Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA XUÂN KỶ DẬU NĂM 1789

CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA XUÂN KỶ DẬU NĂM 1789
Hằng năm cứ đến ngày mồng 5 tết Nguyên Đán, chúng ta lại nhớ về ngày mồng 5 tết Kỷ Dậu năm 1789. Năm mà quân đội của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh xâm lăng Đại Việt ở trận Khương Thượng, Ngọc Hồi, Hà Hồi, sau cùng là trận Đống Đa. Từ lúc khai hỏa tấn công đến khi quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh chỉ trong vòng 5 ngày. Quân đội của Vua Quang Trung tiến vào Thăng Long đúng ngày mùng 5 tết và ăn mừng chiến thắng. Chiến thắng này lịch sử Việt gọi là Chiến Thắng Đống Đa.

 

Nguyên nhân:
Cuối năm 1788, Vua Lê Chiêu Thống - vị vua cuối cùng của nhà Lê - sang Tàu cầu viện quân Thanh. Vua Thanh là Càn Long đã giao cho Tổng Đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị toàn quyền sắp đặt mọi việc và định liệu chiến trường khi xâm lăng nước Đại Việt. Tôn Sĩ Nghị huy động quân của cả 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu. Đội quân Thanh xâm lăng này cả thảy gần 30 vạn người, chia làm 3 đường tiến vào nước ta với danh nghĩa “Phù Lê Phục Quốc”.

 

Diễn tiến trận chiến:
Đạo quân thứ nhất do Tổng Đốc Vân Nam và Qúy Châu chỉ huy tiến vào theo ngả Tuyên Quang. Đạo quân thứ hai do Tri Phủ Điền Châu là Sầm Nghi Đống tiến vào ngả Cao Bằng. Đạo quân thứ 3 do chính Tôn Sĩ Nghị và Đề Đốc Hứa Thế Hanh chỉ huy đi qua ải Nam Quan.

  

Tượng Hoàng Đế Quang Trung đúc, dựng bên Mỹ.

Khi quân Sĩ Nghị tiến đến Kinh Bắc (Bắc Giang và Bắc Ninh), Ngô Văn Sở sai Nội Hầu Phan Văn Lân đem gần một vạn quân tinh nhuệ lên đóng ở Thị Cầu. Quân Thanh tiến chiếm núi Tam Tầng rồi bất ngờ xua quân đánh úp quân của tướng Phan Văn Lân ở Thị Cầu. Quân Thanh chia làm hai hướng và tấn công mãnh liệt vào đội quân của tướng Phan Văn Lân. Tướng Phan Văn Lân thua phải rút về Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị xua quân đuổi theo đến đóng ở bờ bắc sông Nhị. Đạo binh gần 30 vạn quân Thanh này vào chiếm đóng Thăng Long và khống chế Bắc Hà.

 

Quân Tây Sơn do Ngô Văn Sở chỉ huy, đã theo kế hoạch của bộ tham mưu là Ngô Thời Nhiệm và Phan Huy Ích. Ngô Văn Sở bàn với Ngô Thời Nhiệm rằng “Địa thế Thăng Long trống trải khó giữ, nên rút quân về Thanh Hóa, đóng ngay ở núi Tam Điệp phòng thủ chờ lệnh”. Đơn vị này được Ngô Văn Sở chia làm hai: Thủy quân đóng ở hải phận Biện Sơn; lục quân thì đóng chặn ở núi Tam Điệp. Sau đó liền cho phi mã thần tốc báo với Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ.

 

Được tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ liền tiến quân ra Bắc. Với lý do là vua Lê đã bỏ nước và cầu viện giặc Thanh về, để có chánh nghĩa, Thống Soái Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu là Quang Trung.

 

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của Hoàng Đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển thêm quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên gần 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo, gồm: Tiền, Hậu, Tả, Hữu và Trung quân. Ngoài ra còn có một đội tượng binh với 200 voi chiến. Vua Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ lòng dân và tạo ý chí quyết chiến thắng của quân đội, của tướng sĩ đối với quân Mãn Thanh xâm lăng. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung liền tiến quân ra Bắc.

 

Chiến thắng:
Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân, tức 15 tháng 1 năm 1789, đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, rồi Ninh Bình. Khi cùng bộ tham mưu xem xét tình thế, Quang Trung đã nói cùng toàn quân rằng: “Phen này quân Thanh sang, thì chúng chỉ mua lấy cái chết mà thôi!”.

 

Vua Quang Trung tiên liệu rằng sẽ quét sạch quân Thanh không quá 10 ngày. Nhưng sớm hơn tiên liệu, đúng đêm giao thừa tết Kỷ Dậu 1789, quân Tây Sơn dưới sự thống lĩnh của Vua Quang Trung bất ngờ tấn công và tiêu diệt giặc Thanh ở đồn tiền phương Gián Khẩu. Đêm mồng 4 rạng mồng 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu 1789, trận đánh của quân Tây Sơn diễn ra tại vùng Khương Thượng, do Đô đốc Long chỉ huy đã tiêu diệt toàn đơn vị quân Thanh phòng thủ Khương Thượng. Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự vẫn ở núi Loa Sơn. Trận đánh này đã mở đường cho đại quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi tiến như chẻ tre thẳng vào Thăng Long.

 

Chỉ trong vòng 5 ngày kể từ đêm giao thừa tết Kỷ Dậu 1789, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh bằng hàng loạt trận đánh tập kích, mai phục, với chiến thuật thần tốc, chớp nhoáng mà trận Ngọc Hồi và Đống Đa đã là mồ chôn tập thể xác quân Thanh. Quân Thanh thua không còn manh giáp. Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy lên phía bắc. Tàn quân nghe tin chủ tướng đã bỏ chạy, cũng liền tan rã chạy theo, tranh nhau qua cầu. Cầu sập, tàn quân Thanh rớt xuống sông chết đuối; xác quân Tàu làm nghẽn cả dòng sông. Đạo quân Thanh xâm lược bị quân Tây Sơn mai phục đánh tan tác. Chỉ mình Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống trốn chạy thoát về Tàu.

 

Trưa mồng 5 tết Kỷ Dậu 1789, quân Tây Sơn đã tiến vào Thăng Long ăn mừng chiến thắng.

Chiến Thắng Đống Đa của Vua Quang Trung đã viết nên trang sử oanh liệt nhất trong quân sử và lịch sử dân tộc Việt. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ là vị anh hùng áo vải có tinh thần độc lập và tự chủ, chưa hề vay mượn vũ khí hay quân đội ngoại bang để “cõng rắn cắn gà nhà” mà gây nghiệp đế vương. Đại Đế Quang Trung là vị vua bách chiến bách thắng trong quân sử Việt tộc.

 

Bài viết và hình ảnh trích nguyên văn từ trang mạng lientruong-quinhon.com ở Mỹ quốc. Có thể những việc làm mà cứ tưởng đâu là ý nghĩa, tốt đẹp này rồi đây sẽ trở nên vô nghĩa, rỗng tuếch khi các nhân sĩ hải ngoại biết được một sự thật quá phũ phàng, bẽ bàng rằng. Hoàng Đế Quang Trung, vị anh hùng bách chiến bách thắng của dân tộc đã tái sinh trở lại trong vai trò, nhân vật... Hồ Chí Minh, người từng bị các thế lực đối lập nguyền rủa, mắng nhiếc không thương tiếc. Bởi chính do Bác mà họ đã tan nhà mất nước, dạt trôi qua bên kia trời viễn xứ rất ư là tội nghiệp như thế! Họ mặc định như vậy.

 

Sự thật, chân lý dài ngút ngàn, thẳm thăm 100km. Nhưng cái thấy của đại đa số tha nhân than ôi lại quá ngắn, chỉ tầm 1, 2, 3, 4, 5km là cùng. Do đó, với sự hiểu biết và tầm nhìn rất hạn hẹp này thế nào rồi bạn họ cũng sẽ cho là thù, thù cho là bạn, ác cho là thiện, thiện cho là ác, phản quốc cho là yêu nước, yêu nước cho là phản quốc, tà đạo cho là chánh đạo, chánh đạo cho là tà đạo, phật cho là ma, ma cho là phật, vv...

 

Đây là điều từng đã xảy ra tự bao giờ như đã cho mãi bao lâu đến tuốt rồi mà! 

 

Tuy Phước, lúc 12h58 ngày 17 tháng 02 năm 2018, nhằm Mồng Hai tết năm Mậu Tuất.
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang