Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

3- LỊCH SỬ KHÔNG PHẢI NÓI SUÔNG

3- LỊCH SỬ KHÔNG PHẢI NÓI SUÔNG
Truyện Kiều là của Nguyễn Du Kim Trọng viết lại chuyện tình lỡ làng của mình với người trong mộng đầu đời ngàn năm thương hoài một bóng hình ai, tình đã khơi rồi mộng khó nhạt phai Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai, không phải Công chúa Lê Ngọc Hân, như đám văn sử học mê man bất tỉnh nhân sự Bắc Nam đã xúm mặc định cứng ngắc, cho truyện là của người Tàu như thế!

 

Quan Âm các trong truyện Kiều chính là ngôi chùa Kim Tiên lịch sử này đây. Tuần tự các bạn sẽ đọc được nhiều bài viết hấp dẫn của chúng tôi về sự thật lịch sử từng bị ẩn khuất, nhập nhằng và đôi khi cũng rất mơ hồ, hoang đường, không tưởng này. Như ngôi mộ nàng ca kỹ Lưu Đạm Tiên mà chị em Thúy Kiều gặp giữa đường nhân đi chơi tiết Thanh minh và dự hội Bà dạo quanh -không phải hội Đạp thanh- chính là Ngôi Tháp mộ của Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai. Ngôi Tháp mộ sụp đổ, hoang tàn, nằm quạnh hiu, phơi mình giữa trời nắng gió hơn 200 năm dâu bể này trong kiệt 51 Minh Mạng thành phố Huế ngày nay.

cổng chùa
Quan Âm các trong Kiều là ngôi chùa Kim Tiên lịch sử này đây! 


Thật ra ba chữ Lưu Đạm Tiên là một mật mã, chỉ nơi chôn giấu tấm bia ngàn năm thương hoài một bóng hình ai do chính người khách viễn phương tài hoa, lỗi lạc Nguyễn Du lén cạy trộm mang đi chôn giấu:

 

...Có người khách ở viễn phương, 
Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm nơi
Thuyền tình vừa ghé đến nơi, 
Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ...
Phòng không lặng ngắt như tờ,
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh.
Khóc than khôn thiết sự tình,
Sao vô duyên bấy là mình với ta.
Đã không duyên trước khi mà,
Thì đây chút ước gọi là duyên sau...

truyện kiều
Thanh Tâm Tài Nhân là Nguyễn Duchớ lịch sử không có TTTN nào bên kia màn sương cả!


Rất tiếc là có quá nhiều những khó khăn, trở ngại cản bước, trong đó vấn đề tài chính là thiết yếu, nên chúng tôi lấy tấm bia lịch sử bí mật lên chưa được, nên cũng khó nói chuyện sòng phẳng với đám văn sử học mê man bất tỉnh nhân sự Bắc Nam. Tấm bia này do vua Cảnh Thịnh dựng lập cho Hoàng hậu, vì đây mới là năm Kỷ Mùi 1799. Phải hai năm sau, năm Tân Dậu 1801, Nhâm Tuất 1802 Nguyễn Ánh mới vào và lấy được Phú Xuân. Vì vậy, trong thời gian hai năm này ở Phú Xuân tình hình chính trị rất căng thẳng, xôn xao do tin thất trận, mất thành, mất tướng gởi về triều đình tới tấp, dồn dập. Và đây chính là nguyên nhân khiến gia đình Hoàng hậu Thu Mai phải đến Tháp mộ cạy tấm bia ghi tên tuổi của Bà mang đi chôn giấu để bảo vệ hài cốt của Bà nguyên vẹn. Không bị vua quan nhà Nguyễn tàn phá, làm những chuyện vô luân, đáng nguyền rủa đến muôn đời trong lịch sử loài người như đã làm với Lăng mộ, hài cốt... dỏm chồng Bà.

tháp mộ
Tháp mộ Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai, tức Lưu Đạm Tiên tại kiệt 51 Minh Mạng thành phố Huế


Chúng tôi đã biết tấm bia lịch sử chôn giấu tại vị trí nào do lần theo mật mã Nguyễn Du đã ám hiệu, cài nén trong truyện Kiều, đoạn chị em Thúy Kiều đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh rồi gặp mộ nàng Lưu Đạm Tiên nằm bơ vơ bên vệ đường. Nhưng muốn lấy lên thì cần phải có công an và chính quyền cùng các ban ngành từ địa phương đến trung ương chứng kiến việc làm không tưởng này của chúng tôi.

 

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về những công bố này.

 

Ghi chú:
Những chữ in đậm trong thơ là của chúng tôi chỉnh lại cho đúng với nguyên bản của Nguyễn Du.

 

Tuy Phước, lúc 21h26 ngày 1 tháng 03 năm 2017
Bốn niệm xứ.

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang