Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

THÀNH CÁT TƯ HÃN...

THÀNH CÁT TƯ HÃN:

HUYỀN THOẠI VĨ ĐẠI CỦA THẢO NGUYÊN MÔNG CỔ

&LỜI BÌNH CỦA BỐN NIỆM XỨ

Thành Cát Tư Hãn và sự hình thành thế giới hiện đại” được viết năm 2004 của Jack Weatherford khơi gợi những hiểu biết sâu sắc về Thành Cát Tư Hãn, và văn hóa của người Mông Cổ.

Thành Cát Tư Hãn là một Khắc Hãn Mông Cổ. Ông là nhà quân sự lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới. Ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, là vị lãnh đạo đã kết thúc hàng thế kỷ các cuộc giao tranh, mang lại sự thống nhất cho các bộ lạc ở vùng Đông Bắc Á năm 1206.

'Viết nên số phận mình'
Jack Weatherford viết trong Thành Cát Tư Hãn rằng: “Định mệnh không trao số phận cho Thành Cát tư Hãn, tự tay ông đã viết nên số phận mình”.

Bằng những nghiên cứu kỹ lưỡng, ghi chép cẩn thận, Jack Weatherford đã tái dựng hình ảnh một Thành Cát Tư Hãn sinh động, chân thực từ khi ông còn là cậu bé Thiết Mộc Chân, sống trong cảnh mồ côi cha, tự mình đương đầu với những hận thù khắc nghiệt trên vùng đất thảo nguyên mênh mông, cho đến khi trưởng thành, đánh bại kẻ thù lớn nhất, Trác Mộc Hợp cùng các thế lực thù định xung quanh, trở thành Khắc Hãn của Mông Cổ.

Jack Weatherford chứng minh sức mạnh của Mông Cổ bằng cách chỉ ra cách sắp xếp quân đội một cách hiện đại và khoa học của Thành Cát Tư Hãn.

tượng

Tượng Thành Cát Tư Hãn ở thảo nguyên Mông Cổ

“Ông tổ chức quân lính thành các đội mười người gọi là arban, và họ sẽ là anh em của nhau… Mười đội họp thành một đoàn 100 người, gọi là zagun. Một người trong số đó được bầu làm thủ lĩnh. Và như các gia đình lớn hợp lại thành dòng họ”.

"Qua quân đội, toàn bộ bộ lạc Mông Cổ hợp thành một"
Cách xây dựng của Thành Cát Tư Hãn được đánh giá là rất “cấp tiến” đã khiến cho Mông Cổ liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành khối thống nhất, giàu có và hùng mạnh.

Tác giả cũng nhấn mạnh về việc xây dựng đế chế xuyên lục địa với những nền văn hóa đá dạng của Thành Cát Tư Hãn.

Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân không bao giờ tin tưởng giới quý tộc, nên thường cho quân đội giết sạch, và sử dụng những thành phần đối lập với tầng lớp quý tộc vào bộ máy cai trị nhà nước sau khi chiếm được các thành phố hoặc quốc gia trên thế giới.

Và để hình thành đế chế của mình, quân Mông Cổ thường phá hủy toàn bộ thành phố và hệ thống thủy lợi của các vùng nông nghiệp xung quanh. Họ cũng thu nạp tất cả công nhân lành nghề, các nhà giáo dục, và gửi tới Mông Cổ hoặc bất cứ vùng đất nào họ cần.

Trong cuốn sách, Weatherford ưu ái khi viết về Thành Cát Tư Hãn. Ông viết: “Sẽ hợp lý hơn nếu miêu tả Thành Cát Tư Hãn là người phá hủy các thành phố thay vì là kẻ giết người đẫm máu”

Xoay quanh đó, ông cũng đưa ra những dẫn chứng, để cho thấy số người mà quân Mông Cổ đã tàn sát, theo số liệu của nhiều nhà sử học là “không có căn cứ xác thực”. Ông cho rằng thực tế số người bị sát hại ít hơn rất nhiều.

Thành Cát Tư Hãn độc ác hay vĩ đại, lịch sử có lẽ đã bàn nhiều, nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận, ông chính là người đã thống nhất các bộ lạc rời rạc của Mông Cổ thành đế quốc Mông Cổ, hùng cường tiến vào thế giới hiện đại, tạo dựng được dấu ấn cho riêng mình.

'Những nốt trầm lắng đọng'
Thành Cát Tư Hãn suốt đời sống trên lưng ngựa, rong ruổi qua biết bao nhiêu trận chiến, nhưng cuộc đời ông cũng có những nốt trầm rung động. Jack Weatherford thể hiện được sự quan sát tinh tế của mình khi miêu tả mối tình của Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân và người vợ đầu tiên Bột Nhi Thiếp.

Thiết Mộc Chân và Bột Nhi Thiếp được hứa gả cho nhau khi còn nhỏ. Thiết Mộc Chân theo lệ phải ở rể, nhưng sau khi cha chết, ông vội vã trở về quê nhà. Từ đó, hai người biệt tin nhau suốt 7 năm. Khi trưởng thành, Thiết Mộc Chân quay lại tìm vợ mình, ông ngỡ ngàng khi Bột Nhi Thiếp vẫn đợi mình.

tượng

Trong cuộc đời chinh chiến, có lẽ Thành Cát Tư Hãn chưa bao giờ biết nếm mùi chiến bại!

Tình yêu sâu nặng, thủy chung của họ được đánh dấu bằng sự kiện Bột Nhi Thiếp bị những người của bộ lạc Miệt Nhi Khiết cướp đi, và bộ lạc nhỏ bé của Thiết Mộc Chân bị đe dọa. Như bao câu chuyện cướp vợ trên thảo nguyên khác, ai cũng nghĩ rằng Thiết Mộc Chân sẽ từ bỏ Bột Nhi Thiết, để bảo vệ sự an toàn của bộ lạc và ông có thể dễ dàng lấy vợ khác. Nhưng Thiết Mộc Chân đã có quyết định táo bạo, thể hiện tình yêu mãnh liệt đậm chất “drama” trong cuộc đời Thành Cát Tư Hãn.

Tác giả Jack Weatherford đã miêu tả cảnh Thiết Mộc Chân sau khi đem quân quay lại và đánh cho Miệt Nhi Khất tan tác, đã “chạy khắp các trại và gọi tên Bột Nhi Thiết”.

giữa cảnh loạn lạc bao quanh nàng, Bột Nhi Thiếp chợt nghe thấy tiếng ai đó gọi tên mình và nhận ra đó là giọng của Thiết Mộc Chân. Nàng nhảy ra khỏi chiếc xe kéo, chạy xuyên màn đêm tới nơi phát ra giọng nói… để rồi hai người lao vào lòng nhau, ôm nhau thắm thiết”.

Như lời của Tiêu Phong trong bộ phim Thiên Long Bát Bộ: “Cuộc đời một đại anh hùng, đáng kể nhất là có được hồng nhan tri kỷ”, tình yêu với người vợ Bột Nhi Thiếp, có lẽ cũng chính là điểm lặng, bình an và đẹp đẽ trong cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn.

Vì có những khoảnh khắc ấy, cuốn sách dịu đi giữa những chém giết, tranh đoạt, giữa cảnh tan tác đổ nát, và hơn hết khiến chân dung Thành Cát Tư Hãn, trở nên đa chiều, hấp dẫn hơn.

Thành Cát Tư Hãn được viết bằng lối văn hấp dẫn, uyển chuyển “vừa mang tính ký sự vừa mang tính sử thi” (Washington Post), dẫn dụ người đọc vào không gian rộng lớn của thảo nguyên, khám phá những bí ẩn kỳ vĩ về cuộc đời huyền thoại của vị Khắc Hãn vĩ đại nhất trong lịch sử Mông Cổ-Thành Cát Tư Hãn.

Trích Nguồn: Zing

LỜI BÌNH:
Xưa nay, nhân loại từng xuất hiện những kẻ mà có một số người hữu ý vô tình vẫn tôn xưng đó là những nhân tài kiệt xuất, hiếm có trong lịch sử. Điển hình tiêu biểu như Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân, Hít Le, Pon Pot và Nguyễn Ánh-Gia Long ở Phú Xuân Việt Nam.

Thật ra những tên tuổi, mặt mũi này không phải tự nhiên từ những kẻ vô danh mà làm nên công trạng, thành tích vĩ đại như thế. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Chúng ta hầu như đều biết. Đạo Phật ra đời chỉ có một mục đích duy nhất. Chỉ cho con người cách sống thiện, nên từ bỏ những hành động ác, sống ngược đãi, tàn sát các loài thú vật để chế biến ra các loại thực phẩm ăn uống hòng nuôi mạng sống cho mình và xã hội. Bởi con người nếu không từ bỏ những hành động ác như vậy thì sau khi chết sẽ tái sanh làm loài thú trở lại để trả nợ nhân quả giết hại.

tượng

Phải chăng Thành Cát Tư Hãn là chỗ nương dựa và niềm tự hào của dân tộc Mông-Trung cùng các bạo chúa?

Thế giới này cần phải biết. Đạo Phật được xây dựng, phát triển trên nền tảng bất biến, không thay đổi chính là sự tái sanh luân hồi!

Có ai hiểu điều này. Các loài thú sau khi bị giết hại bởi bàn tay vấy máu độc ác của loài người với một tâm trạng sợ hãi và đau đớn tột độ. Những trạng thái, tức những từ trường đau đớn, sợ hãi và căm hận ấy sẽ được thải vào trong không gian và bàng bạc ở khắp đây kia với thời gian vô hạn. Và những từ trường, trạng thái sợ hãi, đau đớn, căm hận ấy không bao giờ tan biến. Nó sẽ chờ đợi khi nào đủ nhân duyên, điều kiện thì sẽ tái sanh trở lại làm người. Và chính những con người này một khi thời cơ, nhân duyên mang đến, nắm được quyền lực trong tay thì nó sẽ trở thành những tên đồ tể hay những tên bạo chúa giết người chưa bao giờ biết gớm tay là gì!

Thế giới đã từng biết, từng chứng kiến những hành động man rợ, khát máu, vô cùng kinh tởm của Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân và đội quân khát máu của dân tộc Mông Cổ. Rồi Hít Le của Đức Quốc xã, Pon Pot với chế độ diệt chủng của dân tộc Campuchia, Gia Long của giòng họ bán nước, cõng rắn cắn nhà gà Nguyễn Gia Miêu, vân vân và vân vân... Bởi như đã nói đây là những loài thú tái sanh trở lại để đòi nợ máu vì đã từng bị giết hại nhiều đời kiếp trong quá khứ. Hoặc những từ trường đau đớn, sợ hãi, căm hận bàng bạc ở khắp đây kia trong không gian, thời gian sẽ hóa thành cuồng phong bão tố, những cơn sóng thần, dịch bệnh thiên tai sẽ quét sạch, giết sạch những làng mạc, thành phố, nơi con người đang quần tụ sinh sống để rửa thù trả hận từng bị giết hại khi xưa.

Riêng câu chuyện tàn sát con cháu, binh tướng Tây Sơn và vơ vét tài sản nhân dân lao động cực khổ ba miền của Gia Long để củng cố quyền lực, cũng như để xây dựng lầu son gác tía, đền đài lăng tẩm, cung điện, thành quách, vân vân và vân vân... Chính là xuất phát từ cuộc tháo chạy không kèn không trống của Nguyễn Hoàng sau khi gây án ở Đàng Ngoài tìm vào ẩn náu bên kia Hoành Sơn Quan để tránh thoát bàn tay khử độc trừ hậu hoạn của Trịnh Kiểm. Bọn sử gia gian lận, tráo trở cũng đã khéo tay, dựng lên chuyện Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm phán một câu lạnh tóc gáy khi Nguyễn Hoàng sai thủ hạ mò ra Hải Dương vấn hỏi chuyện nên đi hay ở:

"Hoành Sơn nhất đái, Vạn đại dung thân"

Thiết nghĩ, không có gì đẹp hơn và gian lận hơn được nữa khi đem Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm vào câu chuyện tháo chạy không kèn không trống của Nguyễn Hoàng hòng bảo vệ cái mạng mộc để khỏi phải chết thê thảm dưới đường kiếm khử độc của Trịnh Kiểm.

Và từ cuộc tháo chạy này của Nguyễn Hoàng với ý chí ngút trời nuôi mộng bình sơn rửa thù trả hận theo quy luật trả vay của nhân quả thì sau đó mới xuất hiện ra Nguyễn Ánh. Tên bạo chúa, đồ tể có một không hai ở Việt Nam. Chứ nếu khi xưa Trịnh Kiểm không lơ là, thộp cổ Nguyễn Hoàng xử lý ngay tại quê hương thì có đâu sau này quan quân triều đình Đàng Ngoài phải khốn khó kéo vào trường chinh giao chiến với đám anh chị đá cá lăn dưa, ngưu đầu mã diện trấn thủ bên kia Hoành Sơn Quan đến thất điên bát đảo nhiều năm tháng như vậy?

sách

Những tập sách mang nội dung kích động, nhồi sọ con người làm ác, sống ác của đám nhà văn loạn óc cuồng trí!

Hoặc Hoàng Đế Quang Trung khi xưa nếu không quá chủ quan, khinh địch thì có đâu ngày sau con cháu, giòng họ và quan quân, triều đình của mình phải sụp đổ tan hoang? Để rồi tất cả đã bị giết sạch bởi tên đồ tể khát máu Gia Long quá tội nghiệp như thế?

Nhưng đây chỉ là nói trên mặt hiện tượng, hay nói cho có nói, có luận nghe cho vui tai vui miệng chút đỉnh. Chứ nhân quả thì lại đi theo con đường riêng biệt của nó. Không ai có thể can dự vào chuyện này được. Cũng ví như Thiết Mộc Chân nếu đã bị khử ngay từ thời thơ ấu thì ngày sau thế giới đâu thể bị chà đạp, tàn sát bởi bàn tay tên bạo chúa lừng danh, khét tiếng này bao giờ? Đây là tai nạn, nợ trả vay của nhân loại hoặc của dân tộc Việt Nam vậy bởi bàn tay của họ đã từng vấy máu, giết hại các loài thú để nuôi mập béo cái thân dơ bẩn, uế trược này đó thôi.

Cho nên đạo Phật ra đời chỉ làm mỗi việc duy nhất. Dạy con người sống thiện, từ bỏ sát sanh, vỗ béo và ngược đãi súc vật để chế biến thành thực phẩm nuôi mạng sống cho mình và xã hội. Đây được xem là những việc làm, hành động tự giết chính mình và xã hội, đất nước, luôn cả một thế giới bởi luật trả vay của nhân quả một khi thời tiết nhân duyên hội đủ.

 sách 

A dua, xu phụ, tùy hỷ với cái ác là đi ngược với con đường giải thoát của Phật giáo

Tóm lại. Nếu con người sống thiện thì sẽ thải vào không gian những từ trường thiện. Và chính những từ trường thiện này sẽ là môi trường tốt đẹp bảo vệ cho con người cuộc sống an ổn, hòa bình, hạnh phúc. Còn nếu con người sống ác thì sẽ thải ra những từ trường ác. Và như đã nói khi đủ điều kiện, nhân duyên thì loại từ trường ác này sẽ quay trở lại tàn hại con người, nhân loại với rất nhiều hình thức, phương diện.

Vậy bạn chọn cách sống nào? Ác hay thiện? Thấy thật sâu nhân quả để hồi đầu thị ngạn hay chỉ thấy trên mặt hiện tượng để chạy theo tôn vinh những cái ác như bọn nhà văn ngu si thế giới và đám chính quyền dốt đặc nhân quả ở Trung Hoa, Mông Cổ, Campuchia, Thừa Thiên Huế lâu nay?

Viết thêm.

Có một lập trường mà Thành Cát Tư Hãn không bao giờ thay đổi.
Nếu có những đối tượng nào bên kia chiến tuyến đến quy hàng, khai ra những trọng yếu về quân sự-chính trị để tìm một sinh lộ hay con đường tiến thân cho tương lai thì kẻ đó sẽ bị đem ra chém liền ngay sau đó. Bởi Thành Cát Tư Hãn quan niệm. Chủ của nó mà nó còn phản phé, đạp đỗ thì thế nào có ngày nó cũng sẽ phản và đâm mình lút cán! Do đó những kẻ tìm đến quy hàng hoặc khai báo điều gì đều bị mang ra chém sạch không một chút xót thương!

(Ảnh lấy trên mạng)

Tuy Phước, lúc 12h47 ngày 21 tháng 07 năm 2018
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang