Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

5- LÀM SAO XỬ LÝ MỘT VĂN BẢN?

5- LÀM SAO XỬ LÝ MỘT VĂN BẢN?

Như đã nói, bài thơ Đường luật THĂNG LONG HOÀI CỔ và bài QUA ĐÈO NGANG của Bà Huyện Thanh Quan là hai bài sử dụng loại ngôn ngữ mật mã chửi chó mắng mèo để chỉ những bí mật BẤT KHẢ XÂM PHẠM của NHÀ TÂY SƠN chứ không phải dùng để tả cảnh, tả tình thuần túy đọc cho vui tai vui miệng như đám văn sử học Bắc Nam đã nhầm tưởng và mặc định bao lâu.

Nhưng đáng tiếc là hai bài thơ này đã bị đám người khùng khùng điên điên xúm đè cứng ngắc chỉnh sửa lung tung khiến khi đọc qua thì cũng chả một ai hiểu chuyện gì cho ra chuyện gì. Như hai câu luận của bài THĂNG LONG HOÀI CỔ sau đây. Xin mời các bạn bình tỉnh, đọc lại xem sao:

... Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương...

Vẫn có nghĩa là còn tiếp tục, tiếp tục như thế hay tiếp tục tồn tại mãi mãi cho dù thời gian và lòng người có bể dâu, có thay đổi thế nào thì cũng mặc. Như khi nói "... Đời việc gì đến sẽ đến, nhưng ai bạc bẻo mình vẫn không đành lòng quên".

Không đành lòng quên nghĩa là sẽ nhớ mãi suốt đời, nhớ thiên thu bất tận cái con người bạc bẻo, có cá phụ canh, tham giàu bỏ bạn kia.

Còn cũng có nghĩa còn tồn tại ở nơi đó, hay tiếp tục ở đó, đứng ở đó trong một trạng thái chủ quan, có lập trường vững chắc của chủ thể đối với những hoàn cảnh, trường hợp nào đó bên ngoài. Như khi nói "Tôi vẫn còn đứng đó dù anh đã bỏ đi từ rất lâu rồi".

Trạng thái, tâm lý còn đứng mãi đó của chủ thể là hành động kiên định, không thay đổi cho dù khách thể cố tỏ ra lạnh nhạt, thờ ơ và quay lưng đi thẳng không nói một câu.

sách

Tập sách này phần bình thơ của cụ Ngô về các bài thơ của Bà Huyện có muôn ngàn những cái sai!

Như vậy, chúng ta có thể đã nhận thức rõ ra rằng. Vẫn cũng có nghĩa là còn, và còn cũng có nghĩa là vẫn. Vì thế, hai từ, chữ này không thể nào đem ra để đối với nhau. Mà đối với nhau chỉ khi nào hai từ, chữ đó đứng trên hai phương diện đảo nghịch với nhau. Vậy hai từ, chữ trong hai câu luận này đã bị chỉnh sửa, không còn nguyên gốc của Bà Huyện.

Chúng tôi dám khẳng định như thế trước hết là căn cứ vào luật của thể thơ Đường luật. Sau là vào những chứng cứ lịch sử vẫn còn nằm bất động tại đấy ở hiện trường mặc cho bao mưa nắng, mặc cho thời gian cứ âm thầm, lừng lững trôi trước sự vô cảm, mặc nhiên, lạnh lùng của lòng người và tình đời bội bạc, ươn hèn qua hơn 200 năm dâu bể.

Tiếp theo là hai từ, chữ sai lệch nữa cũng vẫn trong hai câu luận này.

Trơ được xác định là TĨNH TỪ.
Cau là ĐỘNG TỪ.

Trong luật Đường thi thì động từ đem ra đối với tĩnh từ là sai nguyên tắc. Xin các bạn khắc xương ghi cốt cho quy định này của luật thơ Đường chứ không phải quy định của chúng tôi. Chúng tôi không có quyền hạn gì ở đây cả. Chúng tôi chỉ nói theo quy định nghiêm ngặt của thể loại thơ khó nhằn khó nuốt, rất dễ trợn trắng hai con mắt ếch này.

Chúng tôi chỉ mới nói đến vài chữ, từ nội trong hai câu luận mà đã thấy cả một trời sai biệt rồi. Nếu chỉ ra toàn diện những cái sai trong hai bài thơ này thì thưa các bạn giấy mực nào có thể dung chứa hết những cái sai, cái vô nghĩa, rỗng tuếch tàng ẩn hơn 200 năm trong hai bài thơ nghiệt ngã, quỷ khóc thần sầu này của Bà Huyện nữa phải không?

Vậy các ông văn, các bà văn cùng các ông thơ, các bà thơ ăn rồi làm con khỉ gió gì 200 năm nay mà để văn chương của cổ đức tiền nhân đầu xe lửa đít xe hơi như thế khiến ông nói con cua đồng, bà nói con bò cạp núi quá buồn cười như vậy chứ?

Chào các bạn.
Tuy Phước, lúc 13h21 ngày 28 tháng 07 năm 2017
Bốn niệm xứ

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang