Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

BÍ ẨN LỊCH SỬ NẰM TRONG QUÁ KHỨ-HIỆN TẠI-VỊ LAI

N LCH S
NẰM TRONG QUÁ KHỨ-HIỆN TẠI-VỊ LAI

1- KHÂM VÃN ĐAN DƯƠNG LĂNG
Long ngự nam quan tử dục đường,
Kinh nhâm đốc vọng phủ hồi thường.
Nhung y thần vũ niêm tằng hạ,
Chiến sách khanh phu thượng hiển chương.
Hữu giác tiền chi âm đạo phủ,
Tả minh chánh tự ngưỡng dương cương.
Tài bồi yêm đắc tư thù cáo,
Chi đạo vô tha lập trực phương.

 

2- VỌNG THIÊN THAI TỰ
Thiên đài sơn nội đối thành đông,
Cách nhất triều giang ngự bất thông.
Cổ tự thu mai hoàng diệp lý,
Tiên triều tăng lão bạch vân trung.
Khả liên bạch phát cung khu dịch,
Bất dữ thanh sơn tương thủy chung.
Ký đắc niên tiền tằng nhất đáo,
Cảnh Hưng do quải cựu thời chung.

 

Dịch thơ:
Thành vua đông có núi Thiên Thai,
Cách dải sông như khó tới nơi.
Chùa cổ lá vàng thu phủ kín,
Triều xưa mây trắng sãi già rồi.
Thương cho đầu bạc còn vương lụy,
Cùng với non xanh trót phụ lời.
Chuông cũ Cảnh Hưng treo vẫn đó,
Nhớ hổi năm trước đã lên chơi.

 

3- THĂNG LONG HOÀI CỔ
Tạo hóa gây chi cuộc hý trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối hoang xe ngựa tình Lưu Khổng,
Nhà vãng lâu đài nghĩa hạ chương.
Đá vẫn phơi gan cùng tuế nguyệt,
Nước đành ngoảnh mặt với tang thương.
Đài cao gương ảnh thi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

 

Bình luận bốn niệm xứ
Trong ba bài thơ này của các danh sĩ, thì bài thứ nhất, bài mở đường, đi tiền trạm, khơi mào đầu tiên là của người trong cuộc, đương thời Ngô Thì Nhậm nói về bí mật lịch sử được chúng tôi chỉnh đã gần hết, vì sai lạc, chữ nghĩa bị lộn xộn quá nhiều. Trong này cũng còn những chữ sai lệch nữa mà chúng tôi cũng chưa chỉnh, chưa công bố. Vì đây thuộc bí mật lịch sử, không nói công khai được. Còn bài thứ hai là của thi hào Nguyễn Du. Bài này cũng có rất nhiều chữ bị sai bậy, chúng tôi chép lại nguyên văn trong tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du, trang 181-182 do hai cụ Phạm Khắc Khoan và Lê Thước dịch nghĩa và dịch thơ. Chúng tôi thấy khỏi trích phần dịch nghĩa. Nếu lưu ý, các bạn sẽ thấy câu thứ ba có hai chữ "𝘵𝘩𝘶 𝘮𝘢𝘪". Hai chữ "𝘵𝘩𝘶 𝘮𝘢𝘪" này nếu ai từng đọc các bài giải Kiều của chúng tôi lâu nay thì đều biết đó chính là tên cúng cơm của Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai, chứ không phải "𝘵𝘩𝘶 𝘮𝘢𝘪" là nói về mùa thu hay hoa mai hoa miếc gì ở đây. Do câu đã bị chỉnh sửa cho nên hai chữ "𝘵𝘩𝘶 𝘮𝘢𝘪" về sau đã bị người ta hiểu theo nghĩa buộc bắt, cạn cợt, bậy bạ, vô nghĩa như hai cụ Phạm Khắc Khoan và Lê Thước đã giải thích là "𝘊𝘩𝘶̀𝘢 𝘤𝘶̃ 𝘭𝘢́ 𝘷𝘢̀𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘶 𝘱𝘩𝘶̉ 𝘬𝘪́𝘯". Con bò cạp núi mà xúm cho là con cua đồng. Lạ nhỉ?

 

Câu chuyển thứ bảy bài thơ Vọng Thiên Thai Tự này có hai chữ "𝘊𝘢̉𝘯𝘩 𝘏𝘶̛𝘯𝘨". "𝘊𝘢̉𝘯𝘩 𝘏𝘶̛𝘯𝘨" lưu ý ở đây không phải là đời Cảnh Hưng, thời trị vì của vua Lê Hiển Tông gì cả, mà hai chữ này là hai chữ nói tắt của Cảnh Thịnh và Bảo Hưng. Cảnh Thịnh hay Bảo Hưng là tên, là niên hiệu của thái tử Quang Toản sau khi lên ngôi nhiếp chính, kế vị vua cha ra đi vào năm 1792. Tên sau là khi vua Cảnh Thịnh bỏ Phú Xuân kéo quân chạy ra đất Bắc, lúc trú đóng ở điện Kính Thiên mới đổi niên hiệu từ Cảnh Thịnh thành Bảo Hưng. Như vậy, do căn cứ vào đây, bài thơ Vọng Thiên Thai Tự cùng với hai chữ "𝘊𝘢̉𝘯𝘩 𝘏𝘶̛𝘯𝘨" của câu chuyển thứ bảy, chúng tôi dám cao giọng, xác định bài thơ Vọng Thiên Thai Tự này thi hào Nguyễn Du sáng tác đúng vào năm Canh Thìn 1820 sau khi đã không còn việc gì để phải làm nữa, hoặc để phải ân hận, nuối tiếc nữa với người trong mộng đầu đời Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai. Theo đó, thử hỏi, văn học Việt Nam xưa nay có bao giờ có ai hiểu cho câu chuyện, sự việc, tình cảnh xảy ra vào lúc này hay không. Thì thi hào Nguyễn Du đã tìm đến sông Tiền Đường 前堂, ngay tại vị trí mà người xưa đã trầm mình tuẫn tiết để quên đi nỗi ô nhục sau khi bị gã vua tặc Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc bức hiếp vào năm 1792 và nhảy xuống đó với cú nhảy có một không hai trong lịch sử mà chúng tôi gọi là "𝙩𝙖́𝙞 𝘷𝘪̣ 𝙩𝙧𝙪̛𝙤̛̀𝙣𝙜" đúng nguyên văn như Tiến sĩ năm Quý Hợi 1779 Phạm Quý Thích đã bật mí trong bài Đường luật "Thi vân" mà chúng tôi đã giải thích trước đây mấy tháng:

 

𝘎𝘪𝘢𝘪 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙑𝙞̣ đ𝘢́𝘰 𝘛𝘪𝘦̂̀𝘯 Đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨,
𝘉𝘢́𝘯 𝘵𝘩𝘦̂́ 𝙮𝙚̂𝙢 𝘩𝘰𝘢 𝙩𝙖́𝙞 𝘷𝘪̣ 𝙩𝙧𝙪̛𝙤̛̀𝙣𝙜...

tháp mộ
Có ai chết chôn trong Ngôi Tháp mộ bí mật này hay không?

Bài mang tính mật mã ám chỉ bí mật lịch sử còn lại là Thăng Long Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan. Bài này Bà Huyện làm trong thời gian vào Phú Xuân phục vụ, làm việc cho vua Thiệu Trị từ năm 1841 bắt qua đời vua Tự Đức sau khi vua Thiệu Trị ra đi vào năm 1847. Với ba bài thơ nghiệt ngã ám chỉ bí mật lịch sử của ba danh sĩ sáng tác trong ba thời kỳ khác nhau, bài khai mào thứ nhất là của người trong cuộc Ngô Thì Nhậm làm năm 1802-1803 sau trận đòn trút thù rửa hận của cố nhân Đặng Trần Thường tại sân Văn Miếu Quốc Tử Giám để giải quyết món nợ ân oán giang hồ mười năm không gặp tưởng tình đã cũ, mây bay bao năm tưởng mình đã quên khi câu chuyện lịch sử xa xưa tưởng đã trôi theo dòng thời gian, ngủ yên mãi mãi. Nhưng không, một lần nữa nó lại thoi thóp, hồi sinh, sống dậy sau khi người trong cuộc Nguyễn Du đã hoàn tất xong tập truyện "tình sử chốn quan trường" như đã nói. Nguyễn Du lúc này bèn định thần hạ bút, tự sự lại toàn bộ vụ việc bí mật lịch sử vào trong tám câu mật mã Vọng Thiên Thai Tự với niềm ấp ủ hy vọng rằng ngày sau biết đâu sẽ có một quái kiệt giang hồ võ lâm nào đó đọc và giải được những mật mã hóc hiểm dạng này thì sẽ tìm lại được dấu tích người xưa, chuyện cũ. Nhưng bài thơ mật mã này về sau cũng đã bị chỉnh sửa sai be bét, nháo nhào cả tám câu. Vì thế, do đó, chậc, ma đưa lối quỷ dẫn đường, về sau hết người này đến kẻ khác cùng xúm cho bài thơ này cụ Tiên Điền đã sáng tác nhân lần đi ngao du sơn thủy, lên chùa Thiền Tôn ở núi Thiên Thai và đề thơ kỷ niệm cho lần dạo chơi hóng mát chốn đây.

 

Cũng chẳng biết ai đã ra tay chỉnh sửa bài thơ mật mã ám chỉ bí mật lịch sử động trời dạng này, và chỉnh sửa vào thời kỳ nào. Chỉ biết rằng bài thơ này về sau hầu hết được mọi người xúm cho Nguyễn Du viết cho chùa Thiền Tôn ở núi Thiên Thai. Hết.

 

Tiếp đó, lại thêm vụ ma đưa lối quỷ dẫn đường, lại tìm những chốn đoạn trường mà đi khi vào khoảng 30 năm về sau, tính từ khi Nguyễn Du đã ra đi từ năm Canh Thìn 1820 với cú nhảy "𝙩𝙖́𝙞 𝘷𝘪̣ 𝙩𝙧𝙪̛𝙤̛̀𝙣𝙜: đau khổ nối đau khổ, tuyệt vọng nối tuyệt vọng" của những người trong "hội đoạn trường" như đã nói. Thì từ phía Đàng Ngoài lại xuất hiện một quái kiệt giang hồ chẳng hiểu thế nào lại lần mò vào Phú Xuân, tìm tới ngay ngôi chùa cổ "núi Thiên Thai cửa sài đóng mãi" mà Nguyễn Du từng than thở, trắc ẩn bao niềm tâm sự u hoài dòm ngó, tìm kiếm trong ngoài hồi lâu. Liền sau đó, quái kiệt nảy lên sáng kiến lạ, bèn hạ bút sáng tác bài luật Đường Thăng Long Hoài Cổ cũng với mục đích ám chỉ bí mật lịch sử người xưa. Bài thơ này sau đó rất lạ là đã bị chỉnh sửa tùm lum, và người ta chỉ còn biết đó là bài thơ được làm ra để hoài niệm, ca tụng xứ ngàn năm văn vật Thăng Long Hà Nội ngoài kia. Chứ ít ai chịu nghĩ rằng đây là bài thơ nhắc lại điển tích văn học-văn chương từng xảy ra tại sân Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 1802 giữa hai kẻ thù không đội trời chung đứng trên hai chiến tuyến là Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm. Thời mà tác giả mới chỉ là con bé con hay chạy long nhong đầu này đầu kia nghe ngóng chuyện thiên hạ.

 

𝘼𝙞 𝙘𝙤̂𝙣𝙜 𝙝𝙖̂̀𝙪, 𝙖𝙞 𝙠𝙝𝙖𝙣𝙝 𝙩𝙪̛𝙤̛́𝙣𝙜, 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙩𝙧𝙖̂̀𝙣 𝙖𝙞 𝙖𝙞 𝙙𝙚̂̃ 𝙗𝙞𝙚̂́𝙩 𝙖𝙞?
𝙏𝙝𝙚̂́ 𝘾𝙝𝙞𝙚̂́𝙣 𝙦𝙪𝙤̂́𝙘, 𝙩𝙝𝙚̂́ 𝙓𝙪𝙖̂𝙣 𝙏𝙝𝙪, 𝙗𝙤̛̉𝙞 𝙩𝙝𝙤̛̀𝙞 𝙩𝙝𝙚̂́ 𝙩𝙝𝙚̂́ 𝙩𝙝𝙤̛̀𝙞 𝙥𝙝𝙖̉𝙞 𝙩𝙝𝙚̂́!

 

Tóm lại. Câu chuyện lịch sử, bài viết này xin nói rút gọn lại như sau. Nếu dấu tích người xưa vào thời kỳ đó đã bị vua Gia Long và quan binh hăng tiết xúm quật phá không còn gì bắt đầu từ ngay năm 1802-1803 thì lịch sử sẽ không bao giờ có bài Đường luật mật mã ám chỉ bí mật lịch sử Khâm vãn Đan Dương Lăng của người trong cuộc là Ngô Thì Nhậm. Chúng ta nên hiểu rộng, sâu, xa hơn cho chỗ này. Vua Quang Trung ra đi năm 1792, mười năm sau, năm 1802, rồi 1803, từ phía Đàng Ngoài danh sĩ dòng họ Ngô Thì cũng vẫn chưa hề nghe ngóng động tịnh gì từ cố đô Phú Xuân đối với lăng mộ, dấu tích người xưa. Đến khi họ Ngô được cố nhân Đặng Trần Thường gởi trát mời lên nói chuyện, giải quyết dứt điểm câu chuyện ân oán cơm áo gạo tiền, con đường tiến thân tại sân Văn Miếu Quốc tử giám ngay năm 1802. Qua năm sau, tháng 4 năm 1803 thì họ Ngô biết mình không còn sống được bao lâu nữa do dính trận đòn rửa thù trả hận của Đặng Trần Thường quá nặng. Trước khi ra đi, họ Ngô còn kịp làm hai bài thơ là Khâm vãn Đan Dương Lăng, Cung ức Nhị thanh động mục đích ám chỉ dấu tích người xưa hiện cũng vẫn còn tồn tại bất động dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai do mình chỉ đạo di chuyển từ Cung điện Đan Dương về chôn giấu tại ngọn đồi thiêng Dương Xuân Sơn. Sau đó, tại vị trí bên trên là đồi núi Dương Xuân Sơn mà phía dưới là Cung điện ngầm, nơi chôn giấu thi hài, linh cữu người xưa đã được Ngô Thì Nhậm cho dựng lên một ngôi chùa, lấy tên là Thiên Thai Thiền Tự. Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai đã ở trụ trì ngôi chùa này cho đến lúc Bà trút hơi thở cuối cùng, quyến luyến, bịn rịn từ giã cảnh cũ người xưa, ra đi vào năm Kỷ Mùi 1799 lịch sử.

chùa
Ngôi chùa chứa đựng một trời bí mật lịch sử Thiên Thai sao mãi đóng cửa thế này...

Như vậy, do căn cứ vào hai bài thơ là Khâm vãn Đan Dương Lăng, Cung ức Nhị thanh động sáng tác vào năm 1803 được Ngô Thì Nhậm dùng để ám chỉ bí mật lịch sử hiện cũng vẫn còn nguyên vẹn, bất động, chưa bị vua Gia Long và quan quân hăng tiết thời ấy phát hiện, đập phá, hốt hài cốt đổ sông biển, riêng sọ đầu của Ngài thì đem nhốt ngục thất, làm nhục, trong một cái lu bằng sành, sứ gì đó. Mà Ngô Thì Nhậm từ phía Đàng Ngoài suốt trong vòng 10 năm, đúng hơn là 5 năm, bởi vào các năm 1794, 1795 họ Ngô mới chính thức rời chính trường Phú Xuân, quay về Tả Thanh Oai sống nốt quãng đời còn lại sau khi minh chủ, thần tượng cuộc đời đã đột ngột ra đi, không một lời từ giã. Thời gian này Ngô đã sống trong mòn mỏi, thấp thỏm, căng thẳng, mở hết cả sáu căn để chờ đợi, nghe ngóng mọi động tịnh xuất phát từ cố đô yêu dấu trong kia nhưng cũng chỉ biết, nghe được rằng Gia Long và quan binh đã tìm đến quật phá lăng mộ... dỏm của người xưa ngay tại Cung điện Đan Dương do mình và ban tham mưu Tây Sơn ngày ấy đã dựng lên kịch bản dàn cảnh, ngụy trang tài tình mà thôi. Trong Tam thập lục kế Trung Hoa gọi mưu chước này là Thanh đông kích tây: đánh lạc hướng đối phương.

 

Rồi khi họ Ngô nhắm mắt xuôi tay, thở hơi cuối cùng, trả chiếc thân vay mượn về cho tứ đại đất nước lửa gió ra đi vào năm 1803 đúng như thông tin lịch sử cho biết. Thì lúc này trách nhiệm, bổn phận của Ngô Thì Nhậm đối với dấu tích, lòng biết ơn bậc tôi trung với minh chủ, người xưa đã thành công trọn vẹn, tròn ước nguyện, không còn gì để nói, để bàn nữa. Tức những gì mà danh sĩ dòng họ Ngô Thì được biết, hay nói khác đi, hai bài thơ ám chỉ bí mật lịch sử 𝗞𝗵𝗮̂𝗺 𝘃𝗮̃𝗻 Đ𝗮𝗻 𝗗𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴 𝗟𝗮̆𝗻𝗴, 𝗖𝘂𝗻𝗴 𝘂̛́𝗰 𝗡𝗵𝗶̣ 𝘁𝗵𝗮𝗻𝗵 đ𝗼̣̂𝗻𝗴 được họ Ngô sáng tác cũng chỉ có giá trị trong vòng 5 năm, tính từ khi họ Ngô chính thức rời chính trường Phú Xuân vào các năm 1794-1795, lặng lẽ quay về Tả Thanh Oai lập đạo quán Bích Câu, làm một thiền giả ngồi tréo chân suy tư trầm mặc, nhìn dòng đời, thế sự non sông sao như áng mây trôi, chưa biết sẽ về đâu...

 

Mà đời là suối nước vô tình vẫn êm trôi... 

 

18 năm sau,
tính từ năm 1802, là năm Nguyễn Ánh chính thức lên ngôi, ngồi ghế nhiếp chính tại cố đô gợi buồn muôn thuở Phú Xuân cho đến năm Kỷ Mão 1819 thì ra đi. Vua Minh Mạng Thiệu Trị lên nối ngôi. Thì lúc này thi hào Nguyễn Du có làm bài thơ Đường luật 𝗩𝗼̣𝗻𝗴 𝗧𝗵𝗶𝗲̂𝗻 𝗧𝗵𝗮𝗶 𝗧𝘂̛̣ với nội dung ám chỉ nơi chôn giấu hai tập tình sử chốn quan trường Kim Vân Kiều Truyện, một bằng thể văn xuôi, chương hồi, chữ Hán, một bằng thể thơ lục bát 3254 câu, gọi tắt là Truyện Kiều và tấm bia ghi tên tuổi, ngày tháng năm sinh, năm mất Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai do chính vua Cảnh Thịnh dựng lập khi Bà ra đi. Bởi thời điểm này -1799- nhà Tây Sơn vẫn còn tồn tại trên kinh đô Phú Xuân. Hai năm sau, năm 1801 Nguyễn Ánh mới kéo quân tiến đánh, chiếm được Phú Xuân. Trong bài thơ mật mã Vọng Thiên Thai Tự này còn có câu cho biết lăng mộ, dấu tích vua Quang Trung hiện cũng vẫn còn tồn tại tại ngôi chùa chứa đựng một trời bí ẩn lịch sử này thông qua một con đường hầm dẫn tới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa. Rất tiếc bài thơ này cũng cùng chung số phận với các bài dạng mật mã, ám chỉ bí mật lịch sử khác khi đã bị chỉnh sửa, sai lệch rất nhiều câu. Và sau đó, không hẹn mà cùng gặp, dư luận tất cả đã xúm cho bài thơ này Nguyễn Du viết cho lần ngao du sơn thủy lên thăm ngôi chùa Thiền Tôn ở núi Thiên Thai. Chứ ít có ai xưa nay có thể ngờ rằng bài thơ này là bài thơ tuyệt mệnh, cuối cùng, Nguyễn Du làm ra như lời trăn trối mục đích ám chỉ cho ngôi chùa Thiên Thai -tức Thiên Đài- ở kiệt 15 Minh Mạng ngày nay.

 

Sau đó, khi mọi việc đã xong xuôi, khi đã không còn gì để phải lưu luyến hay nuối tiếc, ân hận đối với người trong mộng đầu đời Thúy Kiều Thu Mai. Nguyễn Du đã tìm đến sông Tiền Đường 前堂, nơi người xưa từng nhảy trầm mình để quên đi nỗi ô nhục sau khi bị gã vua tặc Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc bức hiếp khi đã phục kích ám hại được tướng giặc Từ Hải/Quang Trung ngay tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂. Nhưng số phận sao lại run rủi, Thúy Kiều Thu Mai không chết vì cú nhảy định mệnh, tuyệt vọng, khổ đau dồn dập khổ đau ấy. Mà Hoàng hậu Thúy Kiều đã tự trôi trên dòng nước muôn đời ngầu đục Tiền Đường 前堂 đến trước thảo am Chiêu ẩn của vãi Giác Duyên, ở cách đó 5km. Và bà vãi Giác Duyên tốt bụng, nhân hậu, người đã gác chuyện thế thái nhân tình, tìm quên cuộc đời trong câu kinh tiếng kệ đã lấy bè cau bơi ra vớt Hoàng hậu lên, đưa vào thảo am cắt lễ, hơ lửa cứu sống. Như đã nói, sau khi tìm đến đúng nơi, đúng vị trí mà người xưa đã từng nhảy quyên sinh, tuẫn tiết, thi hào đất nước đã gieo mình xuống ngay tại đấy với cú nhảy mà chúng tôi ngày sau hoặc Tiến sĩ năm Kỷ Hợi 1779 Phạm Quý Thích khi xưa nói, gọi là "𝙩𝙖́𝙞 𝘷𝘪̣ 𝙩𝙧𝙪̛𝙤̛̀𝙣𝙜", "𝘎𝘪𝘢𝘪 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙑𝙞̣ đ𝘢́𝘰 𝘛𝘪𝘦̂̀𝘯 Đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨, 𝘉𝘢́𝘯 𝘵𝘩𝘦̂́ 𝙮𝙚̂𝙢 𝘩𝘰𝘢 𝙩𝙖́𝙞 𝘷𝘪̣ 𝙩𝙧𝙪̛𝙤̛̀𝙣𝙜..." trong bài Thi vân, là lời đề từ, giới thiệu tập tình sử chốn quan trường được thi hào Nguyễn Du biếu tặng trước khi ra đi. Bài thơ, lời đề từ "Thi vân" này của tác giả Phạm Quý Thích về sau cũng đã bị chỉnh sửa sai be bét nhiều câu khiến những sự thật lịch sử bị người ta hiểu theo cách méo mó, bậy bạ bởi những câu, chữ sai lạc, tào lao bí đao dạng đầu voi đuôi chuột ấy dẫn đi mãi vào con đường mù mịt, tăm tối, không lối thoát.

văn bia
Thăng Long Hoài Cổ là bản mật mã chỉ vào văn bia này đây!

Rồi từ năm 1820 này với cái chết nhảy sông Tiền Đường 前堂 của thi hào đất nước sau khi làm xong bài Đường luật 𝗩𝗼̣𝗻𝗴 𝗧𝗵𝗶𝗲̂𝗻 𝗧𝗵𝗮𝗶 𝗧𝘂̛̣ tuyệt mệnh, lời giã từ, trối trăn trước lúc ra đi nói trên. 20 năm sau, vào năm 1841, thời vua Thiệu Trị lên thế ngôi vua Minh Mạng. Thì văn học Việt Nam lúc này lại xuất hiện một nhà thơ nữ tài danh, tên thường gọi là Bà Huyện Thanh Quan, tác giả của các bài Đường luật nổi tiếng, xuất thần, như Thăng Long Hoài Cổ, Chiều Hôm Nhớ Nhà, Qua Đèo Ngang, vvv... Theo như ghi nhận lịch sử, Bà Huyện Thanh Quan ngay vào thời điểm 1841 được lệnh trát của vua, đã khăn gói quả mướp độc hành độc bộ từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong, về đến Phú Xuân làm việc, phục vụ cho triều đình nhà Nguyễn. 7 năm sau, năm 1847, vua Thiệu Trị ra đi, vua Tự Đức lên nối ngôi, Bà Huyện tiếp tục ở lại Phú Xuân, làm việc cho vua Tự Đức. Có thể trong khoảng thời gian phục vụ, làm việc cho hai thời kỳ này, bắt đầu từ năm 1841 đến thời vua Tự Đức nhiếp chính, cai trị đất nước, Bà Huyện đã sáng tác bài Đường luật 𝗧𝗵𝗮̆𝗻𝗴 𝗟𝗼𝗻𝗴 𝗛𝗼𝗮̀𝗶 𝗖𝗼̂̉ để ám chỉ bí mật lịch sử tại ngôi chùa Thiên Thai rằng dấu tích, thi hài vua Quang Trung hiện vẫn tồn tại nơi đây, dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa. Nhưng có điều rất lạ là bài thơ ám chỉ bí mật lịch sử này của Bà huyện sau chẳng hiểu thế nào, lại bị người ta đè sửa lung tung, nháo nhào. Và cũng từ đó, người ta xúm cho bài thơ này Bà Huyện làm ra để kỷ niệm, lòng bồi hồi nhớ mãi xứ ngàn năm văn vật phập phù, lềnh bềnh sông nước Thăng Long-Hà Nội. Sai một ly đi một dặm. Cổ nhân dạy không sai bao giờ.

 

Như vậy, với các chứng cứ lịch sử rành rành, bày ra đó, không thể chối cãi của bộ môn văn học với các bài Đường luật của các danh sĩ băng qua các thời kỳ, bắt đầu từ bài Đường luật 𝗫𝗮 𝗿𝗼̂̀𝗶 Đ𝗮𝗻 𝗟𝗮̆𝗻𝗴 𝗼̛𝗶!/𝗞𝗵𝗮̂𝗺 𝘃𝗮̃𝗻 Đ𝗮𝗻 𝗗𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴 𝗟𝗮̆𝗻𝗴 của người trong cuộc Ngô Thì Nhậm làm từ năm 1803 như đã nói. Sau là bài thơ tuyệt mệnh 𝗩𝗼̣𝗻𝗴 𝗧𝗵𝗶𝗲̂𝗻 𝗧𝗵𝗮𝗶 𝗧𝘂̛̣ của thi hào Nguyễn Du vào năm 1820, và 𝗧𝗵𝗮̆𝗻𝗴 𝗟𝗼𝗻𝗴 𝗛𝗼𝗮̀𝗶 𝗖𝗼̂̉ của Bà Huyện vào các năm 1847, 1850, 1860, vvv... Nhất vẫn là hiện trường lịch sử là Ngôi Tháp mộ nằm lệch trước chùa Thiên Thai Nội/Thiên Đài nay là kiệt 15 Minh Mạng, gần đàn Nam Giao, thành phố Huế cũng vẫn còn đây. Chúng tôi chính nhờ dựa vào các chứng tích lịch sử vô cùng quan trọng, quý giá này -có chỉnh sửa, phục hồi các câu, chữ sai bậy- để xác định hùng hồn rằng dấu tích người xưa hiện vẫn còn tồn tại bất động dưới "Cung điện ngầm" dưới chánh điện chùa Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng. Còn vua Gia Long và quan binh hăng tiết thời đó chỉ quật phá được thi hài, linh cữu... dỏm của người xưa mà thôi.

 

Tin hay không là tùy và do óc thông minh và niềm tin ở mỗi con người. Riêng chúng tôi là căn cứ vào các bài thơ sai lệch, bậy bạ được chỉnh sửa, phục hồi để xác định dấu tích lịch sử không phải như người ta vẫn hay xúm nói, bàn tán râm ran suốt từ xưa nay như thế.

 

Chú ý. Những chữ màu đậm -trong thơ- là chỉnh sửa của chúng tôi cho đúng với nguyên bản gốc của các tác giả.

 

Ba tấm ảnh là của hiện trường lịch sử của ba bài thơ nói trên. Ảnh thứ nhất là Ngôi Tháp mà Ngô Thì Nhậm gọi là Đan -hay Đang?- Dương Lăng.

 

Ảnh thứ hai là Ngôi chùa Thiên Thai Nội ở kiệt 15 Minh Mạng ngày nay, đây là ngôi chùa mà thi hào Nguyễn Du đề cập, nói trong bài thơ 𝗩𝗼̣𝗻𝗴 𝗧𝗵𝗶𝗲̂𝗻 𝗧𝗵𝗮𝗶 𝗧𝘂̛̣.

 

Ảnh thứ ba là văn bia tại Ngôi Tháp do chính danh sĩ Ngô Thì Nhậm soạn thảo, đạo diễn hòng đánh tráo khái niệm, che đậy sự thật bên trong và bên dưới chánh điện chùa Thiên Thai. Bài thơ 𝗧𝗵𝗮̆𝗻𝗴 𝗟𝗼𝗻𝗴 𝗛𝗼𝗮̀𝗶 𝗖𝗼̂̉ của Bà Huyện là chỉ vào tấm văn bia chứa đựng một trời bí mật lịch sử này đây! Chớ 𝗧𝗵𝗮̆𝗻𝗴 𝗟𝗼𝗻𝗴 𝗛𝗼𝗮̀𝗶 𝗖𝗼̂̉ chả có phải là bài thơ viết cho Thăng Long Hà Nội gì cả. Mà "𝗛𝗼𝗮̀𝗶 𝗖𝗼̂̉" nên hiểu là Bà Huyện nhắc lại điển tích văn chương xảy ra giữa Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường tại sân Văn miếu Quốc Tử Giám vào năm 1802. Qua năm sau, năm 1803 thì họ Ngô ra đi do dính trận đòn thù quá nặng từ cố nhân Đặng Trần Thường. Khi nhắc lại điển tính văn chương này là Bà Huyện muốn cho lịch sử ngày sau biết rằng ngay tại thời điểm ấy cố nhân Đặng Trần Thường chẳng phải chỉ muốn giải quyết món nợ ân oán giang hồ với họ Ngô là thôi đâu. Mà Đặng còn muốn tra khảo, vặn vẹo họ Ngô rằng lăng mộ, dấu tích thần tượng của mày hiện chôn giấu ở đâu, khai ra mau? Và giữa chủ soái của tao với thần tượng của mày là ai hơn ai? Mày nói đi?

 

Ngô lúc ấy quỳ dưới chân Đặng, trước sân Văn miếu Quốc tử giám ung dung đưa tay gông cùm vuốt râu ngữa mặt ngưỡng thiên đốp lại rằng:

 

𝘕𝘩𝘶𝘯𝘨 𝘺 𝘵𝘩𝘢̂̀𝘯 𝘷𝘶̃ 𝙣𝙞𝙚̂𝙢 𝙩𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙝𝙖̣...

 

Khi thắng bộ nhung y vào thì Vũ Hoàng đế là bậc thánh vô địch, bách chiến bách thắng, bất khả chiến bại dưới hạ giới này. Chủ soái của mày chả nhằm nhè vào đâu so với Đức Vũ hoàng của tao đâu!

 

Còn câu thực thượng thứ hai là để trỏ vào cuộc đối đáp văn chương, chính trị, thể hiện tài ăn học của hai nhân vật mang hai tư tưởng đối lập, khác nhau đến một trời một vực do chủ soái của họ là hai kẻ thù không đội trời chung đó thôi:

 

𝘾𝙝𝙞𝙚̂́𝙣 𝘴𝘢́𝘤𝘩 𝙠𝙝𝙖𝙣𝙝 𝙥𝙝𝙪 𝙩𝙝𝙪̛𝙤̛̣𝙣𝙜 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙣 𝙘𝙝𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜...

 

Nhưng hai câu ám chỉ điển tích văn chương và bí ẩn lịch sử có thật từng xảy ra tại sân Văn miếu Quốc tử giám giữa Đặng và Ngô như đã nói sau đã bị tam sao thất bổn, chỉnh sửa thành hai câu lạc đề, tào lao bí đao, không nối được ý nhập đề để mở ra hai câu luận tiếp theo như ghi chép trong văn bản Ngô Gia Văn Phái hiện nay là:

 

Nhung y thần vũ lưu bằng tạ,
Chính sách anh mô địch hiến chương.

 

Những câu còn lại của bài thơ mật mã này cũng toàn sai be bét, chả còn gì. Nhưng chúng tôi là người có loại khả năng chỉnh sửa, phục hồi những bài thơ sai lệch dạng này để trả lại sự thật cho lịch sử, cho văn bản gốc của các tác giả là các nhà thơ danh bất hư truyền, lỗi lạc, có một không hai của đất nước, dân tộc. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.

 

Bốn niệm xứ

 

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang