Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

GIÁO SƯ SỬ HỌC PHAN HUY LÊ MUỐN GÌ KHI XÉT LẠI LỊCH SỬ?

GIÁO SƯ SỬ HỌC PHAN HUY LÊ MUỐN GÌ
KHI XÉT LẠI LỊCH SỬ?
(Trích lại nguyên văn từ nguồn An Hiền Ngọc)

 

Thời gian qua có rất nhiều người nhắn tin hỏi tôi có suy nghĩ như thế nào về việc một số người đang xét lại nhân vật lịch sử Lê Văn Tám và cho đó là nhân vật không có thật. Thực ra tôi biết vấn đề này đã khá lâu và đã cũng từng có vài dòng về vấn đề đó, lúc đó tôi cho rằng, việc các nhà sử học đặt ra câu hỏi nghi vấn để tìm giải quyết vấn đề trung thực khách quan cho một sự kiện lịch sử là hết sức cần thiết.

 

Tuy nhiên sau khi đọc kỹ bài viết "Về câu chuyện Lê Văn Tám" trên tạp chí Xưa và Nay số 340, tháng 9 năm 2009 của ông Phan Huy Lê, giáo sư sử học, chủ tịch Hội sử học Việt Nam thì nhận thấy rằng đây là một sự xét lại hết sức nguy hiểm. Cũng như việc một số người đang ra sức hạ thấp tấm gương của anh hùng liệt nữ Võ Thị Sáu, việc phủ nhận nhân vật lịch sử Lê Văn Tám là âm mưu công kích, phủ nhận lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Có thể sau Lê Văn Tám sẽ là các nhân vật anh hùng lịch sử khác mà các thế lực thù địch đang âm mưu hạ bệ, bôi xấu.

 

Bản thân tôi cũng như ông Phan Huy Lê đều chỉ là những người không trực tiếp có mặt khi sự việc xảy ra, hay nói cách khác đều là người tìm hiểu lịch sử thông qua liên kết các dữ kiện. Tuy nhiên việc tìm hiểu của ông Lê có hệ thống, có chuyên môn hơn bởi bản thân ông là nhà sử học, được đào tạo và có cả một bề dày tích lũy. Bởi thế tôi sẽ dựa vào chính những tư liệu của ông và từ những nguồn tư liệu khác như ông đã từng đưa ra làm dẫn chứng.

 

Điều đầu tiên khi ông Phan Huy Lê đưa ra làm lý do "xét lại" đó là theo ông nói chính cố Bộ trưởng Trần Huy Liệu dặn ông là phải "đính chính lại đối với nhân vật lịch sử Lê Văn Tám" , mà trong đó theo ông Phan Huy Lê nói thì giáo sư Trần Huy Liệu băn khoăn nhất chi tiết "một cậu bé tẩm xăng đốt vẫn chạy được hàng chục mét" mà sau đó BBC đã bình luận là không thể (chính ông Lê cũng đã hỏi ý kiến của bác sĩ ), vấn đề chạy được bao nhiêu mét thì tôi sẽ đề cập sau.

 

Ở đây, chúng ta có thể thấy rằng nếu như giáo sư Trần Huy Liệu có "thực sự" dặn ông Lê thì đó là việc đính chính chi tiết "chạy hàng chục mét" chứ không phải là đính chính như kiểu ông Lê, phủ nhận nhân vật lịch sử Lê Văn Tám. Chúng ta cũng biết năm 1945 điều kiện thông tin liên lạc từ Hà Nội vào Sài Gòn hết sức khó khăn, việc nắm bắt thông tin không thể kịp thời, đầy đủ, chi tiết và chính xác như bây giờ. Thế cho nên cái kho Thị Nghè to như thế mà chính ông Lê là nhà sử học cũng chưa thể khẳng định được là kho xăng hay kho đạn (Bởi báo chí hồi đó cũng đăng tin khác nhau, tờ thì nói kho đạn, tờ lại đăng là kho xăng, nên ông Lê cũng chịu cứng).

 

Điều thứ hai chúng ta cần lưu ý, chính ông Phan Huy Lê cũng thừa nhận sự kiện tẩm dầu vào người đốt kho Thị Nghè vào tháng 10 năm 1945 là có thật. Như vậy, chưa bàn đến tên tuổi thì thông qua các thông tin từ báo chí thời đó, ông Lê đã thừa nhận có một nhân vật lịch sử đã đốt kho Thị Nghè, và theo như các dẫn chứng mà ông đưa ra thì tất cả các báo thời đó, ngay cả báo Thời Mới do Nguyễn Văn Luận làm chủ nhiệm cũng đều tả lại hình ảnh một người đã "tẩm xăng vào mình" để đốt kho. Như vậy, điều chúng ta cần làm đó là chứng minh người đã đốt kho Thị Nghè có tên là Lê Văn Tám, và tất nhiên thông qua các tư liệu tương tự như tư liệu mà ông Phan Huy Lê đã đưa ra.

sách

Văn sử là hai môn nói láo nhất trong hệ thống giáo dục không riêng ở Việt Nam!

Chúng ta cần chú ý rằng trong bài viết của mình, ông Phan Huy Lê đã nói chính bản thân ông đã hỏi ý kiến của ông Trần Văn Giàu, qua miệng ông Lê thì ông Trần Văn Giàu khẳng định "có sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy và trong tình hình lúc đó là do ta đốt, nhưng không biết ai tổ chức và người nào thực hiện". Điều này có vẻ không trùng khớp với những gì mà ông Trần Văn Giàu đã viết trong hồi ký của ông, ở trang 535 của cuốn sách "Trần Văn Giàu: Tuyển tập" do nhà xuất bản giáo dục in năm 2000 có câu "người tổ chức cho đội viên cảm tử Lê Văn Tám lập chiến công là Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị". Mà ông Trần Văn Giàu nguyên là Chủ tịch ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, chắc là ông Giàu phải biết chính xác sự kiện hơn ông Lê. Nếu ông Lê dẫn ý kiến của ông Giàu thì có lẽ đây là chi tiết đầu tiên để phản bác lại ông Lê.

 

Trong cuốn hồi ký Đứng lên đáp lời sông núi-Tập 2, ông Trần Thắng Minh khẳng định Lê Văn Tám là một đội viên cùng trong đội thiếu niên ĐaKao với ông (cuốn sách này được xuất bản năm 1995 trước khi ông Lê có bài viết nói trên hơn 14 năm). Trang 154-159 cuốn Chế độ thực dân Pháp ở miền Nam của nhà nghiên cứu 92 tuổi, Nguyễn Đình Tư cũng xác nhận Lê Văn Tám là có thật.

 

Ngoài ra có rất nhiều nhân chứng khẳng định sự hiện diện bằng xương, bằng thịt của nhân vật lịch sử Lê Văn Tám. Đó là đại tá Võ Thành Khiết, cựu chiến binh ở Quận 10, sinh năm 1929, quê ở xã Tân Bửu, Trung Huyện, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc địa bàn huyện Bình Chánh và Bến Lức), là người tham gia cướp chính quyền ở Chợ lớn hồi đó, cũng là người làm liên lạc, thường xuyên ra vào thành phố hồi đó lấy tin tức, ông kể lại "Vụ đốt cháy kho xăng Thị Nghè vào đêm 17/10/1945, người làm việc đó nghe nói tên là em Tám. Vùng này lúc đó phức tạp, cả ta và Tây đều không làm chủ được, tập trung rất nhiều trẻ em lang thang cơ nhỡ và có tinh thần đánh Tây hăng lắm".

 

Còn ông Hồ Thanh Điền (Hai Điền: 1926-2014), lão thành Cách mạng, đội viên Thanh niên Tiền phong đoàn Trần Cao Vân, sau thuộc Chi đội 13 (tiền thân của trung đoàn 300), nguyên Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai, nghỉ hưu tại TP. Biên Hòa, lúc sinh thời, từng kể: "Tôi không phải là chứng nhân trực tiếp nhưng là người biết rất sớm chuyện này. Lúc đó đơn vị tôi đóng quân ở Trung Chánh. Ngay sớm hôm sau khi cháy kho xăng Thị Nghè, Nguyễn Thanh Hùng là chiến sỹ của tiểu đội tôi, nhà ở Đa Kao, chạy về báo tin: Thằng Tám trong xóm nhà tui là người đốt kho xăng hồi hôm đó!". Ông Hùng đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp! Nay còn ông Phạm Văn Đông là đồng đội vong niên, nhà ở 22/3 Hồ Văn Đại, KP.3, TP. Biên Hòa, nhiều lần được nghe ông Hai Điền kể chuyện này.

 

Là nhà sử học, tại sao ông Phan Huy Lê không ngay lập tức đi sưu tầm tư liệu thông qua các nhân chứng sống, hay là ông sợ sự thật sẽ phản bác lại những gì ông đã viết, đã nói. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng giữa ông Trần Thắng Minh và ông hồ Thanh Điền là khoảng cách giữa hai thế hệ và họ không hề quen biết nhau.

 

Nếu là người thực sự muốn tìm sự thật cho lịch sử như ông từng tuyên bố thì tại sao ông Phan Huy Lê lại đi tìm một ông bác sĩ để hỏi về việc người bị cháy xăng có chạy được vài chục mét hay không mà không tìm gặp ông Điền khi ông còn sống, hay là bây giờ đi gặp ông Khiết, hay ông Phạm Văn Đông đang còn sống ở Biên Hòa để đồng thời có thể xác định được chính xác đó là kho xăng hay kho đạn bị đốt cháy ở Thị Nghè năm xưa chứ chưa cần đến việc ông thừa nhận nhân vật lịch sử Lê Văn Tám là có thật. Vậy điều gì đã khiến cho ông cố tình quên đi chuyên môn của bản thân mình đó là sưu tầm, xác minh và làm rõ lịch sử như vậy?

ảnh người

Phan Huy Lê có phải là Lê Huy Phan, mạo danh hòng phục dựng triều Nguyễn?

Một điều nữa làm tôi khó hiểu đó là tại sao các ông Nguyễn Đình Thanh, ông Nguyễn Công Bình cũng là những người nghiên cứu lịch sử, được ông Lê gán cho là biết chuyện mà vẫn im hơi lặng tiếng?

 

Tại sao ông Dương Trung Quốc, một nhà sử học, nổi tiếng là người táo bạo và mạnh miệng không nói được câu nào về vấn đề này?

 

Tại sao đến mãi tận bây giờ ông Phan Huy Lê mới "sực nhớ ra" chuyên môn của mình đó là tìm sự thật của lịch sử. Mà cái đáng buồn cười nhất đó là vốn dĩ là một sử gia nổi tiếng hiện nay của Việt Nam nhưng ông lại núp sau một câu chuyện giữa hai thầy trò, trong khi người thầy đã là người thiên cổ, chưa ai chứng thực được câu chuyện đó có thật hay không? (ngoại trừ hai ông đồng môn mà ông Lê có nêu đích danh nhưng vẫn chưa lên tiếng vì một lý do nào đó?).

 

Điều nực cười hơn nữa là ông Lê từ chỗ khẳng định "nhân vật Lê Văn Tám hoàn toàn không có thật" đến ngầm thừa nhận thông qua các dẫn chứng mà ông đưa ra khẳng định chuyện có một người tẩm xăng vào mình để đốt kho Thị Nghè, đó là thứ tiền hậu bất nhất của một "nhà sử học".

 

Lịch sử không bao giờ lặp lại lần thứ hai, tôi đồng ý với điều mà ông Lê đã hùng hồn tuyên bố : "Đối với sử học, tôn trọng sự thật, tìm ra sự thật, xác minh sự thật là một nguyên tắc cao cả thuộc về phẩm chất và chức năng của nhà sử học. Mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực".

 

Thế nhưng thưa ông, ông đã làm được những gì để bảo đảm "cơ sở khách quan khoa học và chân thực", hay những gì ông đã làm phản bác lại chính lời nói đó. Ông đã khiến cho dư luận xã hội đồn thổi những lời xúc phạm anh linh liệt sỹ và người thầy khả kính của ông, làm lớp trẻ không biết tin ai, gây mất ổn định xã hội trong tình hình đất nước lại đang rất cần sự ổn định để phát triển. Chưa cần biết đến ông cố tình đồng lõa hay là vô tình hớ hênh thì tôi vẫn thấy được rằng chính ông đã tạo cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng để hạ thấp giá trị hy sinh trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện cho bọn chúng xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử nước nhà. Đó là tôi chưa cần nói đến việc chính ông đang làm hoen ố danh dự của ông, ví dụ như tôi vốn là bậc hậu bối tôn sùng ông thông qua các tác phẩm nghiên cứu thì nay sự tôn sùng đó hoàn toàn biến mất, mà chỉ còn lại một dấu hỏi to tướng về động cơ của ông?
(Nguồn: An Hiền Ngọc)

 

Tuy Phước, lúc 18h56 ngày 10 tháng 08 năm 2017
Kính bút
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang