Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

KINH NHÂM ĐỐC VỌNG PHỦ HỒI THƯỜNG...

KINH NHÂM ĐỐC VỌNG PHỦ HỒI THƯỜNG...

Tháng 5 năm 2015, từ chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ thành phố Huế chúng tôi đón xe ra Quảng Trị để nói chuyện với mấy người chuyên khoan giếng nước, hỏi giá khoan một mũi là bao nhiêu tiền, hẹn ngày họ chở giàn khoan vào Huế, khoan mấy mũi tại chùa Thiên Thai, sau đó mới thả camera xuống quay đường hầm ngầm dưới đất. Sau khi có chứng cứ cụ thể, rõ ràng, nắm sự việc trong tay rồi, tiếp đó, mới mang bằng chứng ra Hà Nội nói chuyện.

khoan giếng
Ngôi Tháp Mộ trước chùa Thiên Thai Nội là một miệng hầm thẳng đứng như cái giếng

Người chủ giàn khoan có hứa qua điện thoại khi chúng tôi ra sẽ dẫn đi thăm thành cổ Quảng Trị cho biết, nơi trước 75 từng xảy ra các cuộc giao tranh ác liệt, người chết vô số kể, của quân đội hai vùng chiến sự Bắc Nam. Chiến cuộc ngày ấy đã từng dệt lên thành ngữ, điển tích "mùa hè đỏ lửa 72". Khi đã vào trong thành cổ, đứng dưới Đài tưởng niệm thành cổ -ảnh- nơi có hai con đường giao nhau thành chữ thập, nghe tiếng mọi người nói chuyện ở bốn đầu hai con đường vọng lại, chúng tôi giật thót mình, và mới vỡ lẽ, phát hiện ra điều thú vị, hấp dẫn, biết rõ rằng câu thừa đề bài thơ luật Đường Khâm vãn Đan Dương Lăng của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm mà chúng tôi đã chỉnh sửa, phục hồi, trả lại văn bản gốc cho tác giả từ trước đó là rất đúng, chính xác đến từng milimet.

 

Việc gì thế?

 

Đó là âm thanh, tiếng nói chuyện của những người tham quan thành cổ ở bốn đầu của hai con đường vọng, dội vào chính giữa Đài tưởng niệm nghe rõ đến lạ thường. Câu thừa đề ấy như sau:

 

Kinh nhâm đốc vọng phủ hồi thường...
(Không phải Kim nguyên trướng vọng cửu hồi đường)

 

Câu này có nhiều nghĩa, trong đó, có nghĩa như sau. Nếu đứng ở bên trong, ở dưới chân Tháp Mộ, đầu -nhâm/trước- con đường chữ chi , theo đường dọc thẳng đứng -kinh- nói chuyện thì sẽ nghe âm thanh hay tiếng nói -vọng- ở cuối con đường -đốc/sau- nơi có căn nhà -phủ- tức Cung điện ngầm, là nơi đặt để linh cữu, thi hài Hoàng đế Quang Trung, vang vọng, dội -hồi- lại rất ghê rợn, lạ thường!

đài tưởng niệm

Những ai rành, giỏi vật lý, hiểu rõ tiếng vọng, nguyên tắc đường đi xuôi ngược của âm thanh, hoặc người đã từng sống, hoạt động, làm việc ở các hầm ngầm thì sẽ biết tiếng vọng âm thanh từ đầu kia vọng, dội lại tai mình là thế nào. Nếu không, người nào sau khi đọc bài viết ngắn này, có dịp về thăm thành cổ Quảng Trị, hãy vào đứng dưới Đài tưởng niệm, chờ tiếng người nói chuyện ở đầu các con đường vang lên, lúc đó sẽ biết âm thanh từ các hướng vọng, dội vào tai mình ra sao. Đây chỉ nói âm thanh vọng, dội ở Đài tưởng niệm thành cổ Quảng Trị, là nơi bốn cửa vào của hai con đường giao nhau ở giữa thông thoáng, không bị chặn, bít ở các đầu mà người nghe còn bị phản ứng, lành lạnh cả tâm tư. Nói gì con đường ngầm chữ Chi  -Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔- dưới đất dẫn vào Cung điện ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai Nội, nơi đặt để linh cữu, thi hài Hoàng đế Quang Trung là kín hoàn toàn. Không một kẽ hở. Cho nên âm thanh, tiếng nói khi xuất phát ở cuối con đường, cả ở đầu con đường, dưới chân Tháp Mộ, một khi phát ra thì nó sẽ đi vào cuối đường hầm, sau đó sẽ dội, vọng lại đầu đường hầm, nơi phát ra âm thanh, nghe rất ghê sợ, lạ thường như danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm từng cho biết qua câu thừa đề nói trên đã qua chỉnh sửa, phục hồi, trả lại sự thật cho câu chuyện lịch sử của chúng tôi vậy.

đài tưởng niệm

Nói gì thì nói, chỉ đến khi nào chính quyền, nhà nước bắt tay vào xử lý vụ việc, tiến hành tổ chức thăm dò và khai quật các điểm nghi ngờ tại ngôi chùa chứa đựng một trời bí mật lịch sử Thiên Thai, thì lúc đó mọi người mới biết những gì chúng tôi nói trên là đúng hay sai, có hay không, như câu thừa đề sai bậy đã được chỉnh sửa, phục hồi, trả lại sự thật cho văn bản gốc Khâm vãn Đan Dương Lăng, cho tác giả. Tới lúc đó những gì từng được chúng tôi nói, viết từ bao lâu nay mới có giá trị tuyệt đối, và cũng chỉ đến lúc ấy mọi người mới bắt đầu có, khởi lên niềm tin bất động. Chớ với tình trạng như hiện nay, cả trước đó, chúng tôi dù có cặm cụi, cần mẫn ngày đêm nói, viết gì đi nữa, đến khan cả giọng, mỏi nhừ cả tay, mục đích thông báo cho họ, những người yêu thích lịch sử, chuyện điều tra phá án, biết ra những sai bậy, bí mật tồn nghi lịch sử, thậm chí, nếu lấy đại bác, ca nông kê bắn ầm ầm sát bên tai họ, cũng chả ai buồn rục rịch, cục cựa chút nào. Tao đây mà. Không biết tao à? Xảy ra tình trạng như thế có thể họ từng tự khởi lên tư tưởng, cho chúng tôi ăn ngồi không bịa chuyện, đặt điều, hoặc chúng tôi không phải người phe nhóm, bè phái, tổ chức, đoàn thể của họ, cũng có thể họ cho chuyện chúng tôi viết dở, nhàm, không hay bằng chuyện họ viết. Hoặc đó là cả sự đối lập, chống trái của tôn giáo, tín ngưỡng, giai cấp, thành phần xã hội giữa hai bên. Vâng, còn gì nữa. Đó chính là những lý do cơ bản để cho họ, người tham gia mạng xã hội, từ chối, không bao giờ chịu bình lấy một câu hay nhắp những cái like xanh like đỏ tỏ ý thừa nhận, đúng rồi, hay đấy, có lý đấy, sau khi đọc các bài viết mang nội dung công bố những phát hiện bí mật lịch sử của người viết từ bao lâu nay mà bất chợt một hôm nào họ đọc được. Trong khi những bài viết của chính họ và những người trong phe nhóm, tổ chức, cả bà con, giòng họ, xét ra nhiều khi chỉ là dạng viết, nói lung tung, đủ chuyện, từ việc khoe ăn uống, rượu thịt, áo quần, sắc đẹp, son phấn, vàng bạc, của quý, nhà cao cửa rộng, xe đẹp, tôn anh chị em, con cháu, bạn bè tốt xinh, giàu sang, làm ông to bà lớn, chức này tước kia, vvv... Thôi đủ cả mọi chuyện thất tình dục nộ ái đố mạn hận hại cuộc đời. Sắc nét. Dặt dìu. Kéo dài mãi ra theo ngày tháng, hết sớm nắng lại chiều mưa, nỗi niềm tâm sự ghét ưa sự lòng. Có cả trăm ngàn cái like xanh like đỏ, bình luận thôi loạn cào cào chấu chấu, rất ư nhộn nhịp, tưng bừng.

 

Thế là thế nào?

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang