Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

3-DẤU TAY TRÊN CHỮ...

2- DU  TATRÊN CH...

CHƯƠNG BA
Biện pháp kiểm chứng thật giả.
Trong âm có dương, trong thật có giả,
trong trắng có đen. Vậy một người có
khi nói dối, có lúc nói thật. Hiểu được
như vậy bạn sẽ đứng ra ngoài nhân quả.

 

"...Khi phái đoàn Quang Trung đến Nam Quan, vua Càn Long đã sai Thành Lâm (là người đã sang phong vương cho Nguyễn Huệ) ra đón như để bảo đảm người dẫn đầu là An Nam quốc vương thật. Ngày mồng 2 tháng Năm (Nhâm Ngọ) Phúc Khang An và Tôn Vĩnh Thanh tâu lên rằng 'ngày 13 tháng Tư vừa qua, quốc vương An Nam đưa con ruột là Nguyễn Quang Thùy, cùng bồi thần là bọn Ngô Văn Sở đến Lạng Sơn. Thần (tức Phúc Khang An) lập tức đưa Thành Lâm là người năm ngoái đã sang tuyên phong sang thăm hỏi, đem dê rượu các thứ khao thưởng'.

 

Sau đó, Thành Lâm cũng là người đi cùng với phái đoàn, lo liệu trực tiếp những việc thường ngày và có lần Phan Huy Ích đã nhờ ông ta nói với vua Quang Trung để khoan hồng cho một số tùy tòng cãi cọ huyên náo. Ngoài ra, Phúc Khang An cũng cắt đặt Thang Hùng Nghiệp, Lâm Hổ Bảng vốn là những quan lại quen việc giao thiệp đã từng nhiều lần tiếp xúc để tiếp đãi quan lại các cấp nước ta (Trang 109 GVNC, NDC)".

 

Với đoạn văn này chúng ta thấy xuất hiện nhân vật Thành Lâm được vua Càn Long biệt phái đến tận cửa ải Nam Quan để tiếp phái đoàn ngoại giao do vua Quang Trung dẫn đầu. Thời điểm này là vào ngày 13 tháng Tư năm Canh Tuất 1790. Nhân vật Thành Lâm là người trước đó đã chuẩn tấu lệnh Thanh triều mang sắc chỉ sang An Nam phong vương cho vua Quang Trung, tức Nguyễn Quang Bình tại Thăng Long. Nhưng công việc phải hoãn đi dời lại nhiều lần vì vua Quang Trung yêu cầu sứ bộ Thành Lâm phải vào Nghệ An hay Phú Xuân để tiến hành nghi lễ quan trọng này.

 

Trộm nghe thời gian phải kéo dài đến hai tháng thì nghi lễ phong vương mới được tiến hành.

 

Nêu lên các lý do chính đáng để không thể ra tiếp nhận sắc chỉ tại Thăng Long, vua Quang Trung cho biết lúc này ngài đang có bịnh. Lại thời điểm này đang có các tàu thuyền lạ xâm nhập hải giới Phú Xuân mà ngài cần phải có mặt để dong thuyền ra biển đi kiểm tra, xác minh. Sau là lễ phong vương phải được tiến hành ở trong này vì địa giới Thăng Long-Hà Nội vượng khí nay đã không còn. Mà theo niềm tin của người miền trong thì khi "một triều đại đi qua thì kinh đô cũng phải theo đó thay đổi". Không biết lý do sau là do sự thêm mắm dặm muối của sử mồm mép hay do chính chủ trương của vua Quang Trung và toàn ban tham mưu Phú Xuân đã bàn bạc, thống nhất và thông qua trong các cuộc họp chính thức của nội bộ?

 

Chúng tôi xin nói rõ hơn ở điểm này. Tại sao vua Quang Trung lại có một quyết định ngược đời, chả giống ai, khi cấp tốc cho tiến hành xây dựng kinh đô tại Phượng Hoàng Trung Đô ở Nghệ An?

 

Vào thời điểm đó theo chúng tôi có hai nơi để xây dựng kinh đô rất thuận tiện, dễ dàng và cũng rất mau chóng: Thăng Long và Phú Xuân. Thăng Long thì phủ Trịnh triều Lê lộng lẫy, xa hoa, vàng son từng một thời uy nghi, lẫm liệt, nhộn nhịp ngựa xe dập dìu như con thoi qua lại nay đã như hoàng hôn khuất sau đồi. Bỏ mặc điện Kính Thiên nằm chơ vơ thâu đêm trong tiếng côn trùng nức nở như lời oán thán ngày vui ôi sao chớm tàn phai? Còn Phú Xuân thì chỉ cần tiến hành cơi nới, phát triển rộng hơn trên nền tảng có sẵn mà ngài đã chiếm hữu từ tiền đồ các chúa Nguyễn ngự bên dòng Hương giang lững lờ êm trôi với những cánh buồm thơ mộng thấp thoáng trong khói sương bàng bạc kia chứ sao lại phải di dời về Nghệ An quá xa xôi như thế?

 

Ngày nay, ngồi điểm lại những địa giới đã từng... bị đóng cọc cắm dùi để xây dựng kinh đô của các triều đại vàng son từng lừng lửng đi qua trong lịch sử. Chúng tôi thấy có nhiều điểm bất cập xen lẫn những thú vị. Đầu tiên, đó là cố đô Hoa Lư, sau là Thăng Long. Tiếp đến là Phú Xuân tạm thời, rồi Phượng Hoàng Trung Đô đang xây dựng dang dở. Trong thời điểm này vẫn đang hiện diện một kinh đô của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc được phục dựng từ cố đô rêu phong, tàn tạ, nơi ghi dấu một thời liệt oanh của người Chăm tại huyện An Nhơn.

 

Nối tiếp triều Tây Sơn với những công trình dang dở, hoang phế, đập xóa bỏ nát bét, trong Kiều Nguyễn Du gọi là Vô Tích: không còn dấu tích vẫn là kinh đô Phú Xuân, phía trước mặt là dòng nước ngầu đục Tiền Đường do triều Nguyễn Gia Miêu phục dựng, đại diện là Gia Long, vua đầu triều. "Gia Long" là tên ghép lại của hai thành phố lớn ở hai đầu đất nước: Gia Định và Thăng Long.

 

Và sau non 150 năm trồi hụp thăng trầm vinh nhục kéo theo lòng thù hận, ta thán người dân ba miền và khói lửa phản chiến đó đây ngụt trời của triều Nguyễn Gia Miêu tại Phú Xuân. Tiếp theo là hai thủ đô được trịnh trọng đặt tại hai thành phố sầm uất của hai chế độ, hai phương trời cách biệt: Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

 

Nêu lên như vậy để cho chúng ta thấy ra những gì cần phải thấy trong vấn đề chọn địa giới xây dựng kinh đô của các triều đại mà quyết định là từ những vị vua đại diện. Niên hiệu "Gia Long" như đã nói chỉ là sự lắp ghép của tên hai thành phố lớn. Sau đó, từ sự lắp ghép này đã xuất hiện hai chính quyền, hai nhà nước và hai thủ đô khi triều Nguyễn Gia Miêu đã chính thức bị xóa sổ với sự tháo chạy không kèn không trống đến vô cùng thảm hại của vua Bảo Đại sau tháng 8 năm 1945 lịch sử.

 

Sau sự sụp đổ này của triều Nguyễn Gia Miêu, hữu ý vô tình đã kéo theo cuộc tháo chạy thác loạn như chim vỡ tổ của chính quyền Sài gòn-Gia Định. Như thế, hai chính quyền, hai nhà nước của cái tên lắp ghép "Gia Long" mà nay sao chỉ còn một?

 

Ngang đây, bạn hiểu chúng tôi muốn nói gì chưa?

 

Có phải danh từ "Gia Long" thật ra là một điềm gỡ hữu ý vô tình đã được báo trước cho dân tộc Việt rồi hay không? Nói như thế cũng có ghĩa là nhà nước Việt Nam hiện nay nếu muốn tồn tại dài lâu thì chỉ còn có một con đường, một lối thoát duy nhất. Đó là thay đổi, dời kinh đô đến một địa giới khác. Còn nếu cứ cương quyết, cố bảo thủ lập luận, cho rằng Thăng Long là một điển tích do vua Lý Thái Tổ nằm mộng thấy "rồng bay" nên đã quyết định, kinh đô phải được xây dựng tại đây. Theo chúng tôi, lấy gì để chứng minh vua Lý Thái Tổ nằm mộng thấy rồng bay? Hay đó là do vua bịa ra giấc mơ "rồng bay" thì từ đó mới có thể thuyết phục được bá quan văn võ về việc chọn địa điểm xây dựng kinh đô của mình là tại đâu thì mới được.

 

Nếu chúng ta tin vào truyền thuyết, truyền thống từ giấc mộng vua Lý Công Uẩn thấy "rồng bay" để đi đến quyết định chọn Thăng Long xây dựng kinh đô, trong khi Đức Phật từ trước đó đã từng tuyên bố:

 

Chớ có tin vì nghe truyền thuyết. Chớ có tin vì nghe truyền thống...

 

Thế là chúng ta đã khổ nhiều rồi đấy! Vì không phải truyền thống, truyền thuyết nào cũng đúng, cũng có thật. Nó thường thường được dựng lên với nhiều mưu toan, có khi là của tôn giáo, tâm linh hòng đẩy con người đi vào chỗ ngu dốt, tăm tối để dễ bề móc moi danh lợi và cũng để dễ ngồi trong mát ăn bát vàng, khỏi phải khom lưng làm việc cho nhọc mệt gì cả. Hoặc truyền thuyết, truyền thống có khi nó do chủ trương của đường lối chính trị, quân sự dựng lên để tạo, gây sức ép và nỗi hoảng sợ kiêm niềm tin bất động cho dư luận, cả cho các phe đối lập.

 

Nhưng ở đây không phải là truyền thống, truyền thuyết mơ hồ, mộng mị mà ở đây chính là những hiện thực đã và đang xảy ra rất cụ thể, rõ ràng. Chúng ta ngày nay cần phải tỉnh thức, nhìn lại cho thật kỹ. Sự xóa xổ không khoan nhượng, thương tiếc đối với triều đại Nguyễn Gia Miêu và tên tuổi Gia-Long. Kéo theo là sự sụp đổ của chính quyền Gia Định. Hiện nay, trong hai chỉ còn một, mà một đang trong tình trạng mà tình trạng này khổ nổi khi xưa Tây Sơn-Nguyễn Huệ đã từng cương quyết dẹp sạch, loại bỏ thẳng thừng:

 

Nạn tham nhũng cắm dùi và chỉ chờ cơ hội là quạt bùng lên tại địa giới Thăng Long-Hà Nội!

 

Thưa các bạn,
đây chính là những lý do quan trọng, tiên quyết đã khiến vua Quang Trung khi xưa dứt khoát quyết định. Không cho tiến hành lập thủ đô tại Thăng Long-Hà Nội. Trong khi, với những gì đã cầm, nắm sẵn trong tay, thì chỉ cần một thời gian ngắn để phục dựng lại điện Kính Thiên là Tây Sơn đã liền có một thủ đô bề thế, nguy nga, tráng lệ, nối tiếp truyền thống của cha ông để lại. Nhưng vua Quang Trung đã không làm thế, mà lại chọn Nghệ An. Trong công việc vô cùng trọng đại này của tiến trình xây dựng đất nước tất nhiên ngày ấy không thể không có sự tham mưu của tầng lớp đại diện sĩ phu Bắc Hà đang làm việc tại Phú Xuân, như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, và Bắc cung Hoàng hậu... Hoàng Thị Thu Mai.

 

Do tất cả những tài liệu sử của Nhà Tây Sơn đã bị vua quan Nguyễn Gia Miêu thủ tiêu sạch sẽ nên chúng ta khó có điều kiện cụ thể để kiểm chứng lại quá trình bàn bạc xây dựng kinh đô của Quang Trung-Nguyễn Huệ. Nhưng cũng không có gì là khó suy luận để dựng lại một bối cảnh lịch sử trong tiến trình chọn địa giới xây dựng kinh đô khi dưới tay Quang Trung lúc đó toàn là các sĩ phu nổi tiếng Bắc Hà. Tất nhiên những Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, bật nổi hơn cả trong vấn đề sinh tử này chính là ẩn sĩ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Vậy làm sao họ, những nhà trí thức nổi tiếng này lại không đưa, không chỉ ra những hạn chế và tiêu cực tại Hoàng thành Thăng Long trải qua các triều đại khi ngồi nhiếp chính trên địa giới này cho Quang Trung tiếp thu, hiểu rõ sự tình?

 

Chúng ta đã biết, Nguyễn Huệ được người đời tôn xưng là thiên tài quân sự. Nhưng khi bước qua lĩnh vực chăn dân trị nước làm sao buổi đầu không có những bối rối, hạn chế trong việc điều hành cả một hệ thống, guồng máy chính trị với rất nhiều những thành phần trí thức xã hội đang quy tập dưới tay? Nhất khi phải tìm ra bằng được một địa giới để xây dựng một kinh đô làm việc cho các ban bệ, tổ chức quy củ của triều đình. Tuyệt đối không dẫm lên vết xe đổ còn lưu trong sử sách. Trong vấn đề này, vì thế, tất nhiên phần quyết định, đưa ra những ý kiến chủ đạo, xuyên suốt ngoài ai nữa nếu không phải là các sĩ phu đã từng làm việc dưới triều Lê phủ Chúa như đã nói?

 

Cho nên, khi Thành Lâm theo lệnh vua Càn Long cho mời vua Quang Trung ra Thăng Long để nhận sắc phong thì đã bị Phú Xuân từ chối thẳng thừng với những lý do tế nhị như đã nói là điều cũng dễ hiểu thôi. Cũng ở trang 109, phần chú thích, tác giả Nguyễn Duy Chính còn mở rộng ra ý này. Chúng tôi xin chép nguyên văn đoạn chữ nhỏ này cho các bạn thấy rõ hơn tính chất sự việc diễn ra lúc ấy.

 

"Thành Lâm đã gặp và trao đổi nhiều lần với vua Quang Trung khi sang phong vương và cũng có viết trong một số tấu thư về việc đón vua Quang Trung để nhận diện. Chính vì lẽ này, sử triều Nguyễn đã phải đi thêm một bước mà cho rằng chính người được phong vương ở Thăng Long cũng chỉ là Phạm Công Trị đóng thay vì vua Quang Trung "không thèm ra". Thực tế, chính Phạm Công Trị cũng là một trong những người có mặt trong phái đoàn sang Bắc Kinh, tuy không nổi bật nhưng cũng có danh phận vì là thân thuộc của vua Quang Trung".

 

Đọc thêm đoạn chú thích chữ nhỏ này, ngờ gì nữa. Chúng ta đã biết Thành Lâm chính là người có một nhiệm vụ qua An Nam để kiểm tra người đối diện: vua Quang Trung là người thật hay giả. Cho nên khi phái đoàn sứ bộ Phú Xuân rồng rắn râu ria xanh đỏ tím vàng kéo lên ải Nam Quan thì Thành Lâm cũng liền theo đó có mặt để nhận diện đó có phải là vua Quang Trung hay không?

 

Bước ngoặc vấn đề là ở chỗ này.

 

Chúng ta có quyền đặt một câu hỏi. Đồng ý sử triều Nguyễn mãi về sau này họ mới cho ghi chép các sự việc xảy ra từ trước đó lâu rồi. Nhưng nếu họ ghi đúng sự thật thì sao? Bởi không phải cái gì, việc gì họ ghi cũng sai hoặc cũng đúng. Trong mớ hồi tưởng nhập nhằng của lắm người đương cuộc nói lại mà họ chép ghi theo chúng tôi ít ra của sự việc này có khi lại rất chính xác, không hề sai một mảy may.

 

Chẳng phải Nguyễn Duy Chính đã xác nhận. Chính triều Nguyễn đã đi thêm một bước khi nói người được phong vương lần trước ở Thăng Long là Phạm Công Trị thế vai, chứ Quang Trung lúc ấy không thèm ra. Nếu như đây là sự thật, thì rõ ràng Thành Lâm đã bị triều đình Phú Xuân xỏ mũi ngay từ đầu nhập cuộc. Còn việc tiếp theo giữa hai bên thì cứ thế mà làm. Anh có nhiệm vụ nhận diện thì anh cứ làm phần anh. Tôi có nhiệm vụ của tôi thì tôi cứ diễn tiếp phần tôi. Đây là nói theo sự việc của lúc ấy, của ghi chép từ sử triều Nguyễn.

 

Riêng chúng tôi tại đây sẽ có một đánh giá khách quan trong việc vua Quang Trung, người lãnh đạo và đại diện cho cả một đất nước, dân tộc, nói đúng hơn là đại diện cho nhân quả, cho thời đại khi lặn lội, cất công ra Bắc Hà nhận sắc chỉ phong vương từ một kẻ sai vặt của vua Càn Long ngồi tại chỗ chỉ tay năm ngón như sau.

 

Nếu đặt chúng tôi, cả bạn, trong vai trò được sắc chúa phong vương thì có lẽ cả hai sẽ không bao giờ chịu làm như thế, đừng nói đó chính là người vừa chiến thắng trận đánh vang dội, chấn động càn khôn đại địa tại Thăng Long-Hà Nội. Tại sao bạn biết không? Sự thật cần phải được hiểu, được thấy như thế này đây. Bởi Càn Long dù gì cũng chỉ là một ông vua ở một đất nước xa xôi. Trong khi chúng tôi cũng là một ông vua. Xét về nhiều khía cạnh, thì bên tám lạng người nửa cân, chúng ta bình đẳng, ngang nhau. Bạn không thể lấy tư cách, quyền hạn gì để từ một nơi chốn xa xôi mù mịt mà lại thò, thọc, nhúng tay qua tận bên này vào quyền tự trị, độc lập của đất nước chúng tôi. Xin chưa nói đến chuyện quá vô lý khi bạn đã càng lúc càng đi xa hơn nữa. Ngang nhiên, tự tiện sắc tước phong vương cho chúng tôi.

 

Nhưng chúng tôi có thể cũng vẫn sẽ sẵn sàng chấp nhận nếu đích thân bạn, một ông vua, thân chinh qua bên này, đất nước chúng tôi, làm lễ sắc phong cho chúng tôi thì tạm thời còn nghe lọt lỗ tai. Nhưng rất tiếc bạn lại không chịu hiểu, không chịu làm như thế, mà bạn lại ngồi ì một cục tại chỗ sai đám đầy tớ cóc nhái mang đạo dụ, chiếu chỉ qua sắc phong cho chúng tôi là thế nào? Bạn còn nhớ đích thân chúng tôi vừa đánh đuổi 29 vạn cọp beo chồn cáo xâm lược tóc tết đuôi sam chạy lúc la lúc lắc quá buồn cười khiến lớp chết xấp ngữa nằm chất gò đống, lớp còn sống thì cũng ba hồi tỉnh bảy hồi điên do bạn xúi giục mới vừa rặt ròng hay không mà lại còn lên mặt tấn chúa với phong vương cho chúng tôi?

 

Chuyện hoàn toàn vô lý! Nhưng bạn lại làm được. Thế mới lạ?

 

Nếu Nguyễn Duy Chính đặt được niệm tư duy trước mặt như thế để cho sự việc mỗi lúc mỗi rõ ràng, sắc nét hơn thì có thể ông đã không một hai buộc sự việc phải diễn theo ý quyết đoán của mình như thế. Nhưng do Nguyễn Duy Chính đã đang sở hữu trong tay số tài liệu mật của Thanh triều, lại cũng có thể do ông đã nhập nội sự bóp méo, xuyên tạc quá nhiều của sử triều Nguyễn cùng với sử mồm mép được ghi lại trong các tập sách của giới sử gia hai miền xưa nay.

 

Hữu ý vô tình, vì thế từ đó nó đã đẩy Nguyễn Duy Chính đi vào một lộ trình cá biệt.

 

Với đoạn chú thích vừa rồi chúng ta thấy nếu vua Quang Trung không đích thân ra Thăng Long mà người đó chính là Phạm Công Trị thì suy luận của chúng tôi vừa nêu rất dễ nghe, rất có lý với diễn biến sự tình lúc ấy. Bởi hành động ra hay không ra Thăng Long để nhận sắc phong từ đám cóc nhái sai vặt Trung Quốc thưa các bạn nó thuộc về cả một đất trời bao la vinh nhục, còn mất của cả một quốc thể dân tộc, tổ tiên chứ không phải của cá nhân Quang Trung-Nguyễn Huệ quyết định!

 

Bạn hiểu điều này chưa?

 

Nhưng đã nói đi thì cũng phải cho nói lại. Việc sắc phong vua chúa mang tính áp đặt, nô lệ buộc bắt như thế đã thành tiền lệ, lối mòn. Vua Quang Trung trong hiện tại nếu muốn dẹp sạch tiền tục lệ nhu nhược, nhục nhã, đê hèn này trong một sớm một chiều thì cũng không phải dễ dàng. Cần phải có thời cơ.

 

Xin chưa nói thẳng vào thời điểm nghiệt ngã, khốc liệt này của hậu bán kỷ 18 đất nước chúng ta hiện đang có nhiều tay anh chị có máu mặt nổi lên xưng hùng xưng bá từ suốt Đàng Trong, Đàng Ngoài. Và tất cả đã bị khống chế, khuất phục hoặc bị tiêu diệt gọn ghẽ, sạch đẹp bởi chính phong trào Tây Sơn mà linh hồn của cuộc cách mạng là Nguyễn Huệ. Một quái kiệt có một không hai mà nói như ẩn dụ của thi hào Nguyễn Du là:

 

...Rằng: "Từ là đấng anh hùng.
Dọc ngang trời rộng, vẫy vùng bể khơi...

 

Hoặc:

 

...Đường đường một đấng anh hào.
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài...

 

Nhưng đó là nói lúc đang còn rong ruổi chinh chiến khắp các vùng chiến thuật Bắc Nam, trên cạn dưới nước. Chứ khi lên ngôi, nắm quyền nhiếp chính trong tay Quang Trung tất phải biết tùy thuận thời thế, lòng người. Vì vậy, theo chúng tôi lúc ấy mặc dù Quang Trung Nguyễn Huệ rất tức giận, khinh bỉ, nổi trận lôi đình trước sự phong vương tấn chúa quá vô lý của Thanh triều nhưng đành phải dằn lòng, chấp nhận sắc chỉ từ Thành Lâm để mưu cầu việc lớn nên đã ngầm cho Phạm Công Trị nhập vai ra Thăng Long đánh một nước cờ cao. Mở ra một bước ngoặc quan trọng vào năm sau. Canh Tuất 1790. Đồng thời, qua việc mượn sắc phong quá vô lý của Tàu nhưng rất hợp lý để danh chính ngôn thuận loại bỏ thẳng thừng sự tranh chấp chủ quyền quyết liệt của các tay anh chị có máu mặt đã đang cắm chốt, ló thụt từ Đàng Trong, Đàng Ngoài trong thời điểm giao thoa vô cùng khắc nghiệt của hậu bán kỷ 18 này diễn ra trên chính đất nước của chúng ta.

 

Thông thường, trên lĩnh vực quân sự, chính trị và ngoại giao, kể cả kinh tế xưa nay người ta vẫn hay dùng nhiều mưu lược để chiếm hữu mọi phần tiện ích. Cái mưu kế mà triều Phú Xuân đang giăng mắc, sập bẫy các đối thủ theo chúng tôi chính là "Tá oai kế".

 

"Tá oai kế" là sự vay mượn oai quyền hoặc thế lực nào đó để ngầm trợ lực cho mình. Mưu kế, việc vay mượn này có thể chỉ được ứng biến nhất thời, tạm bợ. Nhưng cũng có thể lâu dài do còn phải tùy thuộc vào người sử dụng kế sách, và với mục đích gì nữa.

 

Oai quyền và thế lực được vay mượn có thể là thực, có thể là hư mà người vay mượn tất nhiên đã biết quá rõ. Nhưng trong thời điểm ấy nó phải hữu lý, thực dụng và đủ tính thuyết phục cùng sức mạnh mang tính càn quét thì mới có thể đè bẹp nhuệ khí đối phương khiến đối phương phải phục tùng, không dám kháng cự gì nữa.

 

Có câu chuyện sau đây ngụ cho mưu lược "Tá oai kế", mời các bạn đọc qua xem thế nào.

 

Ở cánh rừng kia một hôm hùm vồ được cáo, toan xé xác ăn thịt thì hùm nghe cáo nói rằng: "Ngươi hãy liệu hồn. Ta là do trời sai xuống cầm quyền muôn thú, nếu ăn thịt ta ngươi sẽ rước họa vào thân. Nếu không tin, hãy đi theo ta ắt ngươi sẽ thấy rõ điều.

 

Hùm nghe nói đâm ra lưỡng lự, chột dạ, nhưng bản tính xưa nay vốn tò mò, tọc mạch nên cũng muốn biết thực hư thế nào bèn nối gót lẻo đẻo theo sau cáo đi khắp các nơi. Và đúng như vậy thật, kẻ trước người sau đi đến đâu thì các loại thú lớn nhỏ co giò bỏ chạy ráo trọi. Chả có con nào dám bén mảng đến gần. Tuy không muốn tin lời cáo nhưng do mắt thấy tai nghe tay rờ đụng rõ ràng, cụ thể nên hùm đâm phát hoảng, bèn trợn mắt à uôm xuống tấn phóng vào rừng mất dạng".

 

Trong vấn đề bang giao giữa Phú Xuân và Thanh triều sau hai năm chiến dịch ngày ấy thì "Tá oai kế" đã được vận dụng triệt để và nó đã mang về thắng lợi tuyệt đối cho Phú Xuân. Và mục đích của nó chúng tôi đã có nói rồi. Đó là mượn sức mạnh Thanh triều để loại bỏ sự tranh chấp chủ quyền của các tay anh chị có máu mặt Đàng Trong, Đàng Ngoài đối với vấn đề cai trị đất nước của Tây Sơn. Tây Sơn Bắc chứ không phải Tây Sơn Nam.

 

Nếu chúng tôi không nhầm, sau khi nhận được sắc ấn từ Thanh triều thì bản thân vua Quang Trung và triều Phú Xuân đã như hùm dữ nay được mọc thêm hai cánh. Khiến từ đó đám anh chị có máu mặt xứ An Nam hết dám rục rịch, cựa quậy, kể cả tay quậy đứng đầu sổ Nguyễn Ánh ở trong kia.

 

Vậy đoạn này theo chúng tôi sử triều Nguyễn đã ghi lại đúng với diễn biến nhân quả lúc ấy. Nếu chúng ta chấp nhận có một Quang Trung giả thì sự việc đó phải bắt nguồn tại đây, ngay trên đất Thăng Long-Hà Nội. Và Thành Lâm như thế đã chính thức bị triều Tây Sơn xỏ mũi từ ngay giai đoạn này. Trong đó bạn phải biết khi đã chấp nhận chơi ván bài sinh tử này rồi thì triều Tây Sơn với bất cứ giá nào cũng phải tìm cho ra nhân vật đóng thế hoàn hảo vai trò ủy thác. Và, nhân vật quan trọng, sinh tử của tấn tuồng vào hang cọp vuốt râu hùm, hý lộng quỷ thần đó chính là Phạm Công Trị. Chúng ta cũng nên đặt một câu hỏi tại phân đoạn lịch sử quan trọng này.

 

Khi lễ nhận sắc phong vương được tiến hành tại Thăng Long-Hà Nội, thì duy nhất chỉ có nội bộ quan quân hai bên của hai nhà nước Việt Thanh thôi hay còn cho cả dân chúng ra vào tự do xem coi thoải mái?

 

Nhưng Nguyễn Duy Chính lại cho Phạm Công Trị chỉ là đứa trẻ con, bạn của Nguyễn Quang Thùy và cả hai đều là hai đứa trẻ con nốt. Chính vì thế, trong tư tưởng của Nguyễn Duy Chính đã âm thầm mặc định cứng ngắc người nhận sắc phong vương của Thành Lâm tại Thăng Long-Hà Nội là vua Quang Trung, không thể nào là Phạm Công Trị!

 

Vậy giữa các luồng sử liệu, tư tưởng nhập nhằng, trái chiều như thế chúng ta biết nghe và theo ai?

 

Thôi thì còn gì hơn chúng ta vui lòng đọc tiếp tục vậy.

 

Trang 110 Nguyễn Duy Chính cho biết thêm:

 

"...Trong số người Việt (nhóm vua Chiêu Thống) đang ở Trung Hoa còn nhiều người biết mặt Nguyễn Huệ. Trước đây khi phái đoàn Nguyễn Quang Hiển sang Trung Hoa, Phúc Khang An đã sắp xếp cho gặp phái đoàn Tây Sơn như một cảnh báo để Nguyễn Huệ biết rằng họ còn đang nuôi dưỡng một "triều đình lưu vong". Nguyễn Huệ không thể không tính tới chuyện nhà Thanh có thể cho ông gặp Lê Duy Kỳ và cựu thần nhà Lê hay ít ra cũng bí mật dùng họ để nhận diện...".

 

Trang 110 này cho biết tình hình rất căng thẳng nếu triều đình Phú Xuân chơi trò đánh lận con đen. Nhưng ở trang 60 trước đó Nguyễn Duy Chính lại đưa ra những sự thật đi ngược với nhận định sau của chính mình. Đoạn ấy thế này:

 

"...Việc long trọng tiếp đãi Nguyễn Quang Hiển không những đánh dấu sự công nhận vua Quang Trung là An Nam quốc vương mà còn khẳng định một cam kết quan trọng hơn đối với sinh mệnh chính trị của triều đại Tây Sơn: đó là chấm dứt yểm trợ cho vua Chiêu Thống".

 

Nếu mới đọc qua đoạn dưới này bạn sẽ cho đây là hai việc, hai lĩnh vực khác nhau. Nhưng nếu suy gẫm kỹ lại bạn sẽ thấy nó chỉ là một vấn đề hay là một câu nói nhưng mang hai ý nghĩa. Và tùy đối tượng nào đó có chịu hiểu sự việc hay không mà thôi. Chúng tôi xin đưa ra ví dụ. Nếu chúng tôi muốn cho một người ngồi chiếc ghế trưởng phòng kỹ thuật nghĩ việc hoặc thuyên chuyển đi nơi khác. Thay vì nói thẳng với người đó là chức năng làm việc của anh kém quá, vậy anh nên tìm một nơi khác xin việc đi. Chiếc ghế này tôi sẽ giao cho một người khác có năng lực làm việc tốt hơn.

 

Nếu nói như thế thì thế nào người kia cũng sinh ra buồn phiền, tự ái. Vì thế, chúng tôi phải lựa lời nói như sau. Hiện tại công ty của chúng ta đang hướng tới mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất và kinh doanh. Đồng thời, sẽ siết chặc và khắc phục tất cả mọi khiếm khuyết đối với các mặt hàng để lấy lại uy tín mà chúng ta đã có từ lâu cũng như đã vấp phải thời gian vừa qua.

 

Nếu bạn nói một câu như thế tất nhiên trong cuộc họp lúc ấy sẽ có hai người khởi lên hai tư tưởng khác nhau. Người thứ nhất vậy là xong, mình phải ra đi, việc gì đến nó phải đến. Người thứ hai hắn ra đi thì chiếc ghế ấy còn ai trồng khoai đất này nữa?

 

Với tình hình diễn biến sau ngày Quang Trung đại phá quân Thanh, nối tiếp là sự tháo chạy của bầu đoàn thê tử nhà Lê sang lây lất bên kia biên giới, nhấn thêm một nhịp là việc phái đoàn Nguyễn Quang Hiển qua nhận sắc ấn từ vua Càn Long mà nếu mới đọc qua, nghe qua chúng ta cứ tưởng việc này khác việc kia nhưng thực chất. Đó chỉ là một vấn đề hoặc một câu nói nhưng diễn tiến của nó phải có trình tự lớp lang, hồi này trước chương kia sau.

 

Nhưng phần đông người ta lại khăng khăng không chịu thấy như vậy mà họ chỉ muốn chia chẻ ra để thấy, để hiểu. Tại vì sao như vậy? Ấy bởi do con người đang sống trong không gian, thời gian bị ngăn cách, biệt lập. Như khi bạn đập xuống một nhát búa trên hòn đe thay vì âm thanh sẽ được nhận biết ngay liền, nhưng chỉ đến khi bạn giở tay lên thì người đứng ở đầu kia mới nghe tiếng búa đập.

 

Để nói chỗ này cho dễ hiểu, dễ nhớ hơn nữa. Khi bạn giơ tay đập xuống một búa, lúc ấy người bên cạnh hễ thấy đập xuống thì liền nghe, bạn giở tay lên thì hết nghe. Còn người đứng ở đầu kia khi bạn đập xuống thì không nghe, bạn giở tay lên thì họ mới nghe. Cái cắc cớ, lôi thôi, chồng chéo, nhập nhằng sự việc là ở chỗ đó!

 

Khi một sự việc xảy ra, ngay những người đang có mặt tại chỗ cũng người hiểu kiểu này, kẻ khác hiểu cách kia chứ đừng nói những người đang ở tận đâu đâu?

 

Như tiếng búa đập. Nếu đó là một nhà vật lý thì họ sẽ hiểu thế này. Nhưng nếu đó là một nông dân thì ông ta sẽ hiểu như thế kia. Lại đó là một nhà Phật học thì sự việc sẽ được giải quyết theo lý luận nhân quả. Đập xuống nghe liền nhà Phật học cho đó là "nhân quả đồng thời". Giở tay lên mới nghe thì đó là "nhân quả... kiểm chứng". "Kiểm chứng" nghĩa là sự việc phải đi qua một thời gian, không gian vô hạn, hữu hạn thì lúc đó vấn đề mới có thể được xác định đúng sai, thật hư thế nào.

 

Như truyện Kiều chẳng hạn có mặt đã hơn 200 năm. Mãi đến bây giờ đám hậu sinh, ủa, quên, đám Kiều tử ngơ ngác như con nai vàng của ông thơ họ Lưu cũng không thể nào hiểu nổi thi hào Nguyễn Du muốn nói gì, gởi gắm gì ở trong đó. Có thể chính vì lý do kỳ quặc, dị hợm đó cho nên sau tiếng búa đập chan chát Nguyễn Du đã phải thòng thêm một câu trước đã kỳ dị sau lại càng thêm dị kỳ hơn nữa khiến đám Kiều tử trước đã điên sau lại càng điên hơn mới ác liệt chứ?

 

Bất tri tam bách niên dư hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Ba trăm năm nữa rồi đây,
Ai người tâm sự vơi đầy Tố Như?

 

Theo chúng tôi, khi vua Thanh Cao Tông đã chấp nhận phong vương và ban sắc ấn cho vua Quang Trung thì quan quân Thanh triều toàn bộ lúc đó đã ngầm hiểu và thống nhất rằng. Đám tòng vong nhà Lê hiện tại chỉ là những kẻ ăn nhờ ở đậu mà thôi. Lại những tư tưởng, ý niệm thất sủng, ty liệt mạng (cho mình thấp hơn người) này chẳng đã từng thoáng qua và ngự trị chễm chệ, miên viễn trong tâm khảm nhóm tòng vong nhà Lê rồi hay sao?

 

Vì thế, chuyện Nguyễn Duy Chính đưa ra hai ý, ý trước đá ý sau, tức Phúc Khang An đã ngầm cảnh báo cho triều Tây Sơn, đúng hơn là cho Nguyễn Huệ biết rằng họ đang nuôi dưỡng một "triều đình lưu vong", tức thêm nếu cần họ sẽ cho đám tòng vong công khai hoặc bí mật nhận diện để xác định người thật giả. Chúng tôi gõ đoạn chú thích nhỏ này ở trang 60 để cho các bạn suy gẫm lại những nhận định của Nguyễn Duy Chính về vấn đề có vẻ hơi nhập nhằng, rối rắm kia:

 

Ngày 18 tháng Năm nhuận (năm Kỷ Dậu,1789), Nguyễn Quang Hiển cùng hai quan viên (bồi sứ), năm hành nhân, cùng mười tùy tòng đến Quế Lâm, Phúc Khang An lập tức cho đòi bọn Lê Duy Kỳ ra gặp nhóm Nguyễn Quang Hiển. Lê Duy Kỳ nói: "Ta nay là dân thiên triều, có còn điều gì để nói với bọn chúng nữa đâu". Bọn cựu thần Hoàng Ích Hiểu thấy bọn Nguyễn Quang Hiển thì không người nào không "trợn mắt mà nhìn", nhưng vì binh đinh trấn áp rất đông nên không dám tỏ vẻ gì. Nguyễn Quang Hiển thấy bọn Lê Duy Kỳ như thế thì mặt mày hớn hở, bao nhiêu nghi ngại nay đã tan biến nhẹ nhõm.

 

Trong đoạn chú thích ngắn này nếu lưu ý chúng ta sẽ thấy có ba ý nổi bật.

 

Ý thứ nhất. Lê Duy Kỳ, tức vua Lê Chiêu Thống cho biết rõ quan điểm, lập trường: Chuyện thật giả lúc này là không cần thiết. Bọn nó muốn làm gì làm, chả liên hệ gì đến tao cả.

Ý thứ hai. Nhóm Nguyễn Quang Hiển không còn phải e ngại, lo sợ bởi có thể ai biết đâu nhóm tòng vong lúc đó sẽ hùng hổ xông ra ăn thua đủ khi thấy họ thì sao?

Ý thứ ba. Nhóm Nguyễn Quang Hiển nhẹ nhõm thở phào khi xuất xứ nhân thân rõ ràng, cụ thể, không dễ bị nhóm tòng vong đặt điều nói này nọ trước khi gặp nhau để đối chất thật giả.

 

Bạn phải hiểu cho tình trạng xảy ra vào lúc này của quan quân Thanh triều. Đứng trong vai trò giám sát, khi cần cho hai bên đối chất thì phải có sự can thiệp của họ kẻo không sẽ xảy ra nhiều chuyện bất ngờ. Còn trong sinh hoạt bình thường thì nhóm tòng vong nhà Lê được tự do, bởi họ không phải là kẻ phạm pháp, tù tội. Vì hai bên cùng là bụng làm dạ chịu hết mà: "Cùng trong một tiếng tơ đồng, Kẻ ngoài cười nụ người trong khóc thầm..."

 

Riêng ý thứ hai bạn cần phải đặt mình vào nội tâm chủ thể thì mới thấy rõ nội tình diễn biến lúc ấy thế nào. Không phải nhóm Nguyễn Quang Hiển e ngại bị nhóm tòng vong nhận diện thật giả mà cái chính là họ lo sợ rủi bị nhóm tòng vong nỗi điên ồ chấy, đâm chém thì sao? Lấy ai ngăn cản lúc này?

 

Và ý thứ ba chỉ là sự nối tiếp từ ý thứ hai, tức nhóm tòng vong nhà Lê nếu phát hiện Nguyễn Quang Hiển không phải là người thật, việc thật thì có thể đã xảy ra chuyện xô xát hay tố tụng, kiện cáo rồi. Đồng ý trong văn bản ở trên không nói rõ tư tưởng của các bên, nhưng chúng ta cũng không quá khó để xác định sự thật diễn ra lúc ấy thế nào qua các cụm từ: "...mặt mày hớn hở, bao nhiêu nghi ngại nay đã tan biến nhẹ nhõm...", và "...trợn mắt mà nhìn...".

 

Chỉ sau cuộc gặp gỡ do có sự dàn xếp, giám sát của quan quân Thanh triều thì mọi lo ngại từ các phía mới tan biến với những lý do mà chúng tôi đã đề cập. Nhưng như chúng tôi đã có nói ở trước rồi. Khi đã chơi ván bài sinh tử, làm bật lên niềm tin chủ đạo mang tính dẫn dắt thì triều đình Phú Xuân tất phải nghiêm túc đưa người thật, việc thật qua gặp vua Càn Long để xây dựng nền móng kiên cố buổi ban sơ. Bởi triều đình Phú Xuân dư sức để biết trước phái đoàn Nguyễn Quang Hiển sẽ gặp trở ngại gì trong chuyến đi tiền trạm, móc nối nhân quả cho kế sách lâu dài này.

 

Vì vậy, Nguyễn Quang Hiển là cháu hay không phải cháu vua Quang Trung không phải là chuyện quan trọng. Mà then chốt, quan trọng là ở ngay tại điểm. Nguyễn Quang Hiển cốt là một ông quan, người ở miền trong, nếu ở Quy Nhơn hay Quảng Nam, Quảng Ngãi gì cũng được, cũng tốt cả. Xin bạn đừng cho nhân vật này là người miền ngoài. Vì ván bài, cách dàn binh bố trận không cho phép bạn đánh một lá bài phiêu phỏng, nguy hiểm như thế. Có hiểu được như vậy thì bạn mới có thể biết tại sao người ta đặt và gọi Quang Trung-Nguyễn Huệ là thiên tài quân sự, mang quân đánh đâu là thắng đó.

 

Đoạn này trích ở trang 118, diễn biến sự thật đã rất đúng với suy luận của chúng tôi trong trường hợp thật giả của Nguyễn Quang Hiển. Mời bạn đọc:

 

"...Những tin đồn không phải chỉ hạn chế trong việc nghi ngờ của nhà Thanh mà có thể còn đưa ra nhiều giả thuyết khác nên khi Nguyễn Quang Bình gửi biểu tạ ơn, ông đã nhắc đến những loan truyền này ngay ở trong nước để thanh minh với vua Càn Long về tình thực của mình. Theo nội dung tờ biểu, có lẽ việc được nhắc đến là tin đồn nhà Thanh dùng ngụy kế để bắt ông khi sang Bắc Kinh, còn tin Nguyễn Quang Hiển là cháu giả sang chầu không phải là việc mà vua Càn Long quan tâm, mà ông cũng không cần biết đến".

 

Các bạn lưu ý dòng chúng tôi cho in đậm. Đó là chuyện thật giả và sự nhận diện của nhóm tòng vong nhà Lê đối với Nguyễn Quang Hiển đã không có giá trị gì. Bởi vua Càn Long không quan tâm về chuyện này. Nhưng đây là nói theo ý của Nguyễn Duy Chính, có thể của cả văn bản Thanh triều. Thực ra, theo chúng tôi suy luận. Hệ thống làm việc dọc ngang nào xưa nay cũng vẫn phải theo một nguyên tắc. Trên ban phát sắc lệnh xuống. Dưới báo cáo lên. Chuyện vua Càn Long không cần biết Nguyễn Quang Hiển là giả hay thật là điều vô lý, khó chấp nhận. Trường hợp nhóm tòng vong nhà Lê và các quan lại kiểm chứng nhà Thanh nhất loạt báo lên triều đình đó là Nguyễn Quang Hiển giả hiệu thì liệu vua Càn Long có cho tiến hành nghi lễ nhận sắc ấn hay không?

 

Nhưng ở đây, chúng tôi xin lập lại lần nữa đoạn này. Đây là một ván bài, một nước cờ sinh tử, quan trọng cho một kế hoạch, một chiến dịch mang tầm cỡ táo bạo và... một mất một còn nên triều đình Phú Xuân phải đưa sang người thật, việc thật. Bởi lần đi sứ này sẽ móc nối, quyết định thành bại cho chuyến đi vào năm sau. Chuyện vua Càn Long ngồi tại chỗ nói quan tâm hay không quan tâm chỉ là nói cho có nói, cho có nghe. Sự thực diễn ra trong hệ thống làm việc là lệnh xuống và báo lên phải thật nghiêm túc, chính xác. Nếu bất tuân thì việc gì xảy ra bạn có cần nói rõ ra hay không?

 

Quân đâu, lôi thằng này ra chém cho ta! Mau lên!

 

Mời bạn đọc thêm đoạn này về sự bác bỏ tin đồn thật giả của Phúc Khang An đối với Lê Quýnh trong tấu thư gởi vua Càn Long ngày 24 tháng Một (tháng 11) năm Càn Long 54.

 

"...Về việc Lê Quýnh khai rằng Nguyễn Quang Hiển thực ra họ Văn, không phải cháu ruột của Nguyễn Huệ, ấy là tính chuyện quấy rối, không đủ cân nhắc nặng nhẹ. Nguyễn Quang Hiển ở kinh đô mấy lần được diện kiến thiên nhan, được hoàng thượng rủ xuống hỏi han ứng đối. Lại đã tạ ơn về việc được thưởng cho ăn yến, nếu quả như có việc giả dối ắt không thể qua khỏi sự sáng suốt của thánh thượng. Còn như bọn thần mấy lần tiếp kiến tiến quan, xuất quan và sai người đường xa đi về lưu tâm xem xét, thấy ngôn ngữ, động tác ước thúc từ Nguyễn Hữu Trù, Vũ Huy Tấn trở xuống đều có thể thức, thật là nghiêm túc, xem ra không thể nào giả được... (Trang 106 GVNC, NDC)".

 

Xin các bạn hiểu ý chúng tôi khi chúng tôi một hai khẳng định Nguyễn Quang Hiển là người thật, việc thật chứ chúng tôi không khẳng định Nguyễn Quang Hiển là cháu ruột vua Quang Trung! Bởi nhân vật Nguyễn Quang Hiển có đúng là cháu hay không phải cháu vua Quang Trung không phải chuyện mang ra bàn đi tán lại. Mà điểm chính cần phải hiểu đây là một ông quan thực thụ, làm việc tại Phú Xuân. Còn xuất xứ của ông chắc chắn khi đã chơi canh bạc này thì triều Phú Xuân phải đưa qua một người thuộc miền trong, ở các vùng như đã nói có thể là Quy Nhơn, Quảng Nam hay Quảng Ngãi gì đó. Cứ miễn người ở miền trong này là được .

 

Với một xuất xứ nhân thân cùng giọng nói, cách phát âm, nhả chữ như vậy thì đố có mười Lê Quýnh cũng bó tay chứ đừng nói chỉ một Lê Quýnh! Nhưng ý chúng tôi không phải bó hẹp, hạn cuộc trong mấy vấn đề. Bạn đọc qua đoạn tấu thư của Phúc Khang An có phát hiện ra điều gì lạ hay không? Xin thưa, đó là chuyện muôn thủa trong thủ tục hành chánh trên phán xuống dưới tâu lên. Nghĩa là trên phán cứ phán, dưới tâu cứ tâu. Còn chuyện đúng sai, dở hay thế nào thì đố có trời biết!

 

Lấy cớ gì, dựa vào đâu mà Phúc Khang An cho rằng Nguyễn Quang Hiển đích thị là cháu ruột vua Quang Trung, không phải họ Văn như gã Lê Quýnh đã xàm tấu? Chẳng lẽ lấy chứng cớ qua mấy lần được diện kiến và ứng đối văn thơ, điển tích cùng đường đường dự thiện, ngự yến với Càn Long thì đó là người thật, việc thật hay sao? Chẳng lẽ vua Càn Long là máy x quang, hay có thiên nhãn thông có khả năng nhìn xuyên thấu vào nội tâm, da thịt con người? Và cũng chẳng lẽ hễ cứ dập đầu tạ ơn, rối rít bẩm thưa vâng dạ trước Càn Long thì đó chính là cháu ruột vua Quang Trung à?

 

Mấy dòng cuối của tấu thư chứng tỏ Phúc Khang An không phải là người làm việc cẩn thận, chu đáo, nếu không muốn nói là cẩu thả, vội vàng, chụp giựt. Nếu một người được chọn nhập vào vai trò nào đó để làm một việc gì đó có tính chất mờ ám hay bí mật thì trước hết. Người đó sẽ được huấn luyện từ cách đi đứng nằm ngồi, nói nín, ăn uống, ngủ nghĩ, tiếp xúc, làm việc, vân vân vân... sao cho nhất nhất, mỗi mỗi đều phải y rập, y khuôn. Không được sai sót một điều gì dù là nhỏ nhặt.

 

Trong phạm vi hoạt động tình báo, gián điệp đã từng có những con người thực hiện hoàn hảo vai trò được tổ chức ủy thác, giao phó như vậy. Và cũng chỉ đến khi họ đã buông tay, cầm bút viết ký sự thì giới cán bộ sở ngành, các cơ quan, bộ phận liên quan lúc này mới bật ngữa nhưng chuyện đã qua rồi. Bạn có cần chúng tôi nêu tên tuổi, mặt mũi các nhân vật ấy ra đây hay không?

 

Chẳng phải đã từng có một Hitle, thậm chí một Hồ Chí Minh... dỏm ung dung tới lui hoạt động trong thời chiến rất đạt yêu cầu chất lượng diễn xuất mà cũng chả bị phát hiện bao giờ.

 

Ai dám nói?

 

Đó là những bí mật có thể đã được công bố hoặc đã bị chôn vùi dưới cáu cặn thời gian mãi mãi. Và đó cũng chính là chuyện muôn thủa trong thủ tục làm việc hễ trên đã phán xuống thì dưới phải tâu lên sao cho ăn khớp, nhịp nhàng cứ như sự dòm ngó, toa rập lời ca tiếng hát của một cung đàn là được rồi, quá tốt rồi. Còn chuyện trúng trật, thực hư, hay dở thì họa có trời mới biết chăng?

 

Qua tấu thư này của Phúc Khang An chúng tôi phát hiện những gót Asin chết người của lề lối làm việc chẳng những của quan tổng đốc họ Phúc mà còn của cả vua Càn Long và hai hàng văn võ, bá quan Thanh triều. Thảo nào họ đã chẳng nhận lấy thất bại ê chề trên nhiều mặt trận chính trị, ngoại giao, kinh tế đối với nhiều nước thời ấy. Trong đó, thê thảm nhất là với Nhà Tây Sơn, với bộ óc thiên tài quân sự Nguyễn Huệ và ban tham mưu nghiệt ngã đại diện giới sĩ phu Bắc Hà đang cắm chốt, làm việc tại Phú Xuân.

 

Đến đây, chúng tôi xin chốt câu chuyện thật giả của nhân vật Nguyễn Quang Hiển lại. Chúng ta tiếp tục xem để biết nhờ căn cứ vào đâu mà Nguyễn Duy Chính lớn tiếng xác định vua Quang Trung không còn ở trong nước vì đã lên đường và có mặt tại ải Nam Quan cùng phái bộ ngoại giao vào ngày 13 tháng Tư năm Canh Tuất 1790.
***

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang