Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

HƯNG LONG TỰ TẶNG LIÊN LÃO THIỀN SƯ

KỶ NIỆM 𝟮𝟯𝟰 NĂM NGÀY QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH

興隆寺贈蓮老禪師 (HƯNG LONG TỰ TẶNG LIÊN LÃO THIỀN SƯ)
古語云:
偶過竹院逢僧話,
又得浮生半日閒.
蓋得閒固難, 而竹院逢 僧之更難, 有如是夫!
老法師卓錫名藍, 乃在翠華御幸之所. 禪院輝煌而一真自如, 緇塵不染, 與深山靜院瓶缽苦行一般, 其幽致更可尚已.
拙方在忙中, 得逢一敘, 想如登寳山而瞻慧月, 塵慮頓覺闊然, 甚欲與老法師竟日談玄, 而公務匆匆, 乃知竹院之樂, 如來世尊不以輕許人也. 然則到此, 不可無一讚. 抑亦忘其陋也.

蓮花雲, 五香薰.
大法輪, 現金身.
境長春, 莹無塵.
有老人, 絕貪嗔.
兩海銀, 會道真.
梅精神, 好隱淪.
車轔轔, 馬紛紛.
名利囷, 滌十分.
片時親, 慰所聞.
相講論, 見慇懃.
慈悲津, 廣無垠.
我願云: 老如君.

 

Phiên âm:
HƯNG LONG TỰ TẶNG LIÊN LÃO THIỀN SƯ
Cổ ngữ vân:
"Ngẫu qua trúc viện phùng tăng thoại,
Hựu đắc phù sinh bán nhật nhàn".

 

Cái đắc nhàn cố nan, nhi Trúc viện phùng tăng chi cánh nan, hữu như thị phù?

 

Lão pháp sư trác tích danh lam, nãi tại thúy hoa ngự hạnh chi sở. Thiền viện huy hoàng nhi nhất chân tự như, truy trần bất nhiễm, dữ thâm sơn tĩnh viện bình bát khổ hạnh nhất ban, kỳ u trí cánh khả thượng dĩ.

 

Chuyết phương tại mang trung, đắc phùng nhất tự, tưởng như đăng bảo sơn nhi chiêm tuệ nguyệt, trần lự đốn giác khoát nhiên, thậm dục dữ lão pháp sư cánh nhật đàm huyền, nhi công vụ thông thông, nãi tri Trúc viện chi lạc, Như Lai Thế Tôn bất dĩ khinh hứa nhân dã. Nhiên tắc đáo thử, bất khả vô nhất tán, ức diệc vong kỳ lậu dã.

 

Liên hoa vân,
Ngũ hương huân.
Đại pháp luân,
Hiện kim thân.
Cảnh trường xuân,
Oánh vô trần.
Hữu lão nhân,
Tuyệt tham sân.
Lưỡng hải ngân,
Hội đạo chân.
Mai tinh thần,
Hảo ẩn luân.
Xa lân lân,
Mã phân phân.
Danh lợi khuân,
Địch thập phần.
Phiến thì thân,
Ủy sở văn.
Tương giảng luân,
Hiện ân cần.
Từ bi tân,
Quảng vô ngân.
Ngã nguyện vân:
Lão như quân.

chùa
Ngôi Chùa chứa đựng một trời bí ẩn lịch sử Thiên Thai Nội luôn trong yên lặng tuyệt đối thế này đây!

Dịch nghĩa:
TẶNG THIỀN SƯ LIÊN LÃO CHÙA HƯNG LONG*
Thơ xưa có câu:
"Ngẫu nhiên viện Trúc cùng sư chuyện,
Lại được phù sinh nửa buổi nhàn*".

 

Vì được nhàn vốn đã khó, mà gặp được nhà sư nơi Trúc viện lại càng khó, có phải thế chăng?

 

Lão pháp sư trụ trì nơi danh thắng này, là nơi nhà vua thường ngự giá đến. Thiền viện nguy nga, sáng sủa, nhưng lão sư bền giữ đạo "chân như", một chút bụi trần không nhiễm, chẳng khác gì tu khổ hạnh trong tĩnh viện chốn núi sâu. Cái nét huyền của nhà sư lại càng đáng chuộng lắm thay!

 

Tôi, đang trong lúc bận rộn, gặp được lão tăng trò chuyện, tưởng như lên núi báu mà trông tuệ nguyệt, nỗi lòng trần bỗng thấy sạch lâng lâng, rất muốn cùng pháp sư bàn về lẽ huyền vi của đạo Phật suốt ngày, nhưng việc công rộn ràng quá thể, thế mới biết cái vui nơi Trúc viện, đức Như Lai Thế Tôn không dễ cho người. Nhưng đến đây, không thể không có lời tán tụng, nên tôi định quên mình là người thiển lậu mà đề mấy câu sau đây:

 

Mây hoa sen,
Xông năm hương.
Xe pháp lớn*,
Hiện thân vàng*.
Cõi trường xuân,
Sạch bụi trần.
Có ông già,
Dứt tham sân.
Đôi tròng mắt,
Thấu đạo chân.
Thần như 𝗺𝗮𝗶,
Khéo ẩn thân.
Xe rầm rầm,
Ngựa hý ran.
Vòng danh lợi,
Sạch mười phân.
Thoáng gần gũi,
Giải băn khoăn.
Cùng bàn luận,
Rất ân cần.
Bến từ bi,
Rộng mênh mông,
Tôi nguyện rằng:
Được như ông.
(Ngô Linh Ngọc-Mai Quốc Liên dịch, chú)

 

Chú thích:
*Chùa Hưng Long: chùa ở núi Hưng Long, thuộc tỉnh Hà Bắc, trung Quốc.
**Hai câu này trong bài Đăng Sơn của Lý Thiệp đời vãn Đường.
***Xe pháp lớn (đại pháp luân): "Đại pháp" và "Pháp luân" đều là chữ nhà Phật. Đại pháp là "Đại thừa chi pháp" (thuyết pháp Đại thặng), "Pháp luân" (bánh xe pháp) là thuyết pháp của Phật, có thể phá bỏ cái ác của chúng sinh, cho nên ví như xe pháp.
****Thân vàng: thân vàng là Phật. Hán Minh đế mộng thấy người vàng to lớn, trên trán có hào quang, đem hỏi quần thần, có người nói "Đó là Phật ở Tây phương".
(Trích Ngô Gia Văn Phái, tập I, trang 654-655-656-657)

văn bia
Tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 do danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm đạo diễn, sáng tác khi xưa

𝗕𝗜̀𝗡𝗛 𝗟𝗨𝗔̣̂𝗡 𝗡𝗚𝗨̛𝗢̛̀𝗜 𝗧𝗛𝗨̛́ 𝗕𝗔̉𝗬
Bài văn xuôi kiêm bài kệ này được danh sĩ Ngô Thì Nhậm dùng kiểu nói bóng gió, mật mã, ám chỉ chùa Hưng Long, thật ra là ngôi chùa Thiên Thai, là nơi chôn giấu thi hài, linh cữu Hoàng đế Quang Trung. Chùa do chính vua Cảnh Thịnh ký sắc lệnh, ngày xưa gọi là sắc tứ, cho xây dựng dùng làm nơi chôn giấu thi hài, linh cữu vua cha. Hai chữ "Hưng Long" có ý nghĩa, "Hưng" là chữ của niên hiệu vua Cảnh Thịnh, việc xảy ra như sau. Tháng 5 năm 1801, Nguyễn Ánh đánh vào Phú Xuân, vua Cảnh Thịnh liền dẫn quan quân bỏ kinh đô, chạy ra trấn thủ Nghệ An, rồi Bắc Hà, trú đóng tại điện Kính Thiên. Cảnh Thịnh lúc ấy chẳng hiểu vì sao, bỏ niên hiệu cũ, đổi lại là Bảo Hưng. Xét ra, qua bài thơ này, với hai chữ "Hưng Long" mang tính ám chỉ, bóng gió, thời điểm này Ngô Thì Nhậm vẫn đang còn tồn tại trên đất Bắc, và ông, một chứng nhân của lịch sử, người từng chứng kiến những chiến thắng oanh liệt của thần tượng một thời, hiện đã đang mục sở thị trước mắt sự sụp đổ chính thức của nhà Tây Sơn qua việc vua Cảnh Thịnh và các anh em, tướng tá dưới trướng bị Gia Long đánh bại, bắt giải về Phú Xuân hành hình, xử trảm thê thảm, nhục nhã thế nào. Thời oanh liệt nay còn đâu?

 

Chữ "Liên " nghĩa là hoa sen, "Liên " cũng là thương xót, còn có âm đọc là linh. Linh là một chữ trong bốn chữ của tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, nằm (dựng) tại Ngôi Tháp mộ nằm trước ngôi chùa Thiên Thai Nội, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế đi vô khoảng 60-70m là gặp Ngôi Chùa lịch sử bên tay trái.

người đứng
Giáo sư sử học Đỗ Bang. Ảnh chụp năm 2015

Với những phát hiện vừa nói, chúng tôi dám khẳng định 100/100 bài thơ, kệ, văn xuôi này được danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm sáng tác vào năm 1802, hoặc cuối năm 1801, là thời điểm vua Cảnh Thịnh đã đang trú đóng tại điện Kính Thiên. Cũng thời điểm này, chẳng hiểu vì sao, Cảnh Thịnh đã bỏ niên hiệu cũ, đổi, lấy hai chữ Bảo Hưng. Đó chính là lý do để danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì có cơ sở, điều kiện đưa hai chữ "Hưng Long: vua Bảo Hưng" vào trong bài thơ, kệ. Còn việc thời điểm nào Ngô Thì Nhậm đặt bút sáng tác bài thơ, kệ này là việc không quan trọng. Cũng có thể nói như sau, thời điểm đó Gia Long đã bắt được vua Bảo Hưng, áp giải, đưa về Phú Xuân rồi. Cũng với nội dung ẩn chứa trong từng câu chữ bài thơ, kệ, đã cho chúng ta biết rõ những bí mật động trời tại Ngôi Chùa lịch sử Thiên Thai chưa bị Gia Long và quan quân phát hiện. Vua quan triều Nguyễn thời điểm ấy vẫn cho rằng dấu tích, linh cữu, mồ mã của "ngụy Tây" đã bị mình quật phá sạch sẽ, không còn gì. Chẳng phải các câu "Khéo ẩn thân/Xe rầm rầm/Ngựa hý ran..." là để ám chỉ mọi phát hiện, đập phá, cào bằng của vua quan triều Nguyễn lúc ấy chỉ tập trung, nhắm vào nơi chôn táng công khai, lộ thiên dấu tích kẻ thù không đội trời chung của họ là ngay tại Cung điện Đan Dương, thuộc khu vực chùa Thiền Lâm hay sao?

 

Chúng tôi cũng chưa nói, câu kệ thứ 11 được danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm cho lịch sử biết rõ Bắc cung Hoàng hậu có tên là Mai, nói đủ là Hoàng Thị Thu Mai, không phải là Công chúa Lê Ngọc Hân như lịch sử nhầm lẫn, đúng như những gì chúng tôi từng giải thích các câu, chữ bóng gió, ám chỉ, mật mã trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du qua các bài viết đưa lên trang w bonniemxu.com về tên tuổi của Bắc cung Hoàng hậu, câu này đây:

 

Thần như 𝗺𝗮𝗶...

 

Tóm lại. Trong 24 câu kệ này, cả phần văn xuôi, có rất nhiều chữ trùng với các chữ trên tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, như chữ 𝗰𝗵𝗶, chữ 𝗻𝗵𝘂̛, chữ 𝗵𝗶𝗲̣̂𝗻, tức hiển. Đó là chưa nói, văn bản hiện hành có rất nhiều chữ đã bị chỉnh sửa hoặc do cố ý hoặc tam sao thất bổn, không còn đúng với văn bản gốc của tác giả, của câu chuyện lịch sử được tác giả dùng lối nói bóng gió, ma mỵ ngầm báo cho lịch sử biết rõ nơi chôn giấu thi hài, dấu tích người xưa hiện vẫn còn bất động, nguyên vẹn, vua quan triều Nguyễn ngày ấy chưa thò thọc, động chạm, làm gì đến được. Nhưng đây chỉ nói ngang thời điểm của hai năm 1802 và 1803. Bởi qua tháng 4 năm 1803 thì Ngô Thì Nhậm đã ra đi do dính trận đòn thù quá nặng của cố nhân Đặng Trần Thường trước sân Văn Miếu Quốc Tử Giám, lúc này là phó Tổng trấn Bắc thành.

người

Do đó, bởi sự sai biệt của câu, chữ do đã bị chỉnh sửa, tam sao thất bổn từ rất lâu rồi, nên văn bản này dù các dịch giả ngày nay dịch, chuyển ngữ cách nào cũng khó lột tả hết những sự thật thâm trầm, ẩn ý của tác giả. Họa may, khi nào trong Phật giáo có người nào đó tu hành chứng được trí tuệ siêu việt Tam Minh-Lục Thông thì họ sẽ ra tay chỉnh lại những văn bản với các câu, chữ sai bậy, vô nghĩa như thế rất dễ dàng, cứ hệt như thò tay lấy đồ trong túi ra vậy. Hiện chúng tôi chỉ có thể nhắm, dựa vào những câu, chữ chưa bị chỉnh sửa để giải thích những ẩn ý, những trùng khớp của văn bản với câu, chữ trên tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 tại Ngôi Tháp mộ nằm trước chùa Thiên Thai mục đích chỉ để chứng minh, khẳng định. Rằng dấu tích, thi hài của người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ cho tới nay, qua 200 năm dâu bể ngút trời với bao sầm sập đổi thay cũng vẫn còn bất động, nằm nguyên ở đó tại Ngôi Chùa lịch sử Thiên Thai. Vua quan triều Nguyễn ngày xưa chưa bao giờ động chạm, làm gì đến được.

 

-Ảnh thứ nhất là Ngôi Chùa lịch sử Thiên Thai Nội, chụp tháng 9 năm 2022. Ngô Thì Nhậm dùng kiểu nói bóng gió, đánh tráo khái niệm, ma ma phật phật sở trường, điêu luyện của mình, cho là chùa "Hưng Long", các nhà dịch giả lại theo đó, xúm đè cứng ngắc, cho chùa ở tận bên Trung Quốc. Sự việc bị đẩy đi đến muôn trùng. Sai một ly đi ngàn dặm.
-Ảnh thứ hai là tấm văn bia mật mã Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. Bên phải 12 chữ Y Phu Công Tộc chưởng Cơ Duệ Toán Phu Nhân Khai Tạo. Bên trái 14 chữ Thiên Thai Tự Ứng Pháp Sa Di Ni Hiệu Như Đức Húy Pháp Thành.
-Ảnh thứ ba là Ngôi Tháp mộ có tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. Người đứng lơ ngơ lớ ngớ vễnh tai nghe ngóng động tĩnh hệt như con nai vàng ngơ ngác của ông thơ họ Lưu phía trước Tháp là Giáo sư sử học Đỗ Bang, người gốc Huế. Người từng được chúng tôi mời lên ngay tại hiện trường, có cả nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đại Vinh, vào tháng 1 năm 2015, để chụp ảnh lưu niệm, cũng như để chứng minh rằng đây là nơi chôn giấu thi hài, linh cữu người anh hùng áo vải đất Tây Sơn huyền thoại sau cuộc nói chuyện trước đó tại văn phòng Chi Hội sử học Thừa Thiên Huế, do Giáo sư Đỗ Bang tổ chức, mời chúng tôi ra nói chuyện, thảo luận khi nghe thông báo qua điện thoại rằng chúng tôi đã tìm ra nơi chôn giấu lăng mộ vua Quang Trung, hiện vẫn còn trên xứ Huế. Giáo sư Đỗ Bang quá mừng, như bắt được vàng. Liền mời ra ngay tức khắc. Không chậm trễ phút giây. Nhưng sau khi nói chuyện, rồi sau khi đưa các nhân sự lên tại hiện trường, các nhân sự lại nảy lên tư tưởng, ý nghĩ, cho chúng tôi là người bị thần kinh, nói bậy bạ, tào lao, làm gì có mồ mã ông Quang Trung nào chôn giấu ở đây mà nói khùng khùng điên điên như thế chớ?
-Ảnh thứ tư chụp tại văn phòng Chi Hội sử học Thừa thiên Huế, số 24 Nguyễn Tri Phương. Nhà nghiên cứu văn hóa Thừa Thiên Huế Trần Đại Vinh đứng ngoài, bên phải. Đứng ngoài, bên trái là thầy Minh Tuệ, trụ trì chùa Minh Quang, nghe nói là học trò (sử) của Giáo sư Đỗ Bang, khi chưa xuất gia. Thầy Minh Tuệ cũng rất háo hức, ngạc nhiên khi hay tin dấu tích, lăng mộ vua Quang Trung hiện vẫn còn trên đất Huế, chưa bao giờ bị vua quan triều Nguyễn quật phá. Bận ra ấy Giáo sư Đỗ Bang điều thầy Minh Tuệ lấy xe con đến chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ chở chúng tôi về văn phòng Chi Hội sử học nói chuyện.

 

Vậy cứ để đó nay mai chính quyền, nhà nước Việt Nam bắt tay vào xử lý vụ việc đến nơi đến chốn. Thì lúc đó mới biết ai là kẻ bị thần kinh, ma nhập, luôn làm việc, sống trong thế giới tự sướng của tưởng tri, nên mỗi khi nghe chuyện gì trái tai gai mắt liền xua tay gạt phăng tất cả mọi ý kiến, mọi phát hiện của người, cho chỉ có mình, nhóm của mình là đúng, là hay. Chờ đấy!

 

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang