BÀI THƠ CUỐI CÙNG
Đây là bài thơ KHÂM VÃN ĐAN DƯƠNG LĂNG của danh sĩ Ngô Thì Nhậm sáng tác, chúng tôi trích lại nguyên văn trong tập I NGÔ GIA VĂN PHÁI, trang 665. Xin mời các bạn đọc lại xem sao về bài thơ mà chúng tôi cho là đã bị chỉnh sửa sai be bét cả tám câu, từ câu thứ nhất đến câu thứ tám.
Nguyên bản:
欽 輓 丹 陽 陵
龍 馭 難 攀 紫 極 堂
金 悵 悵 望 九 迴 塘
戎 衣 神 武 留 憑 藉
方 策 英 謨 迪 憲 章
陟 降 皇 靈 欽 在 左
保 明 聖 胤 仰 當 暘
栽 培 天 德 思 酬 報
坤 道 無 他 利 直 方
Dịch âm:
KÍNH VIẾNG LĂNG ĐAN DƯƠNG*
Long ngự nan phan tử cực đường,
Kim nguyên trướng vọng cửu hồi đường.
Nhung y thần vũ lưu bằng tạ,
Phương sách anh mô địch hiến chương.
Trắc giáng hoàng linh khâm tại tả,
Bảo minh thánh dận ngưỡng đương dương.
Tài bồi thiên đắc tư thù báo,
Khôn đạo vô tha lợi trực phương.
Dịch nghĩa:
Khó níu được xe rồng trên cung Tử Cực*,
Buồn trông Nguồn Vàng chín khúc quanh co*.
Võ công hiển hách, còn để lại nơi nương tựa,
Mưu lược sáng suốt, đã mở đường cho hiến chương.
Anh linh trắc giáng, kính thấy ngay ở bên,
Dòng dõi giữ gìn, ngẩng thấy đang ở trong ánh dương.
Đức trời bồi đắp, những lo báo đáp,
Đạo quẻ Khôn không có gì khác, lợi ở thẳng và vuông*.
Dịch thơ:
Khó vượt thiên cung níu áo rồng,
Suối vàng chín khúc dạ hoài mong.
Võ công oanh liệt gây nền vững,
Chính sách tài tình để phép chung.
Kính tưởng hồn thơm kề bóng ngự,
Giữ gìn nghiệp lớn, đỡ vầng đông.
Đức trời bồi đắp, lo đền đáp,
Nếp "thẳng", đường "vuông" vẹn đạo lòng.
Ngô Linh Ngọc dịch
Chú Thích (trong NGVP):
1- Lăng Đan Dương (lăng vua Quang Trung).
2- Cung Tử Cực (cung trời. Câu này ý nói vua Quang Trung đã mất).
3- Nguồn Vàng (nguồn nước ở phía tây mộ).
4- Hào từ, quẻ Khôn, Kinh Dịch viết: "Trực, phương, đại, bất tập vô bất lợi" (Thẳng, vuông, lớn, không tập mà không gì là không lợi).
Các bạn đọc qua bài thơ này rồi mang ra so sánh, đối chiếu với bài chỉnh lại của chúng tôi xem sao. Chắc chắn sẽ có rất nhiều người không chấp nhận chỉnh sửa của chúng tôi. Bởi khỏi nói thì ai cũng sẽ cho bài nằm trong Ngô Gia Văn Phái là còn nguyên bản gốc, không có một lý do nào để cho rằng bài thơ này đã bị chỉnh sửa. Sau họ sẽ hỏi chúng tôi rằng dựa vào đâu, chứng cớ và lý do nào để chỉnh lại như thế?
Chuyện này thì chỉ mình chúng tôi biết. Lại những thắc mắc, phản biện kiêm phản bác này cũng không có gì quan trọng. Mà quan trọng là phát hiện của chúng tôi sau đó đã tới tay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ cuối tháng 12 năm 2017. Sau đó Tổng bí thư đã cử Ban Tuyên giáo Trung ương vào làm việc với chúng tôi tại Tuy Phước-Bình Định hôm tháng 02 -sau tết- năm 2018. Tiếp đó là mở cuộc họp tại Khách sạn Thành Nội Huế vào ngày 16 tháng 06 năm 2018. Cuộc họp gồm có các nhân sự như sau:
1/Ông Trần Viết Lưu-Ban Tuyên giáo Trung ương.
2/Ông Bùi Quang Liêm-Giáo sư, Giám đốc Viện khảo cổ Hà Nội.
3/Ông nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng cục bảo vệ Di sản Quốc gia.
4/Ông Nguyễn Tuấn Cường-Giáo sư Viện Hán Nôm Hà Nội.
5/Ông Ba Giờ, Trưởng ban Tuyên giáo Bình Định và ông Phạm Đình Đôn.
6/Ông Nguyễn Thái Sơn-Trưởng ban Tuyên giáo Thừa Thiên Huế.
7/Phó giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin-Du lịch Thừa Thiên-Huế.
Và 8-9 người trong các ban ngành quản lý về văn hóa-di tích Thừa Thiên Huế cùng chúng tôi là 16 người.
Cuộc họp hôm ấy tất cả cùng ngồi nghe chúng tôi trình bày, giải thích về bài thơ chỉnh lại Khâm Vãn Đan Dương Lăng. Trong đó tất nhiên người chống, phản bác lại thì nhiều, còn người thuận, đồng tình thì rất ít.
Cuộc họp bắt đầu từ lúc 8h. Đến gần 12h kém mới chấm dứt.
Và từ hôm đó đến nay là đã hơn 6 tháng chúng tôi cũng không hề nghe ai đá động gì đến chuyện này. Có thể sau khi về Hà Nội, làm bản báo cáo lên cấp trên về nội dung trong cuộc họp đã có những gì đó cản trở nên công việc tiến hành thăm dò chưa được triển khai. Bởi trước đó mấy tháng, trước khi mở cuộc họp tại Huế ông Trần Viết Lưu có gởi qua mail cho chúng tôi biết tin rằng. Trước khi cho tiến hành thăm dò thì sẽ tổ chức một cuộc họp lần cuối để tóm tắt sự việc
Bây giờ, để xác định những chỉnh sửa của chúng tôi là đúng hay sai thì nhà nước Việt Nam cần phải ra sắc lệnh, giao cho các bộ môn liên quan, trách nhiệm tiến hành thăm dò tại khu vực chùa Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế. Chứ công việc trọng đại này bây giờ không thuộc trách nhiệm của các ban ngành ở Thừa Thiên-Huế hay Bình Định. Bởi lá thư trình bày sự việc cũng như kiến nghị thăm dò của chúng tôi đã tới tay Tổng bí thư từ tháng 12 năm ngoái.
Vì thế, những phản biện, phản bác, chống lại chúng tôi trên mạng xã hội sau khi chúng tôi đưa các bài thơ chỉnh sửa lên FB không làm chúng tôi ưu phiền, lo lắng, bận tâm gì cả. Bởi đây là những người không có chút trí tuệ, hiểu biết cơ bản nào để có thể đưa ra những nhận định sáng suốt, khách quan hòng làm sáng tỏ những khuất lấp trong các văn bản văn sử học. Mà chỉ toàn là những lời nói mang tính cách gây hận thù cùng đâm thọc, ly gián, cũng như kết bè phái để sát phạt, hãm hại lẫn nhau. Xã hội Việt Nam bây giờ những hạng người thế này nhiều lắm. Mạng xã hội là một chứng minh mà không ai cãi chối gì được.
Còn nếu như chính quyền các cấp và nhà nước Việt Nam đã ngấm ngầm cho những thông tin của chúng tôi cung cấp không đủ độ xác tín, đúng đắn, có rất nhiều điều mơ hồ, trừu tưởng nên công việc không thể tiến hành. Nếu đây là điều mà các cấp chính quyền trung ương đã âm thầm quyết định từ hơn 6 tháng nay thì có thể nói rằng. Công việc phát hiện bí mật lịch sử của chúng tôi đành phải dừng lại tại đây. Và có thể nó phải đi qua những nhiệm kỳ khác, chờ những người hữu duyên nào đó tiếp tay, giúp sức chứ những cán bộ nhà nước hiện nay không có đủ khả năng, trình độ hoặc nhân duyên của họ không tương ưng với chúng tôi, với nhân quả để có thể cùng nhau bắt tay tham gia xử lý công việc lịch sử trọng đại này. Thế thôi.
Phải không các bạn.
Miền Trung thương nhớ,
lúc 18h03 ngày 30 tháng 12 năm 2018
Bốn niệm xứ