Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

TRONG NHƯ TIẾNG HẠC BAY QUA...

SONG KIẾM HỢP BÍCH
HAY TRONG NHƯ TIẾNG HẠC BAY QUA,
ĐỤC NHƯ TIẾNG SUỐI MỚI SA NỬA VỜI...

𝘙𝘢̆̀𝘯𝘨: "𝙊̛𝙣 𝙗𝙖́𝙩 𝙠𝙞𝙚̂́𝙣 𝙝𝙤̂̀𝙞 𝙩𝙧𝙖̀𝙤, (2489)
𝘛𝘶̛𝘰̛́𝘪 𝘳𝘢 đ𝘢̃ 𝘬𝘩𝘢̆́𝘱 𝘵𝘩𝘢̂́𝘮 𝘷𝘢̀𝘰 đ𝘢̃ 𝘴𝘢̂𝘶. (2490)
𝘉𝘪̀𝘯𝘩 𝙮𝙚̂𝙣 𝙖̂𝙢 đ𝘶̛́𝘤 𝘣𝘢̂́𝘺 𝘭𝘢̂𝘶, (2491)
𝘈𝘪 𝘢𝘪 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 đ𝘰̣̂𝘪 𝘵𝘳𝘦̂𝘯 đ𝘢̂̀𝘶 𝙩𝙧𝙞́ 𝙘𝙖𝙤. (2492)
𝘕𝘨𝘢̂̃𝘮 𝙩𝙧𝙪̀ 𝘥𝘢̂́𝘺 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘣𝘪𝘯𝘩 đ𝘢𝘰, (2493)
Đ𝘰̂́𝘯𝘨 𝘹𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘷𝘰̂ đ𝙞̣𝙘𝙝 đ𝘢̃ 𝘤𝘢𝘰 𝘣𝘢̆̀𝘯𝘨 đ𝘢̂̀𝘶..." (2494)

 

Với 6 câu vỏn vẹn, đơn giản thế này, thi hào Nguyễn Du đã cho lịch sử biết rõ ai là người qua Tàu chúc thọ vua Thanh Cao Tông Càn Long vào năm Canh Tuất 1790 rồi. Không phải quá nhập nhằng, mơ hồ, đơm đặt, dệt thêu, rối rắm, khó hiểu như các dạng ghi chép sử học từ thời đó cho đến hôm nay, rằng người qua Tàu chúc thọ vua Càn Long năm 1790 đích thân là vua Quang Trung. Không ai vào làm việc này. Để nói cho nhanh gọn, dứt điểm, đóng chốt sự việc từng kéo dài dây dưa đến 200 năm mà cũng chưa ngã ngũ vào đâu, ngày nay bỗng đâu lại xuất hiện, kéo thêm nhân vật Nguyễn Duy Chính người Việt lai Mỹ nhập cuộc với nhiều lập luận vòng vo tam quốc nghe cũng rất hay ho, có lý có tình. Cuối cùng, Nguyễn Duy Chính cũng chốt sự việc, cho rằng người qua Tàu chúc thọ năm ấy chính là vua Quang Trung, chớ không phải một người nào vào thủ vai trò Giả vương này được cả như các dạng sách sử từng mài miệt ghi ghi chép chép. Như câu 2490 là dạng mật mã của hai chữ Canh Tuất này đây. Tuất gồm bộ tâm và chữ huyết nhập lại ra chữ tuất với nghĩa thương xót: lòng thương xót ấy đã thấm vào trong máu huyết, tim gan nhân dân, binh lính, những người từng được sự ưu ái, cứu giúp tận tình từ bậc vua chúa luôn biết yêu nước thương dân, lấy sự sống còn của nhân dân làm chí tiến thủ trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, quê hương. Đây ám chỉ cho tình thương của vua Quang Trung đối với quân dân sau hai năm chiến cuộc khốc liệt 1788-1789. Canh là cày ruộng. Chữ canh gồm chữ tỉnh bên phải và bộ điền bên trái nhập lại ra chữ canh nghĩa cày ruộng. Tỉnh là cái giếng nước, hay đào cái ao nhỏ để lấy nước, cũng gọi là giếng. Chữ tỉnh gồm bộ nhị và chữ nhân viết theo lối giản thể, chúng tôi gọi là tiết giảm động tác cho dễ hiểu dễ nhớ, với nét sổ cong nét sổ thẳng ノ丨 nhập lại ra chữ tỉnh chỉ sự : tượng trưng hai người đứng dùng gầu sòng tát nước từ ao ra ruộng -điền - lúa. Đây thuộc chữ vừa chỉ sự vừa giả tá: mượn -tá- chữ canh -giả- này để lấy, viết ra chữ canh là ngôi thứ bảy trong thập can, ám chỉ cho năm Canh Tuất 庚戌 1790 của câu chuyện có thật, từng xảy ra như sau. Vua Quang Trung và ban tham mưu Phú Xuân ngày ấy qua nhiều họp bàn, thảo luận, cuối cùng, tất cả đã thống nhất, quyết định chơi ván bài sinh tử, được ăn cả ngã về không: cử một người đóng vai Giả vương, thế Ngài dẫn phái bộ ngoại giao Phú Xuân qua Tàu chúc thọ năm vua Càn Long tròn 80 tuổi, gọi là Bát tuần khánh thọ. Trong chuyến đi một mất một còn này còn có cả các võ tướng nổi tiếng, như Đặng Văn Chân, Ngô Văn Sở với đoàn tùy tùng rồng rắn râu ria lôi thôi luộm thuộm lên đến gần 150 nhân mạng. Thử hỏi. Đi chúc thọ, mừng sinh nhật kiểu gì mà dẫn qua bên ấy đến 150 người, quá hạn định, chưa từng có trong tiền lệ lịch sử, cả về sau, nếu không phải cho dự tính một âm mưu, kế hoạch, rằng nếu Thanh triều tráo trở, lật lọng, cho bắt Quang Trung để trị tội nước nhỏ dám chống nước lớn thiên triều, từng phục binh đánh tan tác, không còn manh giáp 29 vạn quân viễn chinh của họ từ năm trước? Không lẽ triều Phú Xuân và Quang Trung là những người làm việc, hoạt động chuyên nghiệp trên lĩnh vực chính trị ngày ấy lại quá ngây thơ, chưa từng biết đặt lên bàn thảo luận, tập trung xoáy quanh những dự định, tính toán của Thanh triều, rằng nếu Phú Xuân vội tin, liền đưa qua một Quang Trung thật sau khi nhận được thư mời của vua Thanh Cao Tông, thì họ sẽ làm gì sau đó hay sao? Nhưng, khi đã nhận được thư mời từ Thanh triều, mà Phú Xuân từ chối thẳng thừng, chẳng chịu cử người đi, hóa ra An Nam chẳng phải mãi là một nước nhỏ, và tài cán Nguyễn Huệ cũng ở tầm ấy: chỉ giỏi múa may, la hét ở các vùng miền nội địa, chưa có gì đặc biệt, xuất sắc, nổi trội cho lắm như tiếng đồn loang này nọ...

 

Do đó, vì danh dự cá nhân, trên hết là danh dự quốc thể, để chuẩn bị đối phó với tình trạng tiến thoái lưỡng nan: đi cũng dở mà từ chối cũng không xong, chưa biết kết quả sẽ thế nào. Nên Quang Trung và triều Phú Xuân ngày ấy đã phải đi đến một quyết định táo bạo, chấp nhận giải pháp của cái gọi là được ăn cả ngã về không. Cử một Quang Trung giả với đoàn tùy tùng lên đến 150 người với sự chuẩn bị cho một trận chiến một mất một còn ngay tại triều đình nếu vua quan nhà Thanh tìm cách lật lọng như đã nói. Đó chính là lý do trọng yếu để trong chuyến đi sinh tử này có rất nhiều quan võ Tây Sơn có mặt trong phái đoàn sứ bộ, đại diện là danh tướng Ngô Văn Sở, từng được xem là một tay võ nghệ tuyệt luân, một trong thất hổ tướng Tây Sơn thời ấy, nhận định này của chúng tôi rất đúng, chính xác 100/100, căn cứ theo bộ sử Tây Sơn là tập tiểu thuyết chương hồi, chữ Hán, sau dịch qua 3254 câu lục bát, chữ Nôm, gọi tắt là Truyện Kiều, được Nguyễn Du ám chỉ, cho biết, qua các câu 2451-2452-2453-2454, như sau:

 

𝘊𝘰́ 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘵𝘰̂̉𝘯𝘨 đ𝘰̂́𝘤, 𝘵𝘳𝘰̣𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̂̀𝘯,
𝘾𝙪̀𝙣𝙜 𝘏𝘰̂̀ 𝘛𝘰̂𝘯 𝘏𝘪𝘦̂́𝘯 𝙘𝙝𝙞𝙣𝙝 𝘭𝘶𝘢̂𝘯 𝘨𝘰̂̀𝘮 𝘵𝘢̀𝘪.
Đ𝘢̂̉𝘺 𝘹𝘦 𝘷𝘢̂𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘪̉ đ𝘢̣̆𝘤 𝘴𝘢𝘪,
𝙃𝙞𝙚̣̂𝙥 𝙩𝙝𝙞 𝘣𝘢́𝘵 𝘵𝘪𝘦̂̃𝘶 𝙗𝙞𝙚̣̂𝙩 𝙩𝙖̀𝙞 đ𝘰̂̉𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘶𝘯𝘨...

 

Chữ thứ tư câu 2451 phải có dấu phẩy để phân biệt quan tổng đốc và quan trọng thần thật ra là hai người. "𝘛𝘰̂̉𝘯𝘨 đ𝘰̂́𝘤" là ám chỉ cho vị trí của tướng Ngô Văn Sở, người cai trị, trấn thủ những hai tỉnh, cũng như trường hợp tổng đốc lưỡng Quảng, coi hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của tướng Tôn Sĩ Nghị bên Tàu ngày ấy vậy. Chúng ta không rõ lắm thời ấy tướng Ngô Văn Sở coi hai tỉnh nào cánh ngoài Phú Xuân. Còn "𝘵𝘳𝘰̣𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̂̀𝘯" là tướng Trần Quang Diệu, chồng nữ tướng Bùi Thị Xuân. "𝘛𝘳𝘰̣𝘯𝘨" là giữa, vị trí của Trần Quang Diệu ngày ấy gọi là quan Thiếu (Thái) phó, chức ở giữa trong ngạch Tam công triều đình, gồm Thái sư, Thái phó, Thái bảo. Quan Thái sư là Bùi Đắc Tuyên, anh ruột bà Bùi Thị Nhạn, cậu vua Cảnh Thịnh. Không rõ quan Thái bảo là ai, trong các sách lịch sử viết thời kỳ này không thấy nói, nhắc đến nhân vật này.

 

Bốn câu 2451-2452-2453-2454 nói trên là bắt đầu của cuộc đảo chính năm 1792 tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂 Phú Xuân từng có mặt hai danh tướng tài năng vượt trội trong thất hổ tướng Tây Sơn, hiện phục vụ, làm việc dưới trướng vua Quang Trung là Ngô Văn Sở, Trần Quang Diệu như đã nói. Mà người đứng đầu, tổ chức, móc nối, dàn mưu cuộc đảo chính ấy chính là quan Đốc phủ Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc -nói theo Kiều- từ thành Hoàng đế trong kia. Có như thế thì âm mưu đảo chính, đánh úp Phú Xuân từ đó mới có thể thành công. Bởi tất cả tuy đều là những người có những biệt tài vô cùng đặc biệt trên lĩnh vực quân sự, trong chiến trận như Nguyễn Du đã cho biết ở câu 2454: "𝙃𝙞𝙚̣̂𝙥 𝙩𝙝𝙞 𝘣𝘢́𝘵 𝘵𝘪𝘦̂̃𝘶 𝙗𝙞𝙚̣̂𝙩 𝙩𝙖̀𝙞 đ𝘰̂̉𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘶𝘯𝘨...", nhưng, tất cả ai cũng đều ngán, sợ cũng như đều biết rõ nằm lòng, Quang Trung Nguyễn Huệ là bậc anh hùng cái thế, tài nhập nội, điều quân khiển tướng, công thành phá giặc được xem là vô địch, chưa bao giờ biết nếm mùi chiến bại trước bất cứ đối thủ nào, từ trong nước, ngoài nước từ khi cuộc cách mạng nông dân được các anh em Tây Sơn phát động vào năm Tân Mão 1771 cho đến thời điểm hiện tại. Tháng 9 dương lịch năm Nhâm Tý 1792. Chúng ta cũng không bàn, nói sâu vào câu chuyện này mà chi. Chúng ta chỉ nói về trường hợp đặc biệt trong chuyến đi sứ năm Canh Tuất 1790: sự xuất hiện của tướng Ngô Văn Sở cùng rất nhiều quan võ trong phái bộ ngoại giao Phú Xuân khiến số người tham gia chuyến đi lên đến 150 nhân mạng với trọng trách qua chúc thọ vua Càn Long năm ngài tròn 80 tuổi. Triều Phú Xuân dự tính những gì mà đưa qua Tàu cả 150 người như thế nếu không phải cho dự tính của chuyến đi sinh tử, được ăn cả ngã về không: đánh một trận một mất một còn ngay tại triều đình, trước mặt đông đủ bá quan văn võ Thanh triều và chư hầu các nước vành đai, như đã nói?

người
Tiến sĩ Nguyễn Duy Chính, tác giả tập sách, ở Mỹ, và Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, người Huế, hiện ở Huế

Nhưng, tất cả mọi dự tính của Quang Trung và ban tham mưu Phú Xuân ngày ấy đã hoài công, khi vua Thanh Cao Tông và triều đình đã tiếp đón phái bộ ngoại giao Phú Xuân rất trọng hậu, niềm nỡ, chan chứa ân tình, hết mực đãi đằng. Mà theo ghi chép của các quan văn có mặt ngày ấy thì chuyến đi đã thành công ngoài sự mong đợi, chưa từng có trong tiền lệ, khi đi đến đâu tất cả cũng được đón tiếp ân cần, chu đáo từ người dân làng xã, nơi phái đoàn đi qua, không riêng sự săn sóc cẩn trọng khi phái đoàn đã ở tại triều đình. Đặc biệt hơn, vua Thanh Cao Tông còn dành rất nhiều những ưu ái ngoài dự kiến cho đối tác là người trong vai Giả vương. Chính vì thế, nên trong Kiều, Nguyễn Du mới có các câu nhắc lại sự việc ngày ấy, như đã nói ở trên:

 

𝘙𝘢̆̀𝘯𝘨: "𝙊̛𝙣 𝙗𝙖́𝙩 𝙠𝙞𝙚̂́𝙣 𝙝𝙤̂̀𝙞 𝙩𝙧𝙖̀𝙤, (2489)
𝘛𝘶̛𝘰̛́𝘪 𝘳𝘢 đ𝘢̃ 𝘬𝘩𝘢̆́𝘱 𝘵𝘩𝘢̂́𝘮 𝘷𝘢̀𝘰 đ𝘢̃ 𝘴𝘢̂𝘶... (2490)

 

Như đã nói, canh là cày ruộng với nghĩa đã giải thích. Đồng thời, canh với nghĩa giả tá: vay mượn (tá) chữ giả mạo (giả) để nói, lấy ra chữ cần thiết cho câu chuyện, cũng còn có ý như sau nữa. Trên chữ canh là chữ cao . Chữ cao gồm chữ dương và bộ hỏa nhập lại ra chữ cao nghĩa con dê. Hỏa , là lửa, song hỏa cũng là người cùng làm, người cùng cộng tác. Với chữ cao này, gồm chữ dương và bộ hỏa nhập lại, ý Nguyễn Du cho lịch sử biết rõ, trong câu chuyện qua Tàu chúc thọ vua Thanh Cao Tông năm Canh Tuất 1790 thì có nhiều người thuộc Cung điện Đan Dương ở kinh đô Phú Xuân đứng ra tổ chức, âm mưu lồng trong đó còn có vương tử Nguyễn Quang Thùy cùng theo phái bộ ngoại giao lên tận Ải Nam Quan, chuẩn bị cùng các bồi thần thông quan, rời Ngưỡng Đức đài, bên phần đất An Nam, bước qua Chiêu Đức đài, trên phần đất Trung Hoa gặp các quan lại nhà Thanh, làm các thủ tục lễ nghi cần thiết trước giờ lên đường. Thì bất ngờ, vua Quang Trung (giả NV), lúc này đã bước qua phần đất Trung Hoa, tại Chiêu Đức đài, báo cho Phúc Khang An, đại diện triều Thanh, cùng với các quan có trách nhiệm, bổn phận đón sứ bộ Phú Xuân tại Nam Quan, tại đài Chiêu Đức, sau đó sẽ dẫn phái đoàn đi sâu vào nội địa Trung Hoa, đến Yên Kinh gặp vua Thanh Cao tông cho kịp ngày giờ ấn định. Bất chợt vua Quang Trung (giả NV) báo cho Phúc Khang An thông tin, rằng vương tử Nguyễn Quang Thùy đột nhiên bị nhiễm bệnh gì đó, lên cơn sốt, vì tuổi còn nhỏ, nên không tiếp tục cuộc hành trình vạn dặm, xin được quay về nước để điều trị. Nghe nói vua Quang Trung sau đó đã cử Phạm Công Trị đưa Nguyễn Quang Thùy về Phú Xuân, cùng đi còn có  tướng Đặng Văn Chân và trên dưới khoảng 30 tùy tùng cho chuyến trực hồi cố quận.

 

Thật ra, đây chỉ là chiêu thế mà triều Phú Xuân ngày ấy đã áp dụng, và nó đã đi đến thành công ngoài sức mong đợi, trong Tam thập lục kế Trung Hoa gọi là kế Du long chuyển phượng: biến rồng thành phượng hoặc ngược lại. Kế này xưa nay rất phổ biến, được áp dụng trên rất nhiều lĩnh vực, dân gian nước ta gọi nôm na là treo đầu dê bán thịt chó chớ chẳng gì cả. Kế Du long chuyển phượng: biến rồng thành phượng hay ngược lại, được triều Phú Xuân sử dụng ngày ấy tại Ải Nam Quan, trong Ngưỡng Đức đài, bên phần đất An Nam thế này. Lúc ấy vua Quang Trung (thật NV) sẽ cải trang thành Phạm Công Trị, còn Phạm Công Trị, người đi theo phái bộ ngoại giao lên Ải Nam Quan sẽ hóa trang thành vua Quang Trung. Xong xuôi, khi tất cả đã bước qua bên Chiêu Đức đài gặp các quan triều Thanh, đại diện là Phúc Khang An để làm những thủ tục lễ nghi cần thiết trước giờ lên đường. Thì lúc ấy vua Quang Trung (giả NV) sẽ thông báo cho Phúc Khang An biết vương tử Nguyễn Quang Thùy bất ngờ bị nhiễm bệnh, nên không thể tiếp tục cuộc hành trình, đành phải quay về, cùng đi sẽ có các quan hộ tống, trong đó có tướng Đặng Văn Chân. Và cũng tất nhiên, trong đoàn hộ tống vương tử Nguyễn Quang Thùy trực hồi cố quận, quay về Phú Xuân còn có vua Quang Trung (thật NV) hiện trong vai trò Phạm Công Trị. Còn Phạm Công Trị như đã nói lúc ấy đã nhập vai Giả vương, sẽ cùng phái bộ ngoại giao Phú Xuân cùng phái đoàn nghênh đón triều Thanh, đại diện là Phúc Khang An sẽ tiếp tục cuộc hành trình vạn dặm sơn khê kéo một bầy rồng rắn râu ria pháo chốt ngựa xe xanh đỏ tím vàng đủ màu sắc sặc sở dấn sâu vào nội địa Trung Hoa, vào tận hang cọp vuốt râu hùm, giở trò hý lộng quỷ thần...

 

Cao ở đây, lấy trong chữ canh , có nghĩa là con dê con, con dê con là ám chỉ cho tuổi con dê, tức chi mùi của vương tử Nguyễn Quang Thùy chớ chẳng gì cả. Như vậy, vương tử Nguyễn Quang Thùy cầm tinh tuổi Ất Mùi 1775, so ra Quang Thùy lớn hơn thái tử Nguyễn Quang Toản 2 tuổi, Quang Toản sinh năm Đinh Dậu 1777. Nói như thế là do chúng tôi dựa vào hai điều kiện, cơ sở vững chắc như sau. Trước hết, chúng tôi căn cứ vào tấm văn bia Cố Nam 故南 tại kiệt 51 Minh Mạng thành phố Huế (ảnh kèm theo bên dưới). Từ vị trí tấm bia này đến chùa Thiên Thai, kiệt 15 Minh Mạng tầm 200m trở lại. Tấm bia này là do Văn Quan, không phải Vương Quan, người em kế của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân dựng lập ngay tại vị trí chôn lần đầu của triều Tây Sơn, đại diện là vua Cảnh Thịnh, khi chị của mình ra đi vào tháng 9 dương lịch năm Kỷ Mùi 1799. Chuyện này chúng tôi đã nói trên nhiều bài viết trên trang w bonniemxu.com rồi. Ai đọc cũng đều biết, nhớ cả. Nay khỏi nói lại. Trên tấm bia Cố Nam 故南 ở giữa là 8 chữ hàng đứng, đọc là Thị Nội Chưởng Cơ Đinh Hầu Chi Mộ 侍內掌奇丁侯之墓. Hầu là vua chư hầu, ám chỉ vua Cảnh Thịnh. Đinh là can Đinh . Đinh ở đây chỉ có nghĩa là năm Đinh Dậu 丁酉 1777, tuổi của vua Cảnh Thịnh mà người lập bia là Văn Quan đã cố ý nói rõ. 8 chữ Thị Nội Chưởng Cơ Đinh Hầu Chi Mộ 侍內掌奇丁侯之墓 mang nghĩa thâm trầm: ngôi mộ bà thị nội -người hầu trong- do người mang tuổi Đinh Dậu 1777, vốn là người nắm trong tay -chưởng cơ- nhiều việc cơ mật triều đình đứng ra lập mộ, dựng bia. Đó là điều kiện, cơ sở thứ nhất của câu chuyện lịch sử mà chúng tôi đã phát hiện trong thời gian đi thực tế, điền dã mấy năm vừa qua tại kinh đô Huế. Phát hiện này không hề có trong bất cứ văn bản sử học, sự ghi chép nào xưa nay của giới nghiên cứu sử chuyên và không chuyên.

văn bia mộ
Tấm văn bia Cố Nam do Văn Quan dựng lập cho chị Thúy Kiều của mình tại kiệt 51 Minh Mạng ngày nay

Điều kiện, cơ sở thứ hai là chúng tôi căn cứ vào ám chỉ chữ nghĩa của Nguyễn Du qua chữ cao lấy trong chữ canh giả tá với nghĩa con dê con, tức con dê còn nhỏ tuổi. Thời điểm này, năm 1790, so với năm sinh Ất Mùi 1775 thì Nguyễn Quang Thùy mới vừa 15 tuổi. Với chi tiết này, thì chữ cao nghĩa con dê con lấy trong chữ canh được Nguyễn Du sử dụng để ám chỉ tuổi của vương tử Nguyễn Quang Thùy, tẩy bài chủ chốt của kế hoạch giả vương nhập cận năm 1790 là rất đúng vậy.

văn bia mộ
Tấm bia Cố Nam nhìn toàn diện. Bên trái Thân đệ văn danh phụng lập/Bên phải Kỷ Dậu bát nguyệt cát nhật táng 

Lục trên trang mạng, chúng tôi lấy được thông tin về vương tử Nguyễn Quang Thùy như sau. Nguyễn Quang Thùy tuy là con trai vua Quang Trung, nhưng không phải anh em cùng mẹ với Nguyễn Quang Toản, từng có tước hiệu là Khang công 康公. Khang , 肛 cũng đọc là cương. Cương nghĩa là cao, như địa thế cao kháng: thế đất cao. Như vậy, cao hay cương qua nhiều cách đọc, cách mở âm, dạng chiết tự giả tá, cũng vẫn là cương , là khang , và khang là tước hiệu Khang công 康公 của vương tử Nguyễn Quang Thùy như tài liệu trang mạng cho biết.

 

Thật ra, các văn bản sử học đã rất sai lầm khi cho, nói đúng hơn là đã ghi chép sai lạc từ Nguyễn Quang Thụy, chữ Thụy thành ra chữ Thùy. Chữ Thụy viết thế này . Bên trái là chữ vương , bên phải, ở trên là chữ Sơn , ở dưới là chữ nhi . Vương là vua, lại, vương cũng là một chữ trong ba chữ Bắc Bình vương của Nguyễn Huệ, thời còn là tướng, dưới quyền điều khiển của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc, sau là vua Thái Đức Nguyễn Nhạc. Sơn là núi, cũng là Tây Sơn. Vùng núi mà Nguyễn Huệ hiện đóng đô tại Phú Xuân thời ấy gọi là Dương Xuân Sơn, nơi có Phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn, sau khi Nguyễn Huệ đánh chiếm Thuận Hóa từ năm 1786, đã cho tu sửa thành Cung điện Đan Dương, là nơi ở của Bắc Bình vương và vợ con, gia đình. Theo thông tin mới cập nhật mấy năm gần đây, từ báo Công an Đà Nẵng. Trong một lần hành quân ra Thuận Hóa bằng đường thủy, chưa rõ năm nào, hay đó là năm 1786 chăng? khi đi ngang xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, bất ngờ trời mưa to gió lớn, thuyền đi không được. Nguyễn Huệ mới cho quan quân tấp thuyền vào bờ, vào nhà dân xin trú tạm, chờ qua bão sẽ đi tiếp. Trong căn nhà trú tạm chờ hết mưa bão đó, có hai người con gái, tên là Phạm Thị Doanh và Phạm Thị Ngọc Dẫy, con ông Phạm Văn Phước. Nguyễn Huệ đem lòng yêu thương cô chị. Nguyễn Huệ đã cưới cô này làm vợ, đưa ra Phú Xuân sinh sống. Người em cũng đi theo ra Phú Xuân cùng chị. Như vậy, căn cứ vào câu chuyện này, từ báo Công an Đà Nẵng, riêng gia phả tộc Phạm xã Bình Đào cũng có ghi chép họ tên hai người con gái con ông Phạm Văn Phước như trên, nhưng lại cho Phạm Thị Ngọc Dẫy là Hoàng chánh hậu. Đây là ghi chép sai lạc của tộc Phạm xã Bình Đào, việc của chị ra của em, trong khi, trong truyện Kiều, Nguyễn Du có cho biết người vợ lớn của Nguyễn Huệ tên là Phạm Thị Doanh, không phải Phạm Thị Ngọc Dẫy, là cô em.

tài liệu
Gia phả họ Phạm xã Bình Đào. 7 chữ Hoàng chánh hậu Phạm Thị Ngọc Dẫy, hàng đứng, thứ hai, bên phải

Hữu ý vô tình, sự thật khi được lần mở ra từ những dạng thông tin giữa trời thế này, tất nhiên là có sự so sánh, đối chiếu từ văn bản Kiều, đã có từ trước kia, qua các câu đang bàn, giải, thì Nguyễn Quang Thùy cần phải được đính chính, xác nhận lại, là Nguyễn Quang Thụy thì mới đúng, chính xác nhất, với nghĩa ám chỉ của chữ cao : con dê con, lấy trong chữ canh giả tá, và chữ nhi : bé con, trong chữ Thụy . Đồng thời, qua thông tin lấy từ báo Công an Đà Nẵng về câu chuyện Nguyễn Huệ có người vợ ở xã Bình Đào, thì vương tử Nguyễn Quang Thụy chỉ có thể là người con đầu của vua Quang Trung và bà Chánh cung Hoàng hậu Phạm Thị Doanh mà thôi. Có điều, chúng ta không rõ là tại sao vương tử Nguyễn Quang Thụy, người con đầu của Quang Trung và bà Chánh cung họ Phạm, về sau lại không được vua cha trọng dụng, trong khi năm 1790, lúc ở tại Yên Kinh, trên mặt giấy tờ, chỉ dụ, vua Càn Long đã sắc phong cho Nguyễn Quang Thụy là Thái tử An Nam Quốc vương: con lớn của vua An Nam. Chuyện này, Sách Nhà Tây Sơn của Quách Tấn-Quách Giao, trang 208, cho biết vua Quang Trung sau đó sai sứ đem biểu sang tâu rằng Thùy (Thụy) là con dòng thứ. Càn Long nghe theo, phong Toản làm Thế tử An Nam Quốc vương thay Thùy (Thụy). Với sự thay đổi này, có thể do vua Quang Trung hồi ấy bị bà Hoạn thư họ Bùi áp chế, điều khiển, bức bách chăng? Có thể lắm. Bởi vây cánh của bà Hoạn thư họ Bùi ngày ấy quá đông, toàn quan tướng cao cấp, thứ dữ, như quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên, vợ chồng nữ tướng Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, cùng chùm nhân quả quan quân binh lính kéo theo phía sau nữa, không phải chỉ bấy nhiêu con người trong câu chuyện khuất phía sau tấm màn nhung thời kỳ ấy.

 

Sách Nhà Tây Sơn của đồng tác giả Quách Tấn-Quách Giao, trang 208 cũng có cho biết bà họ Phạm sanh được hai người con là Nguyễn Quang Thùy và Nguyễn Quang Bàn. Thông tin, ghi chép này có thể đúng, nghe được.

 

Chúng ta bàn tiếp về chữ Thụy . Dưới chữ sơn là chữ nhi . Nhi là nhiệm vụ vĩ đại và gian khổ. Nhiệm vụ gì nếu không phải nhiệm vụ trong vai trò chủ chốt, lá bài tẩy của chuyến đi mà Nguyễn Quang Thụy đang nhập vai lúc ấy? Tuy nửa chừng Nguyễn Quang Thụy phải cáo bệnh lui về, đúng như kịch bản dàn dựng. Đồng thời, nhi mở ra âm đọc, chữ viết giả tá là chữ nhi với nghĩa trẻ con. Vâng, còn gì nữa. Chữ nhi với nghĩa trẻ con rất đúng với chữ cao nghĩa con dê con, ám chỉ độ tuổi Ất Mùi 1775 của vương tử Nguyễn Quang Thùy (Thụy), lấy ra từ chữ canh đã nói vào thời điểm ấy. Năm Canh Tuất 1790. Chỉ với lứa tuổi này, 15 tuổi, thì ngày ấy vương tử Nguyễn Quang Thùy (Thụy) mới được vua cha và triều thần quyết định đưa vào làm lá bài tẩy, chủ chốt cho chuyến đi, của kế hoạch giả vương nhập cận diễn ra tại Ải Nam Quan, tại Ngưỡng Đức đài được. Còn nói như nhà học giả Nguyễn Duy Chính ngày ấy Quang Thùy (Thụy) chỉ là đứa trẻ con miệng còn hôi sữa, cả Phạm Công Trị cũng là đứa trẻ con miệng còn hôi sữa nốt. Cho nên ngay tại Ải Nam Quan khi vương tử Quang Thùy (Thụy) bất ngờ nhiễm bệnh, phụng phịu đòi quay về, không chịu đi nữa, thì đứa trẻ con Phạm Công Trị cũng liền một hai đòi quay về cùng Quang Thùy (Thụy) cho có tình bầu bạn nói chuyện, đùa giỡn dọc đường, chớ còn đi đâu, để làm chi nữa! Theo lập luận logic, khoa học của nhà học giả người Mỹ lai Việt Nguyễn Duy Chính. 

 

Có như thế thì nhà học giả người Mỹ lai Việt Nguyễn Duy Chính từ đó mới có điều kiện, cơ sở để có thể nói "Làm nhà nghiên cứu (sử) độc lập không dễ" vậy. Chắc ý muốn nói muốn viết gì là cứ viết chăng?

 

Đồng thời, cao cũng còn để chỉ cho tuyệt chiêu nhất tiễn hạ song điêu: một mũi tên hạ hai con chim, nhân vật vô cùng quan trọng của câu chuyện đi sứ năm 1790, vua Thanh Cao Tông 清高宗 Càn Long 乾隆. Chữ còn lại trong chữ canh là chữ mỹ . Trước hết, mỹ là đẹp, như cái gì, việc gì có vẻ đẹp, tốt, khiến người lấy làm ưa thích thì gọi là mỹ. Nói chung mỹ là những điều, việc hay, tốt đẹp, hay mỹ là những đức hạnh, việc làm đạo đức, tốt đẹp của con người, hay của ai đó. Mỹ còn là lướt theo, thuận theo, như tùng phong nhi my: lướt theo chiều gió; thuận nước đẩy thuyền: gió chiều nào theo chiều ấy. Lướt theo, thuận theo với nghĩa giải thích chính là để ám chỉ, nhắc lại việc triều Phú Xuân và vua Quang Trung ngày ấy đã dựa theo lời mời vua Thanh Cao Tông 清高宗 năm 1790 qua chúc thọ năm ngài tròn 80 tuổi nên đã nhận được nhiều điều tốt đẹp, hỗ trợ của triều Thanh trong công cuộc xây dựng, phục hồi đổ nát những điêu tàn, mất mát do cuộc chiến năm Kỷ Dậu 1789 để lại. Chính vì sự trợ giúp nhiệt tình này của vua Thanh Cao Tông 清高宗 cho Quang Trung cho nên Nguyễn Du từ đó mới có thể viết ra hai câu lục bát 2489-2490 như thế được:

 

𝘙𝘢̆̀𝘯𝘨: "𝙊̛𝙣 𝙗𝙖́𝙩 𝙠𝙞𝙚̂́𝙣 𝙝𝙤̂̀𝙞 𝙩𝙧𝙖̀𝙤, (2489)
𝘛𝘶̛𝘰̛́𝘪 𝘳𝘢 đ𝘢̃ 𝘬𝘩𝘢̆́𝘱 𝘵𝘩𝘢̂́𝘮 𝘷𝘢̀𝘰 đ𝘢̃ 𝘴𝘢̂𝘶... (2490)

 

Sau, mỹ còn đọc là ma, mị. Ma 魔 hay mị nói chung đều có ý là chỉ cho ma quỷ, yêu quái, đúng hơn, đó là những con người với những việc làm ma quái, mờ ám, có tính gian lận trong ấy cả. Ở đây, ma hay mị là ám chỉ cho việc làm ma quái của triều Phú Xuân và vua Quang Trung năm Canh Tuất 1790 tại Ải Nam Quan, tại Ngưỡng Đức đài với chiêu tráo người thật ra giả, giả ra thật của kế Du long chuyển phượng: trong tuy là rồng đó nhưng ngoài làm cho nó thành con phượng hay ngược lại hòng lừa vua quan binh lính triều Thanh và Càn Long 乾隆 đó thôi.

 

Ngang đây, chúng ta đã hiểu nghĩa chữ canh , với những giải thích mở rộng vừa rồi. Còn lại là chữ canh ngôi thứ bảy hàng can. Canh gồm bộ nghiễm 广 ở trên, dưới là bộ nhân và chữ kí nhập lại. Nghiễm 广 là mái nhà, nhân là người, kí là đầu con nhím. Chữ kí này chỉ là chữ giả tá: mượn chữ giả mạo này để moi, lấy chữ khác ra sử dụng. Ký là niềm hy vọng, mong cầu. Chữ ký () ở trên là chữ bắc , dưới là bộ điền , chữ nhập 廿 và bộ bát . Chữ canh này, bây giờ thuộc chữ chiết tự chỉ sự: nhìn vào sự vật, ở đây là chữ viết, mà diễn ra bằng câu chữ, văn thơ. Sự việc được diễn, hiểu ra như sau. Ở trên chữ canh là bộ nghiễm 广, nghiễm 广 là mái nhà, mái nhà này ám chỉ cho nhà khách Ngưỡng Đức đài bên phần đất An Nam, nơi sẽ diễn ra chiêu thế Du long chuyển phượng: đổi người giả ra thật, thật ra giả, trước khi bước qua Chiêu Đức đài, bên phần đất Trung Hoa. Dưới bộ nghiễm 广 như đã nói là chữ ký dạng giả tá. Ký trên là chữ bắc , dưới là bộ điền , chữ nhập 廿 và bộ bát nhập lại. Bắc là phương bắc, điền là đất, nhập lại là đất bắc 田北. Nhập 廿 --  là chữ mượn, chữ nói tắt của thuật ngữ giả vương nhập cận 假王入覲 (giả vua vào hầu gần vua NV), chữ lấy trong sách Đại Nam Chính biên liệt truyện triều Nguyễn, quyển XXX, trang 38,39. Bát nói cho đủ là Bát tuần khánh thọ 八旬慶壽, là lễ mừng sinh nhật vua Càn Long năm tròn 80 tuổi.

 

Vừa rồi là phần giải thích rộng nghĩa, từng chữ một của loại chữ mang tính chiết tự chỉ sự. Thực chất, chữ ký nên hiểu tóm tắt, cô đọng như sau. Trên chữ canh là bộ nghiễm 广 nghĩa mái nhà như đã nói. Còn chữ ký -- dạng chỉ sự trên là chữ bắc , dưới là chữ dị , gồm bộ điền , chữ nhập 廿 - mượn chữ -  và bộ bát nhập lại. Dị là khác, khác lạ, kỳ dị. Những việc quái dị, lạ lỳ diễn ra trên đất bắc 田北 của triều đình Phú Xuân và vua Quang Trung vào năm 1790 tại Ải Nam Quan, tại Ngưỡng Đức đài, bên phần đất An Nam. Chuyện giả vương nước Nam chúc thọ vua thiệt xứ Tàu, thuật ngữ chuyên môn gọi là giả vương nhập cận 假王入覲 (giả vua vào hầu gần vua NV) như đã nói. Dị còn có nghĩa là thôi, lui về. Ám chỉ việc lui về của lá bài tẩy kế hoạch du long chuyển phượng Nguyễn Quang Thùy (Thụy), kéo theo chùm nhân quả gồm Quang Trung thật hiện trong vai Phạm Công Trị và tướng Đặng Văn Chân cùng vài mươi người hộ tống chuyến trực hồi cố quận. Còn Phạm Công Trị trong vai Giả vương và sứ bộ ngoại giao Phú Xuân cùng các quan lại triều Thanh, đại diện là Phúc Khang An cả thảy gần 150 nhân mạng thì cứ làm việc của họ. Ai đi cứ đi, chiến trường súng cứ nổ. Thế thôi.

 

Đọc đến đây, chúng ta đã biết, các câu Nguyễn Du sử dụng mục đích ám chỉ những bí mật lịch sử có thật trong công tác ngoại giao vô cùng trọng đại của triều Phú Xuân vào năm Canh Tuất 1790 như đã giải thích cặn kẽ, chi tiết qua các cách chiết tự chỉ sự, giả tá mãi về sau đã bị cố ý chỉnh sửa hay do tam sao thất bổn nên biến thành những câu chữ bậy bạ, tào lao, vô nghĩa là:

 

𝘙𝘢̆̀𝘯𝘨: "𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢́𝘯𝘩 𝘵𝘳𝘢̣𝘤𝘩 𝘥𝘰̂̀𝘪 𝘥𝘢̀𝘰..."

 

"𝘛𝘩𝘢́𝘯𝘩 𝘵𝘳𝘢̣𝘤𝘩 𝘥𝘰̂̀𝘪 𝘥𝘢̀𝘰..." là ám chỉ, hay dùng để nói vào việc gì? trong khi, ở dưới, câu bát 2490 rõ ràng là mật mã, chiết tự của hai chữ Canh Tuất 畊恤/庚戌 như đã giải thích. Ngang đây, chúng ta có quyền đặt ra câu hỏi, câu 2490 khi đã là chiết tự, mật mã của hai chữ Canh Tuất, thì câu trên phải là câu mang, tải ý nghĩa gì để chỉ vào vụ việc gì, chớ không thể là câu, chữ vô nghĩa, trật đường rầy như thế được, phải không?

 

𝘙𝘢̆̀𝘯𝘨: "𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢́𝘯𝘩 𝘵𝘳𝘢̣𝘤𝘩 𝘥𝘰̂̀𝘪 𝘥𝘢̀𝘰..."

 

Câu 2491 "𝘉𝘪̀𝘯𝘩 𝙮𝙚̂𝙣 𝙖̂𝙢 đ𝘶̛́𝘤 𝘣𝘢̂́𝘺 𝘭𝘢̂𝘶..." tiếp theo đã cho lịch sử biết rõ rằng vụ việc tráo người thật ra giả, giả ra thật được diễn bày ngay tại Ải Nam Quan, trong cái đài gọi là Ngưỡng Đức đài, đài này ở bên phần đất An Nam. Còn phía bên kia cũng có cái đài như thế, tên là Chiêu Đức đài. Hai cái đài nằm trên hai phần đất An Nam và Trung Hoa được xem như là nhà khách ngày nay vậy, để những khi các cán bộ ngoại giao của hai nước khi tới cửa biên giới sẽ nghĩ chân tại đấy, chờ xong thủ tục giấy tờ thì sẽ thông quan, bước qua phần đất bên kia, đi sâu vào nội địa nước bạn làm công tác ngoại giao, thiết lập quan hệ.

 

Chúng tôi sở dĩ tìm ra được hai cái đài là Ngưỡng Đức đài, Chiêu Đức đài ấy là nhờ ở tập sách Đại Việt Quốc Thư cũng của Nguyễn Duy Chính, trang 60, ở phần chú thích bên dưới trang. Không rõ phần dịch từ chữ Hán sang quốc ngữ này do ai đảm trách, đích thân Nguyễn Duy Chính dịch hay ông bỏ tiền túi mướn người dịch? Bởi Nguyễn Duy Chính là người theo nền tây học, nhất đang ở Mỹ quốc làm việc, thì làm gì có điều kiện để học được chữ Hán dễ dàng như ở Việt Nam? Mà có ở Việt Nam Nguyễn Duy chính cũng không thể theo học nổi môn chữ Hán vốn có lắm những tạp phức, nhiêu khê, không phải như học tiếng Anh, tiếng Đức, vvv... Các thầy cô giáo ở Việt Nam chuyên dạy văn thơ mà cũng đành bó tay với các văn bản Hán Nôm, như truyện Kiều chẳng hạn, nữa là Nguyễn Duy Chính, người ở trời tây, làm việc cho tây. Sách được nhà xuất bản Văn Hóa-Văn Nghệ TPHCM ấn hành năm 2016. May quá! Nếu không có điều kiện, nhân duyên từ trên trời rớt xuống này, kiểu buồn ngủ gặp chiếu manh, thì chúng tôi không thể nào tự mình ngồi mằn mò, rồi chỉnh sửa câu, chữ sai bậy 2491 thành câu chữ như các bạn đã đọc, trong đó có nói, nhấn mạnh về chữ 𝘶̛́𝘤", là tên của cái đài, gọi đủ là Ngưỡng Đức đài tại Ải Nam quan, phía bên phần đất An Nam. Chớ trong hiện tại không có một tập sách hoặc tài liệu sử học nào từ trong nước, ngoài nước nói về danh tính hai cái đài như đã nói này cả. Còn trong Kiều, câu 2491 thi hào Nguyễn Du chỉ nói vắn tắt hai chữ "𝙖̂𝙢 đ𝘶̛́𝘤", tuyệt không còn gì nữa. Phải chi truyện Kiều cũng có phần chú thích của Nguyễn Du kèm theo thì cũng đỡ khổ. Còn nói kiểu tắt ngang như thế thì đố ai biết "𝙖̂𝙢 đ𝘶̛́𝘤" là gì, ngoài nghĩa "𝙖̂𝙢 đ𝘶̛́𝘤" là công ơn của tổ tiên, hay của người đã khuất. Mà câu 2491 cũng đâu có phải, có nói "𝙖̂𝙢 đ𝘶̛́𝘤" gì đâu, chỉ ghi là "𝘤𝘰̂𝘯𝘨 đ𝘶̛́𝘤", "𝘉𝘪̀𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘤𝘰̂𝘯𝘨 đ𝘶̛́𝘤 𝘣𝘢̂́𝘺 𝘭𝘢̂𝘶...". Thế có chết không?

ải nam quan
Ải Nam Quan, ảnh chụp khoảng 100 về trước, của nhiếp ảnh gia người Pháp

"Â𝙢" theo chú thích chữ Hán, thì "𝙖̂𝙢" là số âm, phần âm, trái lại với dương . Phàm sự vật gì có thể đối đãi lại, người xưa thường dùng hai chữ âm dương 陰陽 mà chia ra. Như trời đất, mặt trời mặt trăng, rét nóng, ngày đêm, trai gái, trong ngoài, cứng mềm, động tĩnh ,vvv... hễ chia phần này là dương thì phần kia là âm . "Â𝙢" còn có nghĩa là những sự việc mờ ám, gian lận, làm trong bóng tối, chỗ khuất. "Â𝙢 " nói cho đủ là "𝙖̂𝙢 đ𝘶̛́𝘤 陰德", như thế,"𝙖̂𝙢 đ𝘶̛́𝘤 陰德: việc tráo người giả ra thật, thật ra giả được thực hiện, diễn bày ngay tại Ngưỡng Đức đài 仰德臺, là cái đài nằm bên phần đất An Nam, trước khi phái bộ ngoại giao Phú Xuân bước qua Chiêu Đức đài 昭德臺, thuộc phần đất Trung Hoa làm các thủ tục lễ nghi theo đúng quy định". Sau đó sẽ đi sâu vào nội địa Trung Hoa cùng với phái đoàn hộ tống của họ, để đến Yên Kinh cho kịp ngày giờ đã định.

 

Câu 2492 có hai chữ sai, đó là "𝙩𝙧𝙞́ 𝙘𝙖𝙤", không phải "𝘹𝘪𝘦̂́𝘵 𝘣𝘢𝘰" hay "𝘣𝘪𝘦̂́𝘵 𝘣𝘢𝘰". "T𝙧𝙞́ 𝙘𝙖𝙤" có hai nghĩa ám chỉ, thứ nhất, "𝙩𝙧𝙞́" là trí tuệ, người có trí tuệ lúc nào hai mắt họ cũng sáng, đây ám chỉ cho đôi mắt sáng với sức thu nhiếp phục người đối diện mãnh liệt, dễ dàng của vua Quang Trung, nhất con mắt bên trái sáng lạ kỳ, nghe nói ban đêm phát ra ánh sáng lấp lánh, soi sáng cả chiếu ngồi, khiến ai nhìn thấy cũng hãi kinh, né tránh. "C𝙖𝙤" vừa ám chỉ con dê con Nguyễn Quang Thụy vừa là chữ nói tắt của ba chữ Thanh Cao Tông 清高宗 Càn Long 乾隆. Sau trận đánh biết người biết ta vào hai năm chiến dịch 1788-1789 thì triều Thanh, đại diện là vua Càn Long đã phải viết thư, mời Quang Trung nghe nói là qua ăn mừng sinh nhật năm ngài tròn 80 tuổi. Thực chất, vua Càn Long năm ấy mời Quang Trung qua chỉ có mục đích duy nhất, để chiêm ngưỡng, mục sở thị mắt thấy tai nghe tay rờ đụng con người bằng xương bằng thịt trước mắt đàng hoàng, cụ thể như thế nào, ra làm sao mà lại quá tài giỏi như thế? Y đánh kiểu gì mà 29 vạn quân viễn chinh của trẫm chỉ trong vòng năm ngày vỏn vẹn đã phải tan tác, ôm đầu máu chạy không kịp thở, đứa còn đứa mất, thây chết nằm ngổn ngang trên năm cứ điểm hùng hiểm Thăng Long thành, được quân dân An Nam khiêng chất thành đống, cao như núi như thế? Xét ra, y là kẻ thù không đội trời chung của trẫm, nhưng cũng phải thành thật, y quả là người tài ba số một, thuộc dạng xưa nay hiếm. Nay trẫm phải hạ chiếu thư, mời y qua nói chuyện, đàm đạo một phen cho thỏa tấm lòng khao khát bấy lâu, thử xem sao. Còn ngồi tại chỗ nghe đám bộ hạ chạy về tâu bẩm thế này kiểu kia làm sao hình dung cho nổi. Thiệt bực mình quá. Phải mời y qua đây bằng được cho trẫm. Bây đâu? Chuẩn tấu lệnh trẫm mau?

 

Để nói thêm chỗ này. Đến như triều Nguyễn chẳng phải từng xem Nguyễn Huệ là kẻ thù không đội trời chung, thế mà cũng phải viết thế này về kẻ thù ấy của mình, chớ không thể viết khác đi được, nói gì quân đội Thanh triều, chỉ mới qua một trận giao phong, để xác nhận phần chính nghĩa thuộc về ai, nước lớn hay nước nhỏ: 

 

...Nguyễn Văn Huệ là em của Nhạc, tiếng nói như chuông to, mắt lập lòe như ánh điện, là người thông minh giảo hoạt, giỏi chiến đấu, người người đều kính sợ.

 

Năm Ất Vị (1775) Huệ đánh úp phá được Phú Yên, Nhạc dâng công ấy lên Hoàng Ngũ Phúc. Hoàng Ngũ Phúc quyền trao cho Huệ chức Tây Sơn hiệu Tiền phong Tướng quân.

 

Đến khi Nhạc xưng Hoàng đế, Nhạc trao cho Huệ chức Long nhương Tướng quân. Huệ bốn lần cướp phá Gia Định, lâm trận thì đi trước quân sĩ, hiệu lịnh nghiêm minh, quân sĩ đều phục tùng. 

 

Năm Bính Ngọ (1786) Nhạc sai Huệ tiết chế các bộ (thủy quân và lục quân) đánh úp Phạm Ngô Cầu (ở Phú Xuân), bèn tiến xa ra mặt Bắc, do đó thế lực ngày thêm lớn lao mà không thể ngăn được...
(Trích Nhà Tây Sơn, sách Đại Nam Chính biên liệt truyện, trang 73-74-75)

 

Câu 2492 ngoài nghĩa đã nói, nghĩa còn lại là để nói lên việc sau khi phái bộ ngoại giao Phú Xuân được Quang Trung giả dẫn qua yên Kinh, gặp vua Thanh Cao Tông 清高宗, hoàn thành xong sứ mạng chúc thọ. Thì người đứng đầu triều đình Phú Xuân lúc ấy đã được vua Càn Long 乾隆 xem như thượng khách đặc biệt, dành cho mọi biệt đãi hết sức trọng thể từ lúc đến cũng như lúc về. Có thể ngày ấy vua Càn Long ngoài việc ban thưởng trọng hậu ngay tại chỗ cho vị Giả vương và phái bộ ngoại giao Phú Xuân bằng nhiều hiện vật quý giá tùy theo phẩm trật, chức tước, địa vị từng người, thì trong đó thế nào cũng có những điều kiện trợ cấp của một nước lớn cho một nước nhỏ với mục đích dùng để phục hồi những tổn thất, mất mát sau chiến cuộc. Nói gì thì nói bởi mình là nước chủ động gây chiến. Ngày nay, sự hỗ trợ ấy trong quan hệ quốc tế giữa các nước có quan hệ ngoại giao gọi là cho vay không hoàn lại. Đó chính là lý do thiết yếu của triều Phú Xuân ngày ấy, còn việc đi chúc thọ chỉ là việc phụ. Có như thế thì từ đó Nguyễn Du mới có thể nói, nhắc lại sự việc trong câu 2492 về ơn nghĩa, mối thâm tình của vua Thanh Cao Tông dành cho vị Giả vương An Nam rằng "𝘈𝘪 𝘢𝘪 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 đ𝘰̣̂𝘪 𝘵𝘳𝘦̂𝘯 đ𝘢̂̀𝘶 𝙩𝙧𝙞́ 𝙘𝙖𝙤..." vậy.

 

Câu 2493 "𝘕𝘨𝘢̂̃𝘮 𝙩𝙧𝙪̀ 𝘥𝘢̂́𝘺 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘣𝘪𝘯𝘩 đ𝘢𝘰..." là câu mang tính thông báo, nói cho lịch sử biết rõ chuyện Quang Trung Nguyễn Huệ đang dự tính cho kế hoạch táo bạo, chưa từng xảy ra trong lịch sử đất nước: kéo quân đánh Tàu, lấy lại những phần đất của nước Việt, điển hình là hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, nghe nói đã bị họ đánh chiếm từ rất lâu rồi. Theo dự tính, các sách lịch sử cũng có ghi chép, ở đây, trong Kiều cũng có nói, vua Quang Trung từng tuyên bố sẽ chuẩn bị quân hùng tướng mạnh, lương thảo đầy đủ trong vòng mười năm. Đến lúc ấy đích thân Ngài sẽ thân chinh kéo binh tướng qua Tàu nói chuyện sòng phẳng, dứt điểm chuyện đất đai nước Việt đã bị họ xâm chiếm. Nhưng rất tiếc công việc đang được Phú Xuân và quan quân chuẩn bị ráo riết, trong đó, điển hình nhất là năm 1792, tướng Võ Văn Dũng được cử làm trưởng đoàn ngoại giao Phú Xuân qua Tàu nói chuyện. Theo đánh giá của giới nghiên cứu sử chuyên và không chuyên, việc Phú Xuân cử tướng Võ Văn Dũng qua Tàu năm 1792 không ngoài mục đích thăm dò, vẽ địa đồ các khu quân sự, đường đi nước bước trên đất địch cụ thể hòng chuẩn bị cho việc kéo quân qua như kế hoạch đã dự định. Nhưng, đùng một cái, bất ngờ tướng Võ Văn Dũng nghe tin sét đánh ngang tai, thông báo vua Quang Trung vừa đột ngột ra đi! Đất trời dường như sụp đổ trước thông tin vừa nghe. Nghe nói lúc ấy tướng Võ Văn Dũng sau cơn choáng bất ngờ khi nghe hung tin, liền cảm thán, gắng gượng làm bài thơ bốn câu ngay tại chỗ như sau:

 

𝘕𝘢̆𝘮 𝘯𝘢̆𝘮 𝘥𝘢̂́𝘺 𝘯𝘨𝘩𝘪̃𝘢 𝘵𝘶̛̣  𝘵𝘩𝘢̂𝘯 𝘯𝘰̂𝘯𝘨,
𝘛𝘩𝘰̛̀𝘪 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘵𝘩𝘰̛̀𝘪 𝘴𝘢𝘶 𝘬𝘩𝘰́ 𝘴𝘢́𝘯𝘩 𝘤𝘶̀𝘯𝘨.
𝘛𝘳𝘰̛̀𝘪 đ𝘦̂̉ 𝘷𝘶𝘢 𝘵𝘢 𝘵𝘩𝘦̂𝘮 𝘤𝘩𝘶̣𝘤 𝘵𝘶𝘰̂̉𝘪,
𝘈𝘯𝘩 𝘩𝘶̀𝘯𝘨 Đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘛𝘰̂́𝘯𝘨 𝘩𝘦̂́𝘵 𝘬𝘩𝘰𝘦 𝘩𝘶̀𝘯𝘨.

 

Trung tá Phạm Văn Sơn, nhà viết sử chuyên nghiệp của chế độ VNCH thời trước 75 cũng có viết về câu chuyện này như sau:

 

Từ nhỏ đến lớn tôi đã bị một ám ảnh nặng nề do ham đọc lịch sử và viết lịch sử. Và đọc lịch sử cũng như viết lịch sử ai mà không say mê sự nghiệp của những anh hùng hào kiệt nước nhà, tỷ dụ: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi... Nhất là Nguyễn Huệ? Nay một mùa xuân lại tới, đó là thêm một dịp cho chúng ta tưởng niệm đến các vĩ nhân dân tộc.

 

...Nhưng vua Quang Trung còn có một chủ trương mà chưa một triều đại nào trước đây dám nghĩ tới: Đó là việc mang binh đội Việt Nam vào đất Tàu. Lý Thường Kiệt xưa kia mang 10 vạn quân xâm nhập nội địa Trung Quốc, dù sao cũng chỉ là đánh một đòn dằn mặt triều Tống mà thôi. Vua Quang trung đi xa hơn Lý Thường Kiệt. Ngài cho sứ sang cầu hôn với Công chúa nhà Thanh, xin lại hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và ý đồ của Ngài đâu phải chỉ to lớn đến thế. Ngài đã nghĩ rằng các rợ Hung, rợ Hồ, Mông Cổ... là các phiên quốc của Trung Hoa trước kia từng vào làm chủ giống Hán thì Ngài cũng muốn người Lạc Việt ta đem quân reo ngựa hí đến đất Trung Hoa. Qua một trận giao phong, từ Thường Tín đến Thăng Long không quá mười tiếng đồng hồ cùng quân bốn tỉnh miền Hoa Nam với bọn tướng tá nhà nghề của vua Càn Long, Ngài đủ rõ sức người sức mình nên đúng như lời đã tuyên bố trước ba quân rằng, mười năm sau quân đội rèn luyện xong nước phú cường Ngài sẽ hỏi tội bọn Mãn Thanh. Chuyến đi sứ lần cuối cùng để mở cuộc khiêu khích vua Càn Long, Ngài không dùng văn thần mà cử tướng Vũ Văn Dũng là một đại tướng cốt nghiên cứu địa hình, địa vật, phong tục, chế độ của Thanh triều, nhiên hậu sẽ hưng binh. Sự kiện này đã được sử sách ghi chép rất rõ rệt. Tiếc thay việc mới diễn hành đến nửa chừng thì nhà vua bị bạo bệnh qua đời, nên cái mộng người Việt qua Tàu lại tan ra mây khói...
(Trích Để so sánh các anh hùng trước Nguyễn Huệ với Nguyễn Huệ/Phạm Văn Sơn, sách Quang Trung Nguyễn Huệ, trang 133-143)

 

Từ trước đó, rất lâu, trong Kiều, các câu 2221-2222-2223 thi hào Nguyễn Du đã từng nói tới việc này, việc Quang Trung chuẩn bị đánh Tàu, như sau:

 

...𝘉𝘢𝘰 𝘨𝘪𝘰̛̀ 𝘮𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘷𝘢̣𝘯 𝘵𝘪𝘯𝘩 𝘣𝘪𝘯𝘩,
𝘛𝘪𝘦̂́𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘪𝘦̂𝘯𝘨 𝘥𝘢̣̂𝘺 đ𝘢̂́𝘵 𝘣𝘰́𝘯𝘨 𝘵𝘪𝘯𝘩 𝘳𝘰̛̣𝘱 đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨.
𝘓𝘢̀𝘮 𝘤𝘩𝘰 𝘳𝘰̃ 𝘮𝘢̣̆𝘵 𝘱𝘩𝘪 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨...

 

Cái chết nhiều nghi vấn, chưa lời giải đáp thỏa đáng của Hoàng đế Quang Trung vào tháng 9 dương lịch năm 1792 đã kéo theo nhiều việc trọng đại của đất nước, xã hội vào thời đó, mãi về sau. Như việc 10 năm sau, năm 1802 hai triều Tây Sơn Phú Xuân, Thành Hoàng đế đã chính thức cáo chung, Gia Long lên ngôi, xưng vương, đặt đế hiệu, cai trị đất nước ngay tại Phú Xuân, kinh đô cũ của nhà Tây Sơn dựng lập đầu tiên, kể từ khi Nguyễn Huệ đánh chiếm Thuận Hóa vào năm 1786. Và cũng từ đây vua Gia Long đã cho quan quân lùng sục, bắt giết cho bằng được những người theo phò Tây Sơn, cả con cháu Tây Sơn hầu như biến mất, không còn nghe nói gì đến. Có thể nói, tất cả những gì từng liên quan đến Tây Sơn, từ con người đến đền đài, chùa chiền, miếu mạo, lăng tẩm, mồ mã, sách vở, tài liệu đã bị Gia Long và quan quân, các vua kế tiếp thi nhau thủ tiêu, triệt phá, đốt sạch, không còn gì, hoặc bị bỏ phế, sụp đổ, nhang tàn khói lạnh, nằm chơ vơ dưới trời phong sương tuế nguyệt...

 

Mãi gần 150 năm về sau, khi lịch sử nước Việt bắt đầu xuất hiện nhân vật, tên là Nguyễn Tất Thành, đang rục rịch trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước, sau là Hồ Chí Minh. Thì từ đó rất lạ là triều Nguyễn đã bị chính nhân vật này chỉ với cái phất tay nhẹ nhàng tựa chiếc lá rơi ngoài song cửa, không kèn không trống, không gì đơn giản hơn, đã liền đổ ụp, chẳng lời ta thán, kêu ca gì được. Từ bận ấy, con cháu, bầu đoàn thê tử của họ sau non 150 năm cai trị đất nước với một trời tội ác ngùn ngụt trời xanh đành phải bỏ lại sau lưng nào cung điện thành quách, nào dù lọng ngựa xe, nào giang san, dự tính, nào ấn kiếm truyền thừa... cùng xúm nhau kéo chạy sang bên kia mẫu quốc sống đời lang thang, vạ vật cho hết cuộc đời còn lại. Nước Việt từ đây đã lật sang trang...

 

𝘎𝘰̛̣𝘪 𝘣𝘶𝘰̂̀𝘯 𝘤𝘩𝘪 𝘯𝘢̀𝘺 𝘤𝘰̂́ đ𝘰̂ 𝘰̛𝘪,
𝘏𝘰𝘢̀𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘬𝘪𝘢 𝘨𝘪𝘰̛̀ 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̂́𝘺 𝘭𝘰̂́𝘪.
Đ𝘰̀ đ𝘶̛́𝘯𝘨 𝘮𝘰̛ 𝘬𝘩𝘢́𝘤𝘩 𝘱𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘰̛̀𝘪,
Đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘱𝘩𝘰̂́ 𝘬𝘪𝘢 𝘷𝘢̆́𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪.
𝘕𝘩𝘪̀𝘯 𝘤𝘰̂́ đ𝘰̂ 𝘭𝘶𝘰̂́𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘢̣̂𝘮 𝘯𝘨𝘶̀𝘪...
(𝘊𝘖̂́ Đ𝘖̂ 𝘠𝘌̂𝘜 𝘋𝘈̂́𝘜/𝘊𝘩𝘢̂𝘶 𝘒𝘺̀)

 

Câu 2494 𝘰̂́𝘯𝘨 𝘹𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘷𝘰̂ đ𝙞̣𝙘𝙝 đ𝘢̃ 𝘤𝘢𝘰 𝘣𝘢̆̀𝘯𝘨 đ𝘢̂̀𝘶..." còn lại cho chúng ta biết đó là sự việc có thật, từng xảy ra trước kia, tại năm cửa thành hùng hiểm Thăng Long. Ngày ấy, sau chiến cuộc, thì tại năm cửa thành Thăng Long xác giặc cướp nước Thanh triều bị quân Tây Sơn chém giết chết nhiều vô kể, đến nổi, người ta đã phải khiêng xác giặc cướp chất thành gò, thành đống, gọi là gò Đống Đa. Dấu ấn của trận đánh lịch sử đó của người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ như đã đóng góp thêm công sức trong hành trình, công cuộc dựng nước, giữ nước qua bốn ngàn năm đã thành truyền thống bất tử của tổ tiên, dân tộc Việt. Khi viết ra câu 2494 như thế ý Nguyễn Du muốn nói sau trận đánh lịch sử này của hai năm chiến dịch lẫy lừng 1788-1789 tại năm cửa thành Thăng Long thì tên tuổi của Quang Trung Nguyễn Huệ từ đó đã trở nên bất tử cùng với truyền thống đánh giặc cứu nước, giữ nước của dân tộc Việt. Đồng thời, cũng qua trận đánh này, thì Nguyễn Huệ được xem là một danh tướng bất khả chiến bại, là người số một trong những cuộc đối kháng với các thế lực thù địch từ trong nước, ngoài nước. Đó chính là ý nghĩa thiết thực của câu 2494 𝘰̂́𝘯𝘨 𝘹𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘷𝘰̂ đ𝙞̣𝙘𝙝 đ𝘢̃ 𝘤𝘢𝘰 𝘣𝘢̆̀𝘯𝘨 đ𝘢̂̀𝘶...". Nói khác đi, để làm nhà vô địch trên các chiến trận, thì đã có biết bao kẻ phải chết đi thì danh xưng vô địch mới được hình thành, tồn tại. Thành ngữ người Tàu cũng có câu xác định sự việc này, nhất tướng công thành vạn cốt khô: một tướng thành công thì bao kẻ chết đi. Khi viết ra câu như vậy, ý Nguyễn Du muốn nói, nhắc lại chiến thắng của Quang Trung Nguyễn Huệ trước kia với bao cái chết thương tâm của giặc, được chất thành gò, thành đống, cao như núi tại năm cửa thành Thăng Long vào năm nào. Sao nay lại còn muốn thổi, quạt bùng ngọn gió chiến tranh, mang quân đi đánh Tàu?

 

Trong câu có hai chữ 𝘰̂́𝘯𝘨 𝘹𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨" thuộc dạng chữ hội ý: hội ý là ghép ý nghĩa từng chữ lại với nhau, ở đây là để chỉ cho chữ đa, số nhiều, chớ không gì cả. Đa trước hết là nhiều. Đa gồm hai chữ chữ tịch 夕夕 nhập lại. Tịch là ban đêm, cũng là chết, như người tu theo Phật giáo khi chết gọi là viên tịch. Nếu hai chữ tịch nằm chồng lên nhau như thế, là ý nói có nhiều người chết chôn chung. Vì thế, trên hai chữ tịch , phải có chữ phụ thì mới ra nghĩa, ra đúng chữ hội ý của nó. Chữ phụ này đây. Mới nhìn nom như xương người chết xếp chồng lên nhau vậy. Chữ phụ này chỉ là chữ giả tá: mượn chữ này để lấy ra chữ khác, chữ phụ nghĩa chết hợp táng: chôn chung. Do chết chôn chung, nên hình thức chôn chung phải viết bằng chữ đa thế này thì mới đúng với ý nghĩa thực sự của văn bản, câu chữ muốn nói. Chữ hội ý. Chữ phụ 父 dưới là chữ nghệ , nghệ là người tài giỏi trị nước. Ở trên, bên trái là chữ phiệt丿, bên phải là bộ chủ . Phiệt丿/ để chỉ cho nhân vật, gia đình, hoặc nhóm, tổ chức, đoàn thể có thế lực, sức mạnh, gọi là quân phiệt 軍閥 hay tài phiệt 財閥. Chủ là chữ giả tá, chữ chủ này mới đúng với nghĩa hội ý của văn bản, của chữ phụ , đúng hơn là của chữ đa với chữ phụ nằm trên, dưới là hai chữ tịch 多 chồng lên nhau. Ba chữ nằm chồng lên nhau ra chữ đa . Chủ/ là vua. Ở đây, chủ hay vua là trỏ, chỉ cho vua Quang Trung, cũng là nhà quân phiệt đại tài, nói theo Kiều, theo Nguyễn Du, trong trách nhiệm, bổn phận chăn dân, trị nước, không để cho giặc ngoại xâm muốn làm gì thì làm. Vì thế, khi nghe tin giặc Thanh do tướng Tôn Sĩ Nghị chuẩn bị ồ ạt kéo qua chiếm đóng Thăng Long từ tháng 4-5 năm 1788 do sự mời chào của vua Lê Chiêu Thống và bầy tôi hòng nuôi mộng đô hộ nước nước Việt lâu dài, như các thời kỳ trước kia. Nhận được tin cấp báo từ Bắc Hà do thám báo chạy ngựa về dâng lên ngay giữa năm, trong trường ca Chinh Phụ ngâm có nhắc việc này, như sau:

 

"𝘕𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘵𝘩𝘢𝘯𝘩 𝘣𝘪̀𝘯𝘩 𝘣𝘢 𝘵𝘳𝘢̆𝘮 𝘯𝘢̆𝘮 𝘤𝘶̃,
𝘈́𝘰 𝘯𝘩𝘶𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘢𝘰 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘷𝘶̃ 𝘵𝘶̛̀ đ𝘢̂𝘺.
𝘚𝘶̛́ 𝘵𝘳𝘰̛̀𝘪 𝘴𝘰̛́𝘮 𝘨𝘪𝘶̣𝘤 đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘮𝘢̂𝘺,
𝘗𝘩𝘦́𝘱 𝘤𝘰̂𝘯𝘨 𝘭𝘢̀ 𝘵𝘳𝘰̣𝘯𝘨, 𝘯𝘪𝘦̂̀𝘮 𝘵𝘢̂𝘺 𝘴𝘢́ 𝘯𝘢̀𝘰..."

 

Câu "𝘚𝘶̛́ 𝘵𝘳𝘰̛̀𝘪 𝘴𝘰̛́𝘮 𝘨𝘪𝘶̣𝘤 đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘮𝘢̂𝘺..." là câu chỉ sự: chỉ vào sự vật, và biến, diễn nó ra bằng chữ nghĩa. Theo đó, 𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘮𝘢̂𝘺", tức chiều rộng về phương đông, phương tây thì gọi là quảng, về phương nam phương bắc thì gọi là mậu . 𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘮𝘢̂𝘺" ở đây như vậy là để ám chỉ cho hai phương nam bắc, là nơi, con đường mà đội hùng binh cứu viện Tây Sơn do Hoàng đế Quang Trung thống xuất Bắc tiến ra đánh giặc Thanh, sắp đi qua. 𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘮𝘢̂𝘺" cũng là mật mã của chữ mậu như đã nói. Mậu / như vậy là năm Mậu Thân 1788. Mọi biến động cũng như sự chuẩn bị cho cuộc chiến năm ngày đầu xuân Kỷ Dậu lịch sử 1789 đã được thông báo ngay từ giữa năm 1788, đúng như cho biết trong trường ca Chinh phụ ngâm, như vừa giải thích. Chớ không phải vào cuối tháng 11 như ghi chép các dạng lịch sử, tài liệu. 

 

"𝘗𝘩𝘦́𝘱 𝘤𝘰̂𝘯𝘨" ngoài nghĩa là việc quan, việc chung, thì "𝘤𝘰̂𝘯𝘨 " còn là chỉ cho việc đánh vây một thành ấp nào, như tấn công, phục kích, đánh vào trận địa của địch. Hoặc "𝘤𝘰̂𝘯𝘨" là công thành phá giặc. "𝘛𝘳𝘰̣𝘯𝘨 " cũng đọc là trung , trung là giữa, giữa năm Mậu Thân 1788. Bốn chữ "𝘯𝘪𝘦̂̀𝘮 𝘵𝘢̂𝘺 𝘴𝘢́ 𝘯𝘢̀𝘰..." ý nói Quang Trung lúc ấy chỉ một lòng đặt nặng, chú tâm vào sự an nguy, sống còn của đất nước, dân tộc, còn tình riêng của anh em Tây Sơn, Quang Trung gạt qua một bên, xem rất nhẹ vậy. Dù lúc ấy Nguyễn Nhạc đã là vua, Nguyễn Huệ dưới quyền điều khiển của vua anh. Lúc ấy, nhận được tin cấp báo từ Bắc Hà thì Bắc Bình vương Nguyễn Huệ liền cho binh lính xẻ núi Bân đắp đàn tế trời, nửa đêm bước lên đọc Chiếu lên ngôi, xưng đế hiệu, mở ra nhà nước mới từ đầu tháng 9 năm 1788. Đến giữa tháng 9, Ngài mới kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn Bắc tiến, lên đường ra mai phục trận tiền, chờ giặc Thanh kéo qua chiếm đóng Thăng Long lúc này đang bỏ ngõ, đón giặc vào lót ổ. Đúng đêm ba mươi trừ tịch, Ngài phát súng lệnh, nổi trống lớn trống nhỏ, thọc năm cánh quân chủ đạo vào năm cửa thành thỏa sức chém giết, khiến giặc Thanh không kịp trở tay, đành thúc thủ, đầu hàng sau năm ngày kháng cự trong tuyệt vọng trước sức tấn công dồn dập, như vũ bão, thác đổ triều dâng của quân đội Tây Sơn và chủ soái với tinh thần, khí thế, quyết tâm ngùn ngụt tận trời cao: thà chết, thà mất tất cả chớ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Đó chính là lý do tiên quyết, vâng, nó thuộc về chính nghĩa, để giành thắng lợi trong tất cả các cuộc kháng chiến của quân dân nước Việt từ xưa nay, cả các nước trên thế giới đối với các thế lực ngoại bang, ỷ nước lớn ăn hiếp nước nhỏ. Không riêng trận đánh long trời lở đất của quân đội Tây Sơn với giặc Thanh tại Thăng Long thành của hai năm chiến dịch 1788-1789 qua các câu được Nguyễn Du nhắc, nói đến trong Kiều, chúng ta đang bàn, giải thích.

 

Cũng từ trận đánh lich sử này, thì tên tuổi của Quang Trung Nguyễn Huệ đã lên tới đỉnh cao sự nghiệp. Giới nghiên cứu sử chuyên không chuyên, từ trong nước ngoài nước từ ấy cũng đã nhất trí, xếp Quang Trung Nguyễn Huệ là danh tướng bất khả chiến bại, từ khi cuộc khởi nông dân Tây Sơn nổi lên lật đổ chính quyền các vùng miền, tiến tới bước thống nhất đất nước, giang sơn được gom về một mối, từ năm Tân Mão 1771 cho đến lúc ra đi vào năm Nhâm Tý 1792. Trong lịch sử thật chưa có danh tướng nào được vẻ vang, vinh hiển như vậy cả. Nhận xét của trung tá, nhà viết sử Phạm Văn Sơn, chế độ VNCH.     

 

Tàn chiến cuộc, thây giặc cướp nước nằm chết phơi đầy cả ra như rơm rạ tại năm cửa thành hùng hiểm, quân Tây Sơn và người dân kinh thành Thăng Long đã khiêng xác chết giặc cướp nước chất thành đống, thành gò, nghe nói có tới 12 gò, đống chôn xác giặc cướp nước như thế, gọi chung là gò Đống Đa. Với những hiện thực từng bày ra đó trước sự chứng kiến của nhân dân Thăng Long, cho nên Nguyễn Du từ đó mới có điều kiện để tái lập, dựng lại hiện trường lịch sử, đưa vào văn học, viết ra câu bát 2494 "Đ𝘰̂́𝘯𝘨 𝘹𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘷𝘰̂ đ𝙞̣𝙘𝙝 đ𝘢̃ 𝘤𝘢𝘰 𝘣𝘢̆̀𝘯𝘨 đ𝘢̂̀𝘶..." được.

 

Còn nói như trong các văn bản Kiều hiện có mặt trên thị trường văn học lá đổ muôn chiều 𝘰̂́𝘯𝘨 𝘹𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘷𝘰̂ đ𝙞̣𝘯𝘩 đ𝘢̃ 𝘤𝘢𝘰 𝘣𝘢̆̀𝘯𝘨 đ𝘢̂̀𝘶..." là không đúng, chả có chút ý nghĩa nào cả. Kể cả các câu tào lao bậy bạ khác khác với những chữ đã được chỉnh sửa, phục hồi nói ở trên.

 

Tóm lại. Nhà nghiên cứu sử nghiệp dư người Mỹ lai Việt Nguyễn Duy Chính không biết đã nghĩ gì khi từ nước ngoài cao hứng viết ra mấy tập sách nói, bàn về phong trào cách mạng nông dân Tây Sơn với những lập luận có vẻ muốn phản bác, chống Tây Sơn, cho Tây Sơn Nguyễn Huệ chỉ là thủ lĩnh đám người tầm thường. Trong đó có tập Giở lại một nghi án lịch sử, Giả vương nhập cận, Có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không? với lập luận cứng ngắc một hai cho rằng chính vua Quang Trung vào năm Canh Tuất 1790 đã thân chinh dẫn phái bộ ngoại giao Phú Xuân qua Tàu chúc thọ vua Càn Long. Nguyễn Duy Chính trưng ra bằng chứng là trong suốt năm 1790 không có một chiếu chỉ, sắc lệnh nào của triều Phú Xuân ký tên, đóng dấu Quang Trung cả, mà toàn của Thái tử Quang Toản thế vai vua cha ký và đóng dấu trên tất cả văn bản ấy. Chỉ với bấy nhiêu phát hiện, bấy nhiêu cơ sở, Nguyễn Duy Chính liền cho rằng thời gian ấy vua Quang Trung đang ở bên Tàu, mọi công việc triều chính giao lại cho Thái tử Quang Toản quyết định, làm việc, xử lý. Như đoạn trích sau đây, trong tập Giở lại một nghi án lịch sử, Giả vương nhập cận, nói trên:

 

...Trong suốt năm Canh Tuất (Quang Trung thứ 3, 1790), chúng ta không thấy một biến cố nào chứng tỏ Nguyễn Huệ vẫn còn ở trong nước. Những văn thư và sắc phong [dưới dạng lệnh chỉ] được ban phát vào thời gian này còn lưu lại đến nay [tuy chỉ còn rất ít] đều đóng ấn Hoàng thái tử chi bảo [đang xử lý nhiệm vụ quốc vương].
(Trích trang 110-111)

 

...Trong một số tài liệu, sử có chép về một chiến dịch ở Ai Lao do Trần Quang Diệu, trấn thủ Nghệ An, đánh với quân Lào nhưng không thành công, có lẻ vì quân số của ông quá ít [khoảng 3.000 đến 5.000 quân tùy theo nguồn]. Tuy nhiên theo những tài liệu ngoại quốc chính xác hơn, việc đem quân sang Lào được thực hiện vào khoảng cuối năm Tân Hợi (1791), đầu năm Nhâm Tý (1792) chỉ mấy tháng trước khi vua Quang Trung qua đời.

 

Xem lại tình hình lúc đó chúng ta thấy phải đến khi vua Quang Trung trở về ông mới thân chinh đem quân đánh Vạn Tượng [theo lá thư tháng Tư năm Nhâm Tý (1792) gửi Quách Thế Huân, quyền tổng đốc Lưỡng Quảng] có lẻ vì ông đánh giá mặt trận phía tây là một khu vực xung yếu đe dọa đến an ninh của kinh đô [nay là Nghệ An] và việc kiểm soát được các tiểu quốc bên Lào cũng nhằm ngăn chặn liên minh Xiêm La chúa Nguyễn tấn công ngang hông...
(Trích trang 113-114)

trang giấy
Ảnh scan sách Giở lại một nghi án lịch sử, trang 111, của Nguyễn Duy chính

Cũng khá khen cho Nguyễn Duy Chính bằng cách nào đó đã phát hiện mớ tài liệu lịch sử nằm trong các văn khố Đài Bắc nói về việc chúc thọ năm xưa. Để từ đây Nguyễn Duy Chính mới có điểm dựa bẻ lái, lật ngược sự thật với những tập sách không ngoài mục đích nói xấu Tây Sơn, hạ bệ Nguyễn Huệ với việc làm mà theo Nguyễn Duy Chính là rất nhục nhã, làm mất thể diện quốc thể khi lặn lội qua Tàu quỳ lạy vua Càn Long trước mặt đám chư hầu vành đai cóc nhái như thế. Nhưng, Nguyễn Duy Chính làm gì biết, mớ tài liệu này đã bị triều Thanh vứt bỏ từ lâu, ngay dưới thời vua Gia Khánh, khi bốn năm sau Càn Long truyền ngôi lại cho con, về làm Thái thượng hoàng, ngày ấy họ dư biết triều Thanh đã bị triều Phú Xuân gạt gẩm, chơi trác rồi. Do đó, mớ tài liệu do các sử quan dưới thời vua Thanh Cao Tông 清高宗 ghi chép sau đó đã bị triều Gia Khánh ném vào sọt rác sau khi lên ngôi, chẳng hiểu sao lại lọt vào văn khố của Đài Bắc. Rồi cũng từ đó chẳng hiểu bằng cách nào lại lọt vào tay nhà sử học nghiệp dư người Mỹ lai Việt Nguyễn Duy Chính với nhiều tập sách ra đời toàn dựa vào mớ tài liệu vô giá trị này.

 

Song, công bằng mà nói, trong các tập sách của Nguyễn Duy Chính viết ra, tuy nội dung nói sai sự thật của câu chuyện đi sứ năm xưa, ngoài ra, còn lại, trong các tập sách ấy đã cung cấp rất nhiều những thông tin quan trọng, quý giá, chính xác, như lịch trình thời gian hoạt động, làm việc, các địa điểm, địa danh, nơi phái bộ ngoại giao đi qua, cùng những con người và thư từ, công văn, chỉ dụ liên quan, kèm theo trong câu chuyện. Ví dụ, nếu không có tập Đại Việt Quốc Thư cũng của Nguyễn Duy Chính với phần chú giải, thì chúng tôi không thể xác định tại Ải Nam Quan ngày đó có hai cái đài gọi là Ngưỡng Đức đài 仰德臺 và Chiêu Đức đài 昭德臺 cho nổi, nếu chỉ đọc qua câu "𝘉𝘪̀𝘯𝘩 𝙮𝙚̂𝙣 𝙖̂𝙢 đ𝘶̛́𝘤 𝘣𝘢̂́𝘺 𝘭𝘢̂𝘶..." hồ tựa nhạn quá trường không, ảnh trầm hàn thủy (Trích Vô đề, Hương Hải thiền sư) của thi hào Nguyễn Du. Không thể!

 

Cũng chưa nói, nếu không có tập sách Giở lại một nghi án lịch sử, Giả vương nhập cận, thì chúng tôi không thể nào chỉnh sửa, phục hồi lại câu 2489 với các chữ sai bậy, trời ơi đất hỡi thế này được:

 

𝘙𝘢̆̀𝘯𝘨: "𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢́𝘯𝘩 𝘵𝘳𝘢̣𝘤𝘩 𝘥𝘰̂̀𝘪 𝘥𝘢̀𝘰..."

 

trong khi, chữ nghĩa đúng của nó, của tác giả, của Kiều, của câu chuyện lịch sử phải là:

 

𝘙𝘢̆̀𝘯𝘨: "𝙊̛𝙣 𝙗𝙖́𝙩 𝙠𝙞𝙚̂́𝙣 𝙝𝙤̂̀𝙞 𝙩𝙧𝙖̀𝙤...

 

"𝘉𝘢́𝘵 𝘬𝘪𝘦̂́𝘯" là nói tắt của hai thành ngữ Trung Hoa ngày ấy, thứ nhất, Bát tuần khánh thọ: lễ mừng sinh nhật vua Càn Long năm tròn 80 tuổi. Thứ hai, Bão kiến thỉnh an: nhà vua bước xuống khỏi ngai vàng, ôm lấy người khách (bão kiến), đồng thời vấn an, thăm hỏi sức khỏe vị khách quý của triều đình".

ảnh người ôm
Bão kiến thỉnh an về sau là lễ của vua chúa, scan từ sách Giả vương nhập cận, trang 124

Song, đã nói đi cũng phải cho nói lại. Với việc nhà sử học nghiệp dư người Mỹ lai Việt Nguyễn Duy Chính qua rất nhiều tập sách cũng vẫn cứ một hai khẳng định, rằng người qua Tàu chúc thọ vua Thanh Cao Tông 清高宗 năm 1790 chính là vua Quang Trung. Thì quả thật, đó là chính là sự tuôn trào từ nội tâm ngầu đục muôn đời như dòng nước Tiền Đường 前堂 cố đô của Nguyễn Duy Chính ra vậy, nói gì khi mới lửng lơ nửa chừng, hoặc lúc đã rớt tới đáy vực, hay trên mặt con mương dẫn nước thủy lợi chảy về các ngằn ruộng xanh xa xa...

 

𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘶̛ 𝘵𝘪𝘦̂́𝘯𝘨 𝘩𝘢̣𝘤 𝘣𝘢𝘺 𝘲𝘶𝘢,
Đ𝘶̣𝘤 𝘯𝘩𝘶̛ 𝘵𝘪𝘦̂́𝘯𝘨 𝘴𝘶𝘰̂́𝘪 𝘮𝘰̛́𝘪 𝘴𝘢 𝘯𝘶̛̉𝘢 𝘷𝘰̛̀𝘪...

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang