Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

CHUYỆN CỦA VUA...

CHUYỆN CỦA VUA:
ĐÁ VẪN PHƠI GAN CÙNG TUẾ NGUYỆT*
Hiện tại, ông Nguyễn Xuân Phúc đang ngồi ghế Chủ tịch nước từ năm 2021. Đặt giả thiết, nếu ông ngồi chiếc ghế này đến hết nhiệm kỳ 4 năm, thì có nhẽ, câu chuyện lịch sử Thiên Thai, câu chuyện dấu tích, lăng mộ vua Quang Trung, nghi án lịch sử tồn đọng từ thời xa xưa sẽ được ông đặt bút ký mọi giấy tờ, công văn, thông tư để xử lý công việc từ đầu đến cuối, từ a đến z. Vì ông là người của chính phủ. Còn nếu vì một lý do gì đó, ông không ngồi trên chiếc ghế này đến hết nhiệm kỳ, thì lúc đó sẽ có một người nào đó lên thay thế ông, ngồi vào chiếc ghế vô cùng vinh dự này. Và như vậy, người đến sau đó sẽ làm cái công việc như đã nói là sẽ bắt tay vào xử lý nghi án lịch sử đã 200 năm trôi qua mà cũng chưa bao giờ ngã ngũ vào đâu với đâu.

người

Nếu sự việc xảy ra đúng như thế, thì quả thật, câu chuyện Quang Trung, câu chuyện Thiên Thai phải chờ đúng người, đúng việc, đúng nhân duyên, đúng thời điểm thì từ đó mới có thể chính thức bắt tay vào giải quyết, xử lý để đi đến thành công được. Xét ra, đã trải qua mấy đời vua, thời ông Trương Tấn Sang ngồi ghế Chủ tịch nước, năm 2014, năm ấy chúng tôi có gởi cho ông và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lá thư cùng nội dung, trình bày sự việc, rằng chúng tôi đã tìm ra được lăng mộ, dấu tích vua Quang Trung hiện vẫn còn bất động, nguyên vẹn trên kinh đô Huế, giấu kín trong một ngôi chùa, vua Gia Long và quan quân hồi ấy chưa làm gì được như đồn đoán, ghi chép các dạng lịch sử. Nhưng rất tiếc, hai lá thư cung cấp thông tin lịch sử vô cùng quan trọng, mang tới điềm lành tuyệt đối cho người đọc ấy đã bị các cán bộ xử lý thông tin, thư từ các nơi gởi về văn phòng Thủ tướng, Chủ tịch nước chặn, loại bỏ ngay từ bên dưới, cửa xúc chạm đầu tiên. Bốn đời vua mà sự việc cũng vẫn chưa xong, có triệu chứng gì. Thế là thế nào? Giờ ngồi nghĩ lại câu chuyện ngày ấy, thời chân ướt chân ráo bước vào lộ trình vô cùng gian nan, không tưởng: phá vỡ những thành kiến, bảo thủ, chấp chặt. Thấy bắt ớn lạnh, rùng mình. 8 năm dài đăng đẳng trôi qua rồi. Kinh khủng!

giấy tờ
Lá thư gởi Thủ tướng NTD vẫn còn chứng từ BĐ Hội An

Như thế, câu chuyện Thiên Thai, câu chuyện bí mật lịch sử đất nước về dấu tích, lăng mộ vua Quang Trung từ hơn 200 năm qua chưa bao giờ được ngã ngũ để biết được trắng đen, thực hư thế nào, mà phải chờ đến khi có người hội đủ nhân duyên, điều kiện, ngồi vào chiếc ngai vàng của một ông vua, ngày nay gọi là Chủ tịch nước, thì từ đó mới có thể giải quyết sòng phẳng, dứt điểm, tới nơi tới chốn, đâu ra đó. Chớ không thể cứ để câu chuyện trong tình trạng nhập nhằng, mơ hồ, kẻ tùy tiện chìa mỏ nói mất, người cao hứng kê miệng nói còn như thế mãi được. Rất dễ nổi điên.

giấy tờ
Lá thư gởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Ở trên, chúng tôi có nói, năm 2014, thời ông Trương Tấn Sang làm Chủ tịch nước, chúng tôi có gởi cho ông và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lá thư cùng nội dung báo cáo, trình bày sự việc phát hiện lịch sử như đã nói. Từ đó đến nay là 4 đời vua. Đây là nói thời gian ngắn, chỉ có vài năm. Còn để nói cho đúng, hết ý, thật ra, câu chuyện bí mật lịch sử này cần phải tính từ thời vua đầu triều Gia Long. Cả đời vua Cảnh Thịnh, trước đó, là hai điểm xuất phát của câu chuyện lịch sử: người chôn giấu, kẻ đào quật. Sau đó, đã dắt dây, kéo dài mãi ra, và điểm kết thúc lại rơi đúng thời vua Bảo Đại cai trị đất nước, vị vua phong kiến cuối cùng triều Nguyễn, tổng cộng là 13 đời vua. Tiếp đó, là đến thời kỳ đất nước chia đôi với hai chế độ, hai chính sách dân chủ của hai miền Nam Bắc, gồm chế độ VNDCCH và VNCH. Rồi từ ấy đến nay, thời nước Việt chia đôi, lấy cầu Hiền Lương, vĩ tuyến 17 làm giới tuyến, nước Việt đã trải qua bao nhiêu đời vua nữa.

 

Ôi, câu chuyện bí mật lịch sử đất nước, dân tộc sao mà phải nhọc nhằn, nhiêu khê, lên thác xuống ghềnh, với bao nỗi vinh nhục, thăng trầm qua bao cuộc dâu bể, qua bao đời vua chúa, quá khó khăn, cực nan giải để giải quyết đến như thế hay sao?

 

Nhân tiện, ngang đây, hãy cùng nhau lắng nghe người xưa từng than thở, chép miệng, ký thác trọn niềm tâm sự u hoài của mình cho câu chuyện lịch sử vốn chứa đầy những bí mật, uẩn khúc như thế nào qua tiếng vọng Thăng Long Hoài Cổ, non nửa thế kỷ, mà dư âm của nó đến ngày nay hình như đã đang giục giã, đánh thức mọi con người với những ngôn từ, câu chữ không thể chắt lọc, tinh tế, cao diệu hơn được nữa:

văn bia
Thăng Long Hoài Cổ Bà Huyện dùng chỉ vào tấm văn bia trước chùa Thiên Thai này đây!

Tạo hóa gây chi cuộc hý trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối 𝗵𝗼𝗮𝗻𝗴 xe ngựa 𝘁𝗶̀𝗻𝗵 𝗟𝘂̛𝘂 𝗞𝗵𝗼̂̉𝗻𝗴,
𝗡𝗵𝗮̀ 𝘃𝗮̃𝗻𝗴 lâu đài 𝗻𝗴𝗵𝗶̃𝗮 𝗛𝗮̣ 𝗖𝗵𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴.                      
Đá vẫn 𝗽𝗵𝗼̛𝗶 gan cùng tuế nguyệt,
Nước đ𝗮̀𝗻𝗵 𝗻𝗴𝗼𝗮̉𝗻𝗵 mặt với tang thương.
Đ𝗮̀𝗶 𝗰𝗮𝗼 gương 𝗮̉𝗻𝗵 𝘁𝗵𝗶 kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
***

Chú thích:
Những chữ in đậm trong thơ là chỉnh sửa, phục hồi, trả lại câu chữ, ý nghĩa ẩn dụ, mật mã văn bản gốc cho Thăng Long Hoài Cổ, cho tác giả của chúng tôi.
*Đề mượn Thăng Long Hoài Cổ.
*Hai cặp trạng luận Thăng Long Hoài Cổ dùng để chỉ vào bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 ở giữa tấm văn bia do danh sĩ Ngô Thì Nhậm sáng tạo hòng đánh tráo khái niệm, gài bẫy những kẻ tò mò, tọc mạch, cả vua quan triều Nguyễn Gia Miêu. Bài thơ Đường luật Khâm Vãn Đan Dương Lăng của Ngô Thì Nhậm chính ra là để ám chỉ cho tấm văn bia này với những chữ nghĩa mang tính mật mã do mình sáng tạo để đánh lừa mọi kẻ thù hòng bảo vệ bí mật bên trong Ngôi Tháp mộ, dưới Cung điện ngầm, nơi chôn giấu thi hài, linh cữu bậc minh chủ mà mình hằng tôn thờ, kính ngưỡng. Song, nói cho thật, cho đúng, bài Khâm Vãn Đan Dương Lăng ấy chỉ có giá trị trong vòng 10 năm, từ 1792 cho đến 1803, năm Ngô Thì Nhậm đã không còn nữa do dính trận đòn rửa thù trả hận quá nặng của cố nhân Đặng Trần Thường tại sân Văn Miếu Quốc Tử Giám vào năm 1802, mà điển tích của nó, câu chuyện, ngày nay vẫn còn lưu truyền trong văn học, như sau: Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai? Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, bởi thời thế thế thời phải thế! Lại song, đã nói đi thì cũng nên nói lại. Vào non nửa thế kỷ sau, thời Bà Huyện Thanh Quan, nhà thơ luật Đường, độc hành độc bộ khăn gói quả mướp từ Đàng Ngoài vào Phú Xuân làm việc cho vua Thiệu Trị từ năm Tân Sửu 1841, sau khi vua Thiệu Trị ra đi, Bà Huyện tiếp tục ở lại Phú Xuân, làm việc cho vua Tự Đức. Chính hai quãng thời gian này, Bà Huyện đã lên chơi chùa Thiên Thai, và Bà đã chợt phát hiện Ngôi Tháp mộ nằm trước ngôi chùa chứa đựng một trời bí ẩn lịch sử Thiên Thai Nội, kế bên Đàn Nam Giao triều Nguyễn. Văn bia trên Tháp Mộ Bà Huyện đọc được rõ ràng là của danh sĩ dòng họ Ngô Thì, người cùng quê hương với Bà, dùng ám chỉ cho sự việc trọng đại đất nước đây mà? Vì thế, Bà Huyện, một nhà nhơ rất thông minh, đáo để, xử lý công việc hết sức nhạy bén, tài tình, các điển tích văn học ngày nay vẫn còn truyền tụng, ghi phẩm chất tốt đẹp, hơn người này của Bà, đã đặt bút sáng tác bài luật Đường Thăng Long Hoài Cổ hòng ám chỉ vào tấm văn bia trước chùa Thiên Thai, sản phẩm/sáng tạo độc đáo của danh sĩ Ngô Thì Nhậm không ngoài mục đích vừa che đậy vừa úp mở sự thật của câu chuyện di dời linh cữu, thi hài bậc minh chủ từ Cung điện Đan Dương chùa Thiền Lâm về chôn giấu dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế. Cả hai bài luật Đường ám chỉ bí mật lịch sử của hai nhà văn học nổi tiếng, danh bất hư truyền, một cổ một kim, đều của thời trung đại, mãi về sau đã bị chỉnh sửa, sai be bét, không còn gì. Nhưng chúng tôi là người có khả năng chỉnh sửa, phục hồi, trả lại văn bản gốc cho những bài thơ bị chỉnh sửa, sai be bét dạng ấy. Vì thế, chúng tôi mới có điều kiện, nơi dựa vào, để xác định chắc chắn một điều rằng, dấu tích, lăng mộ người xưa hiện vẫn còn bất động, nguyên vẹn, chưa bao giờ vua quan triều Nguyễn ngày ấy động chạm đến được, làm gì được. Nếu có, thì họ cũng chỉ đào quật phá được lăng mộ, linh cữu, thi hài Quang Trung... dỏm mà thôi được đặt để dưới Cung điện ngầm tại khu vực chùa Thiền Lâm cũ, ngày nay là địa chỉ 150 Điện Biên Phủ thành phố Huế. Lành thay!

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang