự hiểu biết và mặc định của con người và xã hội Việt Nam xưa nay. Vì thế, từ giới chuyên môn cho đến chính quyền hầu như ít có người tin tưởng vào những phát hiện lịch sử của chúng tôi. Đây chính là lý do đã ngăn chặn quyết liệt khiến những phát hiện lịch sử của chúng tôi đã bị đình chỉ, ngưng trệ từ bao lâu nay. Sở dĩ xảy ra những tình trạng bất như ý như vậy chính là bài học muôn thủa từ lịch sử:

 

Dám làm, dám nói, dám nghĩ những việc mà người khác không dám làm, dám nói, dám nghĩ.

 

Miền trung thương thương nhớ,
lúc 7h03 ngày 6 tháng 05 năm 2019
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang